Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Khi bị chó,mèo cắn trẻ người lớn phải xử lý như thế nào ?

Cách xử trí thế nào tùy thuộc vào tình trạng vết cắn. Nếu con chỉ bị một vết nhỏ sượt qua da thì không cần làm gì ngoài rửa vết thương cẩn thận bằng xà phòng và nước, sau đó bôi thuốc kháng sinh hai lần mỗi ngày; và bạn chỉ cần che vết thương của con lại bằng băng cá nhân nếu vết thương ở chỗ dễ bị nhiễm bẩn.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, con bị rách da, chảy máu, hãy dùng một miếng gạc hoặc khăn sạch áp lên vết thương và dùng tay ấn chặt. Nếu sau khi giữ lực ấn như vậy vài phút mà máu vẫn không ngừng chảy thì hãy đưa bé đi cấp cứu. Những vết cắn ở vùng mặt và cổ đặc biệt nguy hiểm vì gần các mạch máu lớn.

Và kể cả khi máu đã được cầm, bạn cũng cần đưa con đi bác sỹ ngay để xem có cần may vết thương hoặc chữa trị thêm gì không. Các vết thú vật cắn thường dễ bị nhiễm trùng hơn các vết thương khác, chẳng hạn như đứt tay, do đó có thể bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho bé.

Tôi có nên lo lắng về bệnh dại không?
Nếu bạn không biết chủ của chó/mèo đã cắn con, không chắc chúng đã được chích ngừa dại hay chưa, hoặc đặc biệt là khi thấy chúng có những biểu hiện lạ, sùi bọt mép… hãy đưa con đi tiêm phòng dại.Nếu con bị thú hoang cắn hoặc cào, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay.

Với những loại thú cưng dễ thương như chuột lang, chuột bạch, hamster… tuy nguy cơ truyền bệnh dại không cao nhưng những vết cắn, cào có thể gây nhiễm trùng nên bạn cũng đừng chủ quan nhé.




(Ảnh: Corbis)

Xử lý vết thương nhiễm trùng thế nào?

Khi con bị cắn, điều bạn lo ngại nhất là bệnh dại, nhưng thực tế thì tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn mới là vấn đề phổ biến và đáng lo hơn - đó là lý do tại sao việc rửa sạch vết thương và bôi thuốc kháng sinh lại quan trọng.

Nếu vết thương của con nghiêm trọng, hoặc bé bị cắn ở nơi có nguy cơ bị nhiễm trùng cao chẳng hạn như mặt, tay, chân hoặc vùng kín (kể cả khi chỉ là vết thương nhỏ thôi), bác sỹ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh. Con bạn cũng có thể cần tiêm ngừa uốn ván (nếu chưa được tiêm đủ liều lượng trước đó) khi bị bất kỳ vết thương nào, cho dù là vết thương nhỏ.

Bạn cũng cần theo dõi vết thương của con vài ngày dù chỉ bị nhẹ, ngoài da. Nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng hoặc có mủ), con bắt đầu sốt hoặc có dấu hiệu mệt mỏi, hãy cho bé đi bác sĩ ngay. Bạn cũng cần đưa bé đi khám nếu sau mười ngày mà chỗ cắn không lành.

Làm sao để tránh cho con khỏi bị cắn?

Chó là thủ phạm chính nhất trong các trường hợp trẻ nhỏ bị thú vật cắn; các bé trai dễ gặp tai nạn này hơn các bé gái; và vùng đầu, cổ là khu vực nghiêm trọng thường bị tấn công. Vậy nên bạn hãy luôn lưu ý và thận trọng.
  • Không bao giờ để con ở một mình với chó/ mèo, kể cả là chó/ mèo nuôi trong nhà hoặc của người quen;
  • Dạy cho con biết không được tự tiên lại gần, sờ, vuốt những con chó/ mèo lạ trừ khi bạn nói là an toàn, và chỉ sau khi đã xin phép chủ của chúng;
  • Dạy con không lại gần chó/ mèo khi chúng đang ăn, cũng không nên động chạm vào khi chúng đang ngủ. Hãy nhớ rằng kể cả chó hiền cũng sẽ cắn nếu bị làm phiền đấy nhé;
  • Chỉ cho con cách xử lý nếu bị chó/ mèo lạ tiến đến gần (đứng yên, không được chạy);
  • Dạy cho con biết rằng không được chạm vào những con thú hoang hoặc cho chúng ăn khi không được sự cho phép của người lớn. 
  •  Nguồn tin: Shopdochoicuabe.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét