Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Biện pháp chữa nói ngọng cho con


Khi con bị ngọng, có rất nhiều mẹ lung túng không biết phải làm thế nào để giúp con trở lại bình thường. Có nhiều mẹ biết cách xử lý, nhưng vẫn chưa thật sự hiệu quả cho con trẻ.
Được biết,nói ngọng là một rối loạn của đường phát âm, làm cho bé không thể tạo được âm vị chuẩn của ngôn ngữ, chủ yếu thường gặp ở trẻ con, đặc biệt là bé trai nhiều hơn bé gái.
Rút ngắn thời gian luyện tập cho trẻ
Bạn có thể chia nhỏ thời gian hoặc rút ngắn thời gian luyện tập cho bé, mẹ cũng nên hạn chế cho bé học những bài tập dài, như vậy bé sẽ rất chóng ngán và mất khả năng tập trung.
[​IMG] 
Tai là bộ phận quan trọng giúp bé hiểu để phát âm đúng ngôn ngữ, nhưng nếu như mẹ cố gắng dồn bé nghe trong một khoảng thời gian dài thì thật sự không tốt tý nào cho bé.
Hãy lắng nghe con nói
Khi bé nói ngọng, để giúp bé phát âm đúng là việc rất khó. Vì vậy, mẹ cần phải lắng nghe con nói mọi lúc, mọi nơi, để cùng con chỉnh sữa sao cho đúng. Đừng cáu gắt lên với trẻ nếu như trẻ không tập được liền ngay lúc ấy, dân gian ta thường có câu “ Mưa dầm thấm lâu” mà các mẹ.
Trong những trường hợp bé bị ngọng, cha mẹ chúng mình cần phải thật kiên trì dạy con nói thật chậm, từng từ, từng câu và hỗ trợ con theo các bài tập cơ bản.
Sử dụng các âm bổ trợ
Hãy sử dụng âm bổ trợ để giúp trẻ có thể phát âm đúng, hãy tập cho trẻ phát âm những cấu âm mà trẻ đã biết là đúng và có vị trí cấu âm như luyện tập phát âm. Ví dụ như các loại âm gió, ta sử dụng âm bổ trợ “t”, trong tập âm “r” sử dụng bổ trợ “đ”,…tập cho trẻ nói với câu từ ngắn rồi mới tới các đoạn dài, đừng vội vàng và hấp tấp trong việc dạy trẻ chữa ngọng.
[​IMG] 
Tạo cho bé một không gian ấm cúng
Trong lúc dạy trẻ , mẹ hãy tạo cho trẻ một không gian sinh hoạt ấm cúng và vui vẻ, đừng bắt ép trẻ phải làm theo bạn hoặc tạo áp cho trẻ, vì như vậy sẽ rất khiến trẻ trở nên mặc cảm và không chịu hợp tác với bạn nữa. Và cũng đừng quá căng thẳng và coi trọng việc bé nói ngọng, nói sai các mẹ nhé.
Bên cạnh đó, các mẹ có thể làm thêm các việc sau để giúp trẻ phát âm đúng và chuẩn như: cho trẻ tham gia các khóa học chữa ngọng, các lớp dạy phát âm, cho trẻ đọc nhiều sách, các câu thơ, ca dao, tập cho trẻ thở đều hoặc khả năng nhai,…
Nguồn tin : dochoiembe.com.vn

Dành thời gian cho con để cha mẹ và con gần nhau hơn


Với nhiều gia đình Việt hiện nay, thời gian bố mẹ dành cho con ngày càng ít do bận rộn công việc. Các bé dễ cảm thấy thiếu sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ. Mỗi người đều có 24 giờ đồng hồ một ngày, vậy tại sao bạn lại không thể dành ra một giờ mỗi ngày để gần gũi con?
Con bạn có thực sự hạnh phúc?
Con cái là tài sản lớn nhất của cha mẹ. Vì thế, các bậc phụ huynh không ngại đáp ứng mọi yêu cầu từ việc cho các em nhiều tiền, mua những món đồ con thích… Tuy nhiên cha mẹ đáp ứng yêu cầu vật chất mà quên rằng điều này có thực sự làm bé cảm thấy hạnh phúc?
Nhiều ông bố ngụy biện sự vắng nhà của mình là do bận rộn, áp lực công việc. Nhưng kì thực trong lứa tuổi đang phát triển, điều các bé cần là sự quan tâm từ bố mẹ chứ không phải là thỏa mãn về mặt vật chất. Những đứa trẻ không nhận được chia sẻ từ bố mẹ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, tự kỷ… ảnh hưởng không nhỏ đến học tập và cuộc sống của các bé. Hiện nay số lượng trẻ bị tự kỷ đang ngày càng tăng, cha mẹ, nhà trường và xã hội phải có trách nhiệm với trẻ để mang đến các em một cuộc sống lành mạnh.

[​IMG]
Dành thời gian nói chuyện cùng con để cha mẹ và con cái gần gũi nhau hơn
“Một Giờ Một Ngày” – bạn có làm được không?
Bạn luôn nỗ lực trong việc dành thời gian cho con nhưng vẫn không đủ. Bạn tận dụng giờ cơm để dạy con, bạn tìm cách chia sẻ trước giờ bé ngủ… Bạn đã cố gắng nhưng bé lại không muốn chuyện trò cùng bạn.
Kì thực, giờ cơm với những lời răn đe từ bố mẹ liệu trẻ có ngon miệng? Bé chuẩn bị ngủ còn phải trình bày lỗi của mình thì sao có giấc ngủ ngon?… Cha mẹ hãy là người đứng vào hoàn cảnh của con để thông cảm và hiểu bé hơn.

[​IMG]
 
Nuôi con là một hành trình vất vả, dạy con là cả một nghệ thuật, vì vậy cha mẹ hãy là người sáng tạo nghệ thuật một cách khéo léo. Dành thời gian cho con, đồng thời lựa chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện với các em, điều này không chỉ giúp con vượt qua khó khăn mà còn khiến không khí gia đình thêm ấm áp, yên vui. Bạn chỉ cần dành ra một giờ mỗi ngày để trò chuyện cùng bé nhưng đó không phải là tận dụng khoảng thời gian ăn uống, lúc con chuẩn bị đi học, đi ngủ mà phải là khoảng thời gian riêng biệt cho việc giáo dục con.
“Một Giờ Một Ngày” tuy ít nhưng sẽ là sợi dây gắn kết tình cảm gia đình, rút ngắn khoảng cách giữa bố mẹ và con cái. Một giờ sẽ không đủ để bạn nói hết mọi chuyện với con nhưng nó sẽ giúp các bé cảm nhận được sự yêu thương, chăm sóc từ cha mẹ. Bạn thực sự muốn dành cho con “Một Giờ Một Ngày” nhưng bạn chưa biết phải làm thế nào để tận dụng hiệu quả? Hội thảo “Một Giờ Một Ngày” do Trường Tây Úc tổ chức sẽ giúp bạn cảm thấy sự cần thiết của khoảng thời gian ngắn ngủi này, đồng thời chia sẻ bí quyết cân bằng giữa công việc và gia đình để bạn luôn sẵn sàng đồng hành cùng con trên chặng đường phía trước.
Nguồn tin : dochoiembe.com.vn

Cách bố mẹ chia sẻ và lắng nghe con

 

“Hôm nay ở lớp vui không?” – hầu hết trẻ sẽ nói “bình thường”. Cha mẹ sẽ không bao giờ hiểu con thực sự nghĩ gì.
Trẻ nhỏ tưởng như rất dễ hiểu nhưng cũng là những “đối tượng” khiến cha mẹ phải đau đầu nhất. Một ví dụ đơn giản về câu hỏi phổ biến của cha mẹ “Hôm nay ở lớp con có gì vui không?” – hầu hết cha mẹ đều hay hỏi con câu hỏi đó. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sẽ lơ đãng nói “rất vui ạ” hoặc “bình thường ạ”. Một số câu hỏi mà cha mẹ đặt ra đôi khi lại khiến đứa trẻ cảm thấy khó chịu và vô nghĩa.
Nếu vậy, không có cách nào khiến các bậc cha mẹ hiểu được suy nghĩ thực sự của con mình? Có! Những bà mẹ thông minh vẫn luôn biết cách nói chuyện với con để khơi gợi bé sự thân thiết và tin tưởng.

Hỏi trẻ cần chi tiết, cụ thể

Đừng hỏi con “Hôm nay ở trường có gì vui không” mà nên hỏi bé một cách cụ thể “Hôm nay con học những môn gì vậy nhỉ”, “Ở lớp nhạc hôm nay cô dạy con bài gì?”…Cha mẹ có thể mất nhiều câu hỏi hơn với con nhưng đó là những câu hỏi đơn giản, cụ thể, bắt đầu từ những vấn đề dễ hiểu nên trẻ sẽ trả lời ngay lập tức mà không cảm thấy áp lực.
Không phủ nhận mà phải đồng cảm
Cha mẹ luôn cho rằng mình là người từng trải, hiểu chuyện, là “người lớn” và do đó dễ dàng phủ nhận cảm xúc và quan điểm của trẻ. Ví dụ, khi đứa trẻ nói “Học toán chán lắm!”, các bậc phụ huynh sau đó ngay lập tức nói “Chán đâu mà chán. Học toán rất hay. Học giỏi toán con có thể ….”. Trẻ nhỏ sẽ ngại tranh luận và sau đó, dần dần nhận ra cha mẹ có quan điểm khác mình, từ đó không sẵn sàng chia sẻ cảm xúc bản thân.
Câu trả lời phù hợp cho con phải là “Trước kia mẹ cũng không thích học toán. Thế nhưng sau đó, có vài chuyện xảy ra và mẹ đã nhận thấy học toán rất hay”. Sau đó, cha mẹ có thể kể một câu chuyện cho trẻ. Hãy để trẻ biết cha mẹ cũng hiểu những cảm xúc của con sau đó mới giúp con thoát khỏi rắc rối.
[​IMG]
Trẻ nhỏ tưởng như rất dễ hiểu nhưng cũng là những “đối tượng” khiến cha mẹ phải đau đầu nhất ​
Kỹ năng cần thiết và quan trọng nhất của cha mẹ nếu muốn con thoải mái bộc lộ cảm xúc thật, đó là cần phải biết lắng nghe. Trẻ gặp chuyện buồn ở lớp, bị cô giáo mắng, điểm kém hay cãi nhau với bạn bè…và muốn tâm sự với mẹ, kết quả câu nghe được lại là “Mẹ đã bảo con rồi. Con như vậy thì bảo sao…”. Những câu chê trách, châm biếm như vậy thường không mang lại tác dụng. Trẻ cũng không vì những câu nói ấy mà rút ra được bất cứ kinh nghiệm gì ngoài việc tự hiểu rằng “lần sau không nói với mẹ nữa”. Chính vì vậy, khi thấy con có tâm sự, có điều cần sẻ chia, nhiệm vụ của mẹ là lắng nghe, không phải là thuyết giáo.

Thể hiện “mẹ thực sự quan tâm đến câu chuyện của con”

Khi nói chuyện với con, cố gắng ngồi xuống, nắm tay con, mắt nhìn con và thể hiện rằng mẹ quan tâm đến câu chuyện của con. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Những hành động như rửa bát, gấp quần áo, xem tivi khi nói chuyện với trẻ sẽ khiến trẻ con không còn hứng thú chia sẻ.
Nguồn tin : dochoiembe.com.vn
Có những điều các bà mẹ phải chờ đợi hàng năm để được nghe con mình nói, đó có thể là những câu hết sức đơn giản, nhưng thực sự mang lại niềm hạnh phúc cho các bà mẹ.
1. Con sẽ dọn phòng
Cho dù có thể sau khi dọn, phòng vẫn còn bừa bộn và bẩn thỉu hơn cả lúc chưa dọn nhưng bà mẹ nào cũng sẽ cảm thấy vô cùng phấn khởi nếu được nghe câu này từ các con.
2. Con muốn ăn thêm rau
Thường thì các bé sẽ lắc đầu hoặc quay đi khi được mẹ mời mọc ăn thêm rau củ nên khi bé nói được câu này, các mẹ sẽ mừng vui khôn xiết.
3. Con sẽ ngoan
Không chỉ hạnh phúc, các mẹ sẽ cực kì ngạc nhiên nếu bé yêu nhà mình nói câu này, nhất là với những bé bướng bỉnh và khó bảo.
4. Con không quấy lúc mẹ đi vệ sinh
Thật vui khi nghe con nói được điều đó. Nhưng con hứa phải làm đúng thế nhé!
5. Con sẽ tự đi bộ
Thay vì câu "Mẹ bế!", "Bố bế" câu nói này sẽ làm các mẹ sung sướng không bút nào tả xiết.
6. "Suỵt! Mẹ đang nghe điện thoại đấy!"
Nếu thay vì trèo lên cả người bạn để đòi điện thoại, bé sẽ nói câu này thì hẳn là bé đã lớn hơn rất nhiều rồi.
7. Thôi, mình không xem "Nữ hoàng băng giá" nữa
Tuyệt quá! Mình sẽ xem một bộ phim khác mà mẹ thích nhé!
8. Con muốn đi vệ sinh trước khi đi chơi
Còn gì tuyệt hơn khi bé nhà bạn ý thức tự đi vệ sinh mà không cần mẹ thúc giục chứ.
9. Mình chia sẻ đồ chơi cho các bạn mẹ nhé
Nếu mẹ nhớ không nhầm thì con không muốn chia tay "bạn đồ chơi" nào, dù tủ đựng đồ đã chật như nêm rồi. Con ngoan lắm, hãy tự chọn ra những đồ mình không cần nữa nhé.
10. Mẹ chỉ cần đọc hết truyện này là được rồi!
Nhờ câu nói này của bé mà thời gian đọc truyện trước khi đi ngủ của bạn được rút ngắn đi khá nhiều đấy.
11. Hôm nay con sẽ ngủ ở phòng của mình.
Nguồn tin : Dochoiembe.com.vn

3 cách đơn giản giúp trẻ nhanh biết nói.


Nhiều bố mẹ băn khoăn không biết làm thế nào để giúp con học nói một cách dễ dàng. Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra 3 cách cực kỳ đơn giản giúp trẻ học nói rất nhanh.
Khi giao tiếp với con, thay vì chỉ có một mình bạn nói không ngừng thì bạn nên giúp trẻ hòa mình vào các cuộc nói chuyện hay bất cứ việc gì mà bạn đang làm. Nó không chỉ đơn giản là nói mà điều quan trọng hơn đó là bạn phải giúp bé giao tiếp, trò chuyện và đối đáp lại. Bạn càng nhận được nhiều sự hồi đáp của con thì ngôn ngữ của bé sẽ phát triển nhanh bấy nhiêu.
1. Nói chuyện bằng giọng giống như đang hát
Có một phương pháp giao tiếp với trẻ tên là "Parentese". Với phương pháp này cha mẹ sử dụng những từ đơn giản dưới các hình thức diễn đạt khác nhau, có nhịp điệu giống như đang hát để bé dễ tiếp thu. Nhiều cặp cha mẹ không nói chuyện với trẻ sơ sinh vì họ nghĩ chúng không biết gì. Nhưng thực tế là các bé vẫn tiếp thu bình thường và bạn nên nói chuyện với con như với bất cứ một người lớn bình thường nào khác.
Với phương pháp Parentese, bạn vẫn sử dụng những từ và câu nói hàng ngày nhưng với một giọng cao hơn, phù hợp với thanh quản còn khá hẹp của bé.
Ví dụ, khi bạn nói chuyện với một người lớn, bạn nói: "Xin chào, bạn đã pha cà phê cho tôi đấy ư?" còn với bé bạn có thể nói: "Chàoooo cooon yêuuuu của mẹeeeeee. Coo...n đang đeo một chiếc bỉiiiiiim mới đúng không?"
Nói theo cách này sẽ giúp bé nhận diện và bắt chước được cách phát âm. Nó đặc biệt hiệu quả đối với trẻ trong khoảng 18 tháng.
Để kiểm tra hiệu quả của phương pháp Parentese, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một thí nghiệm ghi lại cuộc nói chuyện 8 giờ trong 4 ngày tại gia đình của họ (các gia đình được đưa vào phòng thí nghiệm). Kết quả cho thấy những bé nghe nhiều giọng Parentese sẽ biết nói nhanh hơn các bé khác. Khoảng 1 tuổi, chúng đã bắt đầu phát âm được khá nhiều từ. Đến 2 tuổi, trong một danh sách 680 từ những đứa trẻ áp dụng phương pháp Parentese biết khoảng 433 từ còn nhóm còn lại chỉ biết 168 từ.

2. Nói chuyện một - một
Việc học nói của trẻ sẽ hiệu quả hơn khi một người lớn nói chuyện trực tiếp với bé. Phương pháp Parentese cũng sẽ hiệu quả hơn nếu cha mẹ nói chuyện một một với con. Nếu đứa bé chỉ đơn giản nghe người khác nói thì sẽ không giúp ích nhiều cho sự phát triển từ vựng của trẻ. Cả việc nghe audio hay nhìn người khác nói qua video cũng vậy, bộ não của trẻ sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi có sự tương tác và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.
3. Khuyến khích trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện
Thay vì chỉ có một mình bạn nói không ngừng thì bạn nên giúp trẻ hòa mình vào các cuộc nói chuyện hay bất cứ việc gì mà bạn đang làm. Nó không chỉ đơn giản là nói, nói và nói mà điều quan trọng hơn đó là sự trao đổi ngôn ngữ. Bạn phải giúp bé nói chuyện và đối đáp lại. Bạn càng nhận được nhiều sự hồi đáp của con thì ngôn ngữ của bé sẽ phát triển nhanh bấy nhiêu.
Nói chuyện với trẻ sơ sinh có vẻ khá khó vì bé chỉ nằm một chỗ và nhìn xung quanh. Và nó còn khó khăn hơn đối với những bạn làm cha mẹ lần đầu. Bạn có thể sẽ cảm thấy ngượng ngùng khi nói chuyện với con mà như nói một mình. Vậy đây sẽ là một vài gợi ý cho bạn:
Đóng vai hướng dẫn viên
Khi là một hướng dẫn viên, bạn có thể nói về những vật xung quanh mà bé nhìn thấy và giải thích cho bé hiểu. Khi bé nhìn vào vật gì đó thì chính là lúc chúng đang quan tâm đến vật đó. Ví dụ như: "Đây là một quả bóng, nó màu vàng và có hình tròn". Hay bạn có thể giải thích các hành động mà bạn thực hiện ví dụ như: "Mẹ mặc áo cho con gái yêu nhé. Đầu tiên là cho tay phải vào ống tay bên phải...".
Kể các chuyện
Bạn hãy dành thời gian để kể cho con nghe những câu chuyện đã diễn ra hàng ngày trước khi con đi ngủ. Một vài người sẽ rất dễ dàng để tạo ra những câu chuyện cổ tích nhưng bạn lại không thể. Vậy, câu chuyện của bạn có thể là: "Ngày xửa ngày xưa, có một cô công chúa rất dễ thương tên là Baby. Vào buổi sáng, công chúa thức dậy và uống sữa. Sau đó, cha của công chúa giúp cô thay bỉm và mặc quần áo. Công chúa mặc một chiếc áo màu xanh có hình một con thỏ màu trắng. Sau đó, cha của công chúa đưa cô đi dạo và tắm nắng.
Họ nhìn thấy những chiếc lá màu xanh, màu đỏ và cả màu vàng nữa. Vào bữa cơm trưa, cha của công chúa đã ăn súp còn công chúa thì cầm một củ cà rốt màu da cam và vẫy vẫy xung quanh. Sau bữa ăn, là thời gian để công chúa đi ngủ." Câu chuyện kết thúc ở đó.
Đọc
Bạn nên chọn lựa các câu chuyện dựa trên độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ. Ví dụ với trẻ đã được vài tuổi thì bạn có thể đọc những câu chuyện kịch tính, nhiều nhân vật khác nhau, với những tính cách khác nhau. Trong khi kể chuyện bạn cũng nên dùng hành động để mô tả nếu được. Ví dụ như khi một con ong bay vù vù bạn có thể tạo âm thanh giống như vậy. Khi con vật bay nhanh hoặc chậm thì bạn cũng có thể sử dụng các ngón tay của mình đặt trên bụng của bé để mô tả cho bé dễ hiểu.
Ban đầu bạn có thể thấy các phương pháp ở trên khá kỳ lạ và con vẫn chưa phản hồi lại nhưng bạn sẽ quen và thấy được hiệu quả sau một thời gian.
Nguồn tin : Dochoiembe.com.vn

Làm trẻ con thực ra không hề đơn giản


Chúng ta muốn những đứa trẻ khi lớn lên trở thành những con người tự lập, vậy ngay từ bây giờ, cần phải cho trẻ có cảm nhận về sự tự lập và tự tin cũng như sự tôn trọng.
Mấy hôm trước gia đình tôi cùng nhau đi dã ngoại. Chúng tôi ngồi xuống nghỉ ngơi ven đường và mua một vài thứ để ăn từ một cửa tiệm nhỏ. Các cô con gái của tôi muốn được cầm tiền và mua một vài thứ mà chúng muốn. "Thật tuyệt vời!", tôi nghĩ "đây là một dịp để các con có một trải nghiệm thực tế". Tôi đưa cho các con một ít tiền xu và bọn trẻ nhanh chóng chọn mua đồ rồi chạy lại xếp hàng ở quầy tính tiền.
Từng chút, từng chút một bọn trẻ tiến lại gần hơn chỗ người thu ngân một cách đầy kiên nhẫn với đôi tay nhỏ bé vẫn nắm chặt những đồng xu. Ánh mắt bọn trẻ ánh lên sự hãnh diện vì cảm thấy mình đã lớn và có thể tự làm việc này một mình. Tôi đứng từ xa quan sát và chờ đợi với một nụ cười hài lòng trên miệng.
Cuối cùng, bác gái xếp hàng ngay trước bọn trẻ đã hoàn tất việc mua sắm và bước đi. Bọn trẻ bước tới quầy tính tiền đầy tự tin...
Nhưng mọi việc không đi đúng như kế hoạch. Cô thu ngân nhìn lướt xuống bọn trẻ rồi ngước lên ngay lập tức và gọi người lớn phía sau tiến lên để thanh toán. Bọn trẻ đứng ngây người và nhìn vị khách tiếp theo tiến lên, vượt qua chúng và thảy những đồng xu ra để thanh toán, ánh mắt chúng nhìn tôi đầy ngạc nhiên và lo lắng vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Lúc này tôi đành bước tới và giải thích với người thu ngân về việc bọn trẻ muốn tự mua một vài thứ. Ngườit hu ngân lúc này nhìn xuống và lại nhanh chóng ngước lên, không nhìn bọn trẻ mà nói chuyện theo kiểu của "một người khổng lồ nói chuyện với những gã tí hon", cô nhận tiền rồi đưa cho bọn trẻ tiền thối mà không một chút thiện cảm hay tôn trọng.
Khi bọn trẻ đi ra ngoài gặp những người lớn và nói "Cháu chào bác" thì 80% những người lớn chúng ta chỉ nhìn lướt qua mặt chúng rồi quay đi mà không hề nói lời chào lại bọn trẻ.
Và như thế, sự tự tin ban đầu của bọn trẻ nhanh chóng biến mất. Sự hãnh diện vì được thực hiện một công việc của "người trưởng thành" đột nhiên biến mất. Tôi chắc rằng người bán hàng thực sự không cố ý gây ra những điều này, tôi biết chắc cô ấy hoàn toàn đáng yêu và cô ấy rất yêu thương bọn trẻ, chỉ là cô ấy không hề để ý rằng hành động nhỏ của mình đã gây ảnh hưởng thế nào tới bọn trẻ.
Điều này khiến tôi suy nghĩ lại về những lần tôi đã thấy những việc tương tự xảy ra, người lớn luôn luôn coi trẻ con không phải hoàn toàn là một con người, và rằng bọn trẻ con thì không quan trọng như người lớn. Có thể là mọi người không thực sự nghĩ như vậy, nhưng những hành động của họ lại thể hiện nhiều hơn thế - một cách vô thức.
Tôi có thể kể cho bạn nghe chuyện khi bọn trẻ đi ra ngoài gặp những người lớn và nói "Cháu chào bác" thì 80% những người lớn chúng ta chỉ nhìn lướt qua mặt chúng rồi quay đi mà không hề nói lời chào lại bọn trẻ như thế nào. Hay chuyện có lần chúng tôi đi qua quầy hải quan với cô con gái 2 tuổi của mình và bé đã liên tục nói "Cháu chào chú" với người làm thủ tục hải quan mà không có lời đáp trả cho tới khi bé hỏi tôi "Tại sao chú không chào con hả mẹ?". Rất rất nhiều trường hợp khác mà ở đó chúng ta coi trẻ con chỉ là những kẻ tí hon hoàn toàn không đáng quan tâm. Ai cũng đều mong muốn được tôn trọng và đối xử tử tế - và bọn trẻ con cũng vậy!

Một điều khác mà tôi cũng thường gặp và cảm thấy kỳ lạ, đó là khi mọi người cứ đặt cho tôi những câu hỏi gián tiếp về bọn trẻ kiểu như "Con bé có đói không?", "Liệu con bé có thích cái này không?" trong khi chúng ở ngay đó. Con gái tôi - một đứa 3 tuổi và một đứa 5 tuổi đều biết nói và chúng chắc chắn sẽ biết chính xác rằng chúng muốn hoặc không muốn gì tốt hơn tôi, vậy tại sao thay vì hỏi thẳng chúng, mọi người lại coi như bọn trẻ là những con búp bê và quay ra hỏi tôi?
Làm trẻ con thực ra không hề đơn giản, bọn trẻ thường được đưa ra và áp vào những tiêu chuẩn rất cao như: phải luôn luôn nghe lời, không được có tâm trạng xấu, luôn cư xử hoàn hảo và phải biết tự kiểm soát bản thân. Hãy thử làm sai một trong những điều trên mà xem, chắc chắn bọn trẻ sẽ bị trừng phạt! Tôi tin chắc những điều này hiếm một người lớn nào có thể thực hiện được hoàn hảo.
Còn rất rất nhiều những điều nhỏ nhặt, và gom góp lại chúng trở thành một vấn đề vô cùng lớn. Có rất nhiều điều mà trước đây có lẽ tôi cũng đã từng làm giống như mọi người khác với những đứa trẻ, nhưng giờ đây sau khi suy nghĩ và thay đổi tôi đã quyết định không bao giờ làm như vậy với bọn trẻ. Trẻ em cũng là những con người - chỉ là chúng nhỏ bé - bọn trẻ xứng đáng được tôn trọng và thừa nhận không thua kém bất cứ một người lớn nào. Chúng ta muốn những đứa trẻ khi lớn lên trở thành những con người tự lập - những cá thể tự chủ và hiểu rõ về giá trị của bản thân mình, vì vậy ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải cho trẻ có cảm nhận về sự tự lập và tự tin cũng như sự tôn trọng.
"Nếu tôi được phép tạo ra một quy định để sống và làm việc với bọn trẻ, có lẽ quy định đó sẽ là: Trước khi nói hoặc làm gì đó với một đứa trẻ, hãy suy nghĩ liệu bạn có thể làm giống như thế đối với những người lớn hoàn toàn tốt đẹp khác hay không?" - John Holt
Bọn trẻ xứng đáng được tôn trọng và thừa nhận không thua kém bất cứ một người lớn nào.
Trẻ em cũng là những con người
... đừng lờ bọn trẻ đi
... đừng từ chối và kìm hãm cảm xúc của trẻ
... đừng dùng giọng kẻ cả khi nói chuyện với trẻ
... đừng chế nhạo trẻ
... đừng so sánh
... đừng dùng đòn roi và nhiếc mắng trẻ
... đừng kỳ vọng và đặt áp lực quá cao lên trẻ.
... hãy lắng nghe và hiểu trẻ khi trẻ nói chuyện cùng bạn
... hãy đặt những câu hỏi về bản thân trẻ thay vì về cha mẹ trẻ
... hãy để bọn trẻ được tự do quyết định về bản thân mình
... hãy cho trẻ tự do nhiều nhất có thể, trong mọi lĩnh vực!
... lắng nghe trẻ, lắng nghe thực sự
... tôn trọng cảm xúc và suy nghĩ của trẻ
... tin tưởng trẻ
... yêu thương, tận hưởng và vui vẻ cùng trẻ.
Nguồn tin : Dochoiembe.com.vn

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Các biện pháp phòng tránh dị tật cho thai nhi trước và trong thai kỳ


1. Uống bổ sung acid folic sớm
Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh nở cần uống bổ sung acid folic ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Thiếu hụt folate là nguyên nhân gây ra một loạt các dị tật bẩm sinh và dị tật ống thần kinh (phổ biến nhất trong số này là dị tật nứt đốt sống) ở thai nhi. Những dị tật này xuất hiện rất sớm trong thai kỳ, thậm chí trước khi người mẹ có thể nhận biết mình đã mang thai để bổ sung folate.

2. Khám bệnh trước khi thụ thai
Các bác sĩ cũng khuyên chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khi có ý định mang thai nên đi khám tiền thai kỳ, do việc chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ trước khi mang thai ngày càng chứng minh được tầm quan trọng đối với sức khoẻ của cả mẹ và con. Việc này cũng đặc biệt có ý nghĩa với những bà mẹ đã sẵn có bệnh mãn tính.



Bạn cần duy trì lịch thăm khám đều đặn ngay khi có ý định mang thai và trong suốt thai kỳ.

3. Không uống rượu
Một dị tật bẩm sinh hoàn toàn có thể phòng tránh được là hội chứng thai nhi nhiễm rượu (hay hội chứng thai nghiện rượu). Tác hại của rượu đối với thai nhi ở mức độ nhẹ có thể gây các vấn đề về trí tuệ và hành vi, nặng hơn có thể gây dị tật nghiêm trọng và gây chết non. Cho đến nay, không có giới hạn tiêu thụ chất cồn nào được cho là an toàn đối với bà mẹ mang thai, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh hoàn toàn rượu và thức uống chứa cồn khi mang thai.

4. Ngừng hút thuốc chủ động và thụ động
Theo tổ chức March and Dimes, nếu mọi phụ nữ mang thai đều được cách ly với thuốc lá (chủ động hay thụ động), tỷ lệ sảy thai sẽ giảm đi 5%, tỷ lệ sinh con nhẹ cân giảm 20%, tỷ lệ sinh non giảm 8%, tỷ lệ thai chết lưu giảm 11% và tỷ lệ tử vong sơ sinh giảm 5%.



Hãy tránh xa khói thuốc (dù là chủ động hay bị động).

5. Tránh tiếp xúc các độc tố từ môi trường
Các hoá chất từ lâu đã được nghi là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo tương lai của con trẻ, bạn nên tránh tối đa việc tiếp xúc với hoá chất, bao gồm cả các hoá chất dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn làm việc trong môi trường buộc phải tiếp xúc hoá chất như chất tẩy rửa – vệ sinh, trong các xí nghiệp, nhà máy hoặc các studio, hãy luôn sử dụng găng tay, khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc và có hệ thống thông khí đảm bảo. Những bà mẹ làm việc trong môi trường y tế cũng cần có sự chăm sóc đặc biệt do thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất khử trùng.

6. Ăn uống lành mạnh
Dinh dưỡng tốt là một trong các yếu tố quyết định để có một thai kỳ khoẻ mạnh. Bạn có thể nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bà mẹ mang thai, nhưng lời khuyên chung là hãy ăn đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh và hạn chế thực phẩm chế biến công nghiệp. Ngoài ra, bà mẹ mang thai cũng cần uống thêm thuốc bổ sung vitamin dành cho bà bầu.



Ăn thực phẩm tươi và đa dạng màu sắc là cách tự nhiên nhất để đảm bảo dinh dưỡng thai kỳ.
7. Tầm soát HPV
Virus HPV mặc dù không gây dị tật bẩm sinh thai nhi nhưng lại liên quan đến khả năng tăng nguy cơ sinh non khi mà não và phổi của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện, và hậu quả là trẻ sinh ra có thể bị suy não và suy phổi nghiêm trọng. Ước đoán có đến 50% đàn ông và phụ nữ có sinh hoạt tình dục đều từng bị nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó trong đời.

8. Không tuỳ tiện dùng thuốc
Khi mang thai, mọi loại thuốc bạn dùng đều phải được bác sĩ sản phụ khoa và chuyên khoa kê đơn cẩn thận (bạn cần cho bác sĩ chuyên khoa biết mình đang mang thai để được kê đơn phù hợp). Ngay cả với các loại thuốc chữa các bệnh thông thường không cần kê đơn, bạn cũng cần được bác sĩ cho phép mới được sử dụng để không gây hại cho thai nhi.

9. Giám định di truyền



Giám định di truyền giúp bạn đánh giá được nguy cơ con mắc các dị tật bẩm sinh mang tính di truyền. 

Khó có thể xác định nguyên nhân của hầu hết các dị tật bẩm sinh, nhưng nếu gia đình của vợ chồng bạn từng có lịch sử dị tật, xét nghiệm chẩn đoán di truyền giúp phân tích nguy cơ dị tật có thể là một xét nghiệm hữu ích cho bạn. Kết quả giám định di truyền có thể giúp các bác sĩ tư vấn về nguy cơ dị tật cho vợ chồng bạn để đưa ra quyết định mang thai và sinh con.

10. Thư giãn

Nghiên cứu cho thấy người mẹ bị căng thẳng nghiêm trọng trong khi mang thai dễ sinh con bị dị tật hơn. Stress cũng liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và vô sinh. Có rất nhiều cách bạn giảm stress, chẳng hạn như tập thể dục và yoga thường xuyên.

Nguồn tin : dochoiembe.com.vn

Các thực phẩm nhà họ đậu rất tốt cho não mẹ và bé

Các loại hạt đậu
Gần đây, các mẹ bầu đã biết nhiều đến tác dụng của các loại đậu hạt trong khẩu phần bổ sung khi mang bầu, bao gồm: quả óc chó, đậu nành, hạnh nhân, hạt sen, hạt dẻ... Thực tế, các loại hạt rất có tác dụng trong việc ngăn chặn những cơn nghén hành hạ, chống các cơn ói. Ngoài ra, các loại đậu hạt còn là nhóm thực phẩm bổ dưỡng phát triển chiều cao, là thực phẩm hàng đầu bổ não cho trẻ em và người lớn, và còn là nguyên liệu chế biến đồ ăn dặm lý tưởng. Nhóm thực phẩm rất đặc biệt này giàu đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Nếu được ăn vào bữa trưa, chúng sẽ giúp trẻ nhanh nhẹn và tập trung trong cả buổi chiều. Nếu mẹ bầu dùng thực phẩm này làm bữa phụ sẽ sinh con thông minh nhanh nhẹn hơn.



Các món từ yến mạch
Có rất nhiều thực phẩm từ yến mạch được bày bán ở các siêu thị dành cho mẹ và bé, trong đó có yến mạch ăn liện. Đây cũng là dạng ngũ cốc ăn sáng phổ biến của trẻ em. Nó cung cấp nguồn năng lượng tốt cho não bộ, thứ mà mẹ bầu và trẻ nhỏ cần có ngay vào buổi sáng. Yến mạch giàu chất xơ, giúp não bộ no nê cả sáng. Đó cũng là nguồn cung cấp vitamin E, A, kali và kẽm, giúp cơ thể và não hoạt động hết công suất. Yến mạch rất dễ chế biến. Mẹ có thể nấu làm món mặn hay món ngọt đều dễ ăn. Nấu ngọt thì tương tự cháo/chè; còn nấu mặn thì giống bột/súp. Yến mạch thơm, mềm vừa đủ, dễ hấp thụ.

Các loại hạt nguyên cám
Ví dụ như gạo, lúa mạch, ngô, yến mạch nguyên cám với thành phần giàu chất xơ giúp điều hòa việc đưa glucose vào cơ thể. Hạt nguyên cám cũng là nguồn cung cấp các vitamin nhóm B (B1, B2 và B3), nuôi dưỡng hệ thần kinh khỏe mạnh. Các loại hạt nguyên cám cũng là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin như vitamin E, chất khoáng (ví dụ như magiê, kẽm và selenium), chất xơ và có khả năng chống oxy hóa và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính. Tìm hạt nguyên cám hơi khó, các mẹ nên để ý trước tên của hạt sẽ có các từ như “hạt toàn phần”, “nguyên cám” hay “toàn phần”, ví dụ: bột mì nguyên hạt hoặc yến mạch nguyên hạt.

Các loại quả nhóm dâu (dâu tây, anh đào, mâm xôi…)
Mẹ hãy nhớ, quả càng sẫm màu càng giàu chất dinh dưỡng. Các loại quả nhóm này giàu chất chống ôxy hóa, nhất là vitamin C, giúp ngăn ngừa ung thư. Nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ quả việt quất (blueberries) và dâu tây giúp cải thiện trí nhớ. Hạt các quả này cũng chứa omega 3 rất có lợi cho phát triễn não bộ của thai nhi, trẻ nhỏ và người lớn.




 
Mẹ quan tâm đến phát triển não bộ cho bé từ sớm, bé sẽ càng thông minh hơn

Các món từ trứng
Trứng là món ăn dinh dưỡng chứa nhiều protein giúp bảo vệ gan, làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường trí não. Trứng cung cấp nhiều protein. Lòng đỏ trứng rất giàu thành phần choline, giúp củng cố trí nhớ. Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ nên ăn một đến hai bữa trứng. Nhất là với trẻ nhỏ không nên cho ăn trứng nhiều, vì trứng khó tiêu. Trứng rất dễ chế biến, và ngon như trứng tráng, trứng cuộn, trứng trộn rau và sốt, trứng hấp, trứng chiên, salad trứng, canh mây (canh trứng cà chua), trứng bác cà chua…

Đậu phộng và dầu đậu phộng
Đậu phộng nhào đường, đậu phộng kho thịt, chè đậu phộng, bánh đậu phộng, đậu phộng rang, và sữa đậu phộng là những món ngon, cung cấp nhiều vitamine E (chất chống ôxy hóa tiềm năng, giúp bảo vệ màng tế bào thần kinh) và thiamin (thúc đẩy quá trình sử dụng glucose sản sinh năng lượng ở não). Tuy nhiên, vì đậu phộng rất dễ gây dị ứng nên khi sử dụng thực phẩm này cho cá mẹ và bé thì các mẹ cần lưu ý.
Nguồn tin : dochoiembe.com.vn

5 điều quan trọng trong cuộc sống hàng ngày


1. Đánh răng

 Ngay từ nhỏ, bọn trẻ con đã không thích rơ lưỡi. Đó là điều hiểu được vì chúng không thích có ai đó làm phiền chúng bằng cách quơ tay vào miệng chúng. Nhưng khi đã lớn hơn một chút, niềm vui đánh răng của trẻ con chỉ kéo dài không quá 5 phút đầu tiên sau khi được sử dụng bàn chải đánh răng. Và sau đó chúng liên tục từ chối đánh răng buổi sáng và trốn luôn vệc đánh răng mỗi tối. Trong khi tôi không bao giờ hiểu làm thế nào mà người ta có thể quên đánh răng sau bữa ăn thì bọn trẻ của tôi coi việc “nghỉ đánh răng” là hạnh phúc. Tôi không muốn nhìn thấy đồ ăn dính nơi răng bọn trẻ, cũng không muốn chúng thở ra những hơi thở nặng mùi… Nhưng với chúng thì chẳng thành vấn đề!

2. Tắm rửa
 
 Mỗi ngày, con tôi đến phòng tắm như thể là đang chịu sự tra tấn của mẹ. Nó ghét tắm. Nó ghét nước, ghét xối nước lên đầu, ghét xà bông, ghét lau mặt và ghét cả cái khăn tắm mỗi khi tôi vò khăn lên mái tóc ướt nhẹp của chúng. Chúng phản đối, chúng nài nỉ, và chúng khóc lóc, hờn dỗi. Không lần nào là nhà cửa không ồn ào khi đến giờ lũ trẻ đi tắm gội. Tại sao chúng không hiểu được niềm hạnh phúc và sung sướng của thân thể sạch sẽ cơ chứ??
Rất khó để truyền cho bé niềm yêu thích với món rau xanh (Ảnh: Internet)

3. Đọc sách

  Dĩ nhiên đọc sách rất có lợi cho trí não, sự sáng tạo và trí tưởng tượng của bọn trẻ. Nó cũng làm tăng khả năng ngôn ngữ và sự hiểu biết. Dẫu mẹ biết đọc sách rất tốt, nhưng làm thế nào để bọn trẻ cũng cảm thấy điều đó? Có thể một cuốn sách có hình ảnh hấp dẫn sẽ cuốn hút bọn trẻ, nhưng nếu bạn vô tình mở tivi lên khi chúng đang đọc sách thì chắc chắn là chúng sẽ ôm tivi mà bỏ sách ngay lập tức. Mặc dù bạn đã rất cố gắng tạo cho con thói quen đọc sách ngay từ nhỏ, nhưng bé không bao giờ chịu ngồi yên cho đến khi mẹ đọc hết mẩu truyện chứ nói gì đến viêc bé tự đọc sách, nhất là khi có rất nhiều cám dỗ ngoài kia đến từ các thiết bị điện tử, di động.
4. Ngủ

 “Không, mẹ ơi con được nghỉ học vào ngày mai, con chưa muốn đi ngủ sớm”, “Con có thể ngủ muộn hơn được không?, “Con không mệt đâu, cho con chơi thêm chút nữa”… sau đó là năn nỉ ỉ ôi, van xin lạy lục, rồi khóc nhè… Nói chung bọn trẻ có cả tá lý do để bao biện cho việc không thích ngủ trưa hay thậm chí không muốn lên giường sớm vào tối cuối tuần. Trong khi người lớn chỉ muốn trở về phòng ngủ và nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc thì bọn trẻ lại chỉ muốn thức khuya và chơi đùa. Dường như chúng chẳng để tâm đến lời cha mẹ: thức khuya sẽ làm con mệt mỏi hơn, thức khuya làm con không khỏe mạnh như siêu nhân, thức khuya làm con không cao lớn được, thức khuya làm cho trí não của con không đủ sức để phát triển… Thật không hiểu nổi vì sao bọn nhóc lại ghét ngủ đến thế!

5.Ăn rau củ quả

 Bọn trẻ thường rất lười ăn vì rau không có vị ngon ngọt mà ngược lại rất nhạt nhẽo thậm chí các loại rau họ cải còn đắng và khó nhai nữa. Nhiều bậc phụ huynh còn thờ ơ khi thấy con trẻ lười ăn rau mà không biết rằng đây là nguyên nhân gây những biến chứng khó lường cho các bé. Hoặc chính thói quen ăn uống đủ thứ trong một tô khiến bé không có thói quen ăn rau xanh. Hơn nữa bọn trẻ không hiểu được tác dụng của việc ăn rau xanh nên chúng chẳng cảm thấy hứng thú với rau như người lớn. Nếu đối với mẹ, rau củ quả chiến 50% chế độ ăn uống thì với trẻ càng ít rau củ quả càng tốt. Nếu mẹ yêu xà lách, bông cải xanh, rau bina, đậu Hà Lan... thì bọn trẻ cám ơn mẹ thật nhiều nếu mẹ không bắt chúng ăn những món đó trong mọi bữa ăn. Trẻ con thật lạ.
Nguồn tin : dochoiembe.com.vn

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Mọc răng của trẻ đánh dấu sự phát triển

Sau khi cuống rốn của con rụng, rốn và vết cắt bao quy đầu đã hoàn toàn lành hẳn, bạn có thể cho con vào chậu tắm táp trong làn nước mát mẻ. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi đứa trẻ đều thích sự thay đổi này nên nếu con bạn tỏ ra cáu kỉnh, khó chịu, ghét tắm, hãy quay lại với giai đoạn tắm khô bằng khăn thêm khoảng 1 tuần nữa rồi thử lại.

Chuẩn bị:
Khi cho con tắm trong nước, bạn cũng cần chuẩn bị những thứ cần thiết như khi cho con tắm khô như:

  • Bông tắm cho bé hoặc khăn vải sạch;
  • Chăn hoặc khăn tắm sạch;
  • Tã sạch;
  • Quần áo sạch;
  • Vaseline và gạc (để chăm sóc rốn cho con hoặc nếu bạn đã cho con cắt bao quy đầu);
  • Nước ấm (không phải nước nóng).
Ngoài ra, bạn còn cần lưu ý đến một thứ vô cùng quan trọng: chậu tắm. Bạn hãy chọn loại chậu tắm bằng nhựa dày, kích thước vừa với bé, có thể lắp thêm dụng cụ hỗ trợ để bé có thể “ngồi” giữ đầu cao khỏi mặt nước. Bạn nên lắp hoặc gắn chắc chậu tắm của con vào bồn để tránh bị xê dịch trong lúc tắm bé.Bạn đừng thử dùng các loại ghế tắm, đai tắm – những loại này chỉ dùng cho trẻ đã biết tự ngồi được chứ không phải trẻ sơ sinh.



(Ảnh: Internet)

Các bước cơ bản để tắm bé
Bạn hãy tắm nhanh cho con thôi chứ đừng dềnh dàng nhé, đừng quên là bé rất dễ bị lạnh. Đầu tiên, bạn chuẩn bị trong bồn hoặc chậu chỉ khoảng 5-7cm nước ấm (không phải nước nóng), dùng một tay đỡ đầu con rồi từ từ hạ bé xuống nước;
Dùng khăn mềm hoặc bông tắm, rửa mặt và đầu con; khi xả nước, bạn dùng tay chặn ở trán con để tránh nước vào mắt bé;
Nhẹ nhàng tắm rửa toàn thân con với nước và một chút xíu xà phòng – bạn cần dùng loại xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh; nếu tóc bé nhiều, bạn cũng nhớ chọn loại dầu gôi sơ sinh dịu nhẹ;

Để con không bị lạnh lúc tắm, bạn thường xuyên khum tay vốc nước rưới lên ngực bé;
Nhẹ nhàng thấm khô sau khi tắm xong, bôi dầu em bé toàn thân để giữ ẩm. Cuối cùng, bạn thay tã sạch cho con, bôi kem chống hăm tã nếu cần thiết.

Nguồn tin : dochoiembe.com.vn

Sự phát triển của bé khi mọc răng

Mọc răng là cả một quá trình dài của bé. Từ nụ cười “toàn lợi” cho đến nụ cười với những chiếc răng trắng xinh, bé cần phải mất khoảng 3 năm mới có thể hoàn thành.
Khi nào bé mọc răng?
Cuộc hành trình bắt đầu từ lúc bé còn nằm trong bụng mẹ. Khi mẹ mang thai, những mầm răng của bé đã phát triển, là nền tảng cho những chiếc răng sữa bé mọc sau này. Một số trường hợp hiếm gặp là khi sinh ra bé đã có sẵn một, hai chiếc răng hoặc bắt đầu mọc răng trong tuần đầu tiên sau khi ra đời. Còn lại hầu hết các bé đều bắt đầu nhú răng trong khoảng tháng thứ 4 đến tháng thứ 7.

Nếu bé phát triển sớm, bạn có thể sẽ thấy những chiếc mầm răng nhú lên từ tháng thứ 3 (thường sẽ là chiếc răng chính giữa ở hàm dưới). Nếu bé phát triển chậm, bố mẹ có khi phải đợi đến khi bé 1 tuổi hoặc lâu hơn nữa mới có thể thấy những chiếc răng đầu tiên nhú lên. Đến tuổi thứ 3, bé đã mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa.



Ảnh: Getty Images

Quá trình mọc răng của bé ra sao?
Việc mọc răng thường làm cho bé có những triệu chứng khó chịu và cũng được xem là những dấu hiệu cho thấy bé đang đi vào giai đoạn mọc răng. Chẳng hạn như:

- Chảy nước dãi (có thể gây phát ban, đỏ mặt);
- Nướu sưng và nhạy cảm;
- Khó chịu, hay cáu gắt;
- Ngứa răng, hay cắn;
- Không chịu ăn;
- Khó ngủ.

Mọc răng còn hay đi kèm với sốt nhẹ hoặc thậm chí là những cơn đau bụng. Tuy vậy, nếu bé bị sốt cao hơn 38 độ, nôn ói, tiêu chảy hoặc có các triệu chứng khác khiến bạn lo lắng, đừng chỉ nghĩ rằng bé đang mọc răng mà hãy đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra cho chắc chắn nhé!

Hầu hết em bé sẽ mọc răng theo thứ tự: hai răng cửa hàm dưới, hai răng cửa hàm trên, sau đó là những chiếc răng bên cạnh và răng hàm.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Những chiếc răng sữa sẽ theo bé cho đến khi bé 6 tuổi và rụng đi để những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên thay thế.

Vai trò của bố mẹ
Bố mẹ không thể làm gì để giúp răng bé mọc nhanh hơn, tuy nhiên bố mẹ sẽ là những người giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn trong quá trình mọc răng. Được nhai các loại đồ gặm nướu hay một chiếc khăn sạch ướp lạnh sẽ làm cho cơn khó chịu của bé giảm đi phần nào. Bé cũng có thể thoải mái hơn khi ăn những món lạnh như táo xay hoặc sữa chua.

Massage nướu răng cũng là một cách xoa dịu sự khó chịu cho bé. Sau khi rửa tay thật sạch, bạn dùng ngón tay chà nhẹ nhàng nhưng có lực lên phần nướu của bé. Lực ấn từ ngón tay giúp cân bằng áp lực từ chiếc răng đang nhú lên bên dưới, làm cho bé cảm thấy thoải mái hơn.

Nếu các phương pháp trên tỏ ra không hiệu quả, bạn có thể nhờ bác sĩ kê cho bé loại acetaminophen dành cho em bé, giúp giảm đau và viêm. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyên rằng bố mẹ không nên sử dụng các loại gel giảm đau, gây tê nướu được bán ở các nhà thuốc vì có thể gây ngộ độc cho bé.

Khi những chiếc răng bắt đầu xuất hiện, một trong những điều cần quan tâm chính là giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé. Bố mẹ hãy dùng chiếc bàn chải trẻ em với một ít kem đánh răng để làm vệ sinh răng cho bé 2 lần mỗi ngày. Khi em bé khoảng 2 tuổi, có thể tăng dần lượng kem đánh răng sử dụng mỗi lần lên khoảng một hạt đậu nhỏ. Nếu như không thể chải sạch hết bề mặt răng cho bé, bố mẹ có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa.

Lưu ý không nên để bé ngậm bình sữa bú khi ngủ bởi lượng đường trong cả sữa công thức lẫn sữa mẹ có thể bám vào răng bé và gây ra tình trạng tổn thương răng sớm ở trẻ hay còn gọi là sâu răng sữa.

Một trong những cách để tránh và giảm thiểu nguy cơ bé bị sâu răng sữa đó là mẹ hãy chuyển cho bé từ bú bình đang uống bằng cốc khi bé được khoảng 1 tuổi. Bố mẹ cũng nên tránh cho bé sử dụng cốc có vòi bú vì chúng cũng có thể gây ra tình trạng sâu răng tương tự như bé ngậm bình bú.

Đến tháng thứ 6, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung fluoride và có những cuộc kiểm tra kỹ càng về răng miệng cho bé. Khi bé được 1 tuổi, mẹ nên bắt đầu dẫn bé đi khám răng. Nếu lúc này bé nhà bạn vẫn chưa có dấu hiệu nào của chiếc răng đầu tiên, đó cũng là lúc bố mẹ nên cho bé đi khám để bác sĩ cho lời khuyên.



Ảnh: Getty Images

Khi bé được 18 tháng, bé đã có thể sẵn sàng để học cách chải răng. Tuy vậy bố mẹ vẫn nên giúp bé thực hiện việc đánh răng mỗi ngày vì bé vẫn chưa đủ thuần thục và sự tập trung để tự làm việc đó một mình đâu.
Bạn không cần phải chải răng đúng chiều, chỉ cần cố gắng chải cho sạch thức ăn và mảng bám trên răng của bé là tốt nhất. Nếu bé không thích mùi vị của kem đánh răng, hay đổi loại khác cho bé để giúp bé cảm thấy hứng thú hơn với việc vệ sinh răng miệng này.
Ngoài ra bố mẹ không nên cho bé ăn nhiều đồ ngọt. Nếu có, hãy đánh răng ngay cho bé sau khi ăn.

Khi nào cần lo lắng?
Nếu đến hết năm đầu tiên mà bé vẫn chưa nhú lên chiếc răng nào, bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ vào lần khám định kì tiếp theo cho bé nhé! Lưu ý là những bé sinh non thường sẽ có thời gian phát triển dài hơn so với các bạn đồng trang lứa.
Nếu bé nhà bạn có các dấu hiệu mọc răng, từ chảy nước dãi, sưng nướu, nhưng cũng có vẻ như có những cơn đau đớn bất thường (bé có thể khóc hoài không nín), hãy nhanh chóng gọi cho bác sĩ để được tư vấn giải pháp giúp bé dễ chịu hơn nhé! 

Nguồn tin :dochoiembe.com.vn

Hành vi của cha mẹ có ảnh hưởng đến con cái


Có lẽ vì ở gần mẹ tối ngày nhăn nhó, nên con trai tôi ít cười. Lúc nào cặp chân mày của con cũng nheo lại, như muốn đụng cộp cộp vào nhau. Con trai cắt đầu đinh, tiết kiệm nụ cười, hạn chế nói, lúc nào cũng nhăn trán và nhất là khi con tập trung vào vấn đề gì đó là chân mày như hai con sâu róm. Nhìn rõ dữ dằn, chẳng gây được cảm tình với ai cả! Mỗi khi con cau có, tôi thường ghẹo: “Con mà cứ nhăn nhó như vậy, sau này có mà ế vợ!”, dĩ nhiên thằng bé chẳng hiểu ế vợ là gì cả nên nó tiếp tục nhăn như khỉ ăn ớt.

Thêm ông chồng nóng tính, mỗi khi stress trong công việc, về đến nhà con lại ương bướng là ba cũng nổi máu nóng. Không nỡ đánh con nhưng ông xã tôi cứ nhảy cồ cồ để xả cơn giận, rồi có thứ gì vừa tầm tay (dĩ nhiên không phải đồ quý hiếm) là chàng liệng thẳng về phía con (dĩ nhiên không nhằm trúng con), hoặc ném vào tường. Đã bao nhiêu lần tôi góp ý, nhưng chồng cứ tính nào tật nấy, có bớt đi một chút nhưng không ăn thua. Nếu không ném đồ, thì chồng tôi cũng nói những câu hết sức lạnh lùng với con, ví dụ: “Con bước ra khỏi nhà”, “Không nghe lời thì… biến”, nghe rầu lòng hết sức. Chính vì ba nóng tính, nên mỗi khi ba lên cơn cáu, là con cứ co rúm vào sợ hãi dù con ít bị ba đánh đòn.

Một lần, tôi chơi cùng hai cậu con trai, vì anh hai không được mẹ ôm vào lòng (vì nhường cho em nhỏ), nên anh chàng cáu tiết, xông vào đá mẹ lia lịa. Dù còn nhỏ, nhưng con đá rất đau.

Lần khác, vì em cướp đồ chơi của con, thằng bé lao vào em với nguyên nắm đấm. Thằng em tối mặt tối mày, khóc om xòm.

Tôi thực sự cảm thấy không ổn, khi con trai tôi cầm đồ chơi trên tay và ném thẳng vào người cậu em. Con còn nhỏ, nên đâu biết là phải “ném trượt”, nên thằng em lãnh nguyên một cục u trên trán mấy ngày sau mới đỡ.

Tôi hoảng hốt: thế này thì không ổn thật rồi. Tôi thực sự không muốn con mình lớn lên sẽ trở thành người đàn ông thượng cẳng chân, hạ cẳng tay; nóng nảy và thô lỗ. Con tôi có thể nóng tính (di truyền), nhưng nhất quyết không thể là người thô lỗ được. Con trở thành thế này, lỗi phần lớn do cha mẹ, bởi con cái là tấm gương phản chiếu hành động, thái độ của cha mẹ. Con sẽ học từ ba mẹ một cách rất nhanh khiến chúng ta đôi khi phải giật mình bất ngờ.





Làm cha mẹ là một "công việc" đòi hỏi sự kiên trì và nhiều tình yêu thương (Ảnh: Internet)


Tôi và chồng đã phải trao đổi rất nhiều về vấn đề này trước khi đưa ra 5 quy tắc trong cách dạy con và trong cách cư xử:

1. Hạn chế tối đa cơn nóng giận, vì rốt cuộc, nóng nảy không làm chúng ta sáng suốt hơn mà chỉ làm cho chúng ta tồi tệ thêm.

2. Nếu không thể kìm chế được cơn giận, hãy tránh đi chỗ khác. Sự im lặng một mình sẽ giúp chúng ta bình tĩnh hơn trước khi lỡ làm điều gì đó thất thố trước mặt con cái.

3. Không bao giờ ném, vất đồ đạc. Tôi thỏa thuận với chồng: sau này nếu con mình cầm bất cứ thứ gì ném vào bất cứ ai, thì lỗi là do anh và anh phải chịu trách nhiệm với hành động thô lỗ đó của con. Chồng tôi thật sự nhận thức được sự nguy hiểm của hành động quá đáng của mình.

4. Không phạt con bằng đòn roi. Đòn roi không làm đầu óc con thông minh hơn được. Bạo lực không làm con ngoan hơn được, mà chỉ khiến thể xác con đau và tâm hồn con chai sạn.

5. Không bao giờ buông những lời xúc phạm nặng nề với con. Dù con còn nhỏ, nhưng chúng hiểu những lời xúc phạm ấy qua thái độ của người lớn, và chúng sẽ trở nên thiếu tự tin, rụt rè, sợ hãi vì nghĩ: mình đúng là vô dụng thật! Tôi còn nhớ mãi khi tôi học cấp 1, trong khi làm bài thi tiếng Việt, vì cố nghĩ một câu thật hay để bài thi của mình khác biệt mà tôi đã bị cô giám thị “nhắc nhở”: “Trời ơi, có mỗi việc đặt một câu đơn cũng không biết. Ngu thế!”, câu nói ấy ám ảnh đến nỗi bây giờ tôi vẫn còn nhớ.

Nếu như bạn đã làm cha mẹ, tôi nghĩ, bạn cũng nên thiết lập một số quy tắc nhằm đảm bảo con bạn có thể phát triển theo hướng tích cực.
Nguồn tin: dochoiembe.com.vn

Tránh làm con tổn thương bằng những câu nói này


Hầu hết bố mẹ nào cũng một lần nói với con những câu này rồi sau đó ước gì mình chưa nói.
Có lẽ làm bố, làm mẹ là một trong những công việc khó nhất mà mỗi người đều phải trải qua. Sinh con ra làm sao khỏe mạnh, rồi nuôi dạy con ra sao cho tốt luôn là những câu đố, bài toán khó của phụ huynh. Mỗi người có một cách nuôi dạy con khác nhau, nhưng đều hướng về một kết quả duy nhất là mong con nên người.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công trong cương vị người bố, người mẹ bởi chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể hủy hoại cả một thế hệ. Trong cuộc sống với bao áp lực, bố mẹ đôi khi buột miệng ra những câu nói gây xát thương lớn cho con. Những câu nói tưởng chừng vô hại nhưng lại vô tình khắc sâu vào trong tâm trí và tư tưởng của mỗi đứa trẻ.
"Bố/mẹ bận lắm"
Trẻ con hiếm khi có thể ngồi yên lặng hoặc chơi trong một khoảng thời gian nhất định nên chúng sẽ tìm mọi cách để thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh bất kể là bố mẹ hay ông bà. Những lúc con muốn bố mẹ tham gia trò chơi hay muốn được hỏi han chuyện trò thì đừng vội vàng "xua tay" đuổi con ra chỗ khác chỉ với lí do là "bố/mẹ đang bận, không có thời gian" hay "đừng có làm phiền bố/mẹ" hay đùn đẩy cho nhau "con ra chơi với...đi, bố/mẹ không rảnh".
Nếu người lớn thường xuyên "vung" ra câu nói này với con sẽ vô tình xây lên một bức tường ngăn cách với con cái, các con sẽ không dám thổ lộ, tâm sự với bố mẹ. Thái độ bất hợp tác này của bố mẹ có thể kiến bé mất hứng và hụt hẫng. Thêm vào đó, nếu mẹ đùn đẩy việc chơi với con cho người khác và đáng buồn là người đó cũng không rảnh thì bé sẽ càng trở nên buồn chán và xuất hiện nhiều cảm xúc tiêu cực hơn.
Thái độ bất hợp tác này của bố mẹ có thể kiến bé mất hứng và hụt hẫng
Gợi ý cho bố mẹ: nên vui vẻ thông báo để bé hiểu rằng bố/ mẹ đang bận việc bằng những câu nói nhẹ nhàng như "Con yêu, mẹ đang bận chút, lát nữa mẹ trò chuyện với con nhé", "Con có thể ra xem phim hoạt hình chờ mẹ một lát, mẹ xong việc sẽ tới chơi với con ngay"...
"Mẹ ước là chưa từng sinh ra con" hay "Giá như đứa...là con của mẹ"
Rất nhiều bậc phụ huynh từng có suy nghĩ như vậy hoặc vô tình mắng con trong một lần giận dữ tột đỉnh. Nhưng đây chỉ là một cảm giác nhất thời trong khi quá căng thẳng. Bố/mẹ nói ra câu này có thể sau đó chỉ một vài giây sẽ quên ngay lập tức, tuy nhiên với trẻ thì không. Bé sẽ tin rằng, mẹ không muốn làm bố mẹ của mình hay thực sự bố mẹ đang chán ghét và không yêu quý mình nữa.
Hay khi bé vô tình làm sai điều gì khiến bố mẹ bực bội, nhiều người ngay lập tức quát mắng và săn sàng so sánh bé với một ai đó, có thể là bạn bè hay anh chị em của con. Sau mỗi lần so sánh con, mẹ lại "buột miệng" nói rằng "giá như bé...là con của mẹ". Khi nghe thấy câu nói này của mẹ, bé sẽ bị tổn thương bởi suy nghĩ: "Mẹ ghét mình, mẹ chỉ yêu bạn...thôi". Từ đó, bé sẽ trở nên mặc cảm, tự tin, so bì, ghen tỵ với bạn... đó.
Gợi ý cho bố mẹ: nên biết cách kiềm chế cơn giận, tốt nhất nên nhanh chóng ra ngoài cho đến khi bình tĩnh lại rồi sau đó trao đổi lại với bé.
"Con không nhanh chân, bố/mẹ sẽ bỏ lại con đấy"
Khi muốn thúc giục bé nhanh chóng hoàn thành một công việc gì đó hoặc đơn giản chỉ muốn các bé đi nhanh hơn, các ông bố bà mẹ không nên sử dụng câu này. Bởi với các bé, nỗi sợ hãi lớn nhất là bị cha mẹ bỏ rơi. Do đó đây có thể là câu nói mang đến một nỗi ám ảnh to lớn trong ý nghĩ của bé.
Sau một hai lần bị giục và dọa như vậy, bé đương nhiên sẽ phải tăng tốc độ tối đa để không bị bỏ lại. Nhưng ở những lần sau đó, bé biết bố mẹ chỉ "nói chơi", câu dù họa này của bạn sẽ mất tác dụng và trẻ sẽ nghĩ "mình có chậm một chút cũng không sao, vì bố mẹ chỉ dọa mình thế thôi". Thêm vào đó, nếu bố/mẹ hành xử như vậy chứng tỏ bạn không phải là một người kiên nhẫn, và khi người lớn thể hiện điều đó thì trẻ sẽ học theo. Điều này không tốt một chút nào cho trẻ trong cuộc sống và công việc sau này.
Gợi ý cho bố mẹ: nếu muốn bé ghi nhớ và nhanh nhẹn hơn, mẹ có thể đưa ra cho bé vài lời cảnh báo nhẹ nhàng như "Đã đến lúc mẹ con mình phải về nhà rồi", "Con có nghĩ mình cần về nhà nhanh hơn không?" đồng thời dắt tay bé bước theo mình.
"Con giỏi quá"
Điều gì là không nên khi khen một đứa trẻ? Những lời nói khích lệ luôn là một công cụ rất hữu dụng của tất cả các ông bố bà mẹ. Khi con làm đúng một bài toán khó, trả lời đúng một câu hỏi đố mẹo, hay làm được một việc gì đó đáng khen, bố mẹ cũng đừng vội khen "con giỏi quá". Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng lời khen như một động lực giúp con cố gắng hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên, sự thật lại không phải vậy. Việc thường xuyên khen con mình sẽ khiến con trở nên phụ thuộc vào sự công nhận đó, thậm chí làm xuất hiện trong con trẻ tính tự cao, tự đắc, coi thường người khác.

Việc thường xuyên khen con mình sẽ khiến con trở nên phụ thuộc vào sự công nhận đó, thậm chí làm xuất hiện trong con trẻ tính tự cao, tự đắc, coi thường người khác
Gợi ý cho bố mẹ: thay vì khen con trẻ, cha mẹ có thể diễn tả: "Con đã khá hơn rồi", "con đã tiến bộ hơn nhiều rồi đó"... Đó là một sự trợ giúp rất đắc lực cho con trong giai đoạn đang phát triển cả về tâm lý cũng như kiến thức cuộc sống.
"Để bố/mẹ giúp con"
Không phải ít mà có rất nhiều bố mẹ ngày nay quá nuông chiều và yêu thương con hết mực nên sẵn sàng ra tay làm giúp con mọi việc. Bất cứ khi nào con vấp ngã lại vội vàng chạy đến đỡ con đứng lên. Hay đơn cử những công việc đơn giản nhất trong nhà, bố mẹ cũng tranh mất phần của con, bởi họ nghĩ rằng "con chỉ cần đầu tư thời gian cho việc học là tốt rồi".
Tuy nhiên, bố mẹ làm như vậy là hại con chứ không phải giúp con. Bởi điều đó sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập của trẻ sau này. Với tư tưởng luôn được bố mẹ, người lớn giúp đỡ nên trẻ sẽ không có một chút động lực hay cố gắng nào để hoàn thành công việc, và đương nhiên khi gặp khó khăn trẻ vẫn "ung dung" bởi chắc chắn sẽ có người lo hộ mình.
Gợi ý cho bố mẹ: Thay vì vội vàng giúp đỡ con, hay thay con làm mọi việc, bố mẹ hãy để tự con tự làm và tự đứng bằng bàn tay và đôi chân của mình. Hãy chỉ là người đứng bên cạnh động viên và dang tay cứu giúp khi thật sự cẩn thiết, chớ "nhanh nhảu đoảng" mà gây hại cho tương lai của con.
"Không ăn hết cơm thì con đừng trách mẹ..."
Trẻ nhỏ có nhiều bé rất biếng ăn, cứ mỗi lần đến bữa lại bắt đầu "giở chứng". Với các bố mẹ có con như vậy thì rất bực mình và khó có thể giữ được bình tĩnh khi chứng kiến cảnh con ngồi gảy thức ăn. Mất bao công sức công nấu mà con nhất quyết không chịu ăn khiến các mẹ phải dùng đến chiêu đe dọa. Những câu nói như: "Có ăn không thì bảo, con mà không ăn là mẹ đánh đấy", "Con không ăn là ma đến bắt đi đấy" hoặc "Không ăn hết cơm thì con sẽ không được ăn bánh"... dễ khiến trẻ cảm thấy như đang bị phạt và giảm hẳn cảm giác ngon miệng.

Nếu mẹ cứ tiếp tục dọa nạt bé như vậy, bé sẽ bị ức chế tâm lý, cơ thể khó hấp thụ được chất dinh dưỡng có trong thức ăn 

Nếu mẹ cứ tiếp tục dọa nạt bé như vậy, bé sẽ bị ức chế tâm lý, cơ thể khó hấp thụ được chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Không những vậy, mẹ sẽ khiến trẻ sinh ra tư tưởng sợ ăn hoặc không dám ăn cơm cùng bố mẹ.
Gợi ý cho bố mẹ: Thay vì dọa nạt, quát mắng trẻ ăn, tại sao mẹ không chịu tìm hiểu nguyên nhân vì sao con lại như vậy, có thể là do đồ ăn mẹ nấu không ngon, không hấp dẫn. Các mẹ hãy tìm cách để khắc phục tình trạng biếng ăn của con bằng các cách tích cực và khoa học hơn như thay đổi thực đơn, tạo hình món ăn bắt mắt...
"Đừng có khóc"
Những câu tương tự: "đừng có buồn", "con có phải trẻ con nữa đâu", "có gì đâu mà phải sợ",... thực tế không làm cho con hết sợ, hết buồn và thôi không khóc nữa. Trẻ con cũng có những cảm xúc riêng và được quyền thể hiện những cảm xúc đó khi mà chúng không thể bày tỏ bằng lời.
Gợi ý cho bố mẹ: Thay vì bảo con "đừng" thế này thế kia, bố mẹ có thể nói những câu thể hiện sự đồng cảm và sẻ chia, bé sẽ dần dần nín khóc và nói ra những cảm xúc của mình.
Nguồn tin : Dochoiembe.com.vn

Làm thế nào để thấu hiểu cảm xúc của trẻ?


Cảm xúc của con - dù tích cực hay tiêu cực cũng cần được bố mẹ trân trọng và thấu hiểu. Tuy nhiên nắm bắt được tâm lý trẻ lại không hề dễ dàng và đòi hỏi bố mẹ phải vô cùng tinh tế.
Vậy phải làm sao để đọc được những tâm tư, tình cảm của con chỉ qua hành động và giải quyết theo hướng tích cực nhất? 10 lời khuyên dưới đây sẽ giúp ích phần nào cho bạn.
1. Sớm lưu tâm tới cảm xúc của trẻ
Với những biểu hiện phàn nàn, lo lắng, cáu bẳn, im lặng... của con, bạn nên tinh ý nhận ra. Hơn thế nữa, định nghĩa cảm xúc kiểu như: "Mẹ biết con đang khóc nhè" hoặc "Mẹ biết con đang rất lo lắng" hết sức cần thiết để trẻ hiểu và quên đi những điều tiêu cực đó.
2. Để trẻ tự bình tâm trở lại
Dù ở nhà hay nơi công cộng, bạn nên cho phép trẻ tự do thể hiện cảm xúc của mình. Kiên trì chờ đợi, bạn thấy rằng tự trẻ sẽ nhận ra mình đang mất kiểm soát bản thân. Và khi mệt mỏi với tình trạng này, trẻ sẽ sớm bình tâm trở lại vài phút sau đó.
3. Tìm được mấu chốt vấn đề
Trò chuyện sau khi trẻ bộc lộ cảm xúc thái quá sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân. Để trẻ miêu tả trạng thái cảm xúc của mình trước khi xảy ra sự cố, trẻ sẽ nhớ chúng và tự nhắc nhở mình phải biết kiểm soát bản thân tốt hơn.
Hãy để trẻ được thể hiện cảm xúc của mình.
4. Sáng tạo những cách xử lý khác nhau
Thảo luận với con và cùng vạch ra giải pháp thật hợp lý cho từng vấn đề. Bạn có thể đề nghị con vẽ một vài hình để xin lỗi hay ôm bạn bất cứ khi nào con cảm thấy tâm trạng không ổn. Giúp trẻ điều chỉnh cảm xúc sẽ khiến chúng hiểu rằng bạn luôn bên cạnh hỗ trợ mỗi lúc khó khăn.
5. Ghi chép lại
Việc ghi chép giúp bạn nhớ được ngày, giờ cũng như sự việc nào khiến cho hành vi của con thiếu kiểm soát như vậy. Nó sẽ rất hữu ích để bạn giúp con tránh những cảm xúc tiêu cực. Đôi khi, một nơi đông đúc như cửa hàng tạp hóa hay rạp chiếu phim có thể là nguyên nhân gây ra cảm xúc thái quá đó. Và việc cần làm lúc này là đừng bỏ rơi con bạn cùng với người trông trẻ!
6. Làm trẻ quên đi cảm xúc tiêu cực
Bất cứ khi nào trẻ mất kiểm soát cảm xúc, bạn nên hướng trẻ tới một số hoạt động khác hay bật nhạc để làm trẻ quên đi cảm xúc hiện thời và bình tâm lại.

7. Giải thích để trẻ hiểu
Sau mỗi lần gặp trẻ "sự cố" với cảm xúc, hãy âu yếm con và nói rằng đó là chuyện hoàn toàn tự nhiên của con người miễn là khi nóng giận hay thất vọng, đừng làm tổn thương chính mình và người khác.
8. Giới hạn những lựa chọn
Khi đứng trước nhiều sự lựa chọn, trẻ sẽ cảm thấy bối rối và muốn có được tất cả. Vì thế, bạn nên giới hạn cho con nhiều nhất là ba lựa chọn. Ví dụ như khi trẻ nói muốn ăn vặt, bạn có thể đưa ra ba đồ ăn khác nhau: thứ nhất - chuối; thứ hai - một cốc sữa và thứ ba - một quả táo.
9. Báo cho con biết 10 phút trước khi bạn định làm gì đó
Trẻ sẽ có cơ hội mè nheo nếu bạn thông báo sớm kế hoạch đi chơi. Thay vào đó, bạn chỉ cần cho trẻ biết điều này trước 10 phút là ổn.
10. Giới hạn sự mất kiểm soát cảm xúc
Thay vì kìm hãm cảm xúc của trẻ, hãy để nó tự thể hiện ra ngoài. Than vãn, la hét, khóc nhè sẽ khiến trẻ được khuây khỏa, tuy nhiên tình trạng này chỉ nên để xảy ra đôi lần. Đừng quên một cái ôm sau đó là điều vô cùng cần thiết để mọi thứ trở nên dễ chịu hơn.
Nguồn tin : Dochoiembe.com.vn

7 tình huống cha mẹ cần hết sức kiên nhẫn


Có những thời điểm nuôi dạy con mà bạn chỉ muốn "bốc hỏa". Tốt nhất khi gặp những tình huống này bạn nên hít thở sau và cố gắng kiên nhẫn hết sức có thể để không la mắng con.
Đồ chơi tung tóe trên sàn nhà
Thời điểm bạn cảm thấy hài lòng khi vừa dọn dẹp được đống đồ chơi trên sàn nhà để chuẩn bị lau nhà nhưng "ào một cái" tất cả chúng lại được nằm tung tóe trên sàn nhà còn thằng con "trời đánh" của bạn thì đang cười và chạy biến để "trốn tội".
Kiểm tra hàng hóa trước khi tính tiền ở siêu thị
"Con đem trả lại món hàng đó đi", "Con không được mua thanh kẹo đó đâu"..... Bạn nhìn lại trong giỏ của mình vì có bao nhiêu là "thứ không tên" không muốn mua còn con thì mè nheo, rên rỉ "con muốn thứ này cơ" "Không, con muốn..". Tốt nhất là lúc đó bạn nên bình tĩnh và cứng rắn. Nếu bạn không kiên nhẫn vừa đủ thì ắt hẳn sẽ có một "trận đòn" hoặc ít nhất là vài câu la mắng con ở nơi công cộng. Tốt nhất là nên thống nhất việc mua gì với trẻ trước khi cho chúng đi siêu thị cùng.
"Cuộc chiến ăn uống"
Thời điểm cho con ăn cũng là thời điểm bạn cần đến sự kiên nhẫn. Bạn đã bao giờ rơi vào tình cảnh hì hụi nấu cho con ăn nhưng tất cả những gì bạn nhận được là: "Ăn thêm một miếng nữa đi con", "Nào, miếng cuối cùng, "Cắn một miếng bé thôi cũng được"...Còn con bạn thì liên tục "Con không ăn, không thích ăn món này" hoặc "Không!" và ngoảnh mặt đi một cách phũ phàng?

"Xử" các con đánh lộn nhau
Nếu bạn như muốn phát điên khi mình thì đang bận túi bụi trong bếp còn lũ trẻ thì đang đánh nhau và khóc lóc gào thét thì lúc này bạn cũng cần hít thở sâu để hết sức kiên nhẫn lại, sai đó thì ra làm "trọng tài phân xử" một cách công bằng nhất.
Bị bôi bẩn vào quần áo
Bạn nghĩ sao nếu vừa diện một chiếc váy thật đẹp để cả gia đình cùng đi chơi nhưng chỉ vài giây sau đó thì nước mũi được quệt vào vạy váy và được con "thưởng" cho một ít nôn vào phần thân? Đừng cáu giận đấy nhé, bạn cần một chút kiên nhẫn.
"Chỉ dạy" nuôi dạy con như thế nào từ những người thân
Họ có ý tốt. Nhưng chắc chắn có lúc bạn sẽ phát điên khi bị những người thân trong gia đình "chỉ dạy" về việc kỷ luật con, cho con ăn, cho con mặc ... như thế nào. Cách tốt nhất là hãy kiềm chế, kiên nhẫn trả lời: "Con (cháu)... đã kiểm tra rồi. Con (cháu) là mẹ của nó mà".
"Chiến thuật" trì hoãn trước giờ đi ngủ
"Mẹ ơi con muốn uống nước. Mẹ ơi con buồn tè. Mẹ ơi con đói..." là tất cả những "chiêu trò" để bọn trẻ không phải đi ngủ đúng giờ sau khi đã nô nghịch nhảy tưng tưng trên giường. Hãy tỉnh táo và hết sức kiên nhẫn để không cáu giận và la hét câu: "Con có đi ngủ không thì bảo. Mẹ tét vào mông bây giờ?".

Bạn có phải là một ông bố tốt?


Bố có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của những đứa trẻ. Những ông bố tốt luôn biết cách làm thế nào để nuôi dạy con một cách tốt nhất. Họ sẽ không bao giờ làm những điều dưới đây.
Nói mà không làm
Những người bố tốt không bao giờ nói mà không làm. Họ không bao giờ dạy con là không được mất bình tĩnh nhưng lại dễ dàng nổi quạu lên khi tắc đường. Họ không bao giờ dạy con phải có cách hành xử đúng mức nhưng lại dễ dàng lớn tiếng quát nạt người khác... Những ông bố có trách nhiệm luôn nhận thức rõ ràng về việc trẻ có thể lặp lại những hành vi mà họ đã làm. Họ cũng ý thức được việc con mình sẽ là "bản sao" của mình nếu mình làm không đúng.

Đánh con
Một người bố vô trách nhiệm sẽ sử dụng bạo lực và đánh đập con để áp dụng những nguyên tắc của mình. Một người bố kỷ luật tốt sẽ sử dụng các phương pháp kỷ luật con hiệu quả hơn để áp dụng trong thời gian dài. Sử dụng bạo lực là cách bạn đang dạy cho con thấy đánh đấm có thể là một cách để giải quyết xung đột.
Từ chối chơi với con
Trẻ con luôn muốn được ở bên bố mẹ. Những ông bố "nghiện" công việc sẽ không bỏ thời gian ra để chơi với con vì thế chúng luôn cảm thấy bị bỏ rơi. Những ông bố có trách nhiệm sẽ luôn cùng con thưởng thức các trò chơi, xem phim, ra ngoài đi chơi, và dành khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng quý giá và chất lượng khi ở bên con. Những ông bố này hiếm khi hủy bỏ lời hứa với con trừ khi có việc gì đó khẩn cấp.
Quên những sự kiện quan trọng
Những ông bố tốt sẽ không bao giờ quên những sự kiện quan trọng trong cuộc sống của trẻ và luôn chắc chắn rằng mình sẽ hiện diện trong những sự kiện đó. Sự kiện đó có thể là một trận đấu quan trọng, một bữa tiệc sinh nhật, hay ngày con làm lễ tốt nghiệp. Cách tốt nhất để biết con mình có thực sự trưởng thành hay không là theo dõi những thành tích và quá trình phấn đấu của trẻ. Khi một người cha không biến đến những sự kiện này, chúng sẽ thực sự thất vọng. Một người cha tốt sẽ luôn biết con mình đang như thế nào.
Chỉ trích con một cách không công bằng
Các ông bố thường có xu hướng chỉ trích những nỗ lực của trẻ và coi thường trẻ. Họ không nhận ra rằng khi đứa trẻ làm được việc tốt chúng cần được khuyến khích và cơ ngợi. Ví dụ, khi chúng rửa xe, để lại vài đốm bẩn, một người cha có trách nhiệm sẽ cùng con đi quanh xe chỉ ra những vết vẩn và cùng nhau rửa lại thay vì chỉ trích và chê bai con
Để mối quan hệ của vợ chồng ảnh hưởng đến cách đối xử với con cái
Khi hôn nhân có xung đột, căng thẳng thường trẻ em là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng. Một người cha không yêu thương con sẽ để tâm nhiều đến sự oán hận của mình và dành ít thời gian cho con như là một cách để "trừng trị" bạn đời. Một ông bố có trách nhiệm sẽ luôn trân trọng các giá trị của gia đình và nghĩ cho con cái trước tiên.
Thể hiện sự thiếu tôn trọng
Một người bố có trách nhiệm sẽ thể hiện sự yêu thương, tôn trọng với vợ- mẹ của đứa trẻ và những đứa con trong gia đình. Một người cha thiếu tôn trọng, và thường xuyên chì chiết các thành viên trong gia đình sẽ không bao giờ có được những đứa con phát yêu mến và kính trọng mình.
Độc đoán
Các ông bố độc đáon sẽ luôn luôn cho rằng mình đúng và áp dụng những nguyên tắc thô bạo và khắc nghiệt.Đối ngược lại, những ông bố có trách nhiệm không bao giờ độc tài, họ sẽ luôn dành cho con những cơ hội, sự lựa chọn để phát triển trong môi trường ấp ám và có hỗ trợ của bố mẹ.
Từ chối con
Những ông bố có trách nhiệm sẽ không từ chối hoặc sợ bị làm phiền khi phải trông con, khi phải chơi với con, khi con cần sự giúp đỡ về tinh thần. Họ nhận thức được những việc đó sẽ làm nguy hại đến sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Nói dối con
Những ông bố có trách nhiệm sẽ không bao giờ nói dối con. Họ nhận ra được tầm nguy hiểm của việc nói dối con và luôn tìm cách để nói thật. Những ông bố trách nhiệm cũng luôn cố gắng "hứa gì" là sẽ làm cho con và ít khi thất hứa.
Bỏ qua lời nhờ giúp đỡ của con
Thật kinh khủng nếu bố của bạn là người không có ở bên hoặc không sẵn sàng lắng nghe những lúc bạn gặp khó khăn. Những ông bố kiểu này sẽ không có thời gian ở bên con. Những ông bố có trách nhiệm sẽ luôn là người bạn đồng hành cùng con, sẵn sàng chia sẻ và đưa ra lời khuyên hữu ích dành cho chúng.
Xúc phạm con
Một số người bố nghiêm khắc thường có thói quen xúc phạm hoặc chế nhạo con. Các ông bố này thường gọi con là đồ ngu ngốc, lười biếng...Họ sẽ luôn có lý do để chỉ trích con trước mặt bạn bè, người thân, hoặc đồng nghiệp. Một người cha có trách nhiệm sẽ giúp con nhìn nhận ra sai lầm, hướng đến sự ca ngợi, khuyến khích con để chúng không bao giờ có cảm giác bị hạ thấp, bị "đánh" vào lòng tự trọng.
Ngừng dành yêu thương cho con
Những người bố có trách nhiệm sẽ không bao giờ ngừng yêu thương đứa con của mình trong bất kỳ hoàn cảnh này. Ngay cả khi hôn nhân của họ đổ vỡ, người cha ấy cũng luôn duy trì liên lạc với con và dành tình cảm của mình cho chúng.
Nguồn tin : Dochoiembe.com.vn

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Mỗi đứa trẻ cần ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày

Đứa trẻ càng lớn thì thời gian ngủ trong một ngày sẽ càng ít dần, không nhiều như khi mới sinh. Tuy nhiên thời gian ngủ cụ thể ra sao? Bao nhiêu thì vừa? Tuy mỗi đứa trẻ có những nhu cầu khác nhau, nhưng dù sao thì thời gian ngủ trung bình cho bé ở từng độ tuổi là điều mà bố mẹ nên biết để có cách chăm sóc con mình tốt hơn.
Dưới đây là bảng hướng dẫn thời gian ngủ trung bình mỗi ngày cho trẻ ở từng độ tuổi:

Lưu ý: Thời gian ngủ ban ngày và ban đêm của bé không nhất thiết lúc nào cũng theo bảng trên, bé ngủ nhiều hơn vào ban ngày có thể ngủ ít lại vào ban đêm, và ngược lại.

Hãy nhớ rằng hầu hết trẻ em đều ngủ nhiều, nhiều hơn thời gian mà các bậc phụ huynh cho là đã đủ. Nếu một đứa trẻ ngủ chập chờn, không chịu ngủ giấc ngắn vào ban ngày hoặc không chịu đi ngủ trước 10 giờ tối mà bố mẹ cho là bé không có nhu cầu ngủ nhiều thì thật sai lầm. Nhiều khả năng đứa trẻ đó thật ra đang... thiếu ngủ, nên mới có những biểu hiện quá khích, khó chịu như vậy. Để biết con mình có rơi vào tình trạng này hay không, bố mẹ có thể tự kiểm tra bằng các câu hỏi sau:
Con có thường ngủ gật khi đi xe không?- Có khó đánh thức con dậy mỗi sáng không?- Con có vẻ cáu, khó chịu hoặc mệt mỏi trong ngày không?
Nếu câu trả lời cho tất cả là "có", rất có thể bé đã ngủ ít hơn nhu cầu thật sự của cơ thể. Để thay đổi điều này, bố mẹ cần giúp con mình có thói quen đi ngủ tốt bằng cách định ra giờ ngủ phù hợp, cố định và tuân thủ theo đó. Dù thời gian ngủ sẽ giảm dần khi bé lớn hơn, nhưng những thói quen ngủ hợp lý và đúng đắn luyện tập khi còn thơ bé này vẫn nên được duy trì. 
Nguồn tin : dochoiembe.com.vn

Các nguy cơ bé chậm biết nói

Trong khi hầu như mọi đứa trẻ đều phát triển theo đúng tuổi, việc chậm trễ hay gián đoạn một kỹ năng nào đó như nói chẳng hạn có thể khiến phụ huynh lo lắng tự hỏi mình: “Liệu con tôi có phát triển đúng chuẩn không?”. Có những mốc phát triển ngôn ngữ mà bạn có thể dựa vào đó để đánh giá xem con mình đang ở mức độ nào.
Chú ý đến người khác
Sự tương tác xã hội là nền tảng của sự phát triển ngôn ngữ. Nếu con bạn không chú ý đến người khác, không đáp lại các âm thanh, tiếng nhạc, các trò chơi và đồ chơi chuyển động, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ chậm phát triển ngôn ngữ và kỹ năng nói ở trẻ.
Bập bẹ phát âm



Từ 4 tháng tuổi, bé đã biết ê a những tiếng đầu đời. Ảnh: Inmagine.
 Từ 4-6 tháng tuổi, con bạn sẽ bập bẹ phát âm, bắt dầu bằng các nguyên âm khi bé bắt đầu lên tiếng bằng cách ê a. Sang tháng thứ 6, bé bắt đầu ghép các nguyên âm với phụ âm thành những tiếng.
Nhận ra tên mình
Từ 6-9 tháng tuổi, em bé đã có thể ngừng chơi và quay về phía bạn khi bạn gọi tên bé. Con bạn cũng có thể đáp lại các tiếng động khác nhau mà bạn tạo ra, và có thể bắt chước những tiếng động đó. Đó là lý do vì sao việc phụ huynh chăm trò chuyện với con là rất quan trọng. Các nghiên cứu đều cho thấy trẻ có phụ huynh hay nói phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Những từ đầu tiên
Khoảng 12 tháng tuổi, bé đã có thể biết nói những từ đầu tiên, như “mama”, và “baba.” Bạn có thể giúp bé tăng vốn từ vựng của mình bằng cách đọc sách hay đơn giản là chỉ cần nói với bé về những gì bạn làm mỗi ngày. Bạn không cần nói chuyện quá đơn giản hay phức tạp với bé; chẳng hạn, khi ra ngoài chơi, hãy chỉ và nói cho bé những bông hoa hay con vật mẹ con bạn thấy trên đường đi.



Tròn 1 tuổi, con đã có thể làm theo những yêu cầu đơn giản. Ảnh: Inmagine
Thể hiện qua những hành động 
Cũng ở tháng thứ 12, bé cưng của bạn đã bắt đầu biết vẫy tay chào và tạm biệt cũng như lắc đầu từ chối. Những trò chơi tương tác qua lại rất tốt cho các bé ở giai đoạn này để phát triển kỹ năng truyền đạt thông tin. Bạn hãy chơi đẩy bóng qua lại, chia thức ăn hoặc giở các trang sách cùng bé.
Làm theo những yêu cầu đơn giản
Từ tháng 12-18, bé có thể đáp lại với tên của mình, hiểu nghĩa “không”, chào” và thực hiện những yêu cầu đơn giản (ví dụ: “Con cầm đồ chơi lên đi!” Ở độ tuổi này, bé cũng bắt đầu chỉ ra được các bộ phận khác nhau trên cơ thể khi bạn hỏi bé (ví dụ: “Bụng con đâu?”). Trò chơi ú òa có thể giúp bé phát triển các kỹ năng này.
Ghép từ
Khi bé được 18 tháng tuổi, bé đạt được sự nhảy vọt về ngôn ngữ trong vài tháng tới. Một đứa trẻ 2 tuổi có thể nói được khoảng 50 từ. Trong suốt thời kỳ này, bé sẽ bắt đầu biết cách ghép từ với nhau, chẳng hạn như: “Bố bế”. Bạn có thể giúp bé phát triển kỹ năng này thông qua trò chuyện. Thay vì hỏi “Trái banh của con đâu?”, bạn có thể nói phức tạp hơn “Trái banh lớn màu đỏ của con đâu?”.
Biểu lộ cảm xúc
Được 24 tháng tuổi, bé có thể diễn tả nhu cầu tức thời của mình với bạn bằng cách sử dụng từ ngữ và bắt đầu kết hợp từ ngữ, mặc dù không phải sự kết hợp nào của bé nghe cũng có ý nghĩa. Bạn có thể hiểu được khoảng 50% ngôn ngữ cũng như cảm xúc của bé. Nhưng cách nói chuyện của bé ở lứa tuổi này rất ngộ nghĩnh và đáng yêu.
Nguồn tin : dochoiembe.com.vn