Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Những kiểu thông minh của trẻ

Bé thông minh

Những bài kiểm tra sẽ giúp bạn biết bé có năng khiếu lĩnh vực nào và phù hợp nghề nghiệp gì. Chẳng hạn, bé có khiếu ngôn ngữ thích hợp làm biên dịch, biên tập; tương lai bé là nhạc sĩ, ca sĩ… nhờ năng khiếu âm nhạc.
Bà Quách Phương Tứ Hoài Trúc, Giám đốc Tổ chức Giáo dục đào tạo Hi! Language school cho biết, các bài kiểm tra “khám sức khỏe trí thông minh” sẽ giúp phụ huynh nắm bắt được khả năng thiên hướng của con mình. Qua đó cha mẹ giúp con phát triển năng lực bản thân, đồng thời khuyến khích trẻ theo đuổi nghề nghiệp phù hợp.
Có tất cả 7 dạng thông minh, tương ứng với những khả năng sau:
1. Thông minh ngôn ngữ:
Người thông minh về từ vựng – ngôn ngữ có thể lĩnh hội và sử dụng ngôn ngữ rất tinh tế. Họ sớm bộc lộ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và tranh luận thành thạo. Khi nói chuyện, những người này thường thêm thắt từ ngữ theo nhiều cách khác nhau cũng như sử dụng yếu tố hài hước trong các câu chuyện kể để tăng tính hấp dẫn cho những chuyện bình thường.
                             Việc phát hiện . Ảnh:
           Việc nắm bắt năng khiếu nổi trội của trẻ, cha mẹ sẽ biết cách giúp   con phát triển và định hướng nghề nghiệp sau này. Ảnh: TT.
Biểu hiện của nhóm người thông minh ngôn ngữ là khả năng ghi nhớ và hiểu nhanh các cấu trúc ngữ pháp, nhờ đó mà việc học ngoại ngữ khá dễ dàng. Họ thường dành ưu thế trong các cuộc tranh luận hay thuyết phục ai đó bằng khả năng ăn nói. Chính vì nhờ khả năng đọc, ghi chú, nghe và tiếp thu bài giảng, thảo luận, tranh luận thành thạo nên nhóm người này thường học tập khá hiệu quả.
Kỹ năng nghề nghiệp của người thông minh ngôn ngữ thường thiên về: nói chuyện, kể chuyện, hùng biện, thông tin, hướng dẫn, viết, nói, sử dụng ngoại ngữ, phiên dịch, biên dịch, giảng dạy, thảo luận, tranh luận, nghiên cứu, nghe, sao chép, đọc, biên tập…
Ngành nghề thích hợp của nhóm người này gồm: thủ thư, chuyên viên lưu trữ văn thư, phụ trách bảo tàng, biên tập viên, biên dịch, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nhà văn, phát thanh viên, nhà báo, cố vấn pháp lý, luật sư, thư ký, nhân viên đánh máy, giáo viên dạy ngoại ngữ.
2. Thông minh logic:
Khả năng này tương quan với khái niệm chỉ số thông minh IQ. Người có khả năng vượt trội về trí thông minh logic – toán học thường gắn liền với khả năng làm việc các con số, khả năng suy luận, tìm hiểu các vấn đề trừu tượng, xác định nguyên nhân vấn đề, xâu chuỗi các sự kiện, sáng tạo và tìm giả thuyết, tìm ra các mô hình số học hoặc quy tắc dựa trên các khái niệm, ưa thích các quan điểm dựa trên lý trí cuộc sống nói chung.
Nhóm thông minh này cũng thường tò mò về những thứ xung quanh nên khi đi học, họ rất hay đặt ra những câu hỏi “vì sao” và say mê làm các thí nghiệm.
Kỹ năng nghề nghiệp thể hiện ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nghiên cứu kinh tế, đưa ra giả thuyết, ước lượng, kế toán, tính toán, đếm, sử dụng số liệu, kiểm toán, suy luận, phân tích, hệ thống hóa, phân loại, sắp xếp thứ tự.
Ngành nghề thích hợp: kiểm toán viên, kế toán, đại lý kinh doanh, người ký nhận thanh toán, nhà toán học, nhà khoa học, chuyên viên thống kê, chuyên gia phân tích máy tính, chuyên gia kinh tế, kỹ thuật viên, nhân viên kế toán, giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên.
3. Thông minh không gian:
Người có năng lực tư duy thị giác – không gian có khả năng cảm nhận, hình dung ra thế giới hình ảnh, không gian dưới nhiều góc độ khác nhau một cách sống động cho dù hình ảnh đó ở thế giới thực hay ảo. Họ có thể định hình và định dạng những hình ảnh tưởng tượng này thông qua những phương pháp cụ thể như vẽ, điêu khắc, xây dựng và sáng chế.
Những người này có khả năng tự định hướng bản thân trong không gian 3 chiều một cách dễ dàng. Họ thích theo dõi các biểu đồ, đồ thị, hình ảnh, video và xem phim. Họ chơi trò xếp hình rất giỏi nhờ khả năng nhớ hình ảnh tốt, cũng với đặc tính này mà thiên hướng của nhóm người này thiên về nghệ thuật. Tóm lại với trí tưởng tượng và khả năng quan sát, người thông minh không gian có thể tìm ra nhiều tri thức còn ẩn giấu mà thường khác thường bỏ qua.
Kỹ năng nghề nghiệp của nhóm này gồm: vẽ, minh họa, thuyết trình bằng hình ảnh, thiết kế, tưởng tượng, phát minh, tô màu, vẽ bản đồ, chụp ảnh, trang trí, quay phim.
Nhóm nghề thích hợp: Kỹ sư, nhà khảo sát, kiến trúc sư, kỹ thuật viên đồ họa, trang trí nội thất, nhiếp ảnh gia, giáo viên nghệ thuật, nhà phát minh, chuyên viên vẽ bản đồ, phi công, nghệ sĩ, mỹ thuật, điêu khắc…
4. Thông minh âm nhạc:
Người thông minh âm nhạc – nhịp điệu có khả năng cảm nhận, thưởng thức âm nhạc và tạo ra các tiết tấu, nhịp điệu. Họ rất nhạy cảm với các loại âm thanh như tiếng nước chảy, dế kêu, chuông. Nhóm người này có khả năng ca hát, chơi nhạc cụ, ghi nhớ các gia điệu, hiểu biết và dễ tiếp thu về cấu trúc, nhịp điệu âm nhạc. Vì thế họ thường phản ứng khen, chê, phê bình các bản nhạc mà họ nghe thấy.
Kỹ năng nghề nghiệp: ca hát, chơi nhạc cụ, thu băng, chỉ huy dàn nhạc, ứng biến, sáng tác, cải tiến, sắp xếp, nghe, phân biệt âm, lên dây đàn, hòa âm, phân tích và phê bình âm nhạc.
Nghề phù hợp với những người này gồm: DJ (người hòa âm, phối khí), nhạc công, làm dụng cụ âm nhạc, chỉnh âm đàn, chuyên gia trị liệu bằng âm nhạc, kinh doanh nhạc cụ, nhạc sĩ, kỹ thuật viên phòng thu, lĩnh xướng, chỉ huy dàn nhạc, ca sĩ, giáo viên dạy nhạc…
5. Thông minh vận động cơ thể:
Học thuyết trí thông minh đa dạng của Howard Gardner tìm cách lấp đầy khoảng cách giữa tinh thần và thể xác bằng cách coi những hoạt động thể chất như một dạng của trí thông minh.
Cốt lõi của trí thông minh vận động cơ thể là khả năng điều khiển một cách thuần thục các chuyển động cơ thể của con người (có ở các vận động viên, vũ công, diễn viên kịch câm, diễn viên đóng phim) và năng lực sử dụng đôi tay để điều khiển các vật một cách khéo léo (nhà điêu khắc, thợ mộc, thợ hàn).
Người sở hữu trí thông minh vận động cơ thể có cảm nhận tốt về sự cân bằng, phối hợp tốt giữa mắt và bàn tay. Họ thường hứng thú với các hoạt động như thể dục thể thao, đi bộ, khiêu vũ, cắm trại, bơi lội. Trong học tập và làm việc, những người này muốn cơ thể được vận động thay vì chỉ đọc và nghe hướng dẫn hay ngồi một chỗ nghiên cứu quá lâu.
Kỹ năng nghề nghiệp: phân loại, giữ thăng bằng, nâng, vác, chơi thể thao, đi bộ, chạy, làm đồ chơi thủ công, lau chùi, vận chuyển, phân phát, sản xuất, sửa chữa, lắp ráp, lắp đặt, diễn viên kịch câm, nhà soạn kịch, trình diễn thời trang, nhảy múa, tổ chức các hoạt động ngoài trời, du lịch.
Nhóm nghề thích hợp: nhà vật lý trị liệu, lĩnh vực giải trí, vũ công, diễn viên, người mẫu, nông dân, thợ máy, thợ mộc, thợ thủ công, giáo viên thể dục, công nhân nhà máy, biên đạo múa, vận động viên chuyên nghiệp, kiểm lâm, thợ kim hoàn.
6. Thông minh tương tác cá nhân:
Năng lực tương tác- giao tiếp là khả năng hiểu người khác, tạo sự cuốn hút để có thể dễ dàng làm việc với tập thể. (Nó gần tương đồng với chỉ số thông minh xúc cảm EQ). Khả năng này bao gồm sự đồng cảm, chân thành sẻ chia và đáp ứng đúng các tâm tư nguyện vọng của người cùng cộng tác. Nhóm này thường rất giàu lòng trắc ẩn và tinh thần trách nhiệm với người xung quanh và xã hội. Đây là tố chất của những nhà quản lý, lãnh đạo lỗi lạc.
Với khả năng nổi trội về giao tiếp thông qua ngôn ngữ và cử chỉ, người thông minh tương tác cá nhân thường tạo được sự tự tin và hứng thu khi tiếp xúc, giao tiếp với người khác.
Kỹ năng nghề nghiệp: phục vụ, đón tiếp, giao tiếp, buôn bán, dạy học, huấn luyện viên, tư vấn, cố vấn, đánh giá người khác, thuyết phục, thúc đẩy, bán hàng, tuyển dụng, truyền cảm hứng, quảng cáo, động viên, giám sát, hợp tác, ủy quyền, đàm phán, dàn xếp, cộng tác, phỏng vấn.
Nhóm nghề thích hợp: quản lý, giám đốc, hiệu trưởng, quản lý nhân sự, thẩm phán, nhà xã hội học, nhà nhân chủng học, luật sư, nhà tâm lý học, y tá, nhân viên quan hệ công chúng, nhân viên bán hàng, đại lý du lịch, giám đốc xã hội.
7. Thông minh nội tâm:
Thông minh nội tâm hay còn gọi là khả năng tự nhận thức bản thân. Nó bao gồm khả năng hiểu rõ những cảm xúc và điểm nhạnh, điểm yếu của mình, đồng thời phân biệt được các trạng thái tình cảm, mong muốn của mình để vạch ra con đường đi cho bản thân.
Người sở hữu trí thông minh này thường được gọi là “hướng nội” tức là thích làm việc một mình, thích trầm tư suy nghĩ một các sâu sắc trong trạng thái tĩnh lặng để phát huy tối đa khả năng sáng tạo. Họ có khả năng nghiên cứu, lý luận và nhận thức rõ vai trò của mình với người khác. Bản thân mỗi người này có sự độc lập, thẳng thắn, tự giác và có kỷ luật nên họ luôn sống thật là chính mình.
Kỹ năng nghề nghiệp: thực thi các quyết định, làm việc độc lập, thúc đẩy bản thân, đặt và đạt mục tiêu, đề xướng, đánh giá, định giá, lên kế hoạch, tổ chức, cân nhắc các cơ hội, nhìn nhận bên trong, hiểu thấu bản thân.
Nhóm nghề thích hợp với người thông minh nội tâm là: nhà tâm lý học, tu sĩ, giáo viên tâm lý, nhà trị liệu, tư vấn viên, nhà thần học, tổ chức chương trình, doanh nhân.
Bà Hoài Trúc lưu ý là những bài tập “khám sức khỏe trí thông minh” giúp phụ huynh nhận biết năng lực vượt trội của bé để hướng dẫn trẻ đào sâu hơn về lĩnh vực có năng khiếu. “Không có dạng thông minh nào là ‘tốt’ hay ‘không tốt’ mà nó gắn liền với khả năng của con người ở một lĩnh vực nào đó. Năng khiếu bẩm sinh có thể thay đổi hoặc một người có thể có nhiều khả năng ở các lĩnh vực khác nhau đồng thời phải được rèn luyện liên tục”, bà Trúc đúc kết.
Nguồn tin: Shopdochoicuabe.blogspot.com

Chăm sóc trẻ không đúng cách trong những ngày hè nắng nóng


Vừa đi nắng về cho con tắm ngay lập tức, uống nước đá khi khát, “cố thủ” không ra khỏi phòng điều hoà 24/24…là những thói quen phổ biến chăm con của mẹ Việt trong những này nóng nắng.
Trời nắng nóng khiến nhiều bà mẹ chỉ muốn làm mọi cách giúp con mát mẻ thoải mái. Tuy nhiên, nhiều hành động chăm con tưởng như đã là thói quen quá bình thường lại hoàn toàn phản khoa học và thậm chí gây hại cho sức khoẻ của trẻ.
Vừa đi nắng về cho con tắm ngay lập tức
Mùa hè, mỗi lần cho con trẻ ra ngoài vui chơi bao giờ khi về mồ hôi cũng nhễ nhại. Đương nhiên, người lớn luôn muốn cho con tắm ngay để bé “thoải mái” sạch sẽ. Tắm cho con ngay sau khi đi nắng là thói quen rất vô tình của nhiều bà mẹ. Tuy nhiên thói quen này ẩn chứa nhiều nguy hại.
Có thể khi đang đi nắng về, cơ thể trẻ nóng nực, nhiều mồ hôi, gặp nước sẽ thấy rất mát mẻ. Thực chất lúc này, nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột rất có thể sẽ khiến trẻ bị cảm. Ngoài ra, lúc này các lỗ chân lông cũng đang nở to. Nếu tắm, đặc biệt là tắm nước lạnh sẽ làm cái lạnh thấm vào người bé đột ngột, dễ gây sốc, ho, sốt, viêm phổi.
Vì vậy sau khi đi nắng về, mẹ nên cho bé nghỉ ngơi ít phút, lau mặt và tay chân nhẹ nhàng rồi sau đó mới nên đi tắm.
“Cố thủ” trong phòng điều hoà 24/24
“Trời nắng nóng khiến người lớn cũng chẳng muốn đi ra ngoài nữa là trẻ em”, tâm lý này khiến nhiều bà mẹ, nhất là những chị em mới sinh, đang chăm con nhỏ quyết định ôm con “cố thủ” trong phòng điều hoà cả ngày.
Cách làm này không tốt cho sức khoẻ và hệ hô hấp của trẻ. Bật điều hoà cả ngày sẽ khiến không khí tù đọng. Ngoài ra, trẻ nằm điều hoà rất dễ bị mất nước. Mất nước không những khiến cơ thể suy nhược, dễ bị ốm, khô da, khô môi mà còn khiến con hay gặp táo bón do phân cứng khó tiêu.
Do đó, mỗi ngày, ít nhất mẹ phải 2 lần tắt điều hòa, mở hết các cửa. Đồng thời cũng cần lưu ý không nên để bé bị thay đổi nhiệt độ đột ngột. Ví dụ, không cho bé vào phòng bật điều hòa khi đang ở ngoài trời nắng nóng, không cho bé đang ở trong phòng điều hòa đột ngột ra môi trường có nhiệt độ chênh lệch. Việc tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ chênh lệch sẽ khiến trẻ dễ sốc, ốm vì chưa thích nghi môi trường.
Ra đường “một tí” không cần kem chống nắng che chắn cho con
Nhiều mẹ Việt thậm chí không ngại xấu để khoác lên mình những bộ đồ tránh nắng dày cộp nhằm bảo vệ làn da, vậy nhưng với con trẻ, họ lại thoải mái để con ra đường dưới ánh nắng chói chang mà không cần kem chống nắng hay bất cứ vật gì che chắn làn da
Đây là sự chủ quan vô cùng tai hại. Da trẻ sơ sinh mỏng và “bắt nắng” thậm chí còn gấp nhiều lần da người lớn. Thậm chí, khi cho con chơi dười bóng râm thì những tia tử ngoại vẫn có thể chạm đến làn da của bé. Trong một ngày nhiều mây, vẫn có tới 80% tia UV có thể xuyên qua và chạm đến da.
Trẻ nhỏ nếu không bảo vệ kỹ làn da thì rất dễ bị đen, sạm, khi lớn khó lòng “hồi phục”, thậm chí còn tăng nguy cơ ung thư da.
Thốc thẳng quạt vào nơi con nằm
Nhiều chị em, nhất là những gia đình ở quê không dùng điều hoà, thì thường “chiều” con bằng cách dành riêng cho bé một cái quạt, để hướng quạt quay thốc thẳng vào con, nhất là ban đêm. Ngoài nguy cơ bị lạnh, hành động này sẽ khiến trẻ choáng váng khi ngủ dậy.
Quạt khi chạy hay hút bụi từ không khí xung quanh vào mình. Bật quạt thốc thẳng vào mặt cũng có xu hướng khiến trẻ phải chịu “lây” một số bụi bẩn vô hình.
Ăn kem, uống nước đá khi khát
               
           Uống nước trời nắng nóng
Mùa hè nắng nóng, trẻ nhỏ lại vận động nhiều nên các bé rất khát nước. Vừa nóng vừa khát nên bé nào cũng thích uống một cốc nước đá hoặc ăn kem vì nghĩ là sẽ mát và đỡ khát. Nhưng sự thực lại không đúng như vậy. Các phân tử nước trong nước uống lạnh lúc đó đang tích hợp lại sẽ rất khó thấm vào tế bào, nên dù trẻ có uống nước lạnh thì cơ thể vẫn rất khát.
Ngoài ra nước đá, kem lạnh khi đi vào đường tiêu hóa sẽ kích thích niêm mạc, mạch máu dạ dày và đường ruột, khiến chúng co lại theo phản xạ tự nhiên, không lợi cho sự hấp thu nước trong dạ dày vào máu.
Một sự thật không phải ai cũng biết, đó là cho con uống nước ấm thậm chí còn giải khát tốt hơn nhiều lần nước đá.
Nguồn tin: Shopdochoicuabe.blogspot.com

Những sai lầm khi nấu cháo cho con




Bé ăn

Nấu cháo bằng nước xương, cho bé ăn nhiều khoai tây, cà rốt … là những sai lầm nghiêm trọng trong cách nấu nướng của mẹ làm bé chậm tăng cân
Cháo là thức ăn đơn giản dành cho các bé. Mẹ chỉ cần nấu một tô cháo ngon, bắt mắt sẽ khiến bé háo hức thèm ăn, do vậy sẽ rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Nhưng có rất nhiều mẹ mắc sai lầm khi nấu cháo cho con, đôi khi làm chậm sự phát triển cũng như gây hại cho sức khỏe của con.
1. Nấu cháo bằng nước xương hầm
Nhiều bà mẹ có quan điểm rằng, trong nước hầm xương có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con, đặc biệt là canxi, sẽ giúp con cứng cáp hơn.
Nhưng thực tế thì việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, nên cho trẻ ăn cả xác lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.
Khi nấu cháo bằng nước xương mẹ vẫn phải nấu cho bé ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm… và một tuần mẹ chỉ nên ninh xương nấu cháo cho con từ 1-2 lần để bé không chán ăn.
Và mẹ nhớ nên bé ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên là cách tốt nhất để bé nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngán.
2. Cho thêm ngũ cốc vào cháo
Khi cho bé ăn dặm, nhiều mẹ có tư tưởng bỏ thêm thật nhiều thành phần, đặc biệt là ngũ cốc vào cháo và bột để nấu cho con.
Tuy nhiên, đây lại là điều sai lầm bởi mặc dù ngũ cốc khá giàu chất dinh dưỡng nhưng gần như lại không hoàn toàn phù hợp với hệ tiêu hóa còn khá non yếu của con (đặc biệt là với các bé dưới 1 tuổi). Vì những thực phẩm này sẽ khiến con bị khó tiêu hóa, có cảm giác lưng lửng dạ và lâu dần sẽ gây ra hiện tượng biếng ăn ở trẻ.
3. Kiêng dầu ăn cho bé
Nhiều mẹ có suy nghĩ rằng khi cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến bé bị đau bụng, hay khiến bé không thể nào hấp thụ được dưỡng chất. Những điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi dầu ăn sẽ giúp cho con yêu hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng khác trong thức ăn hàng ngày.



             
Các mẹ nên cho vào trong khẩu phần cháo của con yêu từ 1 đến 2 thìa dầu ăn
Bên cạnh đó, dầu ăn cũng được xếp vào trong nhóm thực phẩm cung cấp chất béo cho cơ thể, cùng với những thực phẩm giàu chất béo khác như là mỡ thực vật, bơ….
Chính vì vậy, các mẹ nên cho vào trong khẩu phần cháo của con yêu từ 1 đến 2 thìa dầu ăn (bao gồm cả dầu thực vật, mỡ và dầu cá…). Tuy nhiên, mẹ nên cho dầu ăn vào khi cháo sắp chín. Không nên cho dầu ăn vào cháo ngay từ khi bắt đầu nấu.
4. Cho trẻ ăn quá mặn
Một sai lầm khi nấu cháo cho bé là thêm quá nhiều gia vị vào món ăn của con. Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo rằng việc ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và cũng là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe không tốt khi còn nhỏ.
Nhiều mẹ khi nấu cháo cho bé có tư tưởng nêm nếm “vừa miệng” ….mẹ. Nhưng thực tế, đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng vì điều này sẽ khiến còn dễ bị đau bụng và khó chịu ở dạ dày bé. Tình trạng kéo dài, rất dễ khiến con bị biếng ăn, thậm chí suy dinh dưỡng, do bé không hấp thụ được.
Mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn sẵn như khoai tây chiên giòn, bim bim, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp,…để tránh việc bé bị nạp quá nhiều muối vào cơ thể.
5. Cho bé ăn quá nhiều khoai tây, cà rốt
Khoai tây rất giàu carbohydrate, nên nó rất dễ tiêu và tạo thuận lợi cho hệ thống tiêu hóa còn cà rốt có nhiều vitamin A nên rất tốt cho mắt của bé, nhưng khoai tây, cà rốt chỉ đại diện cho nhóm bột đường. Ăn nhiều khoai tây bé sẽ thừa tinh bột mà thiếu vitamin còn ăn nhiều cà rốt bé dễ bị vàng da.
6. Cho ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu
Nhiều mẹ lạm dụng máy xay sinh tố trong khi chế biến đồ ăn cho con nên nhiều trẻ lớn 3-4 tuổi, mọc đầy đủ răng rồi vẫn phải ăn đồ nghiền nhuyễn. Vì vậy, trẻ không có phản xạ nhai, dịch vị không được kích thích nên không cảm nhận mùi vị thức ăn, không có cảm giác ăn uống, lâu ngày bé rất dễ biếng ăn.



               
        Ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu khiến trẻ không có phản xạ nhai
Để tránh điều này, bạn nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. Khi trẻ 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần; 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc; 12 tháng thì tập ăn với cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như phở, bún…; 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm.
Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ nôn ói nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần.
7. Nấu cháo cho bé ăn cả ngày
Vì việc nấu cháo mất khá nhiều thời gian, nên nhiều mẹ thường “tiện thể” nấu cho con 1 nồi cháo to đùng để ăn cả ngày cho đỡ mất công.
Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng ở điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ đồng hồ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Còn bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, các vi sinh vật gây ôi thiu trong thịt sẽ tồn tại ở dạng bào tử để chờ đợi cơ hội phát triển lại, nên trước khi cho con ăn, mẹ nên đun sôi lại cháo để tiêu diệt những bào tử này.
Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, mẹ có thể nấu trước 1 nồi cháo trắng, và khi cho con ăn, múc một phần cháo đó nấu cùng các loại rau thịt để tránh hiện tượng mất chất và an toàn cho bé.
Mẹ nên chú ý và nghiên cứu thật kĩ để tránh mắc phải những sai lầm khi nấu cháo cho bé. Mẹ hãy cố gắng chế biến một tô cháo thơm lừng và bổ dưỡng cho trẻ.
Nguồn tin: Shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Khi bị chó,mèo cắn trẻ người lớn phải xử lý như thế nào ?

Cách xử trí thế nào tùy thuộc vào tình trạng vết cắn. Nếu con chỉ bị một vết nhỏ sượt qua da thì không cần làm gì ngoài rửa vết thương cẩn thận bằng xà phòng và nước, sau đó bôi thuốc kháng sinh hai lần mỗi ngày; và bạn chỉ cần che vết thương của con lại bằng băng cá nhân nếu vết thương ở chỗ dễ bị nhiễm bẩn.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, con bị rách da, chảy máu, hãy dùng một miếng gạc hoặc khăn sạch áp lên vết thương và dùng tay ấn chặt. Nếu sau khi giữ lực ấn như vậy vài phút mà máu vẫn không ngừng chảy thì hãy đưa bé đi cấp cứu. Những vết cắn ở vùng mặt và cổ đặc biệt nguy hiểm vì gần các mạch máu lớn.

Và kể cả khi máu đã được cầm, bạn cũng cần đưa con đi bác sỹ ngay để xem có cần may vết thương hoặc chữa trị thêm gì không. Các vết thú vật cắn thường dễ bị nhiễm trùng hơn các vết thương khác, chẳng hạn như đứt tay, do đó có thể bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho bé.

Tôi có nên lo lắng về bệnh dại không?
Nếu bạn không biết chủ của chó/mèo đã cắn con, không chắc chúng đã được chích ngừa dại hay chưa, hoặc đặc biệt là khi thấy chúng có những biểu hiện lạ, sùi bọt mép… hãy đưa con đi tiêm phòng dại.Nếu con bị thú hoang cắn hoặc cào, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay.

Với những loại thú cưng dễ thương như chuột lang, chuột bạch, hamster… tuy nguy cơ truyền bệnh dại không cao nhưng những vết cắn, cào có thể gây nhiễm trùng nên bạn cũng đừng chủ quan nhé.




(Ảnh: Corbis)

Xử lý vết thương nhiễm trùng thế nào?

Khi con bị cắn, điều bạn lo ngại nhất là bệnh dại, nhưng thực tế thì tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn mới là vấn đề phổ biến và đáng lo hơn - đó là lý do tại sao việc rửa sạch vết thương và bôi thuốc kháng sinh lại quan trọng.

Nếu vết thương của con nghiêm trọng, hoặc bé bị cắn ở nơi có nguy cơ bị nhiễm trùng cao chẳng hạn như mặt, tay, chân hoặc vùng kín (kể cả khi chỉ là vết thương nhỏ thôi), bác sỹ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh. Con bạn cũng có thể cần tiêm ngừa uốn ván (nếu chưa được tiêm đủ liều lượng trước đó) khi bị bất kỳ vết thương nào, cho dù là vết thương nhỏ.

Bạn cũng cần theo dõi vết thương của con vài ngày dù chỉ bị nhẹ, ngoài da. Nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng hoặc có mủ), con bắt đầu sốt hoặc có dấu hiệu mệt mỏi, hãy cho bé đi bác sĩ ngay. Bạn cũng cần đưa bé đi khám nếu sau mười ngày mà chỗ cắn không lành.

Làm sao để tránh cho con khỏi bị cắn?

Chó là thủ phạm chính nhất trong các trường hợp trẻ nhỏ bị thú vật cắn; các bé trai dễ gặp tai nạn này hơn các bé gái; và vùng đầu, cổ là khu vực nghiêm trọng thường bị tấn công. Vậy nên bạn hãy luôn lưu ý và thận trọng.
  • Không bao giờ để con ở một mình với chó/ mèo, kể cả là chó/ mèo nuôi trong nhà hoặc của người quen;
  • Dạy cho con biết không được tự tiên lại gần, sờ, vuốt những con chó/ mèo lạ trừ khi bạn nói là an toàn, và chỉ sau khi đã xin phép chủ của chúng;
  • Dạy con không lại gần chó/ mèo khi chúng đang ăn, cũng không nên động chạm vào khi chúng đang ngủ. Hãy nhớ rằng kể cả chó hiền cũng sẽ cắn nếu bị làm phiền đấy nhé;
  • Chỉ cho con cách xử lý nếu bị chó/ mèo lạ tiến đến gần (đứng yên, không được chạy);
  • Dạy cho con biết rằng không được chạm vào những con thú hoang hoặc cho chúng ăn khi không được sự cho phép của người lớn. 
  •  Nguồn tin: Shopdochoicuabe.blogspot.com

Cách đơn giản giúp bé nhanh khỏi bệnh

Dù con bạn bị đau bụng, nghẹt mũi, hoặc bị côn trùng cắn thì các bác sĩ đều cho rằng phương cách chữa trị truyền thống tại nhà luôn là tốt nhất để giúp bé chóng cảm thấy khỏe hơn. Những phương pháp điều trị đã được thời gian kiểm chứng này hiếm khi có phản ứng phụ, chi phí không đáng kể, và sử dụng các “nguyên vật liệu” thường sẵn có trong mọi gia đình. Một số như gừng, hoa cúc cam... - thậm chí đã được khoa học xác nhận có tác dụng chữa bệnh.

Tất nhiên, luôn luôn phải gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu vấn đề của con bạn có vẻ nghiêm trọng. Nhưng lần tới khi con bị đau hoặc chấn thương nhỏ, bạn có thể tìm đến những giải pháp thông minh dưới đây ngay tại nhà mình.
1. Mật ong và nước chanh chữa đau họng
Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy một thìa mật ong có thể làm dịu cơn ho của trẻ em thậm chí tốt hơn so với thuốc ho. Trộn chung một muỗng canh mật ong với một muỗng canh nước chanh và cho vào lò vi sóng khoảng 20 giây cho đến khi hỗn hợp này ấm lên (ấm chứ không phải nóng đâu nhé), và cho con uống từ từ.

Lưu ý! Mật ong không an toàn cho bé dưới 1 tuổi.




(Ảnh: Corbis)

2. Trà cúc cam chữa đau bụng
Bạn có nhớ trong truyện thỏ Peter, mẹ của thỏ đã cho thỏ uống trà cúc cam ngon lành không? Bạn cũng có thể cho bé con của mình dùng loại nước này để giúp bé thư giãn các cơ ruột và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Cách pha loại trà này cũng rất đơn giản thôi, bạn chỉ cần ngâm trà trong khoảng 4-5 phút, để nguội là cho bé uống được. Tuy nhiên không nên cho bé uống nhiều quá nhiều mỗi ngày để chắc chắn bé còn bụng để ăn và uống sữa thêm.

3. Baking soda chữa côn trùng đốt
Một bạn đọc đã chia sẻ kinh nghiệm của mình, "Khi tôi còn nhỏ và bị côn trùng đốt, bà của tôi thường cho tôi bôi baking soda, và khi tôi thử áp dụng như vậy cho con mình, các cháu đều nói rằng như thế hết ngứa nhanh hơn và dễ chịu hơn các sản phẩm mua ở ngoài hàng." Bạn có biết vì sao không? Đó là do tính kiềm trong baking soda đã giúp trung hòa a-xít ở vết đốt. Bạn có thể trộn một thìa cà phê baking soda với vừa đủ nước để tạo thành một hỗn hợp đặc, bôi lên vết côn trùng cắn và để cho khô.

4. Ớt bột cayenne chữa chảy máu cam
Thứ gia vị này giúp cầm máu, và đã được sử dụng làm thuốc trong nhiều nền văn hóa trên thế giới. Bố mẹ có thể giữ đầu bé thẳng và bóp giữ hai bên cánh mũi của bé trong vài phút. Sau đó rắc một nhúm bột ớt cayenne lên một miếng bông ẩm và nhét vào trong mũi đang chảy máu. Bạn nghĩ như thế thì sẽ đau và rát lắm đúng không, nhưng thực tế đáng ngạc nhiên là: không hề!

5. Băng keo dày chữa mụn cơm
Loại băng keo xám xám này dường như kích thích mụn cơm - tuy nhỏ nhưng lại có thể cứng đầu một cách đáng ngạc nhiên - và ức chế sự phát triển của chúng. Hãy đặt một miếng nhỏ lên vùng da bị mụn cơm của bé, nhưng đừng chặt quá kẻo đau bé nhé. Thay miếng băng dán mỗi khi bắt đầu cảm thấy dính khó chịu; và sau khoảng một tháng, bé sẽ hết bị mụn cơm.

6. Bong bóng xà phòng giúp giảm lo âu
Thở chậm và sâu sẽ giúp con bạn thư giãn mỗi khi bé cảm thấy căng thẳng (cả người lớn chúng ta cũng vậy). Và để việc thở chậm và sâu này vui hơn, bạn có thể cho bé thổi những bong bóng xà phòng thật to và thật dài.

7. Chiếc khăn chữa nhức đầu
Bọc vài viên đá trong một chiếc khăn sẽ giúp làm dịu cơn đau đầu của con (hãy nhớ là không bao giờ đặt nước đá trực tiếp trên da bé), nhưng để bé giữ được nó trong tư thế này một khoảng thời gian dài không phải là dễ. Vậy nên để giữ cho chiếc khăn bọc đá không bị tuột, bạn có thể áp nó vào trán hay thái dương của bé và cố định bằng một chiếc khăn rằn buộc từ sau gáy.

8. Chiếc tất chữa đau bụng hoặc đau cổ
Thay vì phải mua một túi chườm nóng, bạn có thể đổ đầy gạo vào trong một chiếc tất và buộc chặt lại. Sau đó cho chiếc tất vào lò vi sóng khoảng 1 phút hoặc cho tới khi nó ấm lên, rồi đặt lên bất cứ nơi nào mà con bạn cảm thấy đau. Khi tất đã hết ấm, bạn có thể cho nó vào lò để làm ấm lại và tiếp tục chườm.

9. Dùng máy sấy cho tai của vận động viên bơi lội
Bé đi bơi thường sẽ xảy ra tình trạng bị đọng nước ở tai ngoài, lâu ngày có thể dẫn đến viêm nhiễm. Nếu khu vực này đã bị viêm nhiễm nặng, bạn cần đi khám để được bác sĩ nhi khoa kê toa thuốc nhỏ kháng sinh. Nhưng đối với trường hợp nhẹ thì có thể thử làm bay hơi nước bị đọng trong tai bằng cách đứng cách bé khoảng 1 foot và hướng máy sấy - đặt ở mức ấm thôi nhé - về phía tai bé.





(Ảnh: Internet)

10. Trà gừng tươi chữa say xe
Gừng giúp chặn đứng những cơn co thắt dạ dày - là cách các cơ quan trong cơ thể báo cho não bộ biết là cơ thể đang cảm thấy buồn nôn. Với trẻ từ 2 tuổi trở lên, thêm một thìa cà phê gừng tươi giã dập vào khoảng 1l nước đun sôi và ngâm khoảng 4-5 phút. Bạn cũng có thể cho thêm mật ong vào cho dễ uống hơn. Sau khi để nguội, bạn có thể cho bé uống nửa tiếng trước khi đi xe.

11. Dưa chuột giúp làm dịu vết sưng
Khi đến spa, người ta thường sử dụng chính những lát "rau" này để làm dịu những bọng sưng phồng quanh mắt bạn. Đó là bởi vì những lát dưa chuột mát lạnh có tác dụng giúp làm dịu vùng da bị sưng, nóng. Bạn có thể đắp dưa chuột ở bất cứ đâu mà con bạn bị vết sưng nhỏ, và sau đó, khi lát dưa chuột đó đã hết mát, bạn chỉ cần làm một việc đơn giản là thay bằng một lát khác trong tủ lạnh.

12. Thẻ tín dụng hữu hiệu khi ong đốt
Nếu con của bạn bị ong đốt, hãy mau chóng lấy ngòi ong ra để tránh làm nọc độc của ong tiết thêm vào vết thương. Nhưng phải lấy ra thế nào đây? Để tránh ép ngòi ong - có thể làm nọc độc lan ra - bạn có thể sử dụng các cạnh phẳng của thẻ tín dụng để nhẹ nhàng cà qua khu vực này cho đến khi ngòi ong xuất hiện.

13. Một thỏi kẹo cao su giúp hệ tiêu hóa
Nếu con bạn từ tuổi 4 trở lên, có thể cho con nhai kẹo cao su khi bé than phiền rằng bị no hay đầy bụng sau một bữa ăn ứ hự. Bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn vì lượng nước bọt tiết thêm khi bé nhai kẹo đã giúp trung hòa a-xít trong dịch dạ dày. 
Nguồn tin: Shopdochoicuabe.blogspot.com

Cách phòng tránh và xử lý bọ xít hút máu người đốt bé

Thời gian gần đây, bọ xít hút máu người xuất hiện ở nhiều tỉnh thành và gây nguy hiểm cho sức khỏe của nhiều người. Những người bị loại côn trùng này cắn có thể bị sưng, ngứa tại chỗ đốt; một số trường hợp có thể bị bội nhiễm gây viêm da, thậm chí có trường hợp phải đưa đi cấp cứu.
1. Bọ xít hút máu người thường xuất hiện ở đâu?

Loài bọ xít này hút máu động vật để sống, khi đói, chúng có thể tấn công người để hút máu. Chúng không chỉ có ở những nơi ẩm thấp, tối tăm mà còn xuất hiện ở cả những tòa nhà cao tầng tiện nghi, hiện đại. Ban ngày chúng trốn vào các khe cửa, gầm giường, dưới các loại nệm, các hốc trong nhà và đến ban đêm sẽ chạy ra để cắn người.

Khe giường, khe tủ là những nơi lý tưởng để bọ xít hút máu người làm ổ, do nằm ở vị trí khuất nên rất khó phát hiện ra.

2. Làm gì khi bị bọ xít hút máu người đốt?

Bọ xít thường cắn người ở sau gáy, cổ, vai, tay và chân. Tùy cơ địa của mỗi người mà phản ứng của cơ thể sẽ khác nhau khi bị bọ xít đốt và hút máu. Biểu hiện chung là đau, rát, sưng nhỏ hoặc sưng tấy và lan rộng ra xung quanh. Có người chỉ vài ngày đã khỏi nhưng có người bị vết đốt sưng to, phù nề trên diện rộng, mưng mủ hoặc sốt. Đặc biệt là trẻ em, sức đề kháng yếu và mẫn cảm với nọc độc của côn trùng có thể bị dị ứng, sốc phản vệ… Nếu không được xử lý kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.





GS.TSKH Vũ Quang Côn – Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam đưa ra một số lưu ý khi bị côn trùng đốt:

- Rửa kỹ vết đốt hay vùng da tiếp xúc với côn trùng ngay bằng xà phòng, chườm đá lạnh 5 phút, rồi rửa kỹ lại bằng nước muối ngày 3 – 4 lần.

- Dùng nước muối loãng 9% chấm ngày 3 – 4 lần nếu là vết hồng ban hoặc dán miếng dán có nitroglycerin lên vết đốt hạn chế co mạch, tránh loét.

- Khi bị bọ xít hút máu đốt không nên gãi nhiều có thể gây nên vết thương hở da, bội nhiễm. Khi cơ thể có các phản ứng lạ như nổi mẩn toàn thân, khó thở, mệt, vết thương bị phù nề… cần đến ngay cơ sở y tế để khám.
Tuỳ mức độ tổn thương sẽ chữa trị khác nhau nhằm hạn chế biến chứng xấu do nọc độc côn trùng gây ra. (Theo Vietnamplus)

Không nên để quá 6 giờ đồng hồ mà không xử lý vì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ rất cao.

3. Phòng chống bọ xít hút máu người như thế nào?

Bộ Y tế khuyến cáo người dân 5 điều sau để phòng chống bọ xít hút máu người:

- Thường xuyên vệ sinh nơi ở, sinh hoạt, đặc biệt là những nơi ẩm thấp.
- Loại bỏ những vật dụng mủn, mục (củi mục, vải mục, rác thải) không sử dụng.
- Thường xuyên nằm ngủ màn, giắt màn cẩn thận để bọ xít không chui vào.
- Khi bị bọ xít đốt nên rửa ngay bằng xà phòng, không gãi tại vết đốt.
- Nếu vết đốt sưng, phù nề cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị chống dị ứng và nhiễm trùng. (Theo Tuổi Trẻ)

Khi phát hiện bọ xít, tốt nhất là dùng vải ẩm chụp lên, giữ chặt cho chúng chết hẳn rồi bỏ vào thùng rác. Ngoài phương pháp thủ công này, mọi người có thể sử dụng các hóa chất dùng trong y tế như: Permethrin 50EC, Fendona 10SC, Icon 10 WP (có nguồn gốc từ thực vật – pyrethroid) phun trong nhà và xung quanh nhà giống như phun diệt muỗi. Tuy nhiên, không nên phun nếu không phát hiện ổ bọ vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguồn tin: Shopdochoicuabe.blogspot.com

Những cách chữa đơn giản khi con bị côn trùng đốt

Mùa hè có lẽ là lúc mà trẻ con dễ bị côn trùng tấn công nhất, cả ở nhà và khi ra ngoài trời chơi đùa. Tuy hầu hết các trường hợp không nguy hiểm đến tính mạng của con nhưng lại gây ra rất nhiều sự khó chịu cho bé, và cả sự xót xa cho bố mẹ vì con cứ gãi mãi không thôi.

 
Giảm ngứa

Với nhiều người mẹ, vấn đề lớn nhất là làm sao ngăn bé không gãi, gây trầy xước da, chảy máu, nhiễm trùng… để làm được điều đó thì đầu tiên phải tìm cách khiến cho vết côn trùng đốt bớt phần ngứa ngáy. Và với làn da trẻ nhỏ, tốt nhất bạn càng ít dùng đến thuốc men và hóa chất càng tốt, thay vào đó hãy dùng các biện pháp càng tự nhiên từ các nguyên liệu có thể đã sẵn ở nhà mình, chẳng hạn như:

  • Baking soda - bạn có thể trộn baking soda với lượng nước vừa đủ để tạo hỗn hợp sền sệt rồi bôi lên vết cắn/đốt của côn trùng, để tự khô đi. Một số mẹ còn chia sẻ mẹo là dùng bột ướp làm mềm thịt thay cho baking soda cũng cho hiệu quả tương tự;
  • Dùng cồn xoa bóp hoặc nước rửa móng tay - nhiều mẹ cho biết bôi trực tiếp các loại dung dịch này lên vết đốt ngay khi phát hiện thấy cũng khá hiệu quả.

Giảm sưng tấy

Một số người có cơ địa hơi nhạy cảm hơn bình thường một chút nên khi bị côn trùng cắn/đốt thì dễ bị sưng to. Nếu bạn và con cũng thuộc số này thì có thể thử cách:
  • Dùng đá lạnh - bạn có thể bọc một cục đá trong khăn rồi áp lên vết đốt của côn trùng khoảng 10 phút, con bạn không chỉ thấy bớt ngứa mà còn không bị sưng đỏ da;
  • Dùng nước cây phỉ - đã có nhiều người nói rằng dùng bông thấm loại nước này bôi lên vết côn trùng cắn có thể giúp giảm ngứa, thậm chí còn giúp se, co lại vùng ảnh hưởng của vết đốt.

Sát trùng và giảm đau nếu bị ong đốt
  • Giấm sẽ cuốn bay cảm giác ngứa và đau - bạn có thể dùng giấm táo, thấm vào bông rồi áp lên vết đốt để trung hòa nọc của ong;
  • Bùn thậm chí cũng có thể được trưng dụng nếu bạn ở ngoài trời và xung quanh không có gì khác có thể dùng được. Cách thực hiện được chia sẻ rất đơn giản, bạn chỉ cần bôi chút bùn lên vết đốt, chờ khô đi thì sẽ dễ lấy ngòi và nọc của ong ra.
  • Vỏ chuối - một số người còn nói nên lấy vỏ chuối chà lên vết côn trùng cắn/đốt để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nghe thì có vẻ không thấy mấy liên quan nhưng thật sự đã có nghiên cứu cho thấy trong vỏ chuối có thành phần chống vi trùng và có lượng chất chống oxy hóa cao.

(Ảnh: Internet)

Cuối cùng, phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn hãy thử tham khảo một số kinh nghiệm xua đuổi côn trùng như:
  • Ăn tỏi, vì tỏi là thứ mà côn trùng tự nhiên không ưa;
  • Nếu tỏi không phải là lựa chọn tốt vì chính bạn cũng không chịu được mùi của nó thì có thể dùng tinh dầu trà, bằng cách nhỏ vài giọt vào nước rồi xịt hoặc bôi lên da; hoặc bạn có thể dùng tinh dầu hương thảo;
  • Tránh để nước tù đọng ở trong và xung quanh nhà vì đây sẽ là môi trường lý tưởng để muỗi sinh sôi;
  • Khi ra ngoài, hãy mặc quần dài áo dài và có màu sáng, đi giày kín và tránh đi vào những bụi rậm;
  • Ngoài ra, cũng nên tránh cho con ra ngoài vào lúc rạng sáng hoặc lúc chạng vạng tối. 
  • Nguồn tin: Shopdochoicuabe.blogspot.com

Lời khuyên giúp con bạn học nói sớm và nhanh

Ở độ tuổi học nói, đôi khi trẻ tỏ ra cáu giận vì chúng có thể hiểu được nhưng không thể diễn tả thành lời. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bố mẹ có thêm một số cách thú vị khi dạy con học nói.

Hầu hết các bà mẹ đều thích nhất lúc con tập đi vì ở giai đoạn này, mẹ và con sẽ cùng khám phá thế giới từ chính những hoạt động hàng ngày. Bọn trẻ luôn hứng thú khám phá thế giới xung quanh và học cách “điều khiển” mọi thứ. Đây cũng là thời gian quan trọng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy từng chữ riêng lẻ rồi học cách kết nối các từ đó lại với nhau. Nhiều lúc, trẻ sẽ tỏ ra cáu giận vì chúng có thể hiểu được nhưng không thể diễn tả thành lời. Vậy, làm sao chúng ta có thể giúp bé học nói và phát triển khả năng giao tiếp trong giai đoạn này?

Dưới đây là năm “tuyệt chiêu” giúp trẻ học nói và phát triển khả năng giao tiếp:
1. Làm mẫu một cách chậm rãi

Điều này nghe có vẻ tất nhiên nhưng tôi vẫn cần phải nhắc lại. Cuộc sống quá bận rộn làm bạn nhiều khi không thể nhớ nổi đã làm gì trong một ngày. Do đó, bạn phải luôn tự ý thức rằng phải làm mọi việc chậm lại và trò chuyện với con một cách thực sự. Bọn trẻ học nói từ chính những sự việc rất bình thường diễn ra hàng ngày. Thời gian thay quần áo, tắm hay cho con ăn… là lúc bạn nên làm một cách từ tốn và nói chuyện với con, hướng dẫn con cách làm. Đây là những khoảnh khắc mà các con học được nhiều nhất.

Ngoài ra, bạn cũng cần nói chậm lại. Điều này đặc biệt quan trọng nếu con bạn đang gặp khó khăn khi phát âm. Thế giới xung quanh chuyển động với tốc độ chóng mặt, áp lực công việc cuộc sống khiến chúng ta luôn cũng sống gấp gáp. Việc bạn nói quá nhanh làm bọn trẻ rất khó nắm bắt được thông tin. Do đó, hãy giảm tốc độ “cuộc sống” và đặc biệt là nói chậm lại nhé!

2. Hãy nhìn vào con khi trò chuyện

Điều này cũng có vẻ hiển nhiên nhưng khi bạn thực sự làm chậm như ở trên đã nói thì bạn cần để ý thêm cách bạn giao tiếp với con. Có thể bạn sẽ rất bất ngờ về tần suất bạn “ném” các câu nói về phía con trong khi cả hai đang không nhìn thấy nhau. Nếu bạn muốn con mình học nói và giao tiếp tốt, bạn cần phải mất thời gian để làm chậm, nhìn vào con, trò chuyện với con, và khi có thể, hạ mình thấp xuống để nhìn ngang mắt bé. Điều này giúp con bạn tập trung vào bạn và điều bạn muốn truyền đạt.

3. Học cách chờ đợi

Thế giới ngày nay khiến bạn luôn hi vọng mọi thứ chính xác tới một phần nghìn giây. Bạn mang theo điện thoại thông minh để có thể tìm mọi thứ trên internet ngay lập tức. Nhưng con bạn không học ngôn ngữ theo cách này. Chúng cần bạn giúp đỡ và cần bạn phải đợi chúng. Khi bạn đặt câu hỏi, hãy cho con thời gian để suy nghĩ và trả lời. Đôi khi chúng ta khó nhận ra bọn trẻ đang cố gắng duy nghĩ nên bạn đừng viện cớ quá bận để bỏ mặc lũ trẻ nhé.

4. Dừng đếm và bắt đầu các cuộc nói chuyện

Vài năm trước tôi đã thực hiện một bài kiểm tra khả năng ngôn ngữ của một cậu bé được chăm sóc bởi ông bà vì bố mẹ cậu bận làm việc. Khi tôi dành thời gian để hiểu về bản thân các bé, gia đình bé và các thói quen hàng ngày thì bà ngoại của bé tự hào nói: “Tôi và cháu luôn luôn đếm những bậc thang khi chúng tôi đi lên và đi xuống. Chúng tôi cũng chơi các trò chơi về bảng chữ cái và các con số rất nhiều”.

Thật tuyệt vời là em bé này đã biết tất cả các khối hình và màu sắc khi mới chỉ hai tuổi rưỡi”. Bé cũng có thể diễn đạt những gì mình cần và học đếm rất tốt. .Tuy nhiên, em hiếm khi đặt câu hỏi và điều này có nghĩa là em đang bỏ lỡ rất nhiều điều. Tôi biết rằng bạn muốn dạy con học thật nhiều thứ ở giai đoạn này nhưng bạn cần biết rằng đây không phải là thời điểm tốt để bé học các con số, bảng chữ cái hay các khối hình khác nhau.

Tôi khuyên bạn nên để con được tiếp xúc với “từ điển cuộc sống”. Hãy để màu sắc, con số, hình khối, các phép toán và bảng chữ cái là một phần trong từ điển ngôn ngữ của trẻ nhưng tôi không nghĩ vốn từ vựng của con chỉ cần những thứ này. Thay vào đó, hãy trò chuyện với con về tất cả những gì bạn nhìn thấy hàng ngày. Khi con chỉ vào một vật gì đó, hãy kể một câu chuyện về nó, đặt câu hỏi và chờ câu trả lời từ con, nói chuyện với con chứ không chỉ đếm số cầu thang.

5. Chọn mua đồ chơi cho con một cách khoa học

Trẻ em học ngôn ngữ thông qua việc sinh hoạt hàng ngày. Chúng cũng học về ngôn ngữ khi chơi đồ chơi. Tôi có một vài mẹo nhỏ giúp bạn chọn đồ chơi phù hợp cho con ở độ tuổi này như sau:

Thứ nhất: Không/hạn chế dùng các loại đồ chơi màu mè, đồ chơi bằng nhựa kiểu tự động sáng lên, biết nói hoặc biết chơi nhạc. Những đồ chơi này sẽ “tranh phần” của con bạn trong việc học những kỹ năng đó.

Thứ hai: Những đồ chơi đơn giản như bộ xếp hình, bóng, búp bê …sẽ giúp con bạn học được rất nhiều điều thú vị và bổ ích.

Thứ ba: Sử dụng luân phiên các trò chơi: Bạn thường mua vô số các đồ chơi cho con nhưng bé chỉ chơi vài ngày rồi chán và vứt một xó. Do đó, bạn nên sắp xếp các đồ chơi đó thành các nhóm khác nhau, đưa cho con chơi theo nhóm và đảm bảo rằng con chơi hết số trò chơi đó trong vòng một năm bằng cách “quay vòng”. Làm như vậy vừa tiết kiệm lại không làm mất hứng thú của con.

 Nguồn tin: Shopchoicuabe.blogspot.com

Cha mẹ phải làm như thế nào để phát triển chiều cao cho bé

Mẹ và bé
Để con có chiều cao như mong muốn, cha mẹ phải nắm bắt được các thời điểm phát triển của bé để có chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
3 giai đoạn “vàng” không nên bỏ lỡ
Chiều cao của trẻ cũng có những “giai đoạn” trong đời. Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam) cho biết, có 3 giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao đó là thời kỳ bào thai, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì.
– Giai đoạn 9 tháng bào thai: Nếu mẹ bầu được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tốt trong thời gian này, tăng cân từ 10- 20 kg thì chiều cao trung bình của bé khi ra đời là 50cm.
– Giai đoạn sơ sinh – 3 tuổi: Trong năm đầu tiên bé sẽ tăng 25cm, 2 năm tiếp bé sẽ tăng lên 10cm mỗi năm trong điều kiện dinh dưỡng tốt. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ.
– Giai đoạn dậy thì (10-16 tuổi đối với bé gái và 12-18 tuổi đối với bé trai): trong 1-2 năm bất kỳ của độ tuổi này, chiều cao của bé tăng nhanh từ 8-12 cm, sau đó chiều cao sẽ tăng nhưng không đáng kể. Tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.
Nắm bắt được 3 cơ hội này, việc cha mẹ nên có những biện pháp cải thiện chiều cao vào đúng thời điểm sẽ giúp trẻ có sự bứt phá tốt nhất về chiều cao.
Những việc cần làm để con phát triển chiều cao:
Các nghiên cứu đều cho thấy chiều cao của con người ảnh hưởng bởi các yếu tố: dinh dưỡng (32%); di truyền (23%); rèn luyện thể lực (20%), môi trường sống, ánh nắng, bệnh tật, giấc ngủ…
Vậy cha mẹ cần tác động như thế nào đến các yếu tố này để con phát triển chiều cao một cách tốt nhất?
Yếu tố dinh dưỡng:
– Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến không chỉ phát triển chiều cao mà còn tới thể chất, trí tuệ của trẻ. Bổ sung dinh dưỡng để con phát triển chiều cao cần được làm ngay từ khi người mẹ mang thai. Vì vậy ngoài việc ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bà bầu còn phải chú trọng việc ăn uống bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, đặc biệt là Canxi để giúp thai nhi phát triển tốt.
– Nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sữa mẹ giúp bé tăng chiều cao tốt hơn sữa công thức.
– Đến thời kỳ ăn dặm và sau đó, trẻ cần được bổ sung đủ 4 nhóm chất là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, đồng thời phải phong phú chủng loại thực phẩm.
– Tuổi đang phát triển từ 0 tháng tuổi trở đi, đặc biệt là thời kì tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu phát triển nhanh về chiều cao. Trẻ cần được bổ sung đủ các thực phẩm chứa các khoáng chất thiết yếu như: Canxi, Kẽm, Magie, Đồng, Mangan, Boron, Silic, chondroitin, DHA… Quan trọng nhất là Vitamin D và MK7 giúp hấp thu và chuyển hóa các khoáng chất vào tận xương, giúp xương luôn chắc khỏe dẻo dai nhất. Ngoài ra, xương dài ra nhanh còn do sụn chuyển hóa thành, vì vậy cần bổ sung thêm Chondroitin để phát triển sụn khi “dạng xương” bắt đầu tạo xương.
Rèn luyện thể lực:
Sự vận động cơ bắp sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, tăng cường lượng canxi vào mô xương giúp xương vững chắc hơn và phát triển tốt hơn.
Vì lợi ích như vậy, cha mẹ cần hướng dẫn và tạo cho con thói quen tập thể dục hàng ngày với những bài thể dục vừa sức, phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Giấc ngủ:
Ngủ ngon, ngủ sâu giúp cơ thể tiết hormone tăng trưởng, giúp tăng hấp thu canxi, kích thích xương dài ra và phát triển thể chất toàn diện. Số giờ ngủ tuỳ nhu cầu của mỗi lứa tuổi, song nhìn chung trẻ cần ngủ trên 8 giờ một ngày.
Cha mẹ nên tạo cho trẻ được ngủ trong phòng rộng rãi, sạch sẽ, thoáng khí, với một không gian yên tĩnh, đông ấm, hè mát, để con bạn có giấc ngủ sâu và ngủ ngon, bạn sẽ thấy con lớn lên sau mỗi giấc ngủ.
 Nguồn tin: Shopdochoicuabe.blogspot.com

Những thói quen sau ăn cực hại cho con

Có nhiều thói quen không tốt chút nào cho trẻ sau bữa cơm, cháo nhưng nhiều chị em vẫn vô tư mắc phải. Hậu quả của những thói quan này không chỉ là khó tiêu, đầy bụng mà về lâu về dài, nó còn khiến trẻ dễ mắc đau dạ dày, không lên cân vì cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
Uống nước sau bữa ăn
Nếu chỉ cho bé nhấp chút nước tráng miệng, không vấn đề gì. Vậy nhưng nếu mẹ cho bé uống cả một cốc nước to sau bữa ăn, đây là một thói quen rất có hại. Nước sẽ làm loãng dịch dạ dày của trẻ sau bữa ăn, khiến thức ăn không có thời gian tiêu hóa trong dạ dày mà trôi thẳng vào ruột non, làm suy yếu hệ tiêu hóa.
Một lưu ý nữa, nếu mẹ cho bé uống nước lạnh sau bữa ăn, thay đổi nhiệt độ sẽ làm các mạch máu trong dạ dày co lại đột ngột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa dạ dày, và thậm chí gây ra chứng khó tiêu hoặc các rối loạn khác.
Nếu ăn tối xong mà mẹ cho con uống nước ngọt, hậu quả còn tệ hơn nhiều. Khí carbon dioxide có trong nước ngọt có ga sẽ làm tăng áp lực trong dạ dày bé, dẫn đến giãn dạ dày cấp tính.
Cho trẻ ăn hoa quả tráng miệng

Nhiều mẹ nghĩ rằng cho bé ăn hoa quả sau bữa ăn sẽ giúp sạch miệng, thực tế, đây là một quan niệm sai lầm. Ăn hoa quả ngay lập tức sau bữa ăn có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Mẹ nên ghi nhớ: Hoa quả chỉ nên được ăn với một cái dạ dày “rỗng”, tức là trước đó, trẻ chưa từng được ăn gì.





 
Thói quen xấu sau khi cho con ăn của nhiều mẹ sẽ khiến bé bị khó hấp thu
Cứ tưởng tượng, khi bé vừa ăn xong bát cháo lớn, mẹ cho con ăn thêm chút chuối. Hai thìa chuối đáng lẽ ra đã có thể đi thẳng vào ruột và được cơ thể hấp thụ. Vậy nhưng bát cháo lớn còn đang trong dạ dày đã cản trở chúng. Thêm vào đó, hoa quả vào ruột sẽ sản sinh ra axit. Các axit này sẽ làm hỏng các chất dinh dưỡng có trong “bát cháo” đang ở dạ dày bé, đồng thời gây ra đầy bụng, khó tiêu.
Hẳn mẹ còn nhớ cảm giác vừa ăn tối xong mà ăn một quả chuối, ta sẽ “có hứng” đi toilet ngay lập tức. Đó là vì axit trong chuối ở dạ dày đã khiến bữa ăn bị “hỏng” và cơ thể muốn tống chúng ra ngoài.
Đừng để điều đó xảy ra tương tự với bé. Lời khuyên hợp lý nhất, đó là cho trẻ ăn hoa quả vào bữa chiều hoặc 30 phút trước khi mẹ dự định cho bé ăn bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, nhiều loại hoa quả như hồng, dứa…lại không được cho bé ăn khi dạ dày rỗng.
Tắm cho bé ngay sau khi ăn
Tắm sau khi bé vừa ăn no sẽ làm các mạch máu trên bề mặt da bị kích thích, khiến chúng lưu thông trên bề mặt da nhiều hơn. Trong khi đó, máu cung cấp tới hệ tiêu hóa của trẻ lại bị giảm, ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa, gây chứng khó tiêu cho con.
Cho con đi bộ, chạy nhảy sau bữa ăn
Đi bộ, tập thể dục hay cho phép con làm những hoạt động nặng nhọc hay chạy nhảy ngay sau khi ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và quá trình hấp thụ thức ăn của bé. Thực phẩm đang đọng lại trong dạ dày non nớt của bé nếu bị xóc mạnh sẽ gây ra đau bụng, khó tiêu.
Ăn xong “lùa” con lên giường luôn
Sau bữa ăn tối, nhiều bà mẹ muốn con nhanh nhanh chóng chóng đi ngủ để còn thời gian dọn dẹp và làm việc. Tuy nhiên, nếu giấc ngủ ập đến ngay lập tưc sau bữa ăn, nó sẽ làm chậm nhu động ruột, giảm tiết dịch tiêu hóa và khiến thực phẩm bé vừa ăn trong dạ dày có thể không được tiêu hóa hoàn toàn. Mặt khác, tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày còn kích thích não gây ra các hiện tượng ác mộng, mất ngủ hay ngủ không yên giấc ở trẻ.
Nguồn tin: Shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Có nên bắt con trẻ phải học cách chia sẻ quá sớm?


Trẻ con cùng chơi
Trẻ con cùng chơi

Nhiều bố mẹ hay giải quyết các vấn đề tranh chấp của trẻ bằng cách ép các bé chia sẻ đồ chơi với nhau. Nhưng liệu đó có phải là cách đúng đắn?
Một trong những nguyên tắc của “dạy con từ thuở còn thơ” đó là dạy các bé chơi ngoan với nhau; điều này thường xuyên được hiểu là dạy bé cách chia sẻ với nhau. Nếu bạn từng nhìn thấy ba bé mẫu giáo chơi trong sân, bạn sẽ hiểu rằng ngay cả nếu có 10 đồ chơi ở đó, tất cả các bé sẽ muốn chơi cùng một thứ, và sẽ thường xảy ra một cuộc chiến nho nhỏ khi một bé không có thứ đồ chơi yêu thích.
Nhưng dạy cách chia sẻ có lẽ không nên là mục tiêu của việc giáo dục trẻ. Hiện nay đang có xu hướng các bậc cha mẹ không nên dạy con cách chia sẻ. Dưới đây là những lý do cho thấy bố mẹ không nên ép con chia sẻ đồ chơi với các bạn:
Đừng dạy bé phải chia sẻ đồ chơi
“Việc ép buộc các bé chia sẻ với nhau không dạy cho trẻ những bài học mong muốn.” – Tiến sĩ Laura Markham, tác giả của cuốn sách vừa ra mắt mang tên “Phụ huynh an lòng, anh chị em hòa thuận”, cho biết.
“Đồng ý rằng mục đích ở đây là để trẻ sau này trở nên hào phóng, có khả năng nhận biết và đáp ứng nhu cầu của người khác. Trong môi trường giáo dục khi còn thơ bé, trẻ được học tập cách có thể đáp ứng nhu cầu riêng của mình. Chúng ta chắc hẳn không muốn các bé cảm thấy mình nên ngừng những gì đang làm để “đưa” cái gì đó cho một bé khác chỉ vì bé đó yêu cầu thế.” – Bà nói thêm.
Theo Tiến sĩ Markham, thay vì dạy bé cách lên tiếng cho bản thân mình, việc ép buộc các bé phải chia sẻ với nhau sẽ dạy các bé những điều tiêu cực như sau:
– Nếu mình khóc đủ to, mình sẽ nhận được những gì mình muốn, ngay cả nếu có ai đó khác đang sở hữu nó
– Cha mẹ là người có thể quyết định ai sẽ nhận được cái gì vào lúc nào, và điều này là tùy theo ý thích của họ bất kể mình đã mong chờ tới lượt như thế nào
– Anh chị em của mình và mình phải liên tục “chiến tranh” để có được những gì chúng ta muốn. Mình không thích anh/chị/đứa em mình tý nào
– Mình nghĩ rằng mình cũng tham lam, nhưng đó là do mình buộc phải như thế để được những gì mình xứng đáng được hưởng
– Mình nên “chơi cái này thật nhanh” bởi vì mình cũng chẳng sở hữu được thứ đồ chơi này lâu
– Mình đã chiến thắng! Nhưng ngay sau đó mình lại mất nó thôi. Mình nên phản đối ầm ĩ khi hết lượt chơi để sở hữu thêm nó dù chỉ vài phút. Và sau đó mình lại bắt đầu phản đối lại ngay khi đến lượt anh chị em mình. Nếu mình làm bố mẹ đau đầu được, mình sẽ có thêm thời gian với các món đồ chơi.

dạy con cách chia sẻ đồ chơi
Các bậc phụ huynh vẫn thường giải quyết những vấn đế tranh chấp của trẻ bằng cách ép trẻ chia sẻ đồ chơi cho nhau.
Thay vào đó hãy đưa ra cho bé cách giải quyết:
Vậy thì, bé cần được dạy những gì? Tiến sĩ Markham cho biết các bé cần phải được cung cấp cách thức để xử lý các tình huống. “Bé cần phải nhận thấy cả bé và những đứa trẻ khác đều có lượt sử dụng đồ chơi, và chúng ta bảo đảm là ai cũng có lượt.” cô nói. “Và khi ai đó có đồ chơi mà bé rất thích, bé có thể kiểm soát sự kích động của mình để không giật lấy món đồ đó, thay vào đó sẽ sử dụng lý lẽ của mình để tìm ra sự sắp xếp hợp lý sao cho bé có thể sử dụng các món đồ đó trong tương lai. “
“Cách giải quyết thông thường là ép bé phải chia sẻ sẽ làm giảm khả năng nhún nhường của trẻ, cũng như khiến các mối quan hệ anh chị em trở nên xấu đi bằng cách tạo ra sự cạnh tranh liên tục.” – Tiến sĩ Markham giải thích. “Trẻ cũng không được học cách sống hào phóng khi đã đủ đầy và muốn chia sẻ cho người khác.”
Vậy thì, một phụ huynh hoặc một nhà giáo dục cần làm gì?
“Tôi khuyến khích các bé tự chia lượt, bé sẽ tự quyết định sử dụng đồ chơi trong bao lâu nên bé sẽ cảm thấy hoàn toàn vui vẻ với món đồ chơi, và sau đó có thể cho các bé khác mượn với một trái tim rộng mở.” -Tiến sĩ Markham nói. Bà tin rằng làm như vậy sẽ giúp trẻ trải nghiệm cảm giác hài lòng với việc ai đó hạnh phúc và cuối cùng là dạy cho bé về sự hào hiệp. Thay vì những bài học tiêu cực, bà cho rằng trải nghiệm đó mang tính giáo dục cao hơn, dạy cho trẻ những điều tốt đẹp hơn:
– Mình có thể yêu cầu những gì mình muốn. Đôi khi tới lượt mình sớm, và đôi khi mình phải chờ đợi.
– Khóc lóc cũng được thôi, nhưng cũng không có nghĩa là mình sẽ nhận được các món đồ chơi.
– Mình không có tất cả mọi thứ mình muốn, nhưng thứ mình nhận được còn tốt hơn. Bố mẹ mình luôn thấu hiểu và giúp đỡ mình khi mình buồn.
– Sau khi khóc, mình cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
– Thay vì đòi món đồ người khác đang có, mình có thể sử dụng đồ chơi khác và chơi rất vui. Chờ đợi cũng giúp mình có món đồ chơi hay hơn.
– Mình không cần khóc lóc mè nheo khiến cha mẹ của mình phải đi thuyết phục người khác cho mình mượn. Ai cũng phải chờ đến lượt mình, chỉ là tới lượt sớm hay muộn thôi.
– Mình thích cảm giác khi anh chị em của mình đem cho mình những món đồ chơi. Mình thích anh ấy/chị ấy/em ấy.
– Mình có thể sử dụng một món đồ chơi đến khi nào mình muốn; không ai sẽ bắt mình đưa nó cho anh chị em của mình vào một thời điểm được dặn trước. Khi mình chơi xong đồ chơi và đưa cho anh chị em của mình, mình cảm thấy rất vui – Mình muốn cho anh ấy/chị ấy/em ấy được chơi một lượt. Mình là một người hào phóng.
Kết quả cuối cùng bé học cách làm một người biết kiên nhẫn, đồng cảm và được trang bị tốt hơn để có thể xử lý các tình huống lớn hơn trong tương lai.
Nguồn tin: Shopchoicuabe.blogspot.com

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Những lưu ý để trẻ không bị thừa cân, béo phì


Béo phì

Thói quen ăn uống thiếu khoa học và tùy tiện của bố mẹ có thể khiến con mắc phải chứng thừa cân, béo phì, kéo theo nguy cơ mắc rất nhiều các bệnh nguy hiểm khác cho trẻ sau này.
Cân bằng là chìa khóa trong việc giúp con bạn duy trì một trọng lượng hợp lý và khỏe mạnh. Trẻ em thừa cân và béo phì nên giảm tỷ lệ tăng cân về mức tăng trưởng và phát triển bình thường. Cân bằng năng lượng là giúp trẻ thích nghi và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh.
Cung cấp cho con của bạn những bữa ăn dinh dưỡng với lượng calo thích hợp. Bạn có thể giúp con phát triển những thói quen ăn uống lành mạnh, điều độ bằng cách nấu những món ăn giàu dinh dưỡng hơn và giảm đồ ăn nhiều năng lượng.
1. Khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh
Những thay đổi nhỏ có thể tạo ra một công thức cho sự thành công như:
– Ăn nhiều rau, trái cây và các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt.
– Sử dụng các loại sữa ít béo hoặc không béo hay những sản phẩm ít béo từ sữa.
– Chọn thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu lăng và các loại đậu đỗ để bổ sung chất đạm.
– Điều chỉnh các khẩu phần với lượng hợp lý.
– Khuyến khích con bạn uống nhiều nước.
– Hạn chế đồ uống có đường, natri và chất béo bão hòa.
2. Chế biến những món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng hơn
Bạn chỉ cần một vài thay đổi nhỏ trong một số công thức nấu ăn yêu thích của mình. Ngoài ra bạn có thể thử một số món ăn có lợi cho sức khoẻ tim mạch và biến chúng thành những đồ ăn hợp khẩu vị của con bạn.
3. Tránh xa những cám dỗ của các món giàu calo
Hạn chế những món giàu chất béo và hàm lượng đường cao hay đồ ăn nhẹ chứa muối cũng có thể giúp bạn phát triển thói quen ăn uống lành mạnh. Dưới đây là một loại thực phẩm dễ mua, ít chất béo và ít đường, cung cấp khoảng 100 calo hoặc ít hơn:
– Một quả táo cỡ trung bình
– Một quả chuối cỡ vừa
– 1 cốc việt quất tươi
– 1 cốc nho tươi
– 1 bát nhỏ gồm cà rốt, bông cải xanh hoặc ớt chuông với 2 thìa cà phê nước sốt thực vật.
4. Giúp con bạn hiểu được lợi ích của việc vận động cơ thể
Hãy đưa ra một vài ví dụ về những lợi ích tuyệt vời đối với sức khoẻ của con như:
– Giúp xương chắc khẻ hơn
– Giảm các bệnh về huyết áp
– Giảm căng thẳng và lo âu
– Làm con tự tin hơn
– Hỗ trợ rất tốt trong việc kiểm soát cân nặng 5. Động viên và khích lệ trẻ duy trì việc vận động thường xuyên
Trẻ em nên tham gia các hoạt động thể chất ít nhất 60 phút hầu hết các ngày trong tuần hoặc hàng ngày nếu có thể. Bạn có thể “thiết kế” một lịch trình cho cả bạn và con để khuyến khích con cùng tham gia với bạn. Đây là một vài ví dụ để bạn tham khảo:
– Đi bộ nhanh
– Nhảy dây
– Chơi bóng đá
– Học nhảy hoặc khiêu vũ
– Chơi đuổi bắt
6. Giảm thời gian “ngồi một chỗ” của con
Mặc dù con của bạn cần thời gian yên tĩnh để đọc sách và làm bài tập về nhà nhưng bạn cần hạn chế thời gian trẻ ngồi trước màn xem tivi, video, internet hay chơi game, không được quá 2 tiếng mỗi ngày.
Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo truyền hình không phù hợp cho các bé từ 2 tuổi trở xuống. Hãy khuyến khích con của bạn tìm đến những hoạt động vui chơi thú vị khác với những thành viên trong gia đình hoặc giúp con bạn khám phá các trò chơi đơn giản của bé.
Đạt được và duy trì một trọng lượng cơ thể thích hợp là rất quan trọng. Đó là lý do tại sao các gia đình cần tập trung vào những thay đổi nhỏ nhưng thường xuyên trong sinh hoạt ăn uống, điều này có thể đem lại kết quả tốt hơn so với việc thay đổi một loạt trong thời gian ngắn mà không thể duy trì lâu dài. Trong việc điều chỉnh chế độ cho trẻ em thừa cân, các yếu tố sẽ đem lại thành công của bạn là:
– Bố mẹ cùng “tham gia” vào “chương trình điều trị” dinh dưỡng cùng bé.
– Thay đổi chế độ ăn uống với những thực phẩm dinh dưỡng.
– Thường xuyện vận động và tăng cường các hoạt động thể chất.
Tầm quan trọng của việc duy trì những thay đổi lành mạnh cần được sự ủng hộ và tham gia của cả gia đình, đây là yếu tố quan trọng nhất để con bạn phát triển cân nặng phù hợp và khoẻ mạnh.
Nguồn tin: Shopdochoicuabe.blogspot.com

Cách học giao tiếp của trẻ em tiểu học như thế nào?


Nói chuyện với con

Trẻ em tiểu học bắt đầu nhìn thế giới theo cách phức tạp hơn.
Ở giai đoạn này, trẻ dần chuyển từ việc suy nghĩ 1 cách cụ thể sang suy nghĩ có chiều sâu hơn. Trẻ suy nghĩ có logic hơn về các sự kiện thế giới, mặc dù vẫn nhìn nhận những vấn đề đó theo quan điểm trẻ con của chúng. Trẻ bắt đầu nhìn vào các nguyên nhân và hỏi các câu hỏi khó hơn.
Trong độ tuổi từ 6-11, trẻ trở nên quả quyết hơn. Chúng nghĩ trước về những thứ chúng muốn và thường có kế hoạch để có được những thứ đó. Vì cách giao tiếp của trẻ vẫn còn hấp tấp và bị dẫn dắt bởi những mong muốn của bản thân, nên nó có thể che giấu phần sâu sắc, tình yêu yêu thương và sự khôn ngoan tiềm ẩn trong trẻ.
Trẻ em ở độ tuổi này chuyển từ tình cảm phụ thuộc, chịu đựng sang thậm chí chống đối cha mẹ. Việc này làm cho các bậc phụ huynh rất căng thẳng. Chúng có thể trông rất ngoan ngoãn trong vài ngày và sau đó bỗng nổi loạn. Trẻ trở nên xấc xược nếu cha mẹ đối xử với chúng theo cách mà chúng cho là trẻ con, thậm chí mặc dù vào những lúc khác chúng vẫn muốn là trẻ con.
Trẻ lứa tuổi đi học hay hỏi han, nghi ngờ và phê bình cha mẹ.
Trẻ không còn coi cha mẹ chúng là những người có quyền lực duy nhất nữa. Việc này rất bình thường, và nó có ý nghĩa rằng trẻ đang biết suy nghĩ 1 cách có phê phán. Trẻ có vẻ như muốn giữ khoảng cách, hay thậm chí từ chối những người mà chúng yêu mến nhất.
                                     
Trẻ ở độ tuổi này bắt đầu học cách thay đổi cách giao tiếp của chúng với những người xung quanh.
Trẻ ở tuổi mầm non thường giao tiếp theo kiểu không để ý là chúng ở đâu hay nói với ai. Nhưng trẻ tuổi đi học thích ra ngoài hơn ở nhà, chúng thường thích giao tiếp theo các kiểu nói mà chúng nghe được từ bạn bè hay từ TV.
Trẻ em tuổi này bắt đầu biết suy nghĩ mang tính cá nhân hơn.
Dù cho quan hệ của chúng với cha mẹ khả quan đến mức nào cũng không ảnh hưởng đến việc trẻ có thể bắt đầu tách dần cha mẹ vì cuộc sống bên ngoài bắt đầu cạnh tranh với cuộc sống của trẻ ở nhà.
Tính hài hước ở Trẻ lứa tuổi đi học phát triển đa dạng phức tạp hơn.
Trẻ thích kể chuyện cười ,chơi chữ và chơi các trò chơi khó hơn. Trẻ có thể hiểu được các trờ chơi dành cho trẻ lớn hơn và biết phân tích các nguyên tắc và tiền đề của các trơ chơi mà chúng chơi.
Trẻ lứa tuổi đi học thay đổi từng ngày.
Trẻ lứa tuổi đi học biết tự định hướng hơn và chú ý đến bạn cùng tuổi hơn là khi trẻ còn học mẫu giáo. Cách cư xử và giao tiếp của trẻ thay đổi qua từng ngày. Sẽ có những lúc bạn nghĩ “Tôi không thể nhận ra đứa trẻ này”, và bạn luôn thốt lên rằng “ôi, cô bé này lớn nhanh và thay đổi nhiều quá!”
Nguồn tin: Shopdochoicuabe.blogspot.com

Làm gì khi bé sợ đến trường?


Buồn - giận

Trẻ sợ đi học có thể do nhút nhát, hay do môi trường và tâm lý thay đổi. Bạn đừng đe dọa hay ép buộc khi con không muốn đến trường, hãy kiên nhẫn trò chuyện, giải thích và hướng dẫn cho trẻ.
Trẻ thường chờ đón ngày khai trường với một tâm trạng háo hức, xốn xang khi mình chuẩn bị trở thành một học sinh, nghĩa là đã lớn. Việc được cha mẹ chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở, quần áo cho buổi đầu đi học khiến trẻ càng mong muốn đến trường.
g
Nhưng việc đi học ở trường phổ thông không còn giống với những ngày tháng ở lớp mẫu giáo. Các em phải ngồi hàng giờ trong lớp, không được nói chuyện riêng, tuân thủ theo những quy định trong giờ học, phải chú ý xem thày cô đọc gì, nói gì, viết gì, phải làm theo đúng lời thày cô yêu cầu, phải lĩnh hội những điều không phải lúc nào cũng thích thú.
Công việc học tập đòi hỏi trẻ có trách nhiệm và nghĩa vụ nhất định. Sau một thời gian, trẻ nhận thấy nhiều điều đã khác xa với sự tưởng tượng nên bắt đầu có những biểu hiện chán nản, thờ ơ không muốn đến trường, lẩn tránh việc học, việc làm bài tập về nhà… Mặt khác, việc cha mẹ kỳ vọng quá cao cũng tạo thành một căn bệnh tâm lý tương đối nghiêm trọng: bệnh sợ học.
Biểu hiện đầu tiên của bệnh này là trẻ sợ đi học, thậm chí công khai cự tuyệt đến trường. Trong thời gian có biểu hiện chán học, nếu cha mẹ ép buộc, tâm lý trẻ càng nặng nề; còn nếu cha mẹ có ý tạm thời không bắt đi học, trẻ lập tức cảm thấy thoải mái. Các biểu hiện tâm thần bất định, lo sợ không yên, lo âu, thậm chí đổ bệnh… cũng có thể xuất hiện ở trẻ chán học.
Bệnh sợ học có thể do nguyên nhân nội tại: Trẻ có tính nhát, cẩn thận, nhạy cảm, đa nghi, đặc biệt là giữ thể diện, không chịu được sự phê bình của người khác như thầy cô, cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp có nguyên nhân khách quan: sự thay đổi về vị trí môi trường học tập so với môi trường mẫu giáo; cha mẹ và giáo viên kỳ vọng quá cao, vượt quá khả năng, khiến tâm lý trẻ mất thăng bằng.
Khi thấy con chán học, bạn nên bình tĩnh tìm nguyên nhân. Cần trò chuyện với các em, chú ý hướng dẫn chỉ bảo, không dùng phương pháp đe dọa đơn thuần để ép, tránh làm tổn thương trẻ. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, cha mẹ và thầy giáo cần trao đổi để hiểu trẻ và cùng lập kế hoạch giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Thứ nhất, cần giúp đỡ trẻ khắc phục tâm lý sợ sệt; động viên giúp đỡ trẻ trong quá trình học cũng như khi chơi với bạn bè. Để trẻ dần quen với môi trường. Mỗi ngày khi trẻ có tiến bộ, nên kịp thời biểu dương và cổ vũ.
Thứ hai, nhanh chóng có biện pháp để trẻ trở lại trường học. Giả dụ trẻ không muốn đi học, cha mẹ không nên nóng ruột, cần thông qua trường học phối hợp với giáo viên sau đó kiên nhẫn chờ đợi để giúp trẻ làm mất đi hoặc làm giảm căn bệnh tâm lý này.
Như vậy, hơn ai hết, cha mẹ và các thầy cô giáo là những người có vai trò rất quan trọng giúp đỡ trẻ vượt qua khó khăn này. Khi ở trường, thầy cô cần giúp trẻ nhanh chóng thích ứng với hoạt động mới, để trẻ đón nhận lớp học, trường học, bạn bè tuy mới nhưng không hề xa lạ. Đặc biệt, các thầy cô luôn chú ý đến những biểu hiện khác thường của trẻ để giúp trẻ không xa lánh và đứng ngoài tập thể.
Khi về nhà, bố mẹ cần tạo cho trẻ một không gian riêng, một khoảng thời gian nhất định để học bài và làm bài. Cha mẹ cần quan tâm và tôn trọng yêu cầu này của trẻ.
Nguồn tin: Shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Bố mẹ nên làm gì khi con mè nheo, ăn vạ?


Bé cãi nhau
Trẻ ở độ tuổi tập đi rất hay giận dỗi và thích ăn vạ vì các bé rất muốn thể hiện sự tự lập nhưng lại không thể diễn tả cho người lớn hiểu được dẫn đến cáu giận. Bố mẹ cần khéo léo xử lý để khuyến khích sự lắng nghe và hợp tác của con. 
Hãy cho trẻ thấy tình yêu của bạn càng nhiều càng tốt
Thể hiện sự quan tâm là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc giáo dục trẻ ở độ tuổi tập đi. Ôm, hôn và trêu đùa sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu từ bố mẹ. Thường xuyên khen ngợi sẽ động viên con tuân thủ kỷ luật.
Chấp nhận cá tính riêng của con
Khi con lớn, chúng sẽ thích thể hiện tính cách bản thân. Hãy tôn trọng sự phát triển cá nhân của trẻ và đừng hi vọng chúng giống bạn. Bạn không nên gán bất kỳ tính cách nào cho con, thay vào đó, hãy nuôi dưỡng nhân cách và giúp bé cảm thấy tự tin hơn.
Bạn có thể xây dựng sự mạnh mẽ của con khi động viên bé chơi với những đồ chơi mang tính thử thách. Khi con đã mạnh dạn hơn thì bé thường kiên trì hơn.
Giảm thiểu các quy định
Thay vì áp đặt quá nhiều quy tắc ngay từ khi con còn nhỏ, điều sẽ đem lại hệ quả không tốt, hãy ưu tiên những quy định bảo vệ an toàn của bé trước sau đó đưa thêm những yêu cầu về tuân thủ thời gian.

Bố mẹ cần thực sự lắng nghe và thấu hiểu con để giúp con vượt qua được nhưng cơn khủng hoảng của mình.
Ngăn chặn cơn giận dữ của trẻ
Thái độ giận dữ của con là rất bình thường nhưng bạn cũng phải chú ý để chúng không vượt quá giới hạn. Bạn có thể giảm tần suất cũng như mức độ sự bực bội của con bằng một vài cách sau đây:
1. Biết được “điểm giới hạn” của con: Bé có thể làm việc chưa được tốt vì không hiểu hoặc không thể thực hiện được việc mà bạn yêu cầu. Do đó, bạn không nên giao các việc quá sức của con.
2. Giải thích cách thực hiện: Thay vì nói “Đừng đánh nhau nữa” bạn hãy đưa ra những gợi ý để giúp mọi việc diễn ra suôn sẻ hơn chẳng hạn như: “Tại sao hai con không thay phiên nhau cùng chơi?”
3. Kiên nhẫn: Đừng phản ứng thái quá với trẻ khi chúng nói “Không”. Hãy bình tĩnh và nhắc lại yêu cầu của bạn.
4. Chỉ nói “Không” khi thực sự cần thiết.
5. Đưa ra những lựa chọn cho trẻ: Bằng cách này, bạn có thể khuyến khích khả năng độc lập của con bằng cách để bé tự chọn quần áo hoặc chọn truyện để đọc.
6. Tránh những tình huống có thể khiến trẻ bị thất vọng hoặc cáu giận. Ví dụ như không nên cho con chơi các trò chơi quá khó. Bạn cũng nên tránh những chuyến đi quá dài mà con phải ngồi im một chỗ hoặc không có gì để chơi vì trẻ có xu hướng cáu giận khi mệt, nhàm chán, đói, ốm hoặc đến một nơi không quen thuộc.
7. Gây trò: Khi con có dấu hiệu cáu giận, bạn hãy đánh lạc hướng của bé thông qua những trò chơi dạy trẻ cách cư xử. Các bé có xu hướng làm những gì bạn muốn nếu bạn biết cách tạo cảm hứng cho chúng.
8. Lên lịch trình rõ ràng: Hãy tạo những thời gian biểu hàng ngày cho trẻ. Điều này giúp con biết trước những việc phải làm.
9. Động viên những hành vi tốt: Bạn hãy nhắc nhở trẻ về việc dùng ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc. Nếu trẻ vẫn chưa nói được, hãy dạy con những cách khác nếu không bé sẽ rất dễ bị thất vọng khi người lớn không hiểu chúng.
Nếu trẻ vẫn tức giận, hãy cố gắng giữ bình tĩnh để tìm biện pháp giải quyết. Mọi việc vẫn chưa nghiêm trọng khi con tỏ vẻ mè nheo, ăn vạ bằng việc khóc nhưng nếu trẻ đấm đá hoặc la hét thì bạn cần can thiệp ngay. Hãy ôm chặt con để chúng có một khoảng thời gian để “hạ nhiệt”.
Sử dụng những hình phạt
Bất chấp những nỗ lực của bạn, bọn trẻ vẫn phá vỡ những quy tắc thì bạn cần sử dụng đến những hình phạt như sau:
1. Hình phạt xuất phát từ hành vi xấu: Hãy để con bạn thấy những hậu quả từ những hành động của mình. Ví dụ như khi con ném và đập vỡ một món đồ chơi, bé sẽ không có đồ chơi để chơi nữa hoặc nếu con không nhặt lại đồ chơi thì bé sẽ không được chơi trong vòng một ngày.
2. Từ chối đặc quyền: Nếu con bạn không cư xử tốt, bạn có thể phản đối bằng cách lấy một món đồ có giá trị với bé ví dụ như món đồ chơi yêu thích hoặc cái gì đó liên quan đến hành vi không đúng của trẻ. Đừng lấy những thứ cần thiết hàng ngày của bé ví dụ như cấm trẻ ăn.
3. Cho trẻ có khoảng thời gian suy nghĩ: Khi con bạn cáu giận vô cớ, hãy đưa ra những lời cảnh báo. Nếu bé vẫn tiếp diễn, hãy tỏ thái độ nghiêm khắc và yêu cầu con ngồi im một phút để suy nghĩ về hành động của mình. Nếu vẫn thất bại, hãy tăng thời gian suy nghĩ lên nhiều phút và nhấn mạnh con phải ở một mình trong phòng. Hãy giải thích rõ những hành vi nào là xấu và hành vi nào là tốt để bé làm theo.
Dù bạn chọn hình phạt nào thì hãy đảm bảo chúng phù hợp với con. Ngoài ra, bạn cũng phải chắc chắn rằng rất cả những người lớn khác cũng giúp trẻ tuân theo những nguyên tắc đó nếu không trẻ sẽ có ý định “kiểm tra” độ nghiêm túc của bạn. Hơn nữa, bạn cũng phải phân biệt giữa việc phê phán hành vi của con với chê trách bản thân con.
Thay vì nói “Con là một đứa trẻ hư” hãy nói “Việc con vừa làm là không tốt đâu nhé”. Bạn không nên dùng những hình phạt làm tổn thương hay xúc phạm con. Việc đánh đòn hay la mắng con sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Làm một tấm gương tốt
Con trẻ thường bắt chước những hành động của người lớn. Cách tốt nhất để giúp các bé cư xử tốt chính là bạn hãy trở thành một tấm gương để các con học theo.
Nguồn tin: Shopdochoicuabe.blogspot.com