Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Cách làm món thịt kho với khoai sọ mới lạ

Phần lớn trong bữa ăn, các món kho cũng đóng vai trò khá quan trọng giúp bữa ăn đầy đủ và ngon miệng hơn. Đặc biệt  với món thịt kho là món mang đậm hương vị truyền thống, với các cách chế biến, sáng tạo hợn bạn sẽ có những món mới lạ.
Nếu như bạn đã chán với món thịt kho truyền thống thì hãy thử nấu nướng với cách kho thịt ngon với khoai sọ đầy mới lạ và hấp dẫn nhé!
Khoai sọ hay còn gọi là khoai mônKhoai môn hay môn ngọt là tên gọi của một số giống khoai thuộc loài Colocasia esculenta (L.) Schott, một loài cây thuộc họ Ráy (Araceae). Cây khoai môn có củ cái và củ con. Củ cái nặng từ 1,5 đến trên 2 kg, ít củ con, chứa nhiều tinh bột.
 cach kho thit ngon 08 
Nguyên liệu nấu thịt kho khoai sọ
  • Thịt ba chỉ: khoảng 300g
  • Khoai sọ: 200g
  • Đường, nước màu, xì dầu
  • Cánh hoa hồi, hành khô
Cách kho thịt ngon với khoai môn:
Bước 1: Thịt mua về, bạn đem rửa sạch thái từng miếng vừa ăn. Để đặc biệt bạn nên mua thịt ba chỉ nhiều lạc một chút thay vì toàn thịt lạc
cach kho thit ngon 01
Cách kho thịt ngon
Rồi đem luộc qua thịt cho sạch, vớt ra để ráo nước. Bước này thực chất là luộc tái thịt với nước sôi để vớt một phần bọt nổi lên do bây giờ thịt thà nó k như ngày xửa ngày xưa nên phải làm thế. Nếu gia đình bạn có bình sục ozon thì bạn có thể sử dụng bình sục thay cho cách này để làm sạch thịt.

cach kho thit ngon 02

Bước 2: Khoai sọ cần cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi đem thái miếng vừa ăn.
cach kho thit ngon 03

Bước 3: Đun nóng dầu, cho thịt vào rán ở lửa to đến khi thịt vàng đều các mặt.
cach kho thit ngon 04

Bước 4: Sau đó, cho thịt vào nồi, thêm 1 chút đường, xì dầu, nước màu, hành khô băm nhỏ và vài cánh hoa hồi rồi đổ nước ngập bề mặt thịt.
cach kho thit ngon 05

Bước 5: Cùng đó cho luôn khoai vào cùng đun lửa nhỏ.
cach kho thit ngon 06

Nêm nếm cho vừa ăn, đun đến khi gần cạn nước và sánh lại là được. Có thể rắc thêm chút ít hạt tiêu lên cho dậy mì thơm.
Múc thịt kho khoai sọ ra bát, ăn cùng cơm nóng thật tuyệt phải không nào.
cach kho thit ngon 09
Cách kho thịt ngon
Món thịt kho khoai sọ có một hương vị đậm đà và đặc biệt mới lại, với vị ngọt béo của thịt , bở bùi của khoai sọ làm nên một món ăn ngon và hấp dẫn.
Trong qúa trình chế biến và thực hiện món này bạn có thể kết hợp thêm với một số nguyên liệu khác như nước cốt dừa hay cơm dừa để thêm phần lạ lẫm cũng như mùi vị ngậy đặc trưng cho món thịt kho của bạn.
Với cách kho thịt ngon với khoai môn ở trên đảm bảo bạn dễ dàng thực hiện và tạo cho bữa cơm gia đình mình thêm phần thú vị và ấm cúng, chúc bạn thành công và ngon miệng với món ăn mới này nhé!

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Những cách thể hiện để có thể trở thành ông bố tốt trong mắt các con.

Bố và con
Đàn ông thường rất giàu tình cảm tuy nhiên có những người do mới làm bố hay vì một lý do nào đó mà chưa quen việc thể hiện tình cảm với con. Dưới đây là những cách thể hiện để có thể trở thành ông bố tốt trong mắt các con.
[​IMG]
Cách thể hiện của bố khiến bé gần gũi bạn hơn​
Luôn luôn dành thời gian để chơi với con
Các ông bố thường gặp khó khăn trong việc cố dứt ra khỏi công việc. Nhưng hãy thu xếp để có thể dành thời gian chơi với con. Hãy chơi với chúng những trò chúng muốn chơi và cả những trò mà bạn nghĩ ra khiến chúng hào hứng nữa.
Đừng cố gắng chia đều thời gian cho từng đứa trẻ, chỉ cần ít thôi nhưng hãy làm cho chúng thật đáng nhớ
[​IMG]
Đừng cố tham lam để chia đều thời gian ít ỏi của bạn cho từng đứa trẻ. Hãy dành thời gian chất lượng ở bên chúng. Hôm nay bạn có thể quan tâm đến đứa lớn hơn một chút và ngược lại ngày mai hãy dành thời gian cho đứa nhỏ. Hãy để chúng cảm nhận được chúng đều hạnh phúc khi được bạn quan tâm, chăm sóc chứ không phải là khoảng thời gian ít ỏi và bị xao nhãng.
Xin lỗi khi bạn sai
Khi mắc sai lầm, hãy cố gắng xin lỗi các con và sửa lỗi. Hãy cho các con có thời gian để giận dỗi bạn. Bạn cũng cần làm gương cho con thay vì không trung thực và “tận dụng” quyền làm bố của mình để “xí xóa” lỗi lầm.
Thể hiện tình yêu với vợ con
Hãy luôn thể hiện tình cảm và cho lũ trẻ thấy bạn yêu mẹ của bọn chúng như thế nào. Các con cũng sẽ học được những bài học yêu thương từ chính bạn.
[​IMG] 
Nghiêm khắc với con, nhưng hãy có những kỷ luật riêng
Hãy tìm hiểu loại kỷ luật nào mà con bạn tuân theo nhất, hãy luôn nghiêm khắc và “hợp tác” với vợ.
Tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng con và giúp chúng tìm ra sở thích
Đúng vậy, tất tần tật từ piano, bóng đá, phim, âm nhạc, đoàn thanh niên, và thể dục dụng cụ…. Hãy cùng con trải nghiệm và giúp con tìm ra niềm đam mê của mình.
[​IMG]
​Đừng e ngại nói “Bố không biết”, nhưng hãy giúp các con tìm giải pháp
Trong mắt các con, bố là “siêu nhân biết tuốt” nhưng bạn cũng đừng ngần ngại nói “bố không biết” khi chưa tìm ra câu trả lời. Thay vào đó hãy cùng các con “hợp sức” để tìm ra câu trả lời đúng nhất. Điều đó sẽ rất tuyệt vời đấy.
Hãy cho con biết bạn tự hào về chúng
Điều này khá khó. Nhưng các con cần phải biết chúng rất giỏi, và đã đạt được những mục tiêu quan trọng. Đừng so sánh con với anh chị em của con hay người khác. Hãy luôn đưa ra lời khen dựa trên sự cố gắng và quyết tâm của chúng.
Dành thời gian cho gia đình
Điều này dường như rất khó khi chúng ta bị chi phối bởi những bận rộn, lo toan của cuộc sống. Nhưng hãy cố gắng để cả nhà quây quần cùng nhau ăn bữa cơm tối, cùng nhau trò chuyện, hay xem phim…. Thời gian này sẽ là những kí ức mà các con sẽ nhớ mãi trong cuộc đời của chúng.
[​IMG] 
Hãy lắng nghe
Hãy dành thời gian để lắng nghe các con. Bạn sẽ tìm thấy sức mạnh của việc lắng nghe. Đây là cũng là yếu tố giúp bạn hiểu con hơn và thể hiện rằng bạn là một ông bố rất tâm lí.

Những sai lầm khi sử dụng bình nóng lạnh

Bình nóng lạnh được sử dụng nhiều trong những ngày đông. Tuy nhiên, sử dụng không đúng cách, bình nóng lạnh có thể nguy hiểm cho gia đình bạn.
Những ngày rét kỷ lục, nhu cầu sử dụng bình nóng lạnh tăng đột biến. Tuy nhiên, cách sử dụng bình nóng lạnh sai lầm đã gây ra nhiều ca tử vong thương tâm.
Bình nóng lạnh ngày nay đã trở nên vô cùng phổ biến trong các gia đình, đặc biệt khi thời tiết bước vào mùa đông giá lạnh với nền nhiệt rất thấp. Nhiều gia đình thậm chí bật bình nóng lạnh 24/24 giờ để luôn có nước nóng sử dụng bất cứ lúc nào. Ai cũng nghĩ bình nước nóng rất an toàn, nhưng những sai lầm tai hại khi sử dụng có thể khiến bạn đánh đổi tính mạng, sức khỏe của mình và người thân bất cứ lúc nào. Dưới đây là những sai lầm nghiêm trọng mà nhiều người mắc nhất khi sử dụng bình nước nóng.
1. Không ngắt bình nóng lạnh trong khi tắm 
Ngày nay, bình nóng lạnh đều được thiết kế hệ thống chống ngắt điện tự động khi nước đã đủ nhiệt, tuy nhiên điều này không ngăn được việc điện rò vào nước. Chưa kể bình nóng lạnh sau một thời gian sử dụng, các bộ phận, chi tiết bên trong đã cũ và không thể hoạt động hiệu quả như lúc mới. Hệ quả là điện có thể rò vào nước bất cứ lúc nào mà bạn không thể biết trước được. Nếu trong khi tắm bạn vẫn để điện bình nước nóng, thì có thể xảy ra tình trạng bị giật, khi điện rò vào nước. Lúc này nguy cơ tử vong là rất cao. Do đó, bạn nên bật bình nước nóng đến khi đủ nhiệt thì ngắt hẳn điện rồi mới tắm để đảm bảo an toàn.
2. Cắm điện bình nóng lạnh liên tục cả ngày 
Bình nước nóng làm nóng nước theo nguyên lý giống như ấm đun nước bằng điện. Nghĩa là đốt nóng dây mayso để đun nóng nước. Mặc dù có thiết kế phức tạp và hiện đại hơn, nhưng nguy cơ gây giật của cả hai thiết bị này là như nhau. Bình nước nóng sẽ bị rò điện khi có sự thông mạch từ dây mayso đến môi trường bên ngoài. Điều này thường xảy ra khi lớp cách điện của dây mayso bị mòn sau một thời gian sử dụng lâu dài. Việc bạn cắm điện bình nước nóng liên tục 24/24 giờ chính là tác nhân hàng đầu bào mòn lớp cách điện, và khiến hệ thống ngắt điện hoạt động không còn hiệu quả, dễ dẫn đến rò điện gây chết người hết sức nguy hiểm. Để đảm bảo độ bền cũng như an toàn tính mạng, bình nước nóng chỉ nên cắm trước khi sử dụng 30 đến 45 phút. Khi sử dụng để tắm cần ngắt điện bình nước nóng để đảm bảo an toàn. 
Cách dùng bình nóng lạnh sai lầm giết cả nhà bạn

3. Không quan tâm đến cọc tiếp đất 
Dây tiếp đất là bộ phận quan trọng giúp tránh rò rỉ điện từ bình nước nóng ra môi trường bên ngoài. Dây tiếp đất có vai trò triệt tiêu dòng điện và giảm thiếu tối đa nguy cơ giật điện từ các thiết bị điện trong gia đình. Thông thường một ngôi nhà được thiết kế an toàn sẽ có một chiếc cọc nối đất có vai trò như dây tiếp đất. Chiếc cọc này dài khoảng 2,5m, được chôn sâu dưới lòng đất từ 0,8 đến 1m. Các thiết bị điện cố định trong gia đình sẽ được nối với chiếc cọc này, để hạn chế tình trạng rò rỉ điện. Tuy nhiên, ở Việt Nam rất ít gia đình quan tâm tới thiết bị an toàn này. 
4. Sử dụng bình nóng lạnh mà không chú ý bảo dưỡng 
Rất ít người có thói quen bảo dưỡng bình nóng lạnh thường xuyên. Chính điều này khiến thiết bị gia dụng này trở thành đồ vật nguy hiểm trong căn nhà của bạn. Mọi loại đồ điện đều cần được kiểm tra và bảo dưỡng. Bởi sau một thời gian sử dụng, chúng sẽ bị bào mòn và xảy ra các vấn đề khi hoạt động. Nếu không thường xuyên kiểm tra và sửa chữa kịp thời, nguy cơ cháy nổ, rò điện là rất cao. Đối với bình nước nóng, bạn nên kiểm tra và bảo dưỡng tối thiểu 3 tháng một lần. Đặc biệt trong mùa đông sử dụng nhiều, bạn nên kiểm tra mỗi tháng 1 lần để đảm bảo an toàn tình mạng cho cả gia đình.
Những lưu ý quan trọng để sử dụng bình nóng lạnh an toàn 
- Chọn lựa sản phẩm phù hợp, tính toán dung tích của bình. Nghiên cứu kỹ các thông tin, tính năng, thiết kế của sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình. Bên cạnh đó, cũng lần lưu ý đến chế độ và thời gian bảo hành của sản phẩm. Nên chú ý chọn các sản phẩm có thương hiệu uy tín trên thị trường.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng rò điện của bình nước nóng bằng cách dùng bút thử điện quẹt thử vào ống nước hoặc trực tiếp vào nước. Nếu phát hiện có điện rò trong nước phải ngắt điện bình nước nóng ngay lập tức để kiểm tra. 
- Tiến hành bảo dưỡng bình nước nóng thường xuyên tối thiểu 3 tháng 1 lần, nếu sử dụng thường xuyên thì nên kiểm tra mỗi tháng 1 lần. 
- Với bình nước nóng đời cũ nên lắp đặt thêm thiết bị chống giật.
- Không bật bình nước nóng 24/24 giờ 
- Nếu nhà có trẻ nhỏ, cần lắp bình nước nóng ngoài tâm với của trẻ.

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Cách làm món bún nem cho ngày đông lạnh

Cách làm bún nem thơm ngon hấp dẫn ấm ngày lạnh cho gia đình bạn có được bữa cơm thú vị nhé.Những miếng nem có phần vỏ vàng ươm, giòn rụm, bên trong lại rất mềm ngọt bởi vị ngọt tự nhiên từ thịt, tôm và rau củ. Được ăn kèm bún, rau sống rồi chấm trong nước mắm chua ngọt, chỉ cần ăn những miếng đầu tiên đã thấy nghiền luôn rồi. Cách làm bún nem không hề khó sẽ không tốn quá nhiều thời gian của bạn đâu nhé bạn. Sau đây là cách làm bún nem ngon hấp dẫn ngay tại nhà nhé

Nguyên liệu làm bún nem ngon hấp dẫn :
  • - Thịt nạc vai: 300gr
  • - Tôm bóc nõn: 200gr
  • - Trứng gà (hoặc vịt): 2 quả
  • - Nấm hương: 10-15 cái
  • - Mộc nhĩ: 3-4 tai to
  • - Giá đỗ: 50gr
  • - Miến: 50gr
  • - Hành tây: ½ củ to
  • - Cà rốt: 1 củ nhỏ
  • - Hành hoa, rau mùi
  • - Dầu ăn, hạt tiêu, bột canh, hạt nêm
  • - Vỏ bánh đa nem: 20-30 cái tùy gói to hay nhỏ
  • - Bia: 1/3 bát con
  • - Bún lá: 1kg
  • - Rau sống và rau thơm các loại ăn kèm
  • - Dấm (chanh), ớt, tỏi, mắm, đường
Cách làm bún nem ngon hấp dẫn cho gia đình bạn  nhé :
Bước 1 : Bạn mua tôm về rửa sạch rồi đem hấp chín cùng với 1 củ gừng với một cây bóc lớp già ở ngoài rửa sạch đập dập nhé.  Nếu bạn hấp tôm chín thì khi không sẽ dễ dàng hơn và không bị tanh nhé. Bạn đem bóc bỏ vỏ tôm bỏ đầu đi,  rồi tôm  đem nõn tôm đi xay hoặc giã nhỏ ra nhé
bún nem
bún nem
Bước 2: Thịt nạc vai mua về rửa thật sạch, rồi đem đi xay hoặc băm nhỏ đều được nhé
bún nem
Bước 3 : Bạn đem  mộc nhĩ cùng với nấm hương rồi đem rửa thật sạch rồi đem thái nhỏ nhé.
bún nem
Bước 4 : Bạn đem giá đỗ nhặt rửa thật sạch sau đem dùng keo cắt ngắn đi
bún nem
Bước 5 : Sau đó ban đem miến đi ngấm với nước lạnh lại cho mềm ra xong đó dùng kéo cắt ngắn miến đi nhé
bún nem
Bước 6 : Bạn đem cà rốt mua về sau đó đe nạo bỏ vỏ rồi đem rửa thật sạch rồi đem nạo sợi và cắt ngắn đi.Sau đó đem hành tây lột bỏ vỏ đi và đem rửa thật sạch rồi đem thái hạt lựu nhé. Sau đó bạn cho hành và rau mùi vào nhặt rửa thật sạch và đem thái nhỏ
bún nem
Bước 7 : Tiếp tục làm theo hướng dẫn làm bún nem ngon hấp dẫn. Bạn đem cho tất cả ngyên liệu đã được chuẩn bị ở trên vào bá tô .. Rồi ban  đem đập vào  tô hỗn hợp đó 2 quả trừng cùng với 1 thìa dầu ăn.Rồi bạn lại tiếp tục cho tiếp xúc tới 1 chút mắm, bột canh , hạt nêm ( các bạn lưu ý cho ít gia vị để phần nhân nhạt một chút vì khi gói bánh đã nem đa vì khi ăn còn chấm nem nhé như thế món ăn sẽ ngon hơn nhé.
bún nem
Bước 8 Bạn đem trải bánh đa nem ra rồi đem nhúng tay vào bát bia rồi xoa đều lên mặt vỏ bánh nhé để khi bạn gói bánh không bị giờn và rách kho bạn gói nhé. Sau đó bạn đem xúc  nhân cho vào 1 đầu của lá nem rồi gói lại ( nên lỏng 1 chút vì khi rán nhân sẽ nở ra làm cho dễ bị bục nhé )
bún nem
Bước 9 : Sau bạn băc chảo lên bếp cho dầu ăn vào đun nóng rồi cho nem vào chín vàng đều 2 mặt nhé. Sau đó bạn đem gắp nem ra đặt lên đĩa có chuẩn bị trước lớp giấy thấm dầu nhé.
bún nem
 Bước 10: Khâu pha nước chấm rất quan trong nhé. Bạn đem Pha nước chấm nem theo tỉ lệ 5:1:1:1, tức 5 thìa canh nước lọc: 1 thìa canh mắm: 1 thìa canh đường: 1 thìa canh dấm (hoặc nước cốt chanh). Sau đó thả tỏi và ớt băm nhỏ vào. Nếu thích thì tỉa hoa cà rốt và đu đủ xanh (hoặc su hào) rồi thái mỏng thả vào bát nước chấm
 
bún nem
Bước 11: Sau đó bạn  đem Các loại rau thơm và rau sống ăn kèm đem nhặt rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi vớt ra vảy cho ráo nước
bún nem
- Trước khi ăn bạn đem bún cắt thành những miếng vừa ăn, cắt nem thành 2 hoặc 3 tùy vào cái nem gói to hay nhỏ rồi bày ra bàn ăn cùng các loại rau thơm và nước chấm chua ngọt. hãy mời gia đình thưởng thức món ăn ngon mỗi ngày hấp dẫn này thôi nào
bún nem
Bún nem món ăn vặt ngon hấp dẫn
Nem rán là một món ăn rất phổ biến của người Việt Nam. Nó thường xuất hiện trong những mâm cỗ truyền thống, những bữa tiệc vui hay cả trong những bữa cơm gia đình.Tuy thành phần nguyên liệu hơi nhiều, nhưng cách chế biến lại khá đơn giản, dễ ăn và đặc biệt rất được các bạn nhỏ yêu thích. Thi thoảng các mẹ hãy làm món nem rán này ăn cùng bún để đổi bữa cho gia đình mình, đảm bảo các thành viên sẽ rất thích.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Ccahs giúp trẻ nhỏ uống thouoocd dễ dàng

Đồ ăn nhẹ trước khi cho bé đi nhà trẻ

Việc chuẩn bị bữa ăn, quần áo, đồ đạc cho cả nhà và cho bé khi đi nhà trẻ đôi khi có thể khiến cho mẹ vô cùng căng thẳng, kể cả việc đơn giản như chuẩn bị các món ăn cho bé. Lưu ý giai đoạn tập đi là thời điểm quan trọng để tạo dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho bé. Và chắc chắn là mẹ không muốn thói quen ăn uống của con chỉ quanh quẩn những món ăn vặt giống nhau lặp đi lặp lại mỗi ngày đâu nhỉ?
Sự đa dạng là gia vị của cuộc sống. Về mặt dinh dưỡng, nguồn thức ăn đa dạng là cách tốt nhất đảm bảo cho bé đầy đủ dưỡng chất phát triển hoàn thiện trong giai đoạn này.Vì vậy, điều quan trọng đầu tiên là mẹ nên chuẩn bị mọi thứ từ tối trước đó như ủi/là quần áo, hộp đồ ăn, các túi gói đồ ăn… sẵn sàng trước. Điều đó có thể giúp mẹ giảm cảm giác căng thẳng và bận rộn vào buổi sáng.
Đến phần lựa chọn thức ăn vặt đem theo cho bé, mẹ hãy tham khảo tháp dinh dưỡng cho bé tập đi. Ở giai đoạn này, bé nên có 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ bổ dưỡng mỗi ngày. Thức ăn nhẹ bổ dưỡng là một phần quan trọng trong chế độ ăn, giúp bổ sung dưỡng chất hấp thu cho cơ thể mỗi ngày.
1. Trái cây tươi: Mẹ nên duy trì thường xuyên các loại trái cây tươi như táo, lê, quýt, chuối… trong các bữa ăn nhẹ của bé. Mẹ có thể chọn các loại trái cây nhiều màu sắc, cắt nhỏ và để sẵn cho bé thỏa thích “tận hưởng” bữa ăn của mình.
[​IMG]
Các loại trái cây nhiều màu sắc dễ dàng kích thích vị giác của bé​
2. Bánh quy lạt/ bánh gạo, phô mai viên hoặc cắt lát:Mẹ nên lưu ý chọn các loại bánh ít muối, tránh quá mặn sẽ không tốt cho bé. Bánh gạo cũng là một gợi ý hấp dẫn cho bé.
[​IMG]
Nhấm nháp bánh quy là sở thích đặc biệt của bé​
3. Bánh mì / bánh cuộn: 1 lát nhỏ bánh mì nâu, bánh ngọt cắt thành các khoanh nhỏ sẽ kích thích vị giác của bé, mẹ có thể thêm 1 lát phô mai hoặc bơ đậu phộng để món ăn thêm phần hấp dẫn. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý nếu bé có tiền sử bị dị ứng với các thành phần từ đậu phộng (lạc).
[​IMG]
thức ăn cho bé đi nhà trẻ
4. Sữa chua: đây là nguồn thực phẩm tuyệt vời cho bé, tuy nhiên loại thực phẩm này lại khá bất tiện trong việc di chuyển và bảo quản. Mẹ có thể mua các loại sữa chua đóng hộp và gửi trước ở trường để các cô có thể cho bé ăn trong bữa ăn xế. Cần lưu ý lựa chọn các loại sữa chua ít đường, tránh các loại quá ngọt, không tốt cho răng của bé.

5. Bánh nhân trái cây khô, bánh chuối : nếu bánh do chính tay mẹ làm sẽ khiến bé rất thích thú. Mẹ hãy tranh thủ thời gian rãnh rỗi cuối tuần, chuẩn bị cho bé một lát bánh mì ngọt nhẹ, dùng kèm 1 ly sữa ấm để bé có thêm năng lượng cho ngày cuối tuần năng động.
Lưu ý: Bé bé dưới 5 tuổi rất dễ bị mắc nghẹn nên các mẹ hãy lưu ý đừng để bé ăn các loại đậu, hạt, bắp rang… tránh trường hợp sẽ gây nghẹn cho bé nhé.

Khi nào cho trẻ bắt đầu uống sữa công thức?

Đó quả là một câu hỏi đầy thách thức cho các mẹ. Vậy làm sao để biết bé đã uống đủ sữa cần thiết hay chưa? Phần lớn phụ thuộc vào cân nặng và tốc độ phát triển của bé.

Khi nào cho trẻ bắt đầu uống sữa công thức?

Nhìn chung, theo tự nhiên bé sẽ đòi ăn khi đói và ngưng quấy khi no. Nhưng sữa công thức thường giúp bé tăng cân nhỉnh hơn so với sữa mẹ. Việc bé hợp với loại sữa công thức nào tùy thuộc vào khẩu vị, nhu cầu dinh dưỡng từng ngày, từng tháng của mỗi bé.

Câu chuyện nghe có vẻ phức tạp nhưng kỳ thực, mẹ chỉ cần thực hành theo chỉ dẫn đơn giản bên dưới và tuân theo yêu cầu của bác sĩ, nhờ vậy mẹ sẽ biết cho bé uống sữa công thức đúng cách.

Thông tin hướng dẫn dưới đây dành cho trẻ bú sữa công thức hoàn toàn từ 4-6 tháng đầu, sau đó có sự kết hợp ăn dặm đến khi bé tròn 1 tuổi.

Mẹ nhớ chú ý không nên cho bé bú quá 800ml sữa công thức mỗi ngày và có thể giảm lượng sữa công thức xuống khi bé bắt đầu ăn dặm. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết bé đang trong giai đoạn phát triển nào, có ổn định hay không, từ đó định lượng được lượng sữa cần thiết mỗi ngày. Thêm một lưu ý là nếu mẹ đang cho bé bú kết hợp với sữa công thức, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lời khuyên cụ thể hơn cho bé.


[​IMG]

Hàm lượng sữa công thức tương ứng với cân nặng của bé


Nếu cho bé bú hoàn toàn sữa công thức trong 4-6 tháng đầu, mẹ cần nhớ nguyên tắc lượng sữa theo công thức: 125ml tương đương 1kg cân nặng của bé. Ví dụ nếu bé nặng 3kg, mẹ nên cho bé uống 125 x 3 = 375 ml sữa mỗi ngày. Nếu bé nặng 5kg, mẹ nên cho bé uống 125 x 5 = 625ml sữa mỗi ngày.

Đây không phải là công thức cố định mà chỉ để cho mẹ hình dung hàm lượng sữa trung bình bé cần tiêu thụ mỗi ngày. Số lượng này sẽ thay đổi tùy nhu cầu từng bé, có ngày bé cần nhiều hơn hoặc ít hơn con số trên.

Khi đói, bé cần bao nhiêu?

Nhận biết khi nào bé đói một cách chính xác sẽ rất hữu ích cho mẹ ước lượng khi nào bé cần uống sữa, và uống bao nhiêu.

Với trẻ sơ sinh:

Nếu con bạn mới được sinh ra, bé sẽ khóc khi đói nhưng đó là dấu hiệu cuối cùng. Mẹ có thể nhận biết bé đói sớm hơn khi bé nhếch môi, mút miệng, hoặc dúi đầu vào tay bạn khi bạn nựng cằm bé, hoặc mút tay.

Thay đổi hàm lượng cần:

Bé thường sẽ đói hơn trong giai đoạn phát triển nhanh, thường là từ 10-14 ngày sau sinh, 3-6 tuần, 3-6 tháng. Bé thường bú ít hơn khi trong người không khỏe.

Khi bé cần nhiều sữa hơn:

Mẹ dễ nhận biết khi bé đã uống xong và tiếp tục nhìn xung quanh ra dấu hiệu cần thêm nữa. Nếu bé vẫn đói sau khi bú xong bình thứ nhất, mẹ nên cho thêm khoảng 25ml nữa, hoặc 50ml. Mẹ đừng chuẩn bị cùng 1 lúc vì bé có thể không bú hết và mẹ phải đổ sữa đi.

Khi bé bú quá nhiều:

Nôn sau khi bú bình là dấu hiệu rõ ràng nhất chứng tỏ bé đã bú quá nhiều. Thông thường bé sẽ không nuốt thêm nữa và sữa tràn miệng, không cần đến lúc bé nôn ra mẹ mới biết chuyện này. Đau bụng sau khi bú cũng là dấu hiệu cho thấy bé đã bú quá nhiều. Nếu bé giơ chân lên, hoặc căng bụng, mẹ nên lưu ý lúc đó bé có thể đang bị đau bụng.

Không phải lúc nào bé cũng đói:

Mẹ nên chú ý, không phải lúc nào bé khóc thút thít là bé cũng đói. Mẹ nện quan sát kỹ, nếu mới cho bé bú, mà bé vẫn khóc có thể là tã ướt quá, bé đang bị nóng, lạnh, buồn nôn và điều duy nhất bé cần là được gần mẹ.

Hàm lượng sữa bé cần theo độ tuổi:

Trong tuần đầu sau khi sinh, mẹ nên cho bé bú bình theo nhu cầu. Sau đó tránh cho bé uống quá nhiều để bé đạt tốc độ tăng cân lành mạnh.

Hầu hết trẻ sơ sinh đều muốn bú liên tục, cách nhau vài giờ. Vậy nên mẹ cần cho bé bú khoảng 35-50 ml/lần trong tuần đầu tiên, và tăng dần lên 50ml – 75ml sau mỗi 3 - 4 giờ.

Khi bé dần lớn lên, dạ dày cũng tăng trưởng theo và có thể bú nhiều hơn với mỗi lần bú bình to hơn nhưng số lần ít hơn. Ví dụ: vào khoảng 1 tháng, bé sẽ bú khoảng 4-5 bình 100ml trong 1 ngày. Và lên đến 6 tháng, bé có thể bú 4-5 bình 150ml-200ml/ngày. Bé vẫn sẽ duy trì “năng suất” này cho đến khi 1 tuổi. Sau đó, bé có thể thêm 3 bữa ăn dặm và 2 bữa ăn phụ trong ngày bên cạnh bú bình.

Dấu hiệu cho thấy bé đã bú đủ

· Tăng cân đều đặn: Bé tăng cân sau 2 tuần đầu và tiếp tục duy trì “phong độ” trong suốt 1 năm đầu. (Hầu hết các bé sẽ bị tụt khoảng 10% cân nặng sau đó tăng lại khi bé lên 2 tuần tuổi)

· Bé vui vẻ: cảm thấy thoải mái và vui khi được cho bú bình

· Tả ướt: Nếu dùng tã thấm tốt, mỗi ngày mẹ chỉ cần thay tã từ 5-6 lần, hoặc 6-8 lần nếu mẹ dùng tã vải (nhưng vẫn thấm tốt)

[​IMG]

Bé sẽ cảm thấy vui vẻ và thoải mái khi đã được bú no đủ

Dấu hiệu cho biết bé bú bình quá ít, hoặc quá nhiều:

Nếu mẹ lo lắng bé đang bú quá nhiều hoặc quá ít sữa công thức, hãy thăm hỏi ý kiến của bác sĩ để có lời khuyện lượng sữa phù hợp với cân nặng, tốc độ tăng trưởng lẫn độ tuổi và có sự điều chỉnh phù hợp.

Chế độ ăn dinh dưỡng ở giai đoạn tập đi

Chế độ ăn uống lành mạnh là chế độ ăn cân bằng, đa dạng nhiều loại thức ăn khác nhau. Tháp dinh dưỡng bên dưới sẽ giúp mẹ có chế độ ăn lành mạnh cho bé giai đoạn này


[​IMG]

Bánh mì, ngũ cốc và khoai tây: cung cấp năng lượng giúp bé học và chơi

Khẩu phần khuyến nghị mỗi ngày:

1-3 tuổi: 4 khẩu phần

3-5 tuổi: 4-6 khẩu phần

1 khẩu phần được tính là 1 trong những loại sau: Một lát bánh mì hoặc 1 cuộn bánh mì nhỏ

- Một chén ngũ cốc ( khoảng 30g các loại ngũ cốc khác nhau)

- 2 lát bánh quy kem

- Một chén khoai tây loại vừa

Những bé năng động có thể cần thêm nhóm thực phẩm này để cung cấp đủ năng lượng hoạt động cho bé.

Lưu ý: khẩu vị của nhiều bé có thể khác nhau. Mẹ có thể cho bé nhỏ khẩu phần ăn ít hơn nhưng cho bé ăn thường xuyên hơn.

Rau củ quả - cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của bé: Khẩu phần khuyến nghị mỗi ngày

1-3 tuổi: 2-4 khẩu phần

3-4 tuổi: 4 khẩu phần hoặc có thể dùng thêm

Bé hơn 5 tuổi: 5 khẩu phần

1 khẩu phần được tính là một trong những loại sau:

- 1 phần trái cây tươi cỡ trung bình

- 1 ly nước ép trái cây nguyên chất nhỏ không thêm đường - pha loãng với nhiều nước

- 1 phần trái cây tươi xắt nhỏ hoặc 1 phần salad trái cây

- 3 muỗng trái cây tráng miệng nhuyễn

- 2 muỗng cơm rau củ hoặc 3 muỗng tráng miệng salad

- 1 tô súp rau củ

- Rau củ quả, đặc biệt là các loại có màu xanh đậm giúp cung cấp vitamin & khoáng chất thiết yếu cho cơ thể

[​IMG]

Sữa, phô mai và sữa chua – Cung cấp Canxi cho hệ xương và răng khỏe

Khẩu phần khuyến nghị mỗi ngày

1-3 tuổi: 3 khẩu phần

3-5 tuổi: 3 khẩu phần

1 khẩu phần được tính là một trong những loại sau:

- 1 ly sữa béo

- 1 hũ sữa chua

- 1 phần phô mai cỡ hộp diêm ( 1oz)

- 2 miếng phô mai

- 1 phần pudding sữa

- 2 phần pho mát tươi

Sữa ít béo ( low fat milk) không phù hợp để là loại thức uống chủ yếu cho bé dưới 2 tuổi. Mẹ có thể dần dần tập cho bé dùng sau 2 tuổi để giúp bé làm quen với nhiều thực phẩm khác nhau. Sữa tách béo ( skimmed milk) không phù hợp cho bé dưới 5 tuổi.

[​IMG]

Sữa chua, một trong những thực phẩm ưa thích của bé

[​IMG]

Bánh mì cung cấp tinh bột- là nguồn năng lượng giúp bé học và chơi cả ngày dài

Thịt, cá, và các loại thức ăn thay thế khác -Cung cấp protein để bé phát triển khỏe mạnh.

Khẩu phần khuyến nghị mỗi ngày

1-3 tuổi: 2 khẩu phần ăn nhỏ

3-5 tuổi: 2 khẩu phần

1 khẩu phần được tính là một trong những loại sau:

- 1 phần thịt bò nhỏ

- 2 miếng thịt luộc hoặc nướng

- 2 miếng gà

- 1 phần Phi lê cá

- 2 quả trứng

- 6 muỗng cơm đậu/đậu lăng nướng...

Nhóm thức ăn trên đỉnh tháp dinh dưỡng

Nhóm thức ăn như đồ ngọt, socola, bánh, thức uống có gas, bánh mặn.. thuộc nhóm thức ăn nằm trên đỉnh tháp dinh dưỡng.

Mẹ không nên để nhóm thức ăn này trở thành 1 phần của chế độ ăn hằng ngày của bé

Thức ăn hoặc đồ uống ngọt không tốt cho răng của bé.

Bữa ăn dinh dưỡng và khoẻ mạnh cho bé ở giai đoạn tập đi



Cho bé ăn
Bé trong giai đoạn này rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thói quen của ba mẹ, đặc biệt là thói quen ăn uống. Vì vậy ba mẹ hãy là người làm gương để khuyến khích trẻ có thói quen dinh dưỡng lành mạnh về sau.


[​IMG]
bữa ăn dinh dưỡng
​ Ví dụ như nhiều bậc ba mẹ không thích ăn cá và hệ quả là con của họ cũng không thích ăn cá theo, trong khi thực phẩm này rất cần thiết và tốt cho sự phát triển của trẻ. Trong trường hợp này, mẹ hãy làm gương và khuyến khích bé ăn cá 2 lần/tuần, trong đó có các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá thu… vì đây là nguồn thực phẩm giàu vitamin D và Omega 3, là những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ ở giai đoạn này. Bé nên có 3 bữa chính và từ 2 đến 3 bữa phụ mỗi ngày. Thức ăn cho bé luôn phải đa dạng, gồm thịt nạc, cá, trứng sữa, rau củ quả, và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Bé cũng cần uống từ 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày, tốt nhất là nước lọc. Bên cạnh đó, mẹ hãy giúp bé được dùng thử nhiều loại thức ăn đa dạng khác nhau trong bữa chính và cả bữa phụ để giúp bé có một chế độ ăn uống lành mạnh ngay từ bây giờ.
Một số gợi ý cho bữa ăn phụ khoẻ mạnh:
· Nhiều loại trái cây khác nhau
· Các món chế biến từ rau
· Sữa chua (sữa chua tự nhiên trộn trái cây)
· Bánh quy kèm phô mai
· Cá hồi hấp và phô mai với bánh yến mạch
· Bánh khoai tây (khoai tây, trứng và một loại tự chọn như cá hồi hoặc thịt gà được trộn chung rồi nướng)
· Bánh gạo (không muối)
 Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Đề phòng một số bệnh ở trẻ em và người già khi trời lạnh giá

Thoi tiet lanh gia tre em va nguoi gia can lam gi


- Người dân miền Bắc đã, đang và tiếp tục phải sống trong những ngày giá rét của cơn đại hàn 12 năm qua chưa từng có. Trời rét kéo đến, bệnh hô hấp, tiêu chảy ở trẻ em và bệnh tim mạch, thanh quản ở người già rất dễ xảy ra. Để phòng một số bệnh mùa đông ở trẻ nhỏ và người già, các bác sĩ đưa ra một số lời khuyên như sau:
Phòng bệnh ở trẻ em
Với bệnh viêm thanh quản, bệnh nhân khó thở, khi hít vào tạo âm thanh như gà gáy, ho như sủa. Bệnh thường xảy ra vào ban đêm và kéo dài khoảng 2 tiếng. Trước hết có thể tạo ra bầu không khí có hơi nước bằng cách để một ấm nước sôi trên bếp hoặc đưa con vào nhà tắm và mở bên vòi nước nóng chảy ra. Không khí ẩm sẽ làm dịu khí quản, phế quản, khiến bệnh nhi dễ thở hơn. Sau đó có thể cho trẻ nằm đầu và thân được nâng cao bằng cách chèn gối sau lưng hoặc ôm trẻ trong hai tư thế ấy để dễ thở hơn.

Nếu trẻ có tiếng ho từ ngực lên, cố giúp trẻ ho lên hết đờm để thông ngực. Đặt trẻ nằm sấp ngang qua đùi bạn rồi vỗ lưng một cách nhịp nhàng mà không mạnh. Sau đó khuyến khích trẻ khạc ra bất cứ đờm nào mà chúng ho ra. Những ngày trời lạnh thế này, cần hết sức đề phòng tiếng ho từ ngực có thể lan xuống khiến trẻ viêm phế quản.

Nếu trẻ ho khan, cho trẻ uống một đồ uống gì đó nóng ấm lúc đi ngủ để làm dịu họng. Chẳng hạn một muỗng cà phê mật ong hòa vào một tách nước ấm và vắt thêm một vài giọt nước ép chanh. Có thể nâng đầu trẻ bằng một chiếc gối tránh cho đờm chảy xuống họng. Đừng cho trẻ uống thuốc ho trừ khi bác sĩ kê toa.
Ảnh minh họa

Với bệnh viêm phế quản, trẻ có triệu chứng ho khan, rát cổ, tiếng thở hơi rít, sốt nhẹ, sổ mũi. Trước hết, để giúp trẻ bớt thở rít và làm thông phổi trong cơn ho, cho trẻ nằm sấp ngang đùi bạn và vỗ lưng cho cháu. Nếu sốt, cho uống paracetamol với nhiều nước. Cho đến khi bớt bệnh nên để trẻ trong nhà ấm nhưng không được bí hơi. Nếu sau hai ngày, tình hình không khá hơn và trẻ ho ra đờm mầu vàng xanh, cần phải đưa đến bác sĩ.
Tai mũi họng rất dễ mắc khi trời rét đậm... Để phòng bệnh, cần giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Phòng bệnh ở người già
Những bệnh gặp nhiều nhất mà người già dễ mắc khi trời trở lạnh là các bệnh liên quan đến phổi và tim mạch: viêm phế quản mãn tính, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, hen, dị ứng...
Nguyên nhân chính do nhiều cụ già vẫn giữ thói quen dậy sớm vận động ngoài trời, trong khi thời tiết đã trở giá lạnh, nhiệt độ xuống thấp, khiến cơ thể người già vốn đã suy yếu không kịp thích ứng, tạo điều kiện cho những căn bệnh nguy hiểm có cơ hội phát tác.
Theo khuyến cáo của các bác sỹ, vào lúc sáng sớm, số đo huyết áp của người già thường thay đổi, đặc biệt là khi nhiệt độ xuống thấp. Với thời tiết lạnh như ở miền Bắc hiện nay, những gia đình có người già cần đặc biệt đề phòng bệnh tai biến mạch máu não dẫn đến liệt nửa mặt, liệt nửa người, thậm chí tử vong.
Bên cạnh đó, những người già đã có tiền sử bệnh cao huyết áp, cần uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Thói quen tập thể dục vào buổi sáng tuy không nên bỏ nhưng nên lùi lại, đợi khi có ánh sáng mặt trời, làm sương lạnh tan bớt.
Khi đi tập thể dục, người cao tuổi cần mặc ấm, đội mũ đầy đủ để tránh gió. Khi vận động thấy nóng người có thể cởi bớt trang phục chứ không nên mặc phong phanh bởi rất dễ bhiện tượng “trúng gió”.

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Những thực phẩm đun lại dễ gây độc cho trẻ

Mẹ đừng ngần ngại bỏ đi những món ăn sau nếu bị thừa hoặc nếu muốn ăn thì có thể để tủ lạnh bảo quản và cho con ăn lạnh mà không cần đun lại.
Với bất kể món ăn nào, tốt nhất là mẹ nên nấu vừa đủ một bữa để cho con ăn ngay khi chế biến, nhằm hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, với một số loại thực phẩm, khi đun lại không chỉ bị giảm giá trị dinh dưỡng mà còn sản sinh chất gây hại, thậm chí là độc tố.
Dưới đây là danh sách thực phẩm mẹ cần tránh đun lại cho con để tránh làm hại tới hệ tiêu hóa vô cùng non yếu, chưa hoàn thiện của các bé, hoặc nếu vẫn muốn ăn lại thì mẹ có thể để tủ lạnh bảo quản và cho con ăn lạnh mà không cần hâm nóng.
Thịt gà
Thịt gà chứa nhiều loại protein mà khi đun lại sẽ gây chứng khó tiêu cho dạ dày. Thịt gà chưa ăn hết có thể cất trong tủ lạnh bảo quản và ăn lạnh mà không cần đun lại.
              [​IMG]
Nấm
Ngay khi chế biến món nấm thơm ngon xong, tốt nhất là mẹ nên cho con ăn càng sớm càng tốt. Nấm chứa nhiều loại protein dễ bị biến đổi và gây khó chịu cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ nếu bị hâm nóng lại nhiều lần.
[​IMG] 
Trứng
Dù là trứng luộc hay trứng rán, trứng quấy,… thì mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn ngay sau khi chế biến. Một khi đã đun lại, trứng có thể sản sinh ra chất độc, đặc biệt có thể khiến trẻ nhỏ bị tiêu chảy, ngộ độc, rối loạn tiêu hóa.
Khoai tây
Khoai tây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng càng để lâu thì giá trị dinh dưỡng trong khoai càng giảm và nếu khoai tây được đun nóng lại lần hai sẽ dễ sản sinh ra độc tố.
[​IMG] 
Cần tây
Mặc dù cần tây khi được đun đi đun lại nhiều lần vẫn có mùi thơm hấp dẫn nhưng đây lại là loại thực phẩm chứa hàm lượng nitrate cực kì cao, khi đun nóng lại sẽ chuyển thành nitrit có hại. Nếu trong những món súp, cháo, bột,… của con có chứa cần tây mà mẹ muốn nấu lại thì phải bỏ cần tây ra trước khi nấu.
Cải bó xôi
Giống như cần tây, cải bó xôi cũng là loại rau chứa nhiều nitrate, dễ biến thành nitrit độc hại khi bị đun lại. Ngoài cải bó xôi thì các loại rau lá xanh đậm khác cũng ẩn chứa nguy cơ gây độc, nhất là gây ung thư nếu hâm nóng lại kiểu này. Do đó, với tất cả các món rau xanh, mẹ chỉ nên nấu vừa đủ để ăn luôn trong một bữa.
                                   [​IMG]
Củ cải
Sau khi đã được chế biến, nếu củ cải được tiếp tục hâm nóng lại thì các chất dinh dưỡng quý giá trong loại củ này sẽ chuyển sang trạng thái axit hóa, ảnh hưởng đến ruột non của trẻ, gây đau bụng.

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Hãy dạy con tự tin vào bản thân ngay từ nhỏ

Nên dạy trẻ biết tự tin vào bản thân ngay từ sớm, bởi việc thành lập một thói quen tốt, một đức tính tốt luôn luôn cần thiết.

Dạy trẻ ngay từ sớm không phải đợi lúc trẻ được vài tuổi, mà các bậc cha mẹ nên dạy con tự tin vào bản thân từ những tháng đầu tiên chào đời.
                                         

“Sao con tôi chậm biết đi thế?, “sao con tôi chậm biết nói thế?” đó là câu hỏi mà nhiều mẹ thốt lên khi con đến tuổi tập đi, tập nói. Nhiều người hẳn nghĩ việc bé đi, bé nói là việc tự nhiên của một đứa trẻ, không cần quá chú trọng. Tuy nhiên nếu trẻ được khích lệ, học được cách tự tin vào bản thân mình thì sẽ phần nào hình thành tính cách sau này của trẻ.
1. Khuyến khích bé khám phá thế giới xung quanh
Có ai đã từng nói “biết sai và sửa sai” và trẻ nhỏ cũng vậy. Khi bé vào giai đoạn khám phá những thứ xung quanh, nhiều ba mẹ lo ngại việc sắp xếp lại các vật dụng trong gia đình, phần vì không có thời gian, phần vì sợ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nội thất ngôi nhà, nên hầu như cấm tiệt bé sờ vào mọi thứ, có thể hiểu nôm na như bị “cấm cung” vậy.
Hoặc ba mẹ sợ bé vô tình đụng vào nhiều đồ đạc gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng nên hạn chế tối đa các hoạt động của bé. Nhiều gia đình không có thời gian chăm bé, sợ bé đụng phá đồ đạc nên thậm chí suốt ngày nhốt bé trong cũi trông thật đáng thương. Bạn có nghĩ một đứa trẻ không được khám phá thế giới xung quanh một cách thoải mái, những năm tháng đầu tiên chỉ quanh quẩn trong cũi, lớn lên liệu có năng động, hoạt bát?
Ba mẹ nên tạo một không gian riêng, đủ rộng rãi và thoải mái cho bé chơi đùa, cho bé vài món đồ chơi hoặc thậm chí để bé tự khám phá chính ngôi nhà bé đang ở, miễn sao đảm bảo an toàn cho bé như dán các ổ điện, không để các vật dụng nguy hiểm trong tầm tay bé,…
                                                

2. Đừng quá gò bó bé
Có mẹ than rằng do không có thời gian chăm bé, nên cả ngày bé phải ở với ông bà. Ông bà lại cưng cháu, sợ làm đau cháu nên hầu như cứ ôm bé khư khư trên tay, bé không được hoạt động nhiều trong ngày, nên trông bé lừ đừ hơn hẳn các bé cùng lứa khác. Đến giai đoạn tập đi cũng vậy, sợ bé té nên ông bà không dám tập đi cho bé nên đến 15 tháng rồi bé vẫn chưa biết đi, trong khi trẻ nhà hàng xóm đã biết chạy ào ào. Hôm nào vô tình mẹ cho bé đi bị té là thể nào cũng bị ông bà la mắng.
Nếu không va chạm thì không thể nào trưởng thành, điều này luôn luôn đúng không những cho người trưởng thành mà cho cả trẻ nhỏ. Nên để bé tập đi trong không gian thoải mái, với sự cổ vũ của người lớn, sẽ là niềm khích lệ rất lớn cho bé mạnh dạn bước đi. Nếu những lần đầu tiên bé té thì ba mẹ nên để bé tự đứng lên và bước đi tiếp, rồi bé sẽ tự tin bước những bước tiếp theo và ngày càng đi xa hơn.
                                               

3. Biết khen ngợi mỗi khi bé làm được một trò mới
Trẻ con từ 6 tháng đến 18 tháng là giai đoạn học hỏi và khám phá thế giới xung quanh. Giai đoạn này bé sẽ làm những trò mà nhiều khi ba mẹ không ngờ tới, và nhiều người còn cho rằng đây là giai đoạn dễ thương nhất của một đứa trẻ.
Ba mẹ nên dành nhiều thời cùng bé trò chuyện, chơi đùa, cùng bé khám phá những cái mới. Mỗi khi bé làm được một trò mới hãy vỗ tay khen ngợi bé, hoặc hôn bé để khuyến khích bé làm trong sự thích thú.
                                               

Đối với một trẻ nhỏ thì việc làm tốt ngay một việc rất khó, bé cần phải có thời gian và chính bạn phải kiên nhẫn với bé và không quên động viên bé làm mỗi ngày.
4. Ba mẹ không tỏ ra hốt hoảng hay quát mắng mỗi khi bé làm chưa đúng
Nếu ba mẹ tỏ ra quá hốt hoảng hay quát mắng mỗi khi bé làm chưa đúng ý, chỉ cần bạn thể hiện trên gương mặt là một cái nhăn mặt thôi cũng đủ làm bé nhận ra, và bé sẽ không tự tin thực hiện những đều mới lạ nữa.
Bạn sẽ giúp bé phân biệt những việc làm đúng sai một cách nhẹ nhàng. Ví dụ ngay khi bé tập nói, bạn gọi “Con ơi” và bé “dạ” thì bạn hãy vỗ tay và ôm hôn bé, và chắc chắn lần sau khi bạn gọi, bé lại sẽ cất lên tiếng “dạ” thật đáng yêu! Khi bé làm chưa đúng hãy lắc đầu và kiên nhẫn hướng dẫn lại cho bé, rồi bé sẽ làm được như bạn mong muốn.
5. Dành nhiều thời gian cho bé
Một đứa trẻ dành được nhiều sự quan tâm từ ba mẹ luôn có một tinh thần lạc quan hơn và tự tin vào bản thân hơn. Ba mẹ nên dành thời gian rảnh chơi đùa cùng con, chở bé ra ngoài chơi, đơn giản như đưa bé đi ăn sáng cùng, đi siêu thị, nhà sách và đến những nơi đông người. Ngoài việc cho bé sớm tiếp xúc với môi trường bên ngoài để trở nên mạnh dạn hơn, còn giúp bé hiểu được ba mẹ luôn thương yêu bé, bé sẽ vui vẻ hơn và có cuộc sống hạnh phúc. Một đứa trẻ hạnh phúc thì luôn luôn tự tin vào bản thân.