Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Dinh dưỡng cần thiết cho các mẹ bầu

Thực phẩm và thức uống mẹ chọn khi mang thai ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lâu dài của bé. Và dinh dưỡng phù hợp trong 1.000 ngày đầu đời không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thành tích học tập mà còn hạn chế rủi ro nguy cơ mắc các bệnh khi trưởng thành như tim mạch, béo phì hay tiểu đường tuýp 2. Dưới đây là một số điều cần phải quan tâm trong chế độ ăn uống ở giai đoạn mang thai của mẹ:

[​IMG]
Được hấp thu nguồn dưỡng chất tốt trong 1.000 ngày đầu đời có thể tác động tích cực đến sức khỏe, thành tích học tập của bé và hạn chế rủi ro nguy cơ mắc các bệnh khi trưởng thành​.
 
​· Axit folic: 400 µg/ngày – 4 tuần trước khi có thai và trong 12 tuần đầu của thai kỳ. · Vitamin D: 5 µg/ngày
· 6 khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì và khoai tây mỗi ngày
· Ít nhất 5 khẩu phần rau củ, quả tươi mỗi ngày
· 3 khẩu phần thực phẩm từ sữa ít béo mỗi ngày
· 2 khẩu phần thịt, cá hoặc các loại thực phẩm có thể thay thế thịt mỗi ngày
· Hạn chế thức ăn ngọt, các loại snack có tẩm muối và thức uống có đường ở mức hợp lý : 1-2 lần/tuần
· Dầu cá (cá hồi, cá trích, cá thu): 1 – 2 lần/tuần
· Uống ít nhất 8 ly nước (tương đương với 2 lít nước) mỗi ngày
· Hạn chế lượng caffeine ở mức 200mg/ ngày
· Thường xuyên tập các bài tập nhẹ như đi bộ, bơi, yoga
· Tuyệt đối không hút thuốc lá và sử dụng thức uống có cồn
· Tránh dùng thịt, cá, hải sản và trứng chưa được nấu chín hoàn toàn. Tốt nhất là nên nấu các thực phẩm này chín hẳn trước khi dùng
· Tránh dùng sữa và các thực phẩm từ sữa chưa qua tiệt trùng
· Tránh các loại phô mai mềm. Mẹ bầu có thể dùng phô mai từ sữa dê đã nấu chín
· Tránh các loại salads chưa được chế biến kỹ, thịt tái hay cá hồi xông khói
 Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Trẻ em nghèo cần được quan tâm nhiều hơn

Khi ai đó hỏi về những mơ ước, hầu hết chúng ta sẽ nói về những điều lớn lao, những hoài bão cao xa trong tương lai. Thế nhưng đối với một cô bé nghèo thì ước mơ thật vô cùng giản dị: em cần một đôi dép . Đối với nhiều người điều ấy chẳng đáng để tâm nhưng với em nó lại là một mơ ước thật sự. Thế mới biết trong cuộc sống thường ngày còn rất rất nhiều những cảnh đời bất hạnh, tuổi thơ các em gắn liền với những tháng ngày phải bươn chải vất vả trên từng con đường hẻm phố để kiếm tiền nuôi bản thân và gia đình. Các em đã không có được những gì tưởng chừng là bình thường nhất, đơn sơ nhất. Liệu những bậc làm cha làm mẹ nghĩ thế nào khi con cái mình nói rằng "mơ ước" ba hết uống rựơu, hết cá độ đá banh? Trách nhiệm ở đâu khi bắt con phải ghánh chịu những điều ấy trong đoạn đường đời mà đúng ra các em đúng ra được quyền cắp sách đến trường, vui cùng bè bạn và mong mỏi những điều lớn lao hơn. Mong rằng các bậc làm cha làm mẹ ấy hãy làm sao để các em đừng bao giờ phải nói những những điều ấy bằng từ "mơ ước", mà đó phải là điều các em hiển nhiên có. Xin hãy để những tâm hồn trẻ thơ có thời gian và không gian bay cao, bay xa hơn trong thế giới của riêng mình. Hiện nay số lượng trẻ em nhận được sự giúp đỡ còn ít so với con số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong thực tế. Hằng ngày, ở đâu, vào bất cứ thời gian nào cũng có thể bắt gặp hình ảnh các trẻ em phải làm những công việc mưu sinh cực nhọc, thậm chí không hiếm trường hợp các em còn bị lợi dụng bóc lột sức lao động, dụ dỗ vào con đường phạm pháp. Việt Nam chúng ta là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới kí vào Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, do vậy chúng ta hãy cùng nhau tiến hành nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để mang lại cuộc sống tươi đẹp cho các em. Đừng để các em mới vài tuổi đời đã phải làm, phải lo những điều của người lớn.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Góc học tập lý tưởng cho con yêu

Góc học tập là một trong những yếu tố rất quan trọng tác động đến kết quả và niềm vui học tập của con trẻ. “Sinh viên nhỏ” nhà bạn sẽ dễ tập trung vào công việc của bé hơn nếu góc riêng của bé được trang bị hợp lý. Nhưng thế nào là hợp lý, bạn biết chưa?

Vị trí góc học tập:

Con bạn không cần cả một căn phòng thật rộng mà chỉ cần một góc phòng nho nhỏ, miễn nơi đó đủ yên tĩnh, thoáng, đủ ánh sáng và vẫn ở trong tầm kiểm soát của bố mẹ. Tránh đặt góc học tập của con ở gần những nơi ồn ào náo nhiệt như bếp, phòng ăn, nơi để TV… tuy vậy cũng đừng đặt ở nơi quá biệt lập, tách rời con khỏi các thành viên khác trong gia đình.

Bạn hãy để bé cùng tham gia chuẩn bị góc học tập cho mình: chọn màu, thiết kế, làm đồ đựng bút từ những chiếc can cũ… (Lưu ý: bạn đừng để con dán quá nhiều poster, tranh ảnh có thể gây mất tập trung.) Góc học tập của con không nên dùng màu quá đậm, sẽ dễ làm bé “quá khích” và khó tập trung nhưng cũng đừng nên là màu quá nhạt nhòa, buồn chán. Hãy chọn một màu tươi sáng tự nhiên kết hợp với một màu nhẹ dịu hơn, để trông vẫn tươi sáng mà không bị chói, ví dụ: cam và trắng, xanh lá và kem. Trong trường hợp góc học tập của con quá nhỏ để biến hóa màu sắc tường, hãy sơn màu trung tính nhạt và tạo điểm nhấn bằng màu của bàn ghế tủ (nên chọn cùng tông, nhiều sắc độ cho đẹp).




Bàn học:

Có nhiều yếu tố bạn cần quan tâm khi chọn bàn học cho con.

Đầu tiên là về chức năng. Bàn học, ngoài chức năng chính là nơi để bé ngồi học, thì còn là “thế giới riêng” của bé, vậy nên hãy chọn loại bàn rộng rãi một chút để ngoài tập vở, trên bàn vẫn còn không gian để bé bày biện và trang trí. Bàn của bé nên có ngăn kéo, kệ để phân loại và cất giữ đồ đạc. Và dù bạn đã định trang bị máy tính cho con ngay hay chưa, cũng hãy cân nhắc đến không gian để đặt một chiếc máy bàn hoặc laptop – chắc chắn rồi con bạn cũng sẽ cần dùng đến chúng, và khi đó, bạn sẽ không phải đi tìm một chiếc bàn khác. Việc chuẩn bị hơi mất công, và có thể tốn kém hơn một chút lúc đầu nhưng bạn sẽ có thể tiết kiệm chi phí trong nhiều năm sau.

Thứ hai là về kích cỡ. Chọn bàn ghế có kích cỡ phù hợp với độ tuổi của con, điều đó là chắc chắn, ngoài ra còn phải phù hợp với không gian nhà. Trước hết bạn nên xác định vị trí mà mình sẽ đặt bàn học cho trẻ, đo đạc cẩn thận để lựa chọn đúng cỡ bàn (cân nhắc cả dài, rộng và cao).

Thứ ba là về độ an toàn. Bạn phải luôn đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu khi chọn mua đồ cho trẻ em. Đừng chọn những bàn có chất liệu kính hay kim loại sắc, tránh loại bàn nhiều góc nhọn có thể làm con bị thương khi đùa nghịch và va phải. Dù là bạn mua hay đặt đóng thì cũng hãy tự mình nghiệm thu cẩn thận: ngồi thử, rung thử, nếu chiếc bàn dễ lung lay thì cũng có nghĩa là không an toàn đâu.

Yếu tố cuối cùng: ý kiến của con. Chức năng, kích cỡ và độ an toàn là mối quan tâm hàng đầu của bạn chứ không phải của con, nên bạn hãy chọn ra vài chiếc bàn hợp ý mình và để con chọn một trong số đó. Bạn có thể giúp con hứng thú hơn bằng cách cho bé quyền quyết định trong việc trang trí. Bạn cũng đừng quên chừa chỗ cho con được trưng bày các tác phẩm, bằng khen hay món đồ mà bé yêu thích. Chúng ta cần có những thứ nho nhỏ để gợi nhắc về việc làm tốt của mình!

Ghế: Cùng với bàn học, việc chọn ghế phù hợp là rất quan trọng, bởi chúng ta đều biết ngồi không đúng tư thế sẽ dẫn đến nhiều tác hại đối với sức khỏe (mắt, cổ, vai…) Đó là chưa kể tư thế không đúng còn khiến cho việc làm bài tập trở nên khó khăn, chữ cũng xấu hơn. Ghế xoay, ghế có bánh xe có vẻ tiện lợi và pro, nhưng để con ngồi học thì một chiếc ghế đơn giản, lưng thẳng là lựa chọn tốt nhất.



Ánh sáng:
Giống như tư thế ngồi, ánh sáng cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé, gây giảm thị lực, đau đầu, mất tập trung… Dù rằng con bạn nói bé có thể đọc được ở bất kỳ điều kiện ánh sáng nào, nhưng bạn cũng biết thế là không đúng; hãy khuyến khích con làm bài tập gần cửa sổ, tận dụng ánh sáng tự nhiên ban ngày và đảm bảo đầy đủ ánh sáng vào buổi tối. Nếu khu vực học tập của con thiếu ánh sáng tự nhiên, hãy trang bị thêm đèn bàn (nếu có thể, hãy chọn màu và kiểu dáng theo sở thích của con), bảo đảm vùng sáng của đèn tỏa rộng và cao vừa đủ để không rọi trực tiếp vào mắt con.

Dụng cụ học tập:
Sách vở, bút, thước, từ điển… nói chung là đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết nên được sắp xếp gọn gàng và hợp lý ở trong tầm tay của con, giúp bé không mất thời gian tìm kiếm, cũng như không bị bực mình và cụt hứng học hành. Bạn cũng nên trang bị cho bé một tấm bảng nhỏ để viết hoặc dán những ghi chú của mình lên, những việc cần làm hoặc những ý chính cần nhớ trong bài học sắp tới của bé…

Máy tính và máy in đã dần trở thành những trợ thủ đắc lực cho việc học hành của các con. Các bé nhỏ có thể dùng chung máy tính của gia đình, các bé lớn có thể có máy riêng, tuy nhiên vẫn cần được đặt ở khu vực mà người lớn có thể kiểm soát dễ dàng.

Bạn đã có kinh nghiệm bàn làm việc có thể ảnh hưởng tới năng suất và tinh thần như thế nào rồi, đúng không? Mọi việc với con bạn cũng không khác là mấy, nên hãy chú ý cho con, để con có một khởi đầu năm học mới thật tốt nhé! 

Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Khéo tay sửa áo ấm cho trẻ

Bạn có muốn con mình nổi bật hơn mùa đông lạnh này nhưng không phải mất quá nhiều chi phí? Hãy tìm trong đám quần áo cũ của con xem có gì nào? Một chiếc áo khoác jacket cũ, một cái áo len cũ? Thế thì hãy tìm thêm một ít vải đồng màu để bắt tay sáng tạo đi nào:

Nguyên vật liệu:

- Một chiếc áo jacket cũ của con, có thể ngắn 1 chút cũng được nhưng bé vẫn mặc vừa;- Một chiếc áo len cũ (có mũ) của bạn;- Vải dạ (nếu định làm "áo cáo", bạn có thể chọn 2 tấm màu đỏ cam và trắng kem);- Bông hoặc vải vụn để nhồi;- Máy khâu, kim chỉ, nút áo…





Thực hiện:

- Đầu tiên, bạn lấy chiếc áo len cũ, cắt phần tay áo và mũ để riêng sang 1 bên;
- Cắt tùy ý theo ý bạn hình 2 cái tai, 1 cái đuôi và phần bụng cáo (2 nửa) từ tấm dạ. Bạn nên cắt tấm màu đỏ to hơn màu trắng kem nhé;
- Bỏ nút của chiếc áo jacket (nếu có) để khâu phần bụng cáo vừa cắt vào trước áo jacket, sau đó khâu lại nút vào áo, bạn có thể dùng một bộ nút mới để thay cho những chiếc nút đỏ (thường đồng bộ theo màu áo).
- Khâu đuôi và tai cáo, đừng vội khâu kín để bạn có thể nhồi bông hoặc vải vào cho phồng lên. Việc "nhồi nhét" này có thực hiện hay không tùy vào bạn có muốn tai cáo rủ xuống hay đứng được hay không.
- Khâu 2 chiếc tai này lên mũ áo vừa cắt ra lúc nãy, xong xuôi thì khâu phần mũ vào vào cổ áo jacket.
- Khâu đuôi vào sau lưng áo, hoặc có thể gắn chiếc đuôi này vào áo theo kiểu cài nút, nếu bạn muốn.
- Tay chiếc áo jacket cũ có thể đã bị ngắn với con bạn rồi, đúng không nào? Vậy thì khâu thêm phần tay áo len vào trong tay áo jacket, và nếu bạn thích có thể tỉ mỉ tạo hình giống như là móng vuốt của chú cáo.

Vậy là bạn đã làm xong cho con một chiếc áo khoác mùa đông hình chú cáo thật đáng yêu rồi đó. Bạn cũng có thể "thổi hồn" cho chiếc áo với nhiều con vật dễ thương khác như chó, mèo, ếch... Hãy trổ tài nhé
Nguồn tin: shopdochoiembe.blogspot.com.vn

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Những bài học tình yêu mẹ cần dạy con gái


Có những bài học về tình yêu mà chỉ mẹ mới có thể dạy được cho con gái, bà thì có thể khoảng cách thế hệ quá xa, các chị gái thì lại chưa đủ chín chắn và trải nghiệm, bố thì… Tuy không dễ mở lời nhưng món quà lớn nhất bạn có thể dành cho con là kiến thức và sự trang bị để đối diện với những tình huống, những khoảng thời gian khó khăn, và từ đó mạnh mẽ hơn lên.



1. Con hãy là con, không phải biến mình thành người khác để được yêu - đây là một thông điệp quan trọng mà những cô gái cần được nghe. Hãy dạy con nhớ rằng bất kỳ ai không thấy được những giá trị của con và cố gắng ép con phải thay đổi thế này hay thế kia đều không phải là “người đó”, và không xứng đáng có được một chỗ trong cuộc đời con.
2. Con cần biết tôn trọng trước khi nhận được sự tôn trọng. Điều này áp dụng với chính bản thân con, người yêu của con, gia đình, bạn bè và cả những người xung quanh. Hãy dạy con biết thể hiện sự tôn trọng mà con muốn tìm kiếm ở người khác; và khi con quan tâm, chăm sóc tốt cho chính mình, con cũng sẽ dễ tự nhiên hấp dẫn/bị hấp dẫn bởi người cũng sẽ làm điều tương tự cho con.
3. Đừng đánh mất mình trong một mối quan hệ. Tình yêu có thể khiến người phụ nữ quên mất bản thân mình thật sự như thế nào khi không ở bên ai đó. Đừng để sự thiếu tự tin hoặc “tình yêu” ngăn cản con sống cuộc đời mà con xứng đáng được nhận. Hãy nhắc con gái giữ gìn, duy trì những mối quan tâm, bạn bè và những khoảng thời gian riêng của mình, hãy nhớ tự yêu mình - chúng ta ai cũng cần những điều đó để có một cuộc sống hạnh phúc và tiếp tục cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình, bất kể mối quan hệ hiện tại kéo dài đến lúc nào.
4. Cơ thể con xứng đáng được cảm nhận sự hoan lạc. Nếu mẹ không phải là người dạy con điều này thì là ai bây giờ? Nhưng thực tế là chúng ta thường tránh điều này, không giúp con hiểu rằng cơ thể của người phụ nữ, và của con nói riêng không phải là thứ chỉ để cho người yêu theo đuổi và say mê. Cơ thể của mỗi người đều là tài sản và báu vật riêng để yêu thương, chăm sóc, khám phá và cảm nhận những trải nghiệm thú vị, an toàn khi đã sẵn sàng. Nói chuyện với con về sex sẽ không “vẽ đường hươu chạy” bằng sự im lặng.
5. Hãy chú ý nửa kia hiện tại (hoặc tương lai) của mình, tỉnh táo để tránh đau lòng. Nếu chàng trai mà con thích nói rằng không muốn có bạn gái, hãy tin điều đó; nếu cậu ấy cãi lại mẹ của mình, thô lỗ với người khác, hãy lưu ý; nếu con nhận thấy một người đối xử không tốt với người khác, đừng tự huyễn hoặc rằng người đó sẽ không làm như vậy với mình. Mọi người thường thể hiện rất nhiều thông qua hành động và lời nói của mình, hãy chú ý đến điều đó thay vì chủ quan tin rằng đã hiểu “anh ấy là người thế nào”.
6. Bước vào và ở lại một mối quan hệ với những lý do đúng đắn. Vì cô độc, vì chạy trốn quá khứ, vì những áp lực bên ngoài, vì có những người bạn chung… chúng đều không phải là những lý do đúng đắn cho việc quyết định ở bên ai đó, đừng đợi đến lúc con ở trong khủng hoảng mới nói với con điều này. Hãy dạy con gái về những giá trị cần có ở một tình yêu đích thực - cảm xúc, sự thấu hiểu, lòng vị tha, sự rộng lượng... nếu không có những phẩm chất ấy, đừng bước vào và ở lại.
7. Con nên biết mình muốn gì, và thành thật về điều đó. Đôi khi những mối quan hệ nhìn ngoài thấy ổn lại có thể mục ruỗng bên trong, khi con không nhận lại được kết quả cho những gì mình đã nỗ lực bỏ ra, hoặc khi chỉ đơn giản cảm nhận được có gì đó thiếu sót. Con cần hiểu những mong muốn của mình, biết cách chuyển tải chúng cho người khác hiểu, từ đó mới có thể giải quyết và sống tiếp.
8. Con nên hiểu rằng việc chia tay cũng có những giá trị của nó. Không có lúc nào con gái cần lời khuyên, bờ vai và vòng ôm của mẹ nhiều hơn khi trái tim tan vỡ. Hãy cho con biết rằng tuy đau đớn nhưng sự chia tay cũng có thể là bài học hiệu quả nhất, mạch lạc nhất mà một người phụ nữ học được về chính mình. Con cần học cách đấu tranh cho điều mình thật sự mong muốn và tin tưởng, nhưng cũng cần học cách buông tay; cách con đương đầu, xử lý tan vỡ đầu đời sẽ định hình những mối quan hệ trong tương lai.
9. Đừng dùng phép thử cho tình yêu, đó là dấu hiệu của sự lo sợ và thiếu tự tin. Hãy dạy con gái tin vào nửa kia của mình, độ bền chắc của mối quan hệ và tin vào chính mình, sự tự tin sẽ giúp con xây dựng được những mối quan hệ lành mạnh hơn.

10. Tác giả của hầu hết những câu chuyện cổ tích là nam giới. Anh em nha Grimm, Hans Christian Andersen, Walt Disney đều cố thuyết phục những cô gái hãy chờ bạch mã hoàng tử đến cứu các cô. Nhưng những người phụ nữ trong những câu chuyện đáng yêu đó được tạo ra bởi những người thuộc giới tính khác, ở một thời điểm khác, và dành cho đối tượng khác. Việc thích truyện cổ tích không phải là điều xấu, nhưng đời thực phức tạp và đa dạng hơn nhiều. Hãy dạy con đừng sống theo Lọ Lem, tự chủ hơn với cuộc đời mình thay vì trông chờ và dựa dẫm.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những điều khác biệt giữa bé trai và bé gái mẹ nên biết

Là một người mẹ có tư tưởng phóng khoáng, thoát khỏi những gò bó - lề thói - quan niệm cũ, tôi không bắt con trai của mình chỉ được chơi với chiếc xe tải và con gái phải nghĩ tới những chiếc váy xòe. Tôi cũng thoát khỏi cách thức rập khuôn để tránh việc các con bắt buộc phải gắn bó với những đồ chơi đúng giới tính. Nhưng cuối cùng thì con trai tôi - bằng bản chất nam giới rõ ràng của mình đã biến những con búp bê thành chiếc xe đua và cô con gái suốt ngày chỉ nghĩ đến những đôi giày nữ tính.

Trong thực tế, một nghiên cứu cho thấy rằng khi các bé 18 tháng tuổi, bé đã thể hiện giới tính của mình một cách rõ ràng: ví dụ như hầu hết các bé gái chọn chơi với búp bê, trong khi đa số các bé trai đã chọn chiếc xe. Theo đó, giữa con trai và con gái hình thành những sở thích, tính cách, biểu hiện hoàn toàn khác nhau. Mẹ có thể kiểm chứng xem con mình có nam tính hay nữ tính không nhé!
BÉ TRAI
Nếu mẹ nào đã có bé trai, hẳn mẹ sẽ nhận thấy bé trai rất thích hoạt động chạy nhảy. Tuy nhiên các bé trai cũng rất tình cảm đấy các mẹ, có khi còn hơn cả những gì chúng ta tưởng tượng luôn. Dưới đây là một số cột mốc đặc biệt mà các mẹ có thể chờ đợi và nhìn thấy khi bé trai của mình khôn lớn dần:
1. Bé trai hiếu động
Theo các nhà tâm lý học tại Đại học Cambridge ở Anh, con trai thích xem chuyển động máy móc nhiều hơn chuyển động của con người. Khi các nhà tâm lý cho các bé trai 12 tháng tuổi lựa chọn: nhìn vào mọi người trò chuyện với nhau hoặc cần gạt nước kính chắn gió di chuyển, các mẹ có thể đoán được cái mà bé chọn phải không? Và điều này chỉ ra rằng trẻ em trai thường giỏi hơn trong việc theo dõi các đối tượng di chuyển; nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các bé trai thường nhận ra các định luật chuyển động sớm hơn 2 tháng so với bé gái (nếu các mẹ lăn một quả bóng dưới một chiếc ghế dài, bé trai sẽ chỉ mất một vài giây để lượm bóng ra ở phía bên kia ghế).
2. Bé trai vận động nhiều
Người xưa đã có câu: “Con gái là kẻ hay nói, con trai là kẻ hay đi”. Thường thì bé gái sẽ bắt đầu nói đầu tiên nhưng còn các bé trai ban đầu sẽ bước đi và có những hành động thiên về mặt thể chất hơn so với bé gái cùng lứa. Các mẹ sẽ dễ dàng thấy điều này như bé trai sẽ vặn vẹo, đấm đá, ngọ ngoậy nhiều hơn bé gái. Vì thế theo nghiên cứu mới, các bé trai sơ sinh thường hay gặp phải xầy xước hay thương tích. Kỹ năng vận động mạnh của bé trai có thể mất dần đi, tuy nhiên, khi bé đi mẫu giáo bé sẽ vượt qua các bạn học gái trong lĩnh vực thể chất).
3. Bé trai giàu tình cảm hơn bố mẹ tưởng
Có một điều hiển nhiên ta hay thấy: đó là các bé trai thường nóng tính hơn bé gái và cũng khó nguôi giận hơn. Theo một nghiên cứu: khi đối mặt với sự thất vọng, bé trai 6 tháng tuổi có nhịp tim và hơi thở thể hiện rằng bé đã thực sự buồn rầu hơn các bé gái.
4. Bé trai thích đám đông
Bé trai sẽ thích nhìn ngó vào một nhóm gương mặt khác nhau hơn là gương mặt đơn lẻ (phải chăng ai đó sẽ là đồng đội của bé sau này chăng, cũng có thể lắm chứ). Thực tế là đối với một bé trai sơ sinh, nhìn ngó một chiếc điện thoại di động còn thú vị hơn việc nhìn mặt một ai đó.
5. Bé trai không dễ sợ hãi (điều này chỉ tương đối thôi)
Bé trai thường ít sợ hãi hơn bé gái. Theo một cuộc khảo sát gần đây, cha mẹ của bé trai từ 3-12 tháng cho rằng con giật mình phản ứng với tiếng ồn lớn hoặc kích thích. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng khi các bà mẹ làm mặt dọa lúc đưa đồ chơi cho bé trai thì các bé ấy không quan tâm đến mẹ và thoải mái chơi. Còn bé gái thì lại sợ hãi.
BÉ GÁI
Các mẹ có thể mong đợi tất cả hoặc một số những đặc điểm sau ở bé gái của mình, như:
1. Bé gái bắt chước giỏi
Ngay từ lúc mới sinh, bé gái đã rất giỏi trong việc bắt chước. Trong một nghiên cứu tiến hành năm ngoái, bé gái sơ sinh đã làm tốt hơn so với bé trai trong việc cố gắng chuyển động ngón tay theo mẹ. Khi trẻ mới biết đi, bé gái cũng nhanh nhẹn hơn ở những hành vi bắt chước như giả vờ để chăm sóc một em bé.
2. Bé gái khéo tay hơn
Bé gái sơ sinh hơn hẳn các bé trai khi nói đến tinh nhiệm vụ vận động, một sự khởi đầu mà sẽ gắn bó với bé cho đến khi học mầm non. Bé gái sẽ chơi đồ chơi khéo léo hơn; biết tự múc đồ ăn và biết viết sớm hơn nữa.
3. Bé gái có thể trở thành người biết lắng nghe
Nghiên cứu gần đây cho thấy các cô gái hòa hợp với âm thanh tiếng nói con người và có vẻ thực sự thích giọng nói hơn các âm thanh khác. Khi các mẹ gõ trống đồ chơi, các mẹ sẽ chẳng thấy có sự khác biệt trong phản ứng giữa trẻ em gái và bé trai đâu, nhưng khi bạn nói chuyện, bé gái sẽ có khả năng lắng nghe tốt hơn đấy.
4. Bé gái thích gặp mặt mọi người hơn
Bé gái có nhiều khả năng thiết lập và duy trì giao tiếp bằng mắt hơn, và hay bị thu hút bởi từng gương mặt đơn lẻ, đặc biệt là phụ nữ. Bé cũng giỏi hơn lúc hiểu biểu cảm, ví dụ như, bé sẽ nhìn vào mẹ hoặc cảm nhận được mẹ đang buồn rầu hay hạnh phúc. Theo nghiên cứu về khả năng nhận biết nét mặt thì bé trai mất nhiều thời gian hơn để nhận thấy những điều như thế.
5. Bé gái sớm biết nói
Bé gái bắt đầu sử dụng cử chỉ như chỉ hoặc vẫy tay tạm biệt sớm hơn so với người anh em trai của bé. Bé gái cũng hiểu những gì các mẹ nói với bé sớm hơn bé trai (khoảng 12 tháng so với 13 đến 14 tháng đối với các bé trai), và bé gái sẽ tiếp tục nói chuyện nhiều hơn trong những năm đầu đời. Lúc 16 tháng, bé đã nói được nhiều từ lắm đấy mẹ ạ, tầm khoảng 100 từ; trong khi các cậu bé trung bình thốt ra gần 30 từ mà thôi.
Nhưng bất chấp tất cả, bé gái luôn làm mẹ ngạc nhiên về sự tự tin và có lúc bé mạnh mẽ hơn anh em trai của mình. Và bé trai có thể vô cùng nhạy cảm, thậm chí nhạy cảm hơn chị/em gái.
Bởi vì sự thật là, giới tính chỉ là một phần của những điều thể hiện bé là ai. Còn lại, có rất nhiều yếu tố tác động đến tính cách, con người của bé!
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Những điều nói dối mẹ dành cho con, con gái yêu của mẹ!


Khi còn bé, mẹ được dạy rằng nói dối là xấu lắm. Thành thật mới là điều tốt con ạ. Nhưng sẽ có những điều mẹ chỉ còn cách nói dối con thôi...


Mẹ muốn con tin có ông già Noel và những món quà kì diệu dành cho những em bé ngoan. Mẹ muốn con tin rằng không phải sắc đẹp bên ngoài mà là chính vẻ đẹp tâm hồn sẽ khiến con tỏa sáng giữa cái thế giới xô bồ này.
Và đây là 26 điều mẹ sẽ nói dối con. Con hãy tin vào những điều này nhé! Mẹ yêu con!
1. Trong cuộc sống này, mọi thứ đều công bằng. Thực ra cuộc sống rất tàn khốc con ạ, nhưng con không cần phải nhận ra điều này quá sớm đâu nhé!
2. Cuộc sống sẽ có những phần thưởng xứng đáng cho con nếu con biết làm việc chăm chỉ. Khi lớn lên, con sẽ nhận ra rằng không phải lúc nào con cũng được trả lương hậu hĩnh dù đã cần mẫn làm việc. Mặc dù đó có thể là sự thật, nhưng mẹ không bao giờ muốn con lười biếng đâu nhé!
3. Điều kỳ diệu là có thật. Mẹ không bao giờ muốn con thôi tin tưởng vào những điều kỳ diệu. Con cần phải có niềm tin vào cuộc sống và thêu dệt một bức tranh tuyệt đẹp cho kí ức của tuổi thơ, con nhé!
4. Nếu con ăn nhiều cà rốt, mắt con sẽ có thể nhìn xuyên bóng tối cơ đấy. Rau quả có thể không ngon lắm, nhưng chúng rất tốt cho con.
5. Đồng tiền không làm nên tất cả. Thật buồn là thực tế lại phũ phàng hơn con ạ. Trong cái thế giới này, con cần phải có tiền thì mới sống được. Nhưng không sao, nếu con muốn trở thành một nghệ sĩ, mẹ sẽ luôn ủng hộ con!
6. Ông già Noel, Tiên Răng và Chúa Xuân là có thật. Đó là những người mang đến cho con niềm vui sướng vào những dịp đặc biệt khi con ngoan ngoãn.
7. Chỉ cần là chính mình, con đã thật hoàn hảo rồi con ạ. Con luôn luôn hoàn hảo trong mắt mẹ, con yêu!
8. Mặc bikini hai mảnh sẽ khiến con phát ban đấy. Chẳng có lý do gì để một bé gái cần thiết phải mặc bikini hai mảnh cả con ạ. Mẹ muốn con giữ lấy sự ngây thơ của mình càng lâu càng tốt.
9. Nếu con không học hành cho tốt, con sẽ phải sống chung với mẹ và bị mẹ quản lý suốt đời đấy. Điều này có khi cũng đúng đấy chứ con nhỉ!
10.Nếu để hở rốn nơi công cộng thì con sẽ bị bắt cho xem! Đừng bao giờ nghĩ đến chuyện mặc đồ crop top nhé con gái!
11. Khi đã làm mẹ rồi thì người ta chẳng chú ý đến vóc dáng nữa con ạ. Mẹ không muốn con bắt chước vóc dáng xấu xí của mẹ trong khi con vẫn đang phát triển và nên có một thân hình thật đẹp.
12. Nghệ sĩ Beyoncé là mẹ đỡ đầu của con đấy. Phải rồi, con gái của mẹ xứng đáng có một người mẹ đỡ đầu tầm cỡ như vậy lắm chứ. Nhưng rất tiếc đó chẳng phải sự thật con ạ.
13. Quan hệ tình dục trước tuổi 18 sẽ giết chết con. Con à, khi còn trẻ mẹ đã trót phạm sai lầm, và mẹ không muốn con đi lên vết xe đổ của mẹ.
14. Đàn ông yêu vẻ đẹp tự nhiên. Thật buồn khi sự thật là họ thậm chí chẳng biết vẻ đẹp tự nhiên là gì nữa đấy con ạ!
15. Nếu biết nỗ lực cố gắng, con sẽ đạt được thành quả tốt nhất. Sự thật là không phải lúc nào cũng thế, nhưng con hãy luôn cố gắng hết mình, con gái ạ!
16. Đâu đó vẫn có một người đàn ông đang chờ đợi con. Tình yêu cần sự kiên nhẫn, và con cũng cần phải kiên nhẫn, con nhé!
17. Lần “yêu” đầu tiên của con sẽ rất kì diệu. Sự thật không phải thế, nó sẽ khiến con lúng túng vô cùng con ạ!
18. Tất cả mọi người sẽ tự động tôn trọng con. Ở cái xã hội này, làm phận đàn bà khổ lắm con à, con sẽ thấy người ta hay xem thường con. Con cần phải chứng minh mình xứng đáng được tôn trọng nếu con muốn họ xem trọng con.
19. Vẻ đẹp bên trong mới là quan trọng nhất. Mẹ rất phẫn nộ khi xã hội chỉ chú trọng quá nhiều đến vẻ bề ngoài trong khi con gái mẹ là một cô bé có nội tâm thật đẹp.
20. Con chính là cô gái đẹp nhất thế giới. Trong mắt mẹ, đó là sự thật. Nhưng thật không may, người khác có thể sẽ không thấy vậy đâu con ạ.
21. Không có ai xét đoán con cả. Vậy nên con hãy cứ là chính mình. Người đời sẽ xét đoán con đấy. Nhưng hãy cứ mặc kệ họ đi!
22. Con chính là người tốt nhất thế giới. Sự thật không phải thế, nhưng con của mẹ vẫn vô cùng đáng yêu đúng không nào!
23. Tất cả mọi người sẽ yêu mến con nếu con luôn sống tốt. Đó hoàn toàn không phải là sự thật. Cuộc sống đôi khi cũng có những người rất gian ác con à. May thay con đã có mẹ dạy con cách đối phó với họ rồi nhé!
24. Con có thể trở thành bất cứ ai con muốn. Thật không may, con yêu, tất cả những ước mơ đều không thành sự thật. Dù vậy mẹ muốn con hãy cứ cố gắng vươn tới những vì sao, và mẹ sẽ ở đây để ôm lấy con khi con trượt ngã.
25. Một ngày nào đó con sẽ nổi tiếng. Có thể con sẽ chẳng bao giờ nổi tiếng đâu, nhưng mẹ muốn con hãy có những ước mơ!
26. Con là một ca sĩ/ nhà khoa học/ dancer/ nhà văn/ nghệ siex piano/ họa sĩ/ nhà phát minh tuyệt vời. Ngay cả khi con hoàn toàn không có tài năng trên bất cứ lĩnh vực nào, thì mẹ cũng vẫn nói với con điều này. Con chính là một ngôi sao! Bé cưng à!
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những nét đặc biệt của bố mẹ thông thái nuôi dạy con thành đạt


Tất cả các bậc cha mẹ đều có chung một mong muốn là nuôi nấng con mình nên người. Trên thực tế không có một công thức chung nào trong việc nuôi dạy con cái để trở thành những con người nổi trội. Bạn muốn biết bạn có đang đi đúng hướng? Hãy cùng đọc 9 tính cách của những cha mẹ có con cái thành đạt để tham khảo nhé.

1. Họ đặt kỳ vọng cao ở con cái
Phụ huynh của những người thành đạt thường đặt ra cho con cái những kỳ vọng lớn, những đỉnh cao để con chinh phục ngay từ ấu thơ. Những mục tiêu dài hạn mà bố mẹ yêu cầu con phải đạt được đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán những thành công của con trong suốt thời gian học tập tại trường.
                                  

Đối với những cha mẹ này, ngay từ khi con của họ bước vào cánh cổng trường mẫu giáo, họ đã vạch sẵn ra cho con những dự định ở ngưỡng cửa đại học. Và theo kết luận của cuộc nghiên cứu được tiến hành tại đại học California thì đa số những đứa trẻ ấy sẽ sống theo nguyện vọng của bố mẹ đề ra.
2. Những gia đình này thuộc tầng lớp thượng lưu
Những đứa trẻ được sinh trưởng trong gia đình khá giả thường nhận được mức giáo dục cao hơn cũng như chớp lấy nhiều cơ hội để phát triển hơn so với những em bé sinh trưởng trong những gia đình kém may mắn. Kinh tế vững vàng là yếu tố trợ giúp đắc lực trên bước đường thành công rực rỡ của những người thành đạt trong tương lai.
                                    

Một nghiên cứu của Hoa Kỳ về so sánh điểm số SAT(kỳ thi quan trọng để đánh giá kiến thức tự nhiên và xã hội, đánh giá trình độ thí sinh đầu vào của chương trình cử nhân ở Mỹ) đã cho thấy: điểm SAT tỉ lệ thuận với thu nhập của hộ gia đình. Tức là gia đình nào có thu nhập càng cao thì con cái của họ thường đạt được mức điểm SAT cao hơn con cái của những gia đình có thu nhập thấp.
3. Bố mẹ là người được giáo dục kỹ lưỡng
Như một chân lý của cuộc sống: bố mẹ có ảnh hưởng lớn tới quyết định của con cái; ít nhất là điều này đúng đối với những nơi có nền giáo dục cao. Và thường thì những người con có cha mẹ được giáo dục ở trình độ đại học trở lên thì họ cũng sẽ nhận được học vấn tương tự.
                                     
Lý do của điều này cũng dễ hiểu vì phụ huynh đã tốt nghiệp đại học luôn khuyến khích, ủng hộ con mình đi theo con đường mà bố mẹ đã đi qua.
4. Bố mẹ giúp con cái tiếp nhận kỹ năng học tập từ sớm
Việc học của con cái họ thường được bắt đầu từ sớm: khi trẻ chưa đi nhà trẻ; và với những bậc phụ huynh nỗ lực dạy học cho trẻ từ sớm thường chính là người đem đến thành công trong con đường tương lai của trẻ. Thông thường, những kỹ năng về toán học đặc biệt tốt cho bé.
                                  
                      
Việc bé được học trước những kiến thức cơ bản về toán học như số thứ tự, các phép tính giúp cho bé có nhiều lợi thế hơn khi bước vào trường tiểu học so với các bé khác. Quan trọng ngang ngửa việc học toán là việc dạy cho con biết đọc từ sớm. Những kiến thức ban đầu này sẽ là nền tảng vững chắc cho con đường học tập của con trong tương lai.
5. Bố mẹ thường nhạy cảm với nhu cầu của con cái
Theo một nghiên cứu cho thấy, khi bố mẹ nhạy cảm với các nhu cầu của con thì không chỉ giúp gắn kết hơn tình cảm gia đình mà còn là một cách để giáo dục con cái. “Chăm sóc nhạy cảm” nghĩa là bố mẹ đáp lại nhanh chóng các tín hiệu, nhu cầu từ trẻ nhỏ và cùng tham gia hoạt động với trẻ một cách tích cực.
                                    

Một nghiên cứu năm 2014 cũng cho thấy rằng đối với những cá nhân nhận được sự chăm sóc, quan tâm sâu sát từ bố mẹ từ sớm sẽ có một con đường học vấn thành đạt khi họ 30 tuổi. Như vậy có thể thấy rằng sự chú tâm, tận tình của những bậc làm cha, làm mẹ hoàn toàn sẽ được đền đáp.
6. Bố mẹ khuyến khích con cái giao tiếp
Sự tự nhận thức sẽ dẫn đến khả năng tự tạo động lực cho bản thân và đưa con đến sự thành công. Một cách hữu hiệu để dạy cho trẻ sự tự nhận thức chính là khi bố mẹ khuyến khích bé giao tiếp nhiều hơn, bày tỏ nhiều hơn cảm xúc của mình. Cách biểu lộ cảm xúc sẽ ảnh hưởng tới sự trưởng thành của một người. Ví dụ như, những bé giấu giếm cảm xúc giận dữ sẽ dần trở thành những người cực cằn, nóng nảy.
                                   

Bố mẹ của những người thành đạt thường khuyến khích con bày tỏ cảm xúc; dù đó là cảm xúc tích cực hay tiêu cực thì vẫn tốt hơn là để trẻ phải kìm nén chúng. Một môi trường mà bé có thể tự do giao tiếp và thể hiện cá tính cảm xúc của mình sẽ thúc đẩy tích cực cho thành công của bé trong tương lai.
7. Họ dùng thời gian bên con một cách sáng suốt
Khi nói đến việc dành thời gian cho trẻ, phụ huynh hãy ghi nhớ rằng chất lượng quan trọng hơn số lượng. Bố mẹ của những người thành đạt không thể dành nhiều thời gian bên con, nhưng khi đã ở bên con, họ sử dụng thời gian một cách sáng suốt, cùng con tham gia vào những hoạt động có ý nghĩa.
                                   

Những cặp bố mẹ này còn nhận thức rõ được nên thể hiện cảm xúc nào khi ở trước mặt trẻ. Với những phụ huynh hay thể hiện sự căng thẳng, mệt mỏi thì con cái của họ cũng nhuốm màu căng thẳng.
8. Bố mẹ xây dựng cho con tư duy phát triển
Xây dựng cho con tư duy phát triển bằng cách cho con tham gia vào nhiều thách thức, và đặt biệt hơn là đưa con vào nhiều thử thách trong cuộc sống. Khi đưa con vào những tình huống khó khăn, cha mẹ thông thái không cầu tìm ra những thất bại, hay sự thiếu thông minh ở con mà thay vào đó là tạo một bàn đạp tiềm ẩn cho con thành công trong tương lai.
                                     

Một ví dụ điển hình cho việc trẻ được khuyến khích phát triển tư duy chính là những bé chọn chơi những khối rubbic phức tạp, và biết rằng nếu mình hoàn thành được trò chơi thì bố mẹ sẽ có phần thưởng cho mình. Còn đối với những trẻ không được bố mẹ đầu tư phát triển tư duy sẽ chọn giải mã một khối rubbic đơn giản hơn mà bé biết chắc chắn rằng bé sẽ giải quyết được nó.
Với những bố mẹ khuyến khích bé con phát triển tư duy sẽ tạo nên thành công bước đầu cho con. Vì thế bài học cho những ai đang đọc bài viết này chính là thay vì khen con rằng “con thông minh quá” thì hãy lôi kéo con bạn vào những trò chơi thông minh và từ từ khuyến khích con bạn nâng cao mức độ trò chơi hoặc thử thách đó.
9. Bố mẹ là những tấm gương mẫu mực cho con cái
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là việc trẻ luôn học theo những việc mà chúng nhìn thấy ở bố mẹ. Khi bố mẹ là những tấm gương tốt, họ thường làm việc chăm chỉ, kiên trì, cũng như thể hiện những đức tính tốt; và con trẻ được sinh trưởng trong những gia đình như thế thì “không thành công cũng thành nhân”. Giống như ông bà ta vẫn thường có câu “con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Kinh nghiệm chăm sóc con dành cho cha mẹ

Chăm sóc trẻ sơ sinh là việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ và cẩn thận của người mẹ. Nhất là trong những tuần đầu tiên, khi mẹ còn vụng về, lóng ngóng, đây là lúc mẹ cần nhiều lời khuyên nhất về những kỹ năng cơ bản để chăm sóc bé yêu.

Những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh

  • Sản phẩm hỗ trợ bú sữa
  • Bỉm, tã trẻ em
  • Đồ tắm và đồ ngủ : bồn tắm cho trẻ, khăn lau, khăn tắm, dầu gội đầu , sữa tắm dành riêng cho trẻ
  • Quần áo trẻ em : chăn quấn, quần áo, bao tay và vài đôi tất cho trẻ
  • Đồ chơi cho trẻ : Những loại đồ chơi phát ra tiếng động kích thích trẻ

Chăm sóc da của trẻ sơ sinh

Da em bé rất mỏng và nhạy cảm nên ba mẹ cần chú ý và chăm sóc một cách cẩn thận. Vài phút đầu sau khi sinh, da của bé có màu xanh nhưng sau đó màu sắc cơ thể bé chuyển từ xanh sang hồng hào. Bắt đầu từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3, trẻ có hiện tượng vàng da sinh lý và đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3, thứ 4 nhưng sau đó sẽ giảm dần.
Khi ra đời, cơ thể bé được bao bọc bởi lớp chất “gây”, giúp giữ nhiệt và bảo vệ da cho trẻ. Do vậy mà ngay sau khi sinh, mẹ không nên tắm sạch lớp chất “gây” ấy. Nhưng sau khoảng 24 – 48 tiếng, trẻ phải được tắm sạch mỗi ngày do lúc này lớp chất “gây” lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt là trong khâu vệ sinh mẹ cần tiến hành cẩn thận để bảo vệ bé khỏi hăm tã.
Bên cạnh đó mẹ nên kiểm tra các khiếm khuyết trên da. Ví dụ như các vết bớt, được hình thành sau khi sinh hoặc phát triển sau này, để mẹ có cách xóa chúng đi sớm cho trẻ.
Cach cham soc tre so sinh tot nhat
Ảnh: Sưu tầm Internet
Chăm sóc da là bài học đầu tiên của mẹ trong các cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất!

Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh

Thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh là 18 – 20 giờ mỗi ngày. Mẹ cần đặc biệt quan tâm đến giấc ngủ của trẻ vì nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
Trước tiên mẹ cần phải để ý đến tư thế nằm ngủ của trẻ, đặt bé nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất dành cho bé. Bắt đầu từ tháng thứ 6, trẻ đã có thể lật nghiêng qua một bên hay nhổm đầu, ba mẹ đừng lo lắng khi thấy bé xoay người khi ngủ, điều đó chứng tỏ bé đã có đủ sức khỏe để lựa chọn một tư thế ngủ tốt nhất cho mình.
Nhiều gia đình thường hay rung lắc nhằm giúp bé dễ ngủ hơn nhưng cần hạn chế vì hành động này sẽ khiến não của bé dễ bị tổn thương.
Nhiệt độ trong phòng bé nên giữ trên 26 độ C là tốt nhất. Nếu quá nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, gây nguy hiểm cho bé. Quá lạnh sẽ làm bé dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp. Nên cho bé nằm cạnh mẹ, giúp cho việc theo dõi và cho con bú dễ dàng hơn.

Chăm sóc vệ sinh cho trẻ sơ sinh

Tắm là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Tắm cho bé đúng cách có thể giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon.
Với những bé chưa rụng rốn có thể tắm bằng khăn, dùng khăn nhúng nước sạch và lau toàn thân bé. Đối với bé đã rụng rốn rồi có thể tắm bằng chậu. Không nhất thiết mỗi ngày phải gội đầu cho bé, ngoại trừ khi thời tiết nóng. Khi trời lạnh chỉ nên gội đầu bé 2-3 lần một tuần.
Vệ sinh mũi và tai: Không nên ngoáy bên trong mũi và tai em bé, chỉ cần làm sạch tai bằng cách sử dụng bông gòn thấm nước ngoài tai vì ráy tai là dịch tiết tự nhiên ở ống tai ngoài, có tính khử trùng và bảo vệ màng nhĩ khỏi cát bụi.
Vệ sinh móng tay, chân: Không nên để móng tay, chân bé quá dài, bé sẽ tự cào xước da mình. Thời gian cắt móng tay cho bé là sau khi tắm, lúc này móng tay bé mềm.

Chăm sóc cân nặng của trẻ

Giảm cân là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong năm ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh. Vì đây là giai đoạn những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé được tống ra ngoài. Bé giảm số cân không quá 10% trọng lượng sơ sinh của mình. Nhưng mẹ yên tâm là bé sẽ lấy lại được cân nặng khi sinh của mình sau 1 – 2 tuần.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ

Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt để bé có thể nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Nếu mẹ cảm thấy sữa về chậm thì trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú mỗi 2 – 4 tiếng và khoảng 8 – 12 lần trong ngày. Mẹ cũng lưu ý tư thế bú và cách bú đúng giúp bé hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Ngay sau khi sinh vài giờ, việc tiêm phòng 1 – 2 mũi cho bé là vô cùng quan trọng. Bé cần được tiêm bổ sung vitamin K và chủng ngừa viêm gan B. Vitamin K có tác dụng ngăn rối loạn chảy máu (bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh), và chủng ngừa viêm gan B – một chủng ngừa vô cùng quan trọng cho bé.
Cach cham soc tre so sinh khoa hoc
Ảnh: Sưu tầm Internet
Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách giúp bé lớn nhanh và khỏe mạnh

Giao tiếp với trẻ

Bé thường sẽ nhận ra giọng nói của bạn bởi giọng nói này đã quá quen thuộc với bé trong suốt quãng thời gian vừa rồi. Bạn có thể giao tiếp với bé của bạn bằng giọng nói, thị giác và khứu giác, nụ cười của bạn. Tất cả những thái độ hành động của bạn sẽ được bé tiếp thu và ghi nhận. Mẹ cũng sẽ nhanh chóng nhận thấy được ngôn ngữ cơ thể của bé.

Một số hiện tượng bình thường của trẻ sơ sinh

Mẹ sẽ thường thấy bé hay bị giật mình, ngay cả khi bé đang nằm trong phòng yên tĩnh hoặc có tiếng ồn.
Hiện tượng dính mắt khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân phổ biến nhất là do ống dẫn nước mắt của bé đang bắt đầu đi vào hoạt động. Việc cần làm của bạn lúc này là hãy làm sạch và mát-xa nhẹ nhàng cho bé. Nhưng tốt hơn cả là bạn cần đưa bé tới bác sĩ để thăm khám.
Nếu mặt bé có dấu hiệu sưng, bao gồm cả mí mắt hoặc bé bị thâm tím do dụng cụ khi tiến hành lấy thai thì các thì mẹ yên tâm vì hiện tượng này sẽ nhanh chóng hết đi trong vài ngày đầu tiên.

Chăm sóc người mẹ

Người mẹ có khỏe thì em bé mới khỏe mạnh. Do đó thời gian sau khi sinh, việc tự chăm sóc sức khỏe bản thân là rất quan trọng đối với mẹ. Các chuyên gia y tế khuyên các mẹ nên uống thật nhiều nước và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này vừa giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe vừa giúp bạn có nguồn sữa mẹ dồi dào cho bé.
Tuần đầu tiên, em bé của bạn cần thời gian để thích nghi với cuộc sống, môi trường mới. Mẹ của bé cũng chuẩn bị sẵn tinh thần về việc bạn không thể ăn tùy thích, ngủ tùy thích mà mẹ sẽ phụ thuộc vào thời gian biểu của bé. Bé sẽ chẳng cho bạn ngủ qua đêm đâu, nhất là tuần đầu tiên từ bệnh viện về nhà.

Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Nuôi dạy con thông minh từ thưở bé mới sinh

Mẹ có biết, khoảng thời gian từ 0 đến 3 tháng tuổi, bé đã có thể nhận thức về thế giới xung quanh? Kích thích khả năng các giác quan của bé trong giai đoạn này là nền tảng phát triển trí thông minh sau này của con. Đừng bỏ lỡ bài viết sau đây để dạy con thông minh ngay từ lúc mới sinh mẹ nhé!
Cách nuôi dạy con thông minh
Với những cách đơn giản, mẹ có thể giúp con phát triển trí thông minh ngay từ nhỏ
1/ Kích thích thị giác phát triển
Để tăng khả năng tập trung của con, đối với trẻ em dưới 1 tháng tuổi, mẹ nên để bé nhìn những dải sọc màu đen trắng 3 phút mỗi ngày, liên tục trong 1 tuần. Cách này giúp bé tăng khả năng tập trung từ 5 giây lên đến 60 -90 giây. Tăng khả năng tập trung giúp bé có được nền tảng tốt cho việc học tập sau này. 6 tháng tuổi, nếu bé đã chán những dải sọc màu đen trắng, mẹ có thể “nâng cấp” lên thành sọc caro trắng đen.
Ngoài ra, mẹ cũng nên để bảng chữ cái, với những chữ in to, màu đỏ gần giường bé. Đưa bé lại gần bảng chữ cái, mỗi lần 2-3 giây và lặp lại nhiều lần. Trẻ được tiếp xúc với bảng chữ cái từ nhỏ sẽ có khả năng nhận thức mặt chữ nhanh hơn.
2/ Phát triển thính giác
Cho bé nghe nhạc mỗi ngày, mỗi lần từ 15 đến 30 phút. Âm nhạc có tác động tích cực đối với sự phát triển não bộ của bé, giúp kích thích các giác quan, mở rộng nhận thức và cảm nhận của bé.
Khi cho trẻ nghe nhạc, mẹ nên dùng tay giữ nách của bé, để bé đứng tự đứng trên chân của mình và đung đưa bé nhẹ nhàng theo nhạc. Những bài nhạc nhẹ nhàng với âm thanh êm dịu như nhạc múa balê sẽ giúp bé phát triển tốt. Nhạc thiếu nhi nhẹ nhàng, với những âm thanh vui nhộn cũng rất thích hợp với con.
6 điều không nên bỏ qua nếu muốn con thông minh
6 điều không nên bỏ qua nếu muốn con thông minh Nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng, ngoài yếu tố gen còn rất nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của con bạn. Mẹ nên đặc biệt lưu ý những điều dưới đây để không bỏ qua cơ hội giúp bé cưng thông minh hơn nhé!
Giọng nói của mẹ cũng là một trong những âm thanh giúp bé phát triển thính giác của mình. Bất kể làm gì, từ thay tã đến khi tắm cho bé, mẹ cũng nên nói chuyện nhẹ nhàng với con. Trong khi thay tã cho con, mẹ có thể nắm tay, nói với bé “Đây là bàn tay, bàn chân” và lặp lại nhiều lần.
3/ Xúc giác
Khi cho con bú, mẹ nên di chuyển để núm vú chạm vào các vị trí khác nhau trên khuôn mặt bé như môi, miệng, hàm trên, hàm dưới, cằm, má trái, má phải. Điều này giúp bé học được cách điều chỉnh không gian, cảm nhận được vị trí trên dưới, trái phải.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng ngón tay hoặc khăn chà nhẹ vào hàm trên và hàm dưới. Bé sẽ học được cách nhận biết cảm giác khi liếm, cắn những vật không giống nhau.
10 chiến lược nuôi con thông minh
10 chiến lược nuôi con thông minh Tạm gác yếu tố di truyền sang một bên, trí thông minh là món quà mà mẹ có thể “ban tặng” thêm cho bé. Đừng chỉ quanh quẩn tìm kiếm những món ăn có lợi cho trí não, có rất nhiều bí quyết hữu ích khác để nuôi con thông minh. Bạn đã áp dụng được bao nhiêu trong số những bí quyết ấy?
4/ Khả năng cầm nắm
Khả năng cầm nắm các đồ vật theo bé ngay từ lúc mới sinh. Thử chạm vào lòng bàn tay con, mẹ có thấy bé chụm những ngón tay bé xung quanh tay bạn? Đây là phản xạ xuất hiện trong những tuần đầu tiên sau khi sinh. Để kích thích kỹ năng này của con, mẹ nên thường xuyên để bé nắm tay, đặt đồ chơi hoặc những vật nhiều màu sắc ra xa và khuyến khích bé cầm lấy chúng.

Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Những trò chơi cho bé đơn giản nhưng rất vui

Bạn không cần phải tốn quá nhiều thời gian hay tiền bạc để làm cho trẻ vui, bởi thật ra, chính những điều nhỏ bé lại thường là thứ tạo nên những kỷ niệm ý nghĩa của tuổi thơ, ví như được tắm mưa, được nhún nhảy trên nệm, hay được vầy cát khi cả nhà đi du lịch…
Trên tinh thần đó, dưới đây là một vài gợi ý đơn giản, rẻ tiền, đảm bảo có thể trở thành những điểm sáng đáng nhớ cho tuổi thơ con – và cho cả chính bạn nữa!

5 hoạt động rẻ mà vui dành cho các em bé dưới 1 tuổi

1. Xé giấy

Có lẽ do tiếng giấy xé nghe vui tai, cũng có thể do sự thỏa mãn khi được làm cho một vật gì đó thay đổi hẳn mà nhiều đứa trẻ rất thích thú với việc xé giấy. Vì vậy bố mẹ đừng ngần ngại cho bé tấn công các tờ báo cũ hay thư báo… Khi được trông thấy nụ cười sún răng trên gương mặt bé, chắc chắn bạn sẽ chắng ngại dọn dẹp bãi chiến trường ấy chút nào đâu.



2. Những chú cún con
Bạn có thể dắt bé đến một công viên hay sân chơi nào đấy cho bé xem lũ chó chơi đùa. Điều này không những giúp bạn vơi bớt căng thắng mệt mỏi mà còn đem lại rất nhiều niềm vui thích chẳng tốn một đồng nào. Tuy vậy cần chắc chắn rằng bạn luôn để mắt trông chừng; bạn có thể bế hoặc cho con ngồi xe đẩy để đảm bảo rằng bé được an toàn khi xem và chơi đùa với các chú cún (dĩ nhiên là với sự cho phép của chủ nhân chúng).
3. Trò chơi ánh sáng
Tắt hết đèn đi, kéo màn lại, lấy một chiếc đèn pin và nằm ra sàn chuẩn bị cho một buổi diễn ánh sáng sôi động cùng với con. Ánh sáng nhảy múa trên trần và trên các bức tường có thể thu hút sự quan tâm háo hức của bé. Bé lớn hơn một chút có thể thích được tự cầm đèn (tuy vậy bạn đừng nên ngạc nhiên khi tất cả những gì bé làm lại là đút nó vào mồm), chỉ cần lưu ý không để con chiếu đèn thẳng vào mắt bé hoặc mắt bạn.
4. Ăn ở ngoài
Để thay đổi với những gì diễn ra hàng ngày, sao bạn không thử đặt chiếc ghế ăn của con ở ngoài vườn hoặc trước cửa nhà để bé có thể vừa ăn vừa đùa nghịch, thậm chí cho bé vài thứ gì đó để ném chơi cũng được. Nhà bạn không có sân vườn hoặc sân vườn quá bé ư? Đừng lo, bạn có thể cho bé ra sân chung của khu nhà, hay công viên, mang theo một hộp thổi bong bóng xà phòng nữa là các bạn sẽ có một bữa ăn hoàn hảo cho một buổi sáng tràn ngập niềm vui.
5. Nhảy múa
Ngay chính tại phòng khách nhà bạn ấy! Hãy bật một bản nhạc ưa thích và bế con cùng nhảy. Bé sẽ có cảm giác như đang được ở trên mây, đồng thời cũng sẽ tận hưởng được ba trong số vô vàn điều thích thú trong cuộc sống này, là: âm nhạc, sự nhún nhảy và cảm giác gần gũi với bạn.
5 hoạt động vui rẻ dành cho các bé mới chập chững
1. Đi chơi
Các bé tuổi này rất thích được chở đi đâu đó, đặc biệt là nếu bé lại được ngồi ở chiếc ghế quen thuộc. Thay vì lấy xe chở con đi như thường lệ, bạn hãy thử cho bé làm một vòng quanh thành phố bằng xe bus xem sao, vừa tận hưởng mọi thứ từ góc nhìn mới thoải mái đầy thú vị mà cũng chẳng tốn kém là bao.
2. Nghịch bột
Khi nhào bột làm bánh, bạn có thể cho con một miếng bột to vừa đủ để chơi. Hãy chọ loại bột không quá dính nhưng cũng không quá nhão sẽ rất hoàn hảo cho những ngón tay bé xinh – bạn có thể tìm mua loại bột này tại các cửa hàng thực phẩm, tại các cửa tiệm pizza hoặc tự pha trộn lấy. Một cây cán bột sẽ tô điểm thêm cho hoạt động này như mứt hay kem trên mặt bánh vậy. Trong lúc đó, bạn cũng có thể làm những chiếc bánh ngon lành cho cả nhà. Và số bột mà bé chơi, bạn có thể cho lại vào tủ lạnh để dành cho những lần chơi sau.

3. Thích thú với những tấm giấy gói quà
Nếu đã từng xem một đứa bé mở quà, bạn sẽ nhận ra rằng chúng chẳng bao giờ để ý những gì bên trong bằng cái hộp, giấy gói và dải ruy băng buộc bên ngoài. Nếu không thể cản được thì tốt nhất hãy tham gia cùng chúng! Bạn hãy lấy một vật nào đó be bé – một món đồ chơi cũ của con chẳng hạn, bọc ngoài bằng thật nhiều ruy băng và giấy gói nhiều màu sắc là khiến bé mê mẩn ngay.
4. Máy bay kìa
Bạn chỉ cho bé xem những chiếc máy bay trên bầu trời, hoặc thậm chí có thể cho bé ra tận sân bay để ngắm những chiếc máy bay khi chúng cất và hạ cánh. Mang theo một ít thức ăn nhẹ và tận hưởng niềm vui cùng bé.
5. Đầu bếp tí hon
Bé ở tuổi này vẫn chưa đủ lớn để sử dụng máy đánh trứng hoặc rây bột bằng điện, tuy nhiên có thể đã sẵn sàng để được giao cho trọng trách rắc những hạt kẹo nhỏ lên bánh. Bạn có thể nướng một mẻ bánh quy và để bé tự do trổ tài với một chiếc lọ đựng các miếng kẹo để trang trí cho bánh. Kết quả là bạn có thể sẽ có một vài chiếc bánh không và một vài chiếc thì đầy kẹo là kẹo, nhưng có hề gì đâu, phải không nào. Và nhớ đừng quên ghi lại những hình ảnh này nhé! 
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những trò chơi giúp phát triển trí não cho bé mầm non

Trẻ nhỏ học nhanh nhất qua các trò chơi. Nói thế không có nghĩa là mẹ phải mua thật nhiều đồ chơi mắc tiền cho con đâu; thay vào đó, hãy thử tham khảo và áp dụng cho con những trò chơi đơn giản, thú vị mà lại có tác dụng rất tốt trong việc phát triển trí não dưới đây nhé.
1. Trò chơi xếp khối

Trò chơi này khuyến khích bé trải nghiệm. Chẳng hạn bé tự hỏi: “Để cái khối to lên cái khối nhỏ thì sẽ thế nào?” rồi khi thực hiện, bé hiểu ra: “À, nó sẽ đổ xuống!” Thế là bé học được thêm một điều: “Khối to để trên khối nhỏ sẽ bị đổ.”

Dạng trải nghiệm để tìm ra câu trả lời này là nền tảng cho những suy nghĩ và lập luận mang tính logic, khoa học về sau. Không chỉ thế, trò chơi xếp khối còn khuyến khích phát triển khả năng ngôn ngữ, bé sẽ hiểu rõ được những từ thường lặp lại trong khi chơi như: "trên, dưới, bên cạnh, trong, ngoài…"

Mách nhỏ cho mẹ: Những hình khối nhiều màu sắc, hình dáng, khối lượng sẽ khiến trò chơi khó mà vui hơn.


2. Trò xây lâu đài cát
Chỉ cần có cát, nước cùng vài cái xô đồ chơi hoặc khuôn nhựa là con bạn có thể say mê với trò xây lâu đài cát hàng giờ liền. Thông qua trò chơi, con học về thể tích, chất lỏng và chất rắn; không chỉ vậy, bé còn được rèn tính kiên nhẫn nữa.
Mách nhỏ cho mẹ: Trong lúc chơi, thỉnh thoảng bạn hãy đặt những câu hỏi mở để con học hỏi nhiều hơn nữa, chẳng hạn như: “Mấy cái que con cắm vào hố cát tự đứng được nè, tại sao vậy nhỉ?”
3. Trò chơi bắt chước
Hoạt động này sẽ cho bé cơ hội được làm “thủ lĩnh” và bố mẹ sẽ bắt chước theo bé, bất kể đó là xếp lá hay đào đất. Đừng ngăn cản hoặc tìm cách chỉ đạo con mà hãy dành thời gian với con và để bé tìm hiểu về thế giới theo tốc độ của mình. Và nghiên cứu cũng đã cho thấy khi người khác làm theo lời con thay vì ngược lại, bé sẽ học được nhiều từ hơn.
Mách nhỏ cho mẹ: Hãy để con làm điều mà bé thích, tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn có thể đặt câu hỏi để khuyến khích con quan sát và nói nhiều hơn về hoạt động của mình, ví dụ như: “Con đào được nhiều quá này. Đã tìm được gì chưa con?”
4. Trò chơi hóa trang
Trò chơi này giúp phát triển trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo và cả khả năng kiểm soát hành vi - một kỹ năng sẽ rất quan trọng sau này. Khi khoác lên mình những bộ trang phục mới, con có thể xem mình là một nhân vật nào đó khác, và bé sẽ điều chỉnh lời nói, hành động của mình cho hợp với nhân vật mới này.
Mách nhỏ cho mẹ: Hãy chuẩn bị sẵn một số bộ trang phục, khuyến khích con chơi trò hóa trang và xem trí tưởng tượng của bé có thể bay xa đến đâu.
5. Trò chơi nấu ăn
Bạn có thể cho con một chiếc nồi và muỗng gỗ sạch, và để bé giả vờ nấu ăn. Tuy biết đây chỉ là trò chơi giả vờ nhưng bé vẫn rất thích, và qua đó còn phát triển được nhiều kỹ năng quan trọng, giúp ích cho việc... tập đọc sau này. Bởi giống như kỹ năng tưởng tượng, đọc là một hoạt động có tính trừu tượng - chẳng hạn như 2 chữ cái x-e ghép với nhau có thể trở thành thứ mà bố mẹ dùng để đi lại hàng ngày.
Mách nhỏ cho mẹ: Nếu con đòi chơi với thức ăn thật trong khi mẹ không có nhiều thời gian cho việc dọn dẹp? Hãy để trí tưởng tượng của cả mẹ và bé được phát huy bằng cách dùng những đồ vật khác để thay thế, chẳng hạn như mấy tấm thẻ học chữ là thịt gà chiên còn cái đĩa nhựa đồ chơi là bánh pizza. Lưu ý tránh dùng những đồ vật nhỏ, như hạt đậu, vì bé có thể cho vào miệng và bị hóc.


6. Trò chơi trốn tìm
Đây có lẽ là một trong những trò chơi quen thuộc nhất với trẻ em ở khắp nơi trên thế giới. Và mẹ có biết trò chơi này có thể giúp bé rèn luyện khả năng định hướng, xác định đường đi và ước lượng không gian? Ở vị trí của người đi tìm, trẻ sẽ phải hình dung về không gian xung quanh để phán đoán xem đâu có thể là nơi ẩn nấp, nghĩ xem đi đường nào để tới được đó rồi sau đó là chạy thật nhanh tới điểm ẩn nấp đó theo sơ đồ đường đi có trong đầu. Ai mà ngờ trò chơi trẻ thơ lại có thể phức tạp đến vậy chứ!
Mách nhỏ cho mẹ: Với những bé chưa hiểu thế nào là đi trốn, mẹ có thể bắt đầu với việc giấu một đồ vật quen thuộc ngay trước mặt bé, chẳng hạn như giấu con thú bông dưới cái gối rồi nói bé đi tìm. Bé sẽ thấy rất tự hào xen lẫn ngạc nhiên khi lật cái gối ra và thấy con thú bông bên dưới. Đây là cách bé học về vị trí của một đồ vật và cách phán đoán. 
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com