Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Hãy để ý những hành động của mình trước bọn trẻ

Bố mẹ là những người gần gũi với con cái nhất. Vì thế từng lời nói và hành động của bố mẹ đều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sự phát triển của con. Để giúp con thành công khi trưởng thành bậc làm cha mẹ hãy giúp con tự tin hơn với những cách dưới đây nhé!

[​IMG]
Tự tin là yếu tố giúp trẻ thành công khi trưởng thành​
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các con luôn nhạy cảm. Những hành động thể hiện sự khích lệ của bố mẹ dành cho trẻ sẽ có kết quả đầy bất ngờ trong quá trình phát triển của con. Những lời nói và hành động đơn giản sau đây sẽ là vũ khí giúp tạo dựng sự tự tin cho con yêu mời bố mẹ cùng tham khảo nhé!
Hãy giúp trẻ tự phát triển hình ảnh tự tin thông qua hình ảnh của bố mẹ.
Bố mẹ là người có thể thể hiện sự tự tin thông qua thần thái và những lời nói giúp trẻ tự cảm nhận và học hỏi từ đó xây dựng cho mình một hình ảnh tích cực. Điều này cực kỳ quan trọng cho tương lai của trẻ. Trẻ có bản lĩnh, đối diện với khó khăn thực tế trong cuộc sống trẻ tự tin vào khả năng của chính mình.

[​IMG]
​ Không phải ngẫu nhiên cha mẹ có thể sinh ra những con người có sự tự tin, đó là cả một quá trình rèn luyện cũng như môi trường sống được tạo lập từ bé. Do đó các bậc làm cha mẹ hãy truyền cho con sự tự tin bằng chính những hành động thiết thực của mình nhé! Hãy trở thành tấm gương sáng của con
Từ khi hơn 1 tuổi bé đã có dấu hiệu bắt trước những hành vi của bạn. Lớn hơn chút nữa bé sẽ phát ngôn những câu bạn đã từng nói. Điều đó cho thấy rằng trẻ bắt đầu ảnh hưởng từ bố mẹ khi còn rất bé cho đến lúc trưởng thành. Chính vì thế, với những bố mẹ có thói quen nóng nảy, hay quát mắng trẻ cũng có xu hướng quát tháo như vậy. Ngược lại, nếu bố mẹ nhỏ nhẹ, ôn hòa con cái cũng sẽ cố gắng trở nên nhẹ nhàng dễ chịu. Những trẻ sống trong gia đình có bạo hành sau này lớn lên sẽ có nguy cơ đi bạo hành người khác. Nếu muốn con trưởng thành có thể tự tin vào chính bản thân mình bố mẹ cần có sự thống nhất trong cách cư xử sao để trở thành tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
[​IMG] 
Hãy chấp nhận trẻ dù đặc điểm cá nhân và con người của trẻ như thế nào
Ngay cả người lớn vẫn luôn muốn có một sự động viên khích lệ để hoàn thành một mục đích nào đó thì tại sao bạn không áp dụng đối với bé yêu! Khi bé làm tốt điều gì bạn đừng quên tặng cho con một lời khen hợp lý để khuyến khích chẳng hạn như: “Mẹ rất vui khi con biết tự dọn dẹp đồ trong phòng của mình”…Tuy nhiên khi bé làm sai điều gì bạn cũng đừng vội la mắng mà phải chỉ cho con hiểu được tại sao con làm sai và hậu quả của việc làm sai là như thế nào, đồng thời giúp bé hiểu làm sai đôi khi là kinh nghiệm để giúp con tiến bộ hơn.
[​IMG] 
Hãy giúp trẻ tự cố gắng dù điều này sẽ gây phiền toái
Khi có thể tự cố gắng là trẻ rèn luyện được cho mình bản lĩnh vững vàng, vậy nên kiên nhẫn để giúp con tự cố gắng là điều bố mẹ nên chú ý. Bố mẹ không nên can thiệp quá sâu vào việc học và chơi của trẻ, điều này có thể khiến trẻ mắc sai lầm tuy nhiên hãy theo dõi và định hướng giúp con tự giải quyết sai lầm đó. Bạn có thể cho trẻ chơi các trò chơi nhỏ như vẽ tranh, câu đố, ghép chữ, tìm từ, … để trẻ rèn luyện sự kiên trì và tự tin, đừng quên luôn bên cạnh khuyến khích và thể hiện sự tự hào về trẻ. Trẻ tự tin sẽ không còn cảm thấy sợ hãi trước những trải nghiệm mới hoặc bài tập khó.
[​IMG] 
Bố mẹ cần chú ý
– Hãy lắng nghe để thấu hiểu tâm tư cũng như hành vi của trẻ , điều này làm cho việc giúp trẻ tự tin dễ dàng hơn.- Bố mẹ không nên quá kỳ vọng dẫn đến việc đặt áp lực nặng nề lên con gây ra phản tác dụng.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những thói quen hàng ngày giúp con trải nhiệm cuộc sống hơn

 

Dù là cha mẹ nhưng chúng ta vẫn còn có các vai trò khác trong cuộc sống, nhất là đối với những người làm doanh nhân, lãnh đạo, quản lý khi mà công việc bận rộn có thể ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống gia đình. Bài viết được đăng trên Cafebiz sau đây sẽ giúp cho những cha mẹ bận rộn tìm được cuộc sống cân bằng và có ý nghĩa tích cực hơn đối với gia đình:
Trở thành doanh nhân hay lãnh đạo thành công trong kinh doanh đòi hỏi rất nhiều công sức. Không có ngõ tắt nào cho việc đó. May thay, nhiều người có thể tìm rất nhiều sự đủ đầy trong công việc của họ – cho dù điều đó đến từ những khách hàng họ phục vụ hay những người đồng nghiệp họ thích thú làm việc chung.
Tuy nhiên, câu châm ngôn “chỉ làm việc mà không chơi sẽ khiến bạn trở nên u mê” vẫn đúng. Thế nên, bạn cần cân bằng việc làm – cuộc sống. Sau đây là 12 thói quen bạn có thể dùng để tạo ra điều đó:
1. Hiểu “cân bằng” nghĩa là gì
Đứng thẳng lên với chân bạn dang rộng ra chút. Giờ, nghiêng người hẳn sang phải. Bạn còn đứng được không? Tôi hy vọng vậy! Bạn vẫn chưa mất đi cân bằng – ngay cả khi chân phải của bạn đang chịu nhiều áp lực hơn.
Điều này chỉ rằng “cân bằng” không có nghĩa là phải “thăng bằng”. Đôi khi, dù công việc hay cuộc sống cá nhân được chú trọng nhiều hơn, dựa vào những gì đang diễn ra thời điểm đó – và điều đó là ổn.
2. Bỏ qua nỗi sợ
Để phát triển một sự cân bằng vững chắc giữa công việc và cuộc sống, bạn phải trước tiên bỏ qua nỗi sợ điều đó, nếu bạn không làm việc, công ty của bạn sẽ thất bại. Khi bạn đã hoàn thành một ngày làm việc, hãy quên nó đi, nghỉ ngơi và thử lại vào ngày mai.
Bầu trời sẽ không đổ sụp xuống đầu bạn – ngay cả nếu như bạn vẫn chưa hoàn thành một số việc trong danh sách những việc cần làm của bạn.
3. Lên lịch những hoạt động cá nhân quan trọng
Những điều như tập thể dục, các tối hẹn hò với hôn thê và hơn thế có thể nhanh chóng bị phớt lờ nếu chúng không được lên lịch một cách có chủ đích. Hãy đánh dấu lịch của bạn cho những sự kiện cá nhân quan trọng, và bạn sẽ nhớ mà làm chúng. Nó có thể khó khăn để nhớ được những điều đó giữa một thời điểm làm việc căng thẳng, nhưng chúng cũng quan trọng không kém bất kì cuộc họp nào.
4. Đặt ra giới hạn
Nếu khách hàng hay đồng nghiệp nghĩ mọi thứ ổn khi gọi bạn vào 11 giờ tối nếu họ cần gì đó, họ sẽ làm vậy. Hãy đặt những giới hạn chắc chắn xung quanh khi nào bạn rảnh hoặc không rảnh. Làm vậy sẽ giúp bạn thư giãn khi bạn hết giờ làm việc và tránh kiệt sức, trong khi cũng giúp những người khác tránh những kỳ vọng không được đáp ứng.
Nếu trước đây bạn đã có một chính sách mở cửa tất cả các giờ trong ngày, việc chuyển sang một trạng thái sẵn sàng bị giới hạn hơn có thể gây thất vọng tới những người đã quen làm việc liên tục với bạn. Hãy thông báo họ về những thay đổi trong lịch của bạn theo một cách chuyên nghiệp và lặp lại sự giới hạn đó sẽ cải thiện khả năng của bạn để đáp ứng nhu cầu của họ hiệu quả hơn khi bạn đang làm việc.
5. Nghĩ kĩ về nơi bạn sống
Warren Buffett nói với các sinh viên MBA vài năm trước rằng lý do ông chọn sống ở Omaha – thay vì New York hay các thành phố khác gần trung tâm tài chính – là vì Omaha giúp ông duy trì một cuộc sống cân bằng hơn. Ngay cả khi bạn không thể chọn thành phố của mình, bạn có thể chọn hàng xóm của bạn. Hãy làm vậy và ghi nhớ sự cân bằng cuộc sống-công việc lý tưởng trong đầu.
6. Thoát khỏi công nghệ đi
Với điện thoại thông minh và gia tăng yêu cầu đối với người làm việc, chúng ta giờ đang sống trong một văn hóa “luôn sẵn sàng”. Tuy nhiên, bạn có quyền lực hơn với các thiết bị của mình. Hãy trở nên cứng rắn về việc tắt chúng đi (không chỉ để im lặng) và thoát khỏi công nghệ. Nó sẽ giúp bạn rất lớn bằng việc giữ cho bạn tập trung hơn trong những lúc làm việc.
7. Quản lý năng lượng của bạn, không phải thời gian của bạn
Mỗi người đều có chu kì năng lượng tự nhiên suốt ngày. Nếu bạn nghĩ kĩ về những chu kì của bạn, bạn sẽ có thể xác định những khoản thời gian khi bạn thường cảm thấy tập trung và hiệu quả hơn, cũng như những khoản thời gian bạn muốn lăn vào giường hơn là ngồi vào máy tính.
Thay vì cố gắng lên lịch mỗi phút của thời gian của bạn và đi qua chu kì năng lượng thấp của mình, hãy sắp xếp công việc của bạn theo năng lượng của mình. Hãy làm những công việc đòi hỏi ít năng lượng khi bạn đang trong trạng thái nghỉ, và công việc quan trọng hơn khi bạn cảm thấy sung sức.
8. Lên lịch thời gian du lịch.
Tôi biết rằng bạn rất bận và công việc của bạn đòi hỏi rất nhiều, nhưng nếu những tập đoàn lớn có thể thực hiện thời gian nghỉ dưỡng, thì bạn cũng có thể làm vậy. Nên nhớ, thời gian du lịch không cần phải kéo dài cả tuần (mặc dù nếu bạn có thể chi trả chi phí và thời gian nghỉ dưỡng, đó là một cách tuyệt vời để nạp lại năng lượng). Ngay cả một ngày ra khỏi văn phòng có thể đủ để cho bạn cảm thấy tập trung lại và thoải mái hơn.
Nếu bạn quá dấn thân vào công việc của mình và bạn cảm thấy bạn thật sự không thể rời đi, ngay cả trong 1 ngày, đó là lúc để học cách giao phó. Ngược với những gì bạn có thể tin tưởng, bạn không phải là người duy nhất có thể xử lý những công việc mà bạn hiện đang dành thời gian vào. Các thành viên trong nhóm của bạn sẽ cảm thấy được trao quyền nếu bạn cho họ những bổn phận mới, và cuối cùng bạn có thể thư giãn.
9. Tham gia vào những nhóm xã hội
Nếu bạn thấy rất khó để giao thiệp vì bạn luôn phải làm việc, hãy xem xét việc tham gia một nhóm xã hội. Bạn có thể tìm hiểu Meetup.com cho những nhóm ở trong khu vực của bạn, hay tham gia vào một đội thể thao không liên quan đến công việc hay một giải đấu bowling. Hãy tập trung vào những cơ hội này để gặp gỡ những người bạn mới.
10. Giao phó những công việc nhà cho người khác
Nếu bạn có khả năng và tiền bạc để làm vậy, hãy xem xét việc thuê người hay giao phó công việc nhà cửa. Ví dụ, một người quản gia đến nhà bạn 1 lần/tuần có thể giúp giải quyết những công việc dọn dẹp luôn chất đống, trong khi một dịch vụ cắt cỏ có thể tiết kiệm cho bạn hàng giờ mà nếu không có bạn sẽ phải cắt cỏ hay làm đẹp cảnh quan của bạn.
Bằng việc tìm kiếm và tận dụng những cơ hội như những điều này, bạn sẽ có thể dành thời gian cá nhân của mình với bạn bè và gia đình, thay vì phải làm việc nhà. Hoặc, nếu chồng/ vợ hay những đứa con lớn của bạn có thể giải quyết một số công việc này trong khi bạn làm việc, bạn có thể tận hưởng niềm vui cùng nhau.
11. Dùng lịch để làm nổi bật điểm nhấn
Bạn có một cuốn lịch, vậy hãy dùng nó. Hãy sắp xếp những thời gian bất khả xâm phạm cho những công việc quan trọng nhất của bạn. Nếu bạn làm việc trong một văn phòng, hãy bảo đảm những đồng nghiệp của bạn biết để không quấy rầy bạn trong khoảng thời gian này.
Đóng cửa ra vào văn phòng bạn, tắt chuông điện thoại và tắt email và thông báo tin nhắn đang liên tục làm gián đoạn công việc của bạn. Dùng những khoảng thời gian được sắp xếp cho công việc và dự án mà bạn tập trung vào nhất.
12. Giới hạn thời gian làm việc của bạn
Công việc không bao giờ kết thúc, và nếu bạn đang muốn hoàn tất mọi việc, bạn sẽ không bao giờ ngừng lại. Làm việc nhiều giờ không tốt cho bất kì ai cả – bạn, gia đình bạn hay đồng nghiệp của bạn. Sheryl Sandberg dành nhiều năm rời khỏi văn phòng lúc 5g30 để ăn tối với con của cô. Nếu cô ta có thể làm vậy, sao bạn không thể?
Cân bằng cuộc sống-công việc không phải là một hệ thống trong đó có công việc và cuộc sống của bạn dành chính xác những khoảng thời gian hay sự chú trọng bằng nhau. Đó là một cách để bảo đảm rằng cả những ưu tiên công việc và những ưu tiên cá nhân của bạn đều được đáp ứng.
Đôi khi điều đó có nghĩa là làm việc nhiều giờ hơn, và những khi khác nó có nghĩa là làm ít hơn. Trong cả 2 trường hợp, trong việc phát triển 12 thói quen được liệt kê ở trên, bạn sẽ ổn trên con đường phát triển và duy trì một sự cân bằng công việc-cuộc sống tuyệt hảo.
Ngồn tiun: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những điều mà người làm cha, làm mẹ không nên nói với con gái.

 

Có con gái là trải nghiệm vô cùng tuyệt vời của những ông bố, bà mẹ. Tuy nhiên, bậc làm cha mẹ cũng phải thật tinh tế và khéo léo trong cách ứng xử, bởi con gái vốn mong manh dễ tổn thương. Dưới đây là những điều mà người làm cha, làm mẹ không nên nói với con gái.
Phụ huynh nào có con gái cũng hiểu nuôi con gái vất vả và “đau đầu” đến nhường nào. Khi bé còn nhỏ, họ phải đối phó với tính nhõng nhẽo, “điệu chảy nước” của con. Khi con lớn hơn, họ lại “đầu hàng” trước những lần “lý sự” như… bà già mà thật khó để giải thích. Rồi chúng bước vào tuổi dậy thì, bắt đầu mơ mộng, họ lại lo lắng, hốt hoảng vì thấy sao con mình khác ngày xưa quá. Có con gái đồng nghĩa với việc bậc làm cha mẹ phải tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử. Vì chúng vốn mong manh dễ tổn thương, nên bạn đừng nói những điều sau với con gái mình nhé!




[​IMG]
 
Có con gái là trải nghiệm vô cùng tuyệt vời của những ông bố, bà mẹ​
“Con vẫn là trẻ con”
Khác với những bé trai hồn nhiên, vô tư thì bé gái lại luôn có suy nghĩ già trước tuổi. Nếu hỏi bé trai rằng ước mơ mai sau của con là gì, chúng sẽ nhanh nhẹn trả lời muốn trở thành phi hành gia hoặc nhà ảo thuật,… Tuy nhiên, ước mơ của bé gái lại rất cụ thể, thực tế và định hướng quyết tâm rõ ràng. Con gái sẽ hay trả lời là con muốn trở thành cô giáo, bác sỹ hay luật sư, khác hẳn với ước mơ có phần viển vông và phi thực tế của các bạn nam đồng trang lứa. Hãy ủng hộ con gái bạn, thay vì làm tổn thương chúng bằng những câu như “con còn bé quá”, “con vẫn là trẻ con”… nhé!
“Con đừng quá tham vọng”
Nếu một ngày tiểu thư bé bỏng của bạn muốn học vẽ để trở thành họa sỹ chuyên nghiệp hay con muốn học cưỡi ngựa, bơi, thậm chí đá bóng, thì bố mẹ hãy là chỗ dựa tinh thần và là người bạn đồng hành cùng con. Trong trường hợp này, nếu bạn không hiểu con mà lỡ nói “con đừng quá tham vọng” hoặc “con chỉ là đứa trẻ, chưa làm được điều đó đâu” thì bé sẽ nhụt chí và tổn thương lắm đấy. Bố mẹ hãy là người định hướng, hỗ trợ con, giúp chúng khám phá khả năng tiềm ẩn của mình.
“Việc đó chỉ dành cho đàn ông con trai”
Câu nói này như một gáo nước lạnh khi nàng công chúa của bạn đang muốn thử sức làm một số việc nặng – những việc được coi là dành cho đàn ông, con trai. Đừng bao bọc trẻ quá kỹ, hãy để bé thử sức với nhiều trách nhiệm, vị trí khác nhau. Sau này khi lớn lên con sẽ trở thành một cô gái mạnh mẽ, tự lập và làm chủ mọi việc.
“Con làm mất thời gian quá”
Một trong những lỗi phụ huynh hay mắc phải là không cho con mình có cơ hội được lãng phí thời gian. Bé có quyền được thử làm những công việc khác nhau, dù đó là những việc vô ích. Con sẽ học được cảm giác thất bại từ những kinh nghiệm này. Bạn lúc nào cũng kêu ca phàn nàn rằng “con làm như vậy chỉ mất thời gian”, điều này sẽ làm cho bé trở thành những đứa trẻ thụ động, không có chính kiến và chỉ biết làm theo sự chỉ đạo của người khác.
[​IMG] 
“Để bố mẹ làm hộ cho”
Đây cũng là một câu cấm kỵ được nói với bé, nếu bạn muốn con gái trưởng thành và tự lập. Việc gì cũng làm hộ con, chúng sẽ hình thành tâm lý lười nhác, dựa dẫm vào người khác. Hãy cho con được làm việc, “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”.
“Con mặc như vậy chẳng nữ tính gì cả”
Khi có con gái, các mẹ bắt đầu sắm sửa váy áo màu hồng, những chiếc nơ điệu đà, những chiếc vương miện như hình mẫu những nàng công chúa trong chuyện cổ tích. Họ thích thú với việc trang hoàng phòng ngủ của bé lộng lẫy với gam màu hồng nữ tính. Nhưng nếu con gái muốn phá cách với những chiếc quần hộp, quần baggy kèm chiếc áo phông rộng thùng thình, thì bạn cũng nên ủng hộ chúng. Đừng gò ép chúng vào khái niệm nữ tính, miễn là con gái mình chỉ ăn mặc như con trai vì sở thích chứ không phải bé gặp vấn đề về giới tính.
“Con đừng lo lắng quá”
Tâm lý con gái rất phức tạp, mong manh và dễ tổn thương vì bất kể vấn đề gì. Khi đến tuổi dậy thì, tâm lý của con càng khó đoán. Khi con khóc hay buồn bã vì chuyện gì, bạn đừng nên nói câu “con đừng lo lắng quá” mà hãy kiên nhẫn lắng nghe chúng giãi bày. Câu nói trên không có tác dụng an ủi con mà chỉ càng làm khoảng cách giữa bạn và con thêm xa thôi.
“Con noi gương bạn hàng xóm đi”
Lúc bé, con gái thường hay bắt chước chị gái, mẹ hay bà. Nhưng khi lớn lên, chúng sẽ hình thành tính cách rõ rệt. Đặc biệt là khi ở tuổi dậy thì ẩm ương, con gái rất ghét bị so sánh với người khác. Tâm lý chúng lúc này là muốn bản thân khác biệt, không giống bất cứ ai. Vì vậy đừng bắt con phải noi gương hay hành xử theo một bạn hàng xóm nào, bố mẹ nhé!
“Đừng ăn nhiều thế”
Ăn vặt là niềm vui bất tận của con gái. Những lời cấm đoán chúng ăn nhiều sẽ mang tác dụng ngược. Con gái bạn sẽ phản kháng và thậm chí ăn nhiều hơn. Thay vào đó, bạn hãy nói chuyện nghiêm túc với con gái về chế độ dinh dưỡng, kiêng khem nếu thấy nó đang tăng cân. Để cho bé nhận ra vấn đề và tự quyết định sẽ tốt hơn là đưa ra mệnh lệnh bắt chúng thực hiện theo.
“Ai bảo con tốt với cậu ta quá”
Nếu con gái có những rung động đầu đời, nhưng rồi mọi chuyện lại không được như ý, bố mẹ đừng nói những câu như “ai bảo con tốt với cậu ta quá” hoặc “chúng con đâu có đẹp đôi”. Hãy khuyến khích chúng dốc bầu tâm sự bằng cách tỏ ra quan tâm, hào hứng đến cậu ấy. Với mẹo này con gái bạn sẽ “lôi hết ruột gan” mình ra để nói đấy.
Ngồn tiun: shopdochoicuabe.blogspot.com

Giai đoạn cần chú ý khi dạy con

Mẹ và bé cùng chơi 

Trẻ con có thể được ví như ‘một tờ giấy trắng’, mỗi một hành động, lời nói của người lớn xung quanh đều có những ảnh hưởng nhất định tới việc hình thành nhân cách của bé sau này. Thêm vào đó, ở từng độ tuổi, việc tiếp thu và khả năng nhận thức vấn đề của bé cũng khác nhau, do vậy bố mẹ cần có những phương pháp phù hợp để hướng dẫn bé đi đúng hướng. Dưới đây là 4 giai đoạn chính cho đến tuổi đi học của bé cùng với các đặc điểm và một số lưu ý về cách dạy trẻ mà bố mẹ nên tham khảo:
Bé từ 1-2 tuổi
Ở độ tuổi này, bé đang bắt đầu biết đi và tập nói, đây cũng chính là lúc bé vô cùng tò mò về thế giới xung quanh. Bố mẹ sẽ nhận ra rằng lúc này bé sẽ luôn luôn dồi dào năng lượng mong muốn khám phá môi trường xung quanh mình.



dạy trẻ
Ở độ tuổi 1-2, bé đang bắt đầu biết đi và tập nói, đây cũng chính là lúc bé vô cùng tò mò về thế giới xung quanh.
Biểu hiện điển hình
– Bé chưa thể hiểu hết được ý nghĩa của những lời bố mẹ nói. Đồng thời bé cũng sẽ chưa khám phá ra các ‘quy luật’ mà bố mẹ vẫn cho là hiển nhiên, ví dụ như việc bình hoa thủy tinh rơi xuống từ trên cao thì sẽ vỡ.
– Bé tò mò muốn khám phá mọi thứ, luôn luôn háo hức và không đủ kiên nhẫn để chờ đợi. Bên cạnh đó, bé cũng thường sẽ chưa thể hiểu được từ ngữ nào nên dùng trong ngữ cảnh nào cho phù hợp.
Lưu ý khi dạy trẻ
– Bố mẹ không nên đặt kỳ vọng quá cao vào việc bé có thể hiểu chuyện và nghe lời mình trong các tình huống. Cách tốt nhất để dạy trẻ lúc này là thực hiện hành động làm mẫu, chú ý tới việc sử dụng giọng nói và biểu cảm nhẹ nhàng và phù hợp khi nói chuyện với bé. Tuyệt đối không nên thể hiện thái độ khắt khe với bé vào lúc này vì bé còn quá nhỏ.
– Bố mẹ tốt nhất nên tạo một môi trường an toàn để bé có thể tự do khám phá mà không gặp trở ngại gì nguy hiểm bằng cách ví dụ như cất các đồ vật sắc nhọn hay dễ vỡ đi chỗ khác. Khi bé quá đòi hỏi làm một việc mà bố mẹ không đồng ý thì nên đánh lạc hướng, khiến bé mất tập trung mà không nên từ chối ngay. Ví dụ nếu bé 18 tháng tuổi nhà bạn không chịu để mẹ thắt dây an toàn trên xe, hãy an ủi bé, nói rằng bạn cũng biết bé không thích và đánh lạc hướng sự chú ý của bé đi việc khác.
Bé từ 3-4 tuổi
Bé đã bắt đầu hình thành khả năng suy nghĩ và hành động độc lập. Tuy nhiên cảm xúc trong độ tuổi này có thể coi là khá ‘thất thường’.
Biểu hiện điển hình
– Bé có thể nhận thức và hiểu được cách thực hiện một số việc điển hình ví dụ như đánh răng trước khi đi ngủ. Tuy nhiên bố mẹ không nên hy vọng bé sẽ ‘răm rắp’ chấp hành quy định này được.
– Bé cũng đã phần nào hiểu được kết quả hay hậu quả của mỗi hành động mình làm, ví dụ như nghịch ngợm có thể bị mắng, ngoan ngoãn thường sẽ được khen.
– Dù nhận thức được nhiều việc hơn lứa tuổi từ 1 tới 2 tuổi, nhưng bé sẽ vẫn còn hay hờn dỗi hay rên rỉ khi không có được thứ mình muốn.
Lưu ý khi dạy trẻ
– Bố mẹ không nên áp dụng những hình phạt nặng nề khi bé làm sai hay không nghe lời, thay vào đó nên ‘thủ thỉ’ giải thích cho bé hiểu, khuyến khích bé làm đúng và chú ý theo dõi để ghi nhận sự thay đổi của bé. Trẻ con thường rất thích được khen và cưng chiều vì vậy bố mẹ có thể tận dụng tâm lý này để dẫn dắt bé đi đúng hướng.
– Với suy nghĩ non nớt của bé trong độ tuổi này, bố mẹ không nên lặp đi lặp lại quá nhiều lần lỗi sai của bé, khiến bé có cảm giác việc bị phạt quá nặng nề.
– Khuyến khích bé luyện tập những thói quen tốt. Ví dụ như mẹ có thể mở một bài nhạc mà bé yêu thích mỗi sáng và ‘đố’ bé tự đánh răng, rửa mặt trước khi bài hát đó kết thúc. Bé chắc chắn sẽ thích sự kết hợp này!
Bé 5 tuổi
Biểu hiện điển hình
– Bé 5 tuổi thường đã có thể hiểu khá rõ các quy tắc thông thường trong cuộc sống của mình hằng ngày và hiểu được giới hạn của việc mình làm. Tuy nhiên ở độ tuổi này, bé lại thường dễ hành động theo cảm tính hơn là suy nghĩ kỹ càng.
– Bé ở độ tuổi này cũng đã có thể phần nào kiểm soát được hành động của mình để tránh bị bố mẹ trách phạt, tuy nhiên dẫu sao bé cũng chỉ là trẻ con vì vậy khi không đạt được điều mình muốn, biểu hiện phổ biến có thể là hờn giận, đóng sập cửa hay không chịu nói chuyện với bố mẹ.
Lưu ý khi dạy trẻ
– Tập cho bé cách đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ. Hãy hỏi bé những câu tương tự như: “Nếu người khác làm như vậy thì con cảm thấy thế nào?”. Giải thích ảnh hưởng của hành vi bé làm với người khác và nêu rõ lý do tại sao hành động của bé là không đúng.
– Bố mẹ cũng có thể thử áp dụng cách quản lý hành vi của trẻ được nhiều nước phát triển hiện nay áp dụng như hệ thống Smiley Face (khuôn mặt cười), được phát triển bởi tiến sỹ Ruth Peters. Cách thức khá đơn giản và thú vị như sau: mỗi buổi sáng tặng bé 3 hình mặt cười dán trên tủ lạnh chẳng hạn, giao ước với bé nếu một hành động không đúng sẽ có một hình mặt cười bị gạch bỏ. Cuối cùng, bố mẹ hãy thưởng cho bé nếu tới cuối ngày vẫn còn hình mặt cười chưa bị gạch và ngược lại.
– Bắt đầu đưa ra giới hạn cho bé. Ví dụ như khi bé dỗi hờn, không chịu nói chuyện hay mở cửa phòng, bố mẹ có thể đưa ra một mốc thời gian nhất định và nếu hết thời gian đó mà bé vẫn chưa chịu nhận ra mình sai thì hình phạt sẽ bị tăng lên.
Bé từ 6-7 tuổi
Thế giới của bé lúc này mở rộng hơn phạm vi gia đình qua việc đi học và tiếp xúc với bạn bè, trường lớp và thầy cô. Tính kỷ luật ở lứa tuổi này đối với trẻ em là vô cùng quan trọng.
Biểu hiện phổ biến
– Bé đã phần nào nâng cao được khả năng tự kiểm soát của mình để thích nghi với môi trường trong lớp học. Bé cũng học được cách hợp tác trong nhóm, giữ trật tự trong lớp và giơ tay phát biểu ý kiến thay vì tự do lên tiếng hò hét như ở nhà.
– Bé sẽ hiểu được việc được khen thưởng khi đi học khó hơn nhiều khi ở nhà, khi mà bé là trung tâm cho sự quan tâm của cả nhà.
– Bé sẽ có biểu hiện mong muốn được đối xử như người lớn. Chính vì vậy, bố mẹ không nên cười khi bé tỏ ra người lớn, thay vào đó hãy giúp đỡ bé để bé hoàn thành trách nhiệm của mình.
Lưu ý khi dạy trẻ
– Khuyên khích bé rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề một cách độc lập. Thay vì việc phạt hay trách mắng bé sau khi mắc lỗi, hãy hướng dẫn bé cách phòng ngừa việc xảy ra lỗi đó. Kỹ năng này chắc chăn sẽ giúp bé rất nhiều trong việc học.
Khuyên khích bé rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề một cách độc lập sẽ giúp bé nhiều trong việc học tập.
– Tích cực theo dõi và khen thưởng bé kịp thời. Nếu bé có thể giữ phòng của mình gọn gàng ngăn nắp nhiều ngày liền, hãy nhanh chóng khuyên khích và khen ngợi bé để tạo động lực.
– Bắt đầu hướng dẫn bé làm những công việc nhà đơn giản để bé hiểu được giá trị của sự lạo động. Điều này cũng sẽ giúp bé xây dựng lòng tự trọng cho bản thân.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Điều cần tránh dù nóng giận trong khi dạy con

Khi làm cha mẹ bạn sẽ không tránh khỏi khoảnh khắc nóng giận với con. Tuy nhiên dù giận dữ mức độ nào đi nữa bạn cần chắc chắn tuyệt đối không dùng vũ lực với con nếu không muốn phải hối hận.


[​IMG]
Một phút nóng giận của bậc làm cha mẹ có thể khiến họ phải hối hận suốt đời​
Trên thế giới đã có không ít những câu chuyện là những bài học cho các vị phụ huynh như: Mới đây là trường hợp của bé gái 8 tuổi tên Linh Linh ở Đồng Xuyên, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc tử vong do vết thương chí mạng trong hộp sọ mà không ai hay biết nguyên nhân chỉ đến khi kết quả khám nghiệm tử thi được công bố thì mọi người đều bàng hoàng sửng sốt bởi đây chính là hậu quả của chính mẹ đẻ cô bé trong lúc nóng giận đã đánh vào sau đầu của con. Bé gái Linh Linh đã tử vong không lâu sau khi ăn cánh gà và chân gà. Mẹ cô bé đã cho trằng, đồ ăn nhanh đã giết chết con gái yêu của gia đình bà. Tuy nhiên, sau hàng loạt thử nghiệm nhiễm độc, các chuyên gia pháp ý đã kết luận không thấy dấu hiện nào để kết luận cô bé tử vong là do ngộ độc thức ăn nhanh.Cuối cùng, ban chuyên án đã quyết định để pháp y mổ thi thể nạn nhân để tìm nguyên nhân cái chết của bé Linh Linh. Kết quả thật bất ngờ khi pháp y công bố Linh Linh chết vì đòn chí mạng sau não.
[​IMG] 
Các thành viên trong gia đình kể rằng: Bé gái Linh Linh thích xem ti vi hơn làm bài tập và giúp mẹ việc nhà bởi cô bé chỉ mới 8 tuổi nên còn mải chơi. Đây là lý do khiến mẹ cô bé nóng giận và thỉnh thoảng tát vào phần sau đầu con mình. Một hôm cô bé mải chơi không nghe lời mẹ nên mẹ đã dùng tay đánh vào phía sau đầu của con. Cô bé bị đánh đau nên khóc toáng lên mãi không nín. Mẹ Linh Linh thấy thế nên mua chân gà về để dỗ con. Linh Linh đã nín và ăn chân gà, một lúc sau cô bé kêu chóng mặt và nôn mửa. Cô bé được đưa vào viện cấp cứu ngay lập tức nhưng con đã vĩnh viễn rời xa thế giới này.
Cái chết thương tâm của Linh Linh là lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái. Theo các chuyên gia, hộp sọ của trẻ em dễ bị tổn thương dưới tác động dù là lực vừa phải. Nếu bị đánh theo 1 phương nhất định đặc biệt ở vùng sau đầu thì nguy cơ tổn thương não bộ rất cao, thậm chí gây tử vong.
Một trường hợp khác là cô bé Sảnh Sảnh 13 tuổi sống tại Nam Kinh, Trung Quốc cùng với người cha đơn thân. Sảnh Sảnh mải chơi nên trốn học làm cha cô mé nóng giận đã lấy dây thép để dạy con. Trong lúc quá nóng người cha đã vô tình đánh vào phần đầu của con gái khiến cô bé nôn ra máu. Thấy thế người cha đã đưa Sảnh Sảnh đi cấp cứu ngay lập tức nhưng cô bé vẫn vĩnh viễn rời xa cha.
Ở khắp mọi nơi trên thế giới có lẽ không hiếm trường hợp thương tâm như những câu chuyện kể trên. Hậu quả của những sự việc này khiến rất nhiều người đau lòng và hối hận tuy nhiên mọi chuyện đã quá muộn.

Các bậc làm cha mẹ nếu không muốn hối hận suốt đời thì hãy cố gắng giữ bình tĩnh khi dạy dỗ con, tuyệt đối tránh những động tác sau đây:
1. Tác động lực vào bất kỳ chỗ nào trên đầu trẻ
Nếu bố mẹ dùng lực tác động vào phần đầu của trẻ nhỏ sẽ gây nguy hiểm cho não bộ bởi đầu là nơi có chứa hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, trẻ bị vả, tát vào mặt cũng bị ảnh hưởng thính giác và tổn thương tới hệ thần kinh ngoại vi
2. Véo mũi, vặn tai
Mũi là nơi tập trung nhiều mạch máu, khi trẻ bị véo mũi có thể gây ra tổn thương phần xoang và mao mạch mũi, tác động đến hệ thống phòng vệ của mũi bởi mô mũi của trẻ còn non và dễ tổn thương. Trẻ có thể bị điếc hoặc ảnh hưởng đến màng nhĩ nếu bị người lớn véo, vặn tai.
3. Tác động vào lưng
Hệ thống xương sống ở trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên không đủ chắc chắn nếu chịu tác động mạnh có thể gây tàn tật. Đồng thời, việc này cũng có thể gây tổn thương hệ thần kinh bởi lưng cũng là nơi tập trung hệ thần kinh quan trọng.
4. Dùng roi đánh vào mông trẻ
Ở mông có những những dây thần kinh quan trọng. Trong lúc nóng giận, các bậc làm cha mẹ không kiểm soát được hành động có thể vô tình tác động 1 lực đủ mạnh theo phương nhất định khiến cho trẻ bị liệt. Vì vậy không nên dùng roi đánh vào mông con.
[​IMG]​ 
Cha mẹ là những người dành cho con mình tình yêu vô bờ bến. Xuất phát từ sự yêu thương này các bậc cha mẹ hãy kiên trì và nhẫn nại trong việc giáo dục trẻ tránh những giây phút nóng giận đánh mất bản thân mà phải hối hận về sau nhé! 
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Những điều con gái cần ở mẹ

Mẹ và con gái là một mối quan hệ vô cùng đặc biệt. Mẹ lúc nào cũng yêu thương, lo lắng và nghĩ cách nuôi dạy con gái sao cho tốt nhất. Mẹ đòi hỏi cao ở con gái, và mẹ biết con, con gái cũng cần nhiều điều ở mẹ lắm đó.
1. Con cần biết mẹ có xem con là ưu tiên hàng đầu không?
Dù không nói ra nhưng đứa con gái nào cũng có phần ích kỷ khi muốn “chiếm hữu” mẹ và luôn muốn được mẹ yêu thương nhất. Con gái luôn để ý xem, mẹ có đặt mình ở vị trí ưu tiên hàng đầu hay không. Và con gái sẽ thật sự rất hạnh phúc và tự hào khi được mẹ xem là lựa chọn hàng đầu trong cuộc sống, hơn cả công việc hay tiền bạc.

2. Con cần biết là con luôn được mẹ chấp nhận
Dù bao nhiêu tuổi và độc lập như thế nào, con gái vẫn luôn cần được mẹ chấp nhận và ủng hộ. Đặc biệt những lúc cảm thấy lẻ loi trong đám đông, con gái sẽ nghĩ về mẹ, và ấm áp trong lòng khi nghĩ rằng, lát nữa thôi, khi trở về nhà, sẽ luôn có mẹ ngồi đó đón nhận và yêu thương mình. Hay trong độ tuổi nổi loạn, tự xây dựng cho mình một cá tính độc đáo, có thể con sẽ ra mặt chống đối lại những ngăn cấm của mẹ, nhưng trong lòng, con gái vẫn cần được mẹ chấp nhận bản thân mình biết bao.
Khi đã lớn thật lớn rồi, đã có gia đình riêng, những nỗi khổ đau riêng, con gái vẫn cần biết bao vòng tay và sự chấp nhận của mẹ, để cho con được sống như mình muốn.
3. Con cần cảm thấy có kết nối sâu sắc với mẹ
Con gái luôn muốn có một sự kết nối sâu sắc với mẹ, nhưng nhiều khi không thể hình dung được rõ ràng hay bật được thành lời. Mẹ quá bận rộn, quá xa cách hay quá lạnh lùng đều sẽ làm con cảm thấy hụt hẫng. Con cần được mẹ sẻ chia, con cần kết nối với cảm xúc của mẹ.
Cả thế giới đều biết mẹ yêu con, con cũng yêu mẹ, và con cần cảm nhận điều đó bằng lời nói, cử chỉ, thậm chí là bằng những tấm hình mẹ từng chụp con lúc nhỏ hay vị trí lúc nào cũng cạnh nhau trong những bức hình gia đình.

4. Con cần một nền tảng tâm linh
Phụ nữ tin vào tâm linh theo kiểu rất khác đàn ông. Và dù khi nhỏ, con không cảm thấy điều đó có gì hay ho, nhưng khi lớn lên, các con, đặc biệt là con gái đều chịu ảnh hưởng từ mẹ rất nhiều. Chuyện mẹ hay đi lễ chùa, hay mỗi Chủ nhật đều đi nhà thờ đã gieo cho các con niềm tin vào cái thiện, có chỗ dựa an ủi cho tinh thần của mình dù đang ở độ tuổi nào.
5. Con cần được chuẩn bị để thất bại
Con luôn cần là ưu tiên hàng đầu của mẹ, nhưng con không cần là công chúa nhỏ hoàn hảo. Con cần mẹ cho con sự thật, rằng con chưa tốt ở đâu, con cần uốn nắn ở điểm nào. Hãy cho con biết khi con sai lầm. Hãy cho con biết khi con xấu xí. Chuẩn bị tinh thần cho con quen với việc chấp nhận thất bại và nỗ lực hơn vô cùng quan trọng. Sự tỉnh táo này của mẹ sẽ không giam hãm con trong suy nghĩ cuộc đời màu hồng và bị sốc khi buộc phải đối mặt với thực tại.

6. Con cần mẹ là người phụ nữ con muốn trở thành
Mẹ là tấm gương rất lớn của con đấy mẹ ạ. Con gái sẽ giống mẹ, ít nhất 50% và có thể còn nhiều hơn nữa. Con sẽ giống mẹ như một lẽ tự nhiên, học hỏi mẹ từ ánh mắt, cách nói chuyện, dáng đi đứng, quan điểm sống… Những lời mẹ nói con có nghe, nhưng hành động của mẹ mới tác động trực tiếp đến con. Con cần mẹ là mẫu phụ nữ mà sau này con sẽ trở thành.
7. Con cần sự mạnh mẽ của mẹ
Mẹ là chìa khóa cảm xúc của cả nhà đấy mẹ ạ. Sau một ngày dài bão táp và mệt mỏi ở bên ngoài, con trở về nhà và cảm thấy biết ơn vô cùng khi mẹ vẫn ở đấy, hạnh phúc và dịu dàng. Con biết mẹ cũng có những nỗi vất vả của mình, những lo toan, mệt mỏi, nhưng thật may, sự mạnh mẽ của mẹ đã giúp ngôi nhà luôn cân bằng và trụ vững.
Một ngày nọ, nếu thế giới sụp đổ, sự mạnh mẽ của mẹ sẽ giúp con trụ lại và có niềm tin với chính mình.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Trò chơi giúp con học tốt môn Toán

Phân loại đồ vật theo hình khối, màu sắc, kích cỡ; đếm từ 1 đến 10; xác định theo nhóm, loại… là những kỹ năng toán cơ bản mà bố mẹ có thể giúp con nắm được thông qua những trò chơi đơn giản. Không cần đến nhiều loại dụng cụ hỗ trợ, bạn chỉ cần giúp con thấy được toán học là một phần trong cuộc sống của con thế nào, bé sẽ dễ dàng hứng thú hơn với môn học này ở trường.

Dưới đây là 12 trò chơi thú vị giúp các bé làm quen với thế giới Toán học, và vì mỗi đứa trẻ có những cách học khác nhau nên những trò chơi dưới đây cũng được nhóm lại theo từng cách học phù hợp.

1. Dành cho những bé thích học qua hình ảnh
Truy tìm những con số. Khi đi trên đường, bạn có thể đố con tìm các con số có trên các biển hiệu, biển số xe, bảng quảng cáo... và đọc to lên. Trẻ trước tuổi vào mẫu giáo đã có khả năng nhận ra được các con số cho đến 10.
Nối điểm. Ưu điểm của trò chơi này là giúp bé hiểu được thứ tự trước sau, rằng 1 rồi đến 2, 2 rồi đến 3… Bố mẹ có thể tìm thấy những quyển sách với trò chơi nối điểm tại các nhà sách với những hình ảnh ngộ nghĩnh khác nhau; hãy cho con chọn hình ảnh nào tùy thích, vì dù sao thì điều mà bạn đang muốn hướng tới ở đây là bé học được về những con số.


Gọi điện thoại. Viết số điện thoại của một người bạn hoặc người thân trong gia đình ra giấy, sau đó để bé bấm số gọi đi. Bằng cách này, bé sẽ quen với việc đọc số từ trái sang phải.
Đếm đồ vật. Có rất nhiều thứ mà con bạn có thể đếm, chẳng hạn như số người đang xếp hàng chờ vào rạp phim, số bước chân từ cổng vào nhà, số vạch ở trên đường…
2. Dành cho những bé thích học qua các hoạt động
Đếm và phân loại vật dụng trong nhà. Ban hãy thử để lẫn muỗng, nĩa, đũa với nhau và gợi ý con phân loại chúng theo từng nhóm, sau đó đếm số lượng của mỗi nhóm. Nếu không thích chơi trong bếp, bạn có thể rủ con chơi trò tương tự khi gấp quần áo - bảo bé phân loại và đếm quần áo theo màu, theo loại, hoặc theo những món đồ đó của ai…
Tìm đồ vật theo hình dạng. Để con tìm những những món đồ có hình vuông, hình tam giác, hình tròn, ngôi sao hoặc bất cứ hình dạng nào khác, việc này sẽ giúp bé được chuẩn bị để làm quen với môn hình học sau này.Chơi ghép hình, trò chơi này không chỉ giúp con nhận biết hình dáng mà còn là cơ hội để bé rèn luyện kỹ năng vận động tinh cũng như tư duy lý luận.
Tạo sách đọc số, hoạt động này kết hợp kỹ năng đọc và kỹ năng toán học. Bạn hãy cùng con tìm trong các cuốn báo, tạp chí cũ để cắt ra những đồ vật có tên bắt đầu bằng chữ cái “A” rồi dán chúng vào một trang giấy, xong hết chữ “A” thì sẽ tìm sang “B”, “C”… Sau khi đã tìm đủ bảng chữ cái, bạn cùng con đếm số đồ vật ở mỗi trang.
Học ngay trong lúc ăn vặt. Chẳng hạn, bạn cho con một nắm bánh hình con cá, cho bé vẽ một cái bể cá lớn trên giấy sạch, sau đó “thả cá” vào bể và đếm. Để trò chơi thêm thú vị, bố mẹ có thể thêm hoặc bớt số cá trong bể, để bé đếm lại.

Chơi với màu sắc và hình dáng. Chẳng hạn, bạn cho con vài quả nho màu tím và vài quả nho màu xanh, để bé xếp chúng thành hàng theo những quy luật màu sắc khác nhau, chẳng hạn: xanh - tím - xanh - tím hoặc xanh - xanh - tím - xanh - xanh... Bạn cũng có thể cho con đếm số khoang bụng trên mình chú sâu róm, số vòng trên vỏ ốc sên hoặc những thứ đi theo cặp như đôi mắt, đôi tai, hai hạt đậu trong một vỏ đậu… Trò chơi này phát triển kỹ năng xử lý tình huống cũng như khả năng tư duy trừu tượng.
3. Dành cho trẻ thích học bằng âm thanh
Lắng nghe các bài hát có những con số, như “Một với một là hai, hai thêm hai là bốn…” hoặc “Hai con thằn lằn con…” Những bài hát mầm non vui tươi khác có nhắc đến những con số có thể là những bài học Toán cộng, Toán trừ thú vị của con.
Cho con cùng vào bếp với mẹ. Bạn đưa cho con những chiếc bát hoặc cốc lường, để bé giúp bạn “cân đong” các loại nguyên liệu nấu nướng cần thiết, chẳng hạn như: “Lấy giúp mẹ hai bát gạo để mình nấu cơm nhé.” Đây là một cách vừa đơn giản vừa vui để giúp con làm quen với những khái niệm số lượng, trọng lượng, thể tích… 
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Dạy trẻ học toán qua những tình huống thực tế

Bé không chỉ có thể học Toán ở trường mà còn có thể học ở nhà, ở sân chơi, ở ngoài đường... Bố mẹ có thể giúp bé lĩnh hội những khái niệm toán học cơ bản một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả, thông qua các hoạt động thường ngày và thực tế.
1. Ở nhà, bạn có thể giúp con cảm nhận toán học đang hiện diện quanh bé, chẳng hạn như: Trong việc cất dọn đồ chơi
Bạn có thể chuẩn bị những chiếc hộp bằng nhựa trong suốt và dán nhãn trên nắp hộp (nhãn được thể hiện bằng các hình ảnh tượng trưng), hướng dẫn cho con cất đồ chơi theo từng loại riêng biệt vào đúng chỗ của chúng. Qua đó, trẻ học cách đối chiếu đồ chơi thật với hình ảnh trên nắp hộp cũng như học phân loại đồ chơi.
Trong việc nấu ăn
Việc nấu nướng có thể tạo ra rất nhiều cơ hội thú vị để con học toán. Lấy ví dụ như khi cùng con làm món rau trộn: khi thái rau, dưa leo, bạn giúp con hiểu được khái niệm về một phần và toàn thể; khi được mẹ nhờ lấy muối, dầu, giấm, bé được tập đo lường; chưa kể bé còn được học về trình tự, cho nguyên liệu nào vào trước, vào sau, vào cuối cùng...
Khi sửa soạn bữa ăn, bạn cũng hãy dùng ngôn ngữ toán học như 1 miếng, nửa muỗng, 2 quả cà chua, cho thêm vào hoặc bớt ra...


Trong việc xếp dọn bàn ăn
Khi con chưa đi học, bạn đã có thể nhờ bé phụ dọn bàn ăn, lấy đủ bát đũa cho mọi người và xếp vào đúng chỗ. Thay vì nói một con số nào đó mà con chưa hình dung được, bạn hãy nói: “Con hãy xếp bát, đũa, muỗng, ly… cho cả nhà mình nhé.” Ở mức cao hơn, bé sẽ có thể biết giải quyết một số tình huống phát sinh như khi nhà có thêm khách cùng ăn tối.
Trong việc gấp quần áo
Gấp và cất quần áo cũng là cơ hội để bạn giúp con làm quen với nhiều khái niệm toán học phức tạp. Như việc gấp khăn tắm làm đôi hoặc làm ba dạy bé về phân số; việc xếp quần áo thành đồ của bố, mẹ, của bé cũng là học cách phân loại; khi bé nhìn thấy sự khác nhau về kích thước quần áo của ba và anh, bé học được sự so sánh...
Trong việc dọn dẹp nhà cửa
Có thể hướng dẫn con cách đo đạc (đo chiều dài, chiều rộng… của món đồ), làm quen với hình dạng của các đồ vật, hoặc luyện tập lại về số lượng (đếm số đồ vật, chọn đúng số lượng đồ vật cần thiết để sắp xếp, trang hoàng nhà cửa…)
2. Khi ra ngoài mua sắm, bạn cũng có thể dạy Toán cho con, bằng cách cho bé đếm các món đồ, so sánh giá cả, hoặc đơn giản là trả tiền mua một món đồ và nhận lại tiền thừa.
3. Khi đi trên đường, bạn cũng có thể giúp con cảm thấy hứng thú hơn với trò đếm xe, hoặc đoán hướng đi của chiếc xe nào đó, hoặc đoán rằng bé cần đếm đến số bao nhiêu thì đèn mới chuyển sang xanh cho xe chạy...
4. Vừa chơi vừa học
Hãy tạo cho con nhiều cơ hội để “chơi” với các biểu tượng toán, bởi chơi đùa là cách mà bé sẽ học được nhanh, vui và tốt hơn. Những trò chơi có thể giúp ích bao gồm: chơi lò cò, năm-mười, trốn tìm (nhằm củng cố các kỹ năng đếm và định hướng trong không gian), hoặc chơi những trò có dùng xúc xắc (nhằm củng cố các kỹ năng đếm, đọc các con số và phép tính cộng), những trò chơi như domino, chơi xếp hình…
Việc kết hợp vận động và âm nhạc với việc lĩnh hội các biểu tượng toán học sẽ giúp bé thích và nhớ lâu hơn.
Bạn hãy giữ lại những tấm thiệp chúc mừng (còn có cả phong bì), lấy thiệp ra khỏi phong bì và đố con chọn thiệp bỏ vào phong bì sao cho thật đúng kích cỡ và hình dạng. Bạn cũng có thể cho con tập nhận biết và phân loại hình dạng bằng cách: cho bé tự cắt miếng xốp thành những hình dạng khác nhau, cho tất cả vào một cái áo gối, sau đó bé cho tay vào, bốc đại một miếng và đoán xem đó là hình gì.


5. Hình thành khả năng ước lượng
Khả năng ước lượng rất quan trọng, và vào bất cứ lúc nào cũng có thể là cơ hội để bạn khuyến khích con rèn luyện khả năng này. Chẳng hạn bạn có thể đố con đoán xem khi nào thì món ăn sẽ chín, hoặc ước lượng số chén trong rổ; khi xếp quần áo, bé ước lượng số quần áo được xếp thành một chồng; khi đọc sách, bé ước lượng số trang của quyển sách; đi trên đường, bé ước lượng số người ngồi trên một chiếc xe bus…
Bố mẹ hoàn toàn có thể là những giáo viên đầu tiên và tốt nhất của con. Bằng cách nhận thức được những điều làm cho con muốn học, từ đó tạo nên khung cảnh có ý nghĩa cho bé giải quyết vấn đề.
Hãy đặt các câu hỏi gợi mở và cố gắng kiên nhẫn đợi con trả lời chứ đừng sốt ruột giải đáp ngay, vì chỉ có như thế, tri thức mới trở thành của con, con mới có thể nhớ được nhờ hiểu được. Hãy khen ngợi thành công và chấp nhận sai lầm của con như là một phần của quá trình học, hãy cùng con trẻ khám phá thế giới toán học đầy thú vị thay vì cau có, đòi hỏi và la mắng chúng, bạn nhé! 
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những điều bố mẹ cần biết về cách dạy con học ở nhà

Dạy con học là “cực hình” của nhiều bậc cha mẹ. Nhưng thực tế cho thấy việc giáo dục tại nhà có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học tập của con, đặc biệt là trong giai đoạn mới đi học. Dưới đây là 9 chia sẻ để những giờ học tại nhà với con nhẹ nhàng, sinh động và hiệu quả hơn.
1. Đối mặt với câu hỏi “tại sao?”
Trẻ nhỏ có sự tò mò vô tận về mọi thứ và có thể liên tục hỏi “tại sao?”, có thể khiến bố mẹ lâm vào đường cụt. Bối rối, bố mẹ có thể quát con để chữa thẹn. Buổi học tan tành. Thêm một vấn đề nữa là nhiều lúc trẻ hỏi “tại sao” như một kiểu đối phó, câu giờ vì làm biếng học.
Hãy tỉnh táo phân biệt và giao kèo với con rằng những câu hỏi hợp lý sẽ được trả lời thỏa đáng, còn những câu vớ vẩn thì bố mẹ sẽ cho qua. Như thế, bố mẹ vừa tiết kiệm được thời gian vừa dạy con cách đặt câu hỏi sao cho đúng.
2. Kiên nhẫn giải thích
Đầu óc trẻ con rất khác người lớn, con thể tưởng tượng đi đâu hoặc ngơ ngác với những kiến thức mà người lớn nghĩ là thông thường. Vì thế, sự kiên nhẫn và bình tĩnh là điều rất quan trọng.
Bố mẹ phải nhớ câu này: “Nếu bạn không thể giải thích cho một đứa trẻ sáu tuổi hiểu một vấn đề thì chính bạn thật ra cũng chẳng hiểu gì về vấn đề đó.” Ngược với xu hướng thích phức tạp hóa, màu mè hóa những khái niệm, ý tưởng, bố mẹ hãy làm cho nó trở nên đơn giản nhất có thể để con hiểu được.
3. Kỷ luật
Con trẻ thường ham chơi hơn ham học. Tất nhiên rồi, vì chơi thì quá thoải mái còn học thì phải suy nghĩ, lại mang cảm giác bị ép buộc nên bé không thích chứ sao. Vậy nên bố mẹ rất cần có những quy tắc rõ ràng về thời gian học, nội dung học mỗi buổi để con không lơ là; và nhớ là bố mẹ không bao giờ được phá kỷ luật do mình đã đặt ra dù chỉ một lần, vì như thế, con sẽ không tôn trọng luật nữa.
4. Buổi học sinh động
Con rất thích vừa học vừa vẽ hoặc tô màu nên hãy tìm cách kết hợp. Chẳng hạn như cho con dùng bút màu khi vẽ hình môn Toán, hoặc với môn tập đọc, hãy cùng con đọc truyện để tăng hứng thú. Buổi học không bị bó buộc với sách vở, bút thước và những bài tập sẽ hấp dẫn con hơn nhiều.
5. Ví dụ thực tế
Phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia đều có thể ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày. Thay vì những bài toán tính số học sinh, số người, số cây trong SGK, bố mẹ có thể cho con tính số viên kẹo, số bút màu… và bé sẽ hào hứng hơn khi làm bài tập.

Với môn Tập đọc, nếu bố mẹ giải thích từ mới một cách máy móc, không có ví dụ dễ hiểu kèm theo thì con sẽ rát khó hiểu được. Ví dụ đó có thể là những mẫu câu đơn giản về bố, mẹ, ông bà, con, các bạn của con... trong tình huống như thế nào thì sử dụng câu/từ đó. Như thế con sẽ áp dụng được luôn những kiến thức học được vào cuộc sống thường ngày chứ không chỉ đơn giản học để lấy điểm.
6. Cho con làm chủ
Ở trên lớp, cô giáo giảng bài, con lắng nghe rồi làm bài tập. Nếu ở nhà cũng như thế thì thật là chán, chẳng khác nào cả ngày của con chỉ có học và học mà thôi. Bố mẹ có thể đảo vai trò để con làm thầy/cô giáo “dạy” bố mẹ môn học nào đó, cách ôn lại kiến thức này hẳn con sẽ thích hơn nhiều. Đôi lúc bố mẹ có thể giả vờ không hiểu, nhất định con sẽ cố gắng hết sức để giảng giải sao cho bố mẹ hiểu được.
7. Thất bại là mẹ thành công
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt. Dù bố mẹ đã từng dạy các cháu học ngon lành, dạy đứa thứ nhất học vèo vèo thì vẫn có thể thất bại với đứa thứ hai. Vấn đề là mỗi đứa trẻ có tư chất khác nhau, sở thích khác nhau, mức độ tập trung khác nhau, cho nên cũng cần phương pháp dạy học khác nhau.
Hãy để những lần đầu thất bại giúp cho bố mẹ có cái nhìn sâu sắc hơn về chuyện học tập của con, từ đó rút ra được giải pháp cho mình. Hơn cô giáo, bố mẹ là những người hiểu con mình rõ nhất kia mà.
8. Khuyến khích con tự học
Ỷ lại là thói xấu rất dễ hình thành ở trẻ em, bởi sự bảo bọc quá mức của cha mẹ. Hãy thử nghĩ xem, nếu con nghĩ rằng, việc học bài và làm bài tập ở nhà đã có bố mẹ lo cho thì làm sao bé có thể tự giác trong việc học, cũng như trong các vấn đề của chính mình về sau?
Khuyến khích con tự học, tự làm bài tập, khi con gặp thắc mắc, hãy chỉ giúp bằng cách đặt những câu hỏi gợi ý để con tự nhìn nhận ra vấn đề. Có như thế, con mới chủ động hơn trong việc học và học tốt hơn.
9. Trò chuyện với con
Không chỉ có học và học, bố mẹ nên nói chuyện cùng con về trường lớp, về tiết học Toán hôm nay ở trường, về những bạn học của con… Qua những câu hỏi này, bố mẹ sẽ hiểu hơn cái nhìn của con về cô giáo, các bạn và các môn học. Nếu con gặp vấn đề gì, hãy nói chuyện kỹ hơn với con về điều đó, lắng nghe cách giải quyết của con và đưa ra vài ý kiến có giá trị tham khảo.
Thói quen trò chuyện sẽ giúp bố mẹ - con cái hiểu nhau, giúp các buổi học ở nhà dễ dàng và thú vị hơn nhiều!
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Những đồ dùng nên/không nên cho bé dùng lại của anh chị

Khi mang thai và chuẩn bị sinh em bé thứ 2, nhiều bố mẹ nhàn nhã hẳn đi với suy nghĩ trong tay (hay đúng hơn là trong nhà mình) đã có hòm hòm những thứ đủ cho con rồi. Nhưng bạn có biết có những thứ mà bạn không nên dùng lại, hoặc ít nhất là phải hết sức lưu ý?


Hãy cùng đọc thêm chia sẻ dưới đây để xác định món gì bạn nên dùng lại cho con thứ của mình, và món gì thì không nhé:
Quần áo, chăn và các đồ dùng vải khác
Một số bố mẹ cho rằng không nên cho em trai mặc hay dùng lại đồ của chị gái hoặc ngược lại, nhưng cũng có một số người khác cho rằng trẻ con thì chưa cần quan trọng quá điều này. Nhìn chung với những món đồ vải, quyết định lúc này dựa trên quan niệm của bố mẹ chứ hoàn toàn không có vấn đề gì với sự an toàn của con cả. Tuy nhiên khi sử dụng lại món đồ đã cất kỹ vài năm, bạn hãy giặt giũ lại sạch sẽ bằng loại chất tẩy an toàn với làn da của trẻ sơ sinh, nếu có những vết ố thì hãy tìm mẹo để tẩy chúng đi cho con nhé.

Cũi, ghế ngồi ăn, xe đẩy, nôi…
Nếu con đầu của bạn đã đủ lớn và không cần đến những món đồ này nữa thì nhìn chung bạn có thể lau chùi, giặt rửa sạch và dùng lại. Tuy nhiên cần lưu ý kiểm tra lại để đảm bảo những món đồ dùng này vẫn còn nguyên vẹn, dùng tốt và an toàn - liệu nó có bị han gỉ, lung lay, gião, yếu rồi hay không, những thứ cần gấp lại vẫn có thể gấp tốt hay không, lò xo còn nảy hay không, những bánh xe vẫn chạy được chứ, những chiếc khóa hay chốt vẫn còn đảm bảo chứ?
Hãy lưu ý rằng có những loại xe đẩy không dùng cho trẻ sơ sinh, hãy kiểm tra lại thông tin này về sản phẩm của mình.Một số loại cũi cũ cũng có thể không đảm bảo được những tiêu chuẩn an toàn mới cập nhật, bạn hãy lưu ý kiểm tra điều này để quyết định có nên dùng lại hay không.
Địu em bé
Những chiếc địu em bé nói chung đều có thể dùng lại được, chỉ cần bạn hãy giặt phần vải và dùng khăn ướt lau kỹ phần nhựa. Hãy bảo đảm rằng dây đai vẫn còn chắc chắn, khóa cài vẫn còn chặt và hoạt động tốt.
Dụng cụ hút sữa
Các chuyên gia khuyến cáo dụng cụ hút sữa chỉ nên trung thành phục vụ cho một chủ duy nhất chứ không nên tặng hoặc bán lại cho người khác để tránh nguy cơ sữa cũ còn bám lại gây nhiễm trùng. Bạn có thể dùng lại dụng cụ hút sữa cho những đứa con khác nhau, chỉ cần thay những bộ phận có tiếp xúc với sữa.
Bình sữa
Nếu bạn vẫn còn giữ những chiếc bình sữa tốt của bé đầu lòng thì nhìn chung là có thể dùng lại được sau khi đã rửa sạch, tiệt trùng hoặc luộc bình trong nước sôi, tuy nhiên hãy mua núm ti mới cho con.
Trong trường hợp bình đã bị trầy, xước, nứt, vênh thì đừng chần chừ mà hãy bỏ đi.

Bô, ghế ngồi bô, đồ chơi, những món đồ dùng khi đi tắm
Bạn chỉ cần rửa lại thôi nếu thấy chúng bị bụi, và có thể ngâm trong giấm để loại bỏ mùi hôi. Tuy nhiên với bô của con, hãy vứt đi nếu thấy có dấu hiệu bị nứt vì chúng có thể không đảm bảo việc đỡ được trọng lượng của con.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Đồ chơi thích hợp cho bé từ 12 - 18 tháng tuổi

Đến độ tuổi này, nhóc của bạn đã bắt đầu trở nên khó canh giữ, bé chẳng chịu ngồi yên nữa. “Hiếu động” chính là từ thích hợp nhất để mô tả những em bé trong độ tuổi này, và chính vì thế mà bạn có thể thấy con rất thích những món đồ chơi hay những trò chơi có thể vận động toàn thân - chẳng hạn như chơi bóng, xích đu, những trò chơi leo trèo…


Bàn tay của con trở nên linh hoạt hơn, phối hợp tốt hơn; bé có thể chơi trò phân loại các đồ vật một cách hiệu quả hơn trước, xây tháp giỏi hơn và cũng đã bắt đầu vẽ được những nét nguệch ngoạc. Trò chơi của bé còn để trả lời cho rất nhiều câu hỏi, chẳng hạn như “Nếu mình thả quả banh này xuống thì sao nhỉ?” hoặc “Nếu mình kéo chiếc đòn bẩy này thì sao nhỉ?” Bé rất quan tâm đến kết quả những hành động của mình, và bởi vì trí nhớ còn chưa được tốt nên bé sẽ lặp đi lặp lại những “thí nghiệm” này rất nhiều lần mà không chán.
Ngoài ra, các bé trong độ tuổi chập chững cũng rất thích bắt chước người lớn, bạn cũng nên tìm cho bé đồ chơi giống mô phỏng những đồ vật trong cuộc sống hằng ngày.
Xếp hình khối lớn: Bạn hãy chọn những khối hình “kềnh càng nhưng nhẹ nhàng”, có thể làm từ bìa các tông đủ lớn để bé sắp xếp thành tháp hay bức tường, hoặc theo bất cứ cách nào mà bé muốn. Trò chơi này giúp rèn khả năng tư duy logic và phối hợp vận động tay – mắt, tuy rằng nếu quan sát con mình chăm chú “làm việc”, bạn có thể sẽ phát hiện ra hình như phần khiến bé hài lòng nhất trong cả trò chơi là lúc cái tháp của bé bị đổ kềnh.
Đồ chơi kéo và đẩy: Những món đồ chơi nặng một chút và có thể đẩy đi được giúp bé có điểm tựa khi di chuyển quanh nhà. Còn nếu con bạn đã biết đi đứng thạo hơn một chút, đã biết ngoái nhìn ra sau trong khi vẫn đi tới trước, thì có thể cho bé chơi những thứ kéo đi được. Bạn hãy quan tâm đến những món đồ chơi có những chi tiết ngộ nghĩnh, phát ra âm thanh vui nhộn giúp con thích thú.
Đồ chơi phân loại và lắp ráp: Trẻ em ở độ tuổi chập chững này rất thích xếp lên, hạ xuống, lắp vào, tháo ra… cơ bản là bố trí lại những thứ xung quanh mình. Các món đồ chơi phân loại và sắp xếp rất thú vị đối với những bé đang muốn học hỏi kỹ năng tự giải quyết vấn đề.
Phòng tập mini: Một phòng tập thể thao mini sẽ giúp con bạn có được không gian an toàn để leo trèo, ẩn nấp, trượt và tập luyện nhiều kỹ năng vận động khác. Tuy vậy, phải thừa nhận đây là một sự đầu tư khá tốn kém và chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn vì các bé tầm tuổi này phát triển rất nhanh.


Banh: Tất cả các loại banh mà bé có thể cầm và ném được đều có thể là món đồ chơi thú vị - cho dù đó là quả banh hơi (phao), banh nhựa hay banh vải. Tuy vậy bạn hết sức lưu ý đừng cho bé chơi những loại banh mềm nhỏ có thể cho vào miệng. Đây là thời điểm mà bạn có thể hướng dẫn cho con mình chơi trò “bắt banh”. Hãy bắt đầu từ từ thôi – và dần dần bé sẽ chơi trò ném và bắt banh một cách nhuần nhuyễn với bạn.
Bút chì màu và giấy: Hãy để con được làm “họa sĩ” với những loại bút chì màu an toàn và có thể chùi rửa được! Bạn chỉ cho bé dùng mỗi lúc không quá hai cây bút chì màu – để bé không bị lúng túng – và dán những tờ giấy xuống nền nhà hay mặt phẳng cố định sẽ giúp bé vẽ dễ dàng hơn.
Ô tô bí bo: Hầu như bé nào cũng mê mẩn những chiếc ô tô hay xe đồ chơi cho bé ngồi ở trong và giả vờ lái - một số mẫu mã còn bố trí thêm cả tay cầm để người lớn có thể đẩy giúp khi bé mệt hoặc hơi làm biếng. Nhưng bạn đừng mua các loại ô tô điện – chúng vừa đắt tiền vừa lấy đi niềm vui con và bạn có thể tự mình điều khiển.
Đồ chơi vật dụng trong nhà: Những món đồ chơi mô phỏng, dạng thu nhỏ của các vật dụng hàng ngày như vật dụng nhà bếp, dụng cụ sửa chữa thường rất cuốn hút bọn trẻ. Bằng những món đồ chơi này, bé sẽ có cơ hội làm những việc thường trông thấy người lớn làm; bé sẽ gắn bó với những thứ này nhiều tháng, với kỹ năng chơi và sáng tạo ngày càng phức tạp hơn.
Sách ảnh: Con bạn sẽ thích những cuốn sách với hình ảnh phong phú và sinh động về các con vật, đồ vật và các hoạt động quen thuộc. Bé cũng có thể bắt đầu biết tự hào về tủ sách riêng của mình và biết tự chọn ra quyển sách yêu thích. 
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Cách chọn đồ chơi cho bé theo độ tuổi

Trước khi đi chọn mua, bạn không nhất thiết phải nghĩ đến những món đồ chơi hợp thời hay đắt đỏ nhất. Bởi nếu món đồ chơi không phù hợp, bé chỉ thích thú được khoảng chừng 30 phút rồi bỏ ra quay sang làm việc khác, và đó cũng là lần cuối cùng bé chơi món đồ đó. Thật phí tiền quá phải không?

Thật vậy, những chuyên gia về tâm lý trẻ em cho biết rằng việc chọn đúng món đồ chơi cho trẻ là cả một nghệ thuật. Những món đồ chơi quá mất sức làm bé phải ngưng lại chỉ sau nửa tiếng sẽ làm giảm giá trị của việc chơi đùa. Những món đồ chơi điện tử cũng không cần thiết, đặc biệt đối với trẻ dưới 2-3 tuổi. Còn những bậc cha mẹ nghĩ mình đang hành động đúng khi mua những món đồ chơi vượt quá độ tuổi của con cũng cần phải suy nghĩ lại. Trẻ em phát triển theo nhiều giai đoạn, nếu chúng bỏ qua một bước bất kỳ thì trong tương lai sẽ bị gián đoạn lại theo một cách nào đó thôi.”

Từ 0 đến 1 tuổi: Học khám phá và cử động

Đặc điểm lứa tuổi:

Trẻ em dưới 1 tuổi tập trung phát triển thị giác và khả năng thăng bằng cơ thể, cũng như cách phối hợp giữa tay và mắt. Đây là lứa tuổi của sự vận động với thỏa mãn và thích thú khi bé được tiếp xúc với mọi người xung quanh. Phần lớn những trò bé chơi trong giai đoạn này đều liên quan đến sự chuyển động: kéo, đẩy, ném, nắm, đánh hay gõ lên một vật gì đó". Khi đã có thể kiểm soát được khả năng vận động cân bằng rồi, bé sẽ nhận ra rằng quả banh thì xoay tròn trong khi chiếc trống lục lạc sẽ phát ra những âm thanh rất ồn ào.

Đây cũng là thời điểm bé từ từ khám phá ra những giác quan của mình, những món đồ chơi có kết cấu như sách hoặc những khối xếp hình rất phù hợp vì chúng kích thích các giác quan và cũng dễ chùi rửa.

                           

Đồ chơi thích hợp:

- Thẻ màu phản quang với những màu sắc đối lập nhau, điển hình nhất là đen - đỏ - trắng. Bé chỉ có thể nhận diện đủ các màu sau từ 6 đến 7 tháng.

- Trống lục lạc nhằm khuyến khích cử động tay chân. Chẳng hạn như một chiếc lục lạc treo vào chân sẽ giúp làm chắc cơ bụng đồng thời kích thích bé phối hợp cả tay khi chơi với chân của mình.

- Những tấm đệm lót nhiều màu sắc sẽ giúp bé có nhiều thời gian luyện tập khả năng thăng bằng cơ thể mình bằng cách thử lăn, bò trườn trên đó.

- Những quyển sách lớn nhiều hình ảnh, màu sắc.

- Đồ chơi bằng vải, lụa.

Từ 1 đến 2 tuổi: Phát triển cá tính và nhận thức

Đặc điểm lứa tuổi:

Ở tuổi này, trẻ bắt đầu hiểu ra những gì đang diễn ra xung quanh mình. Bên cạnh việc củng cố thêm khả năng vận động cơ thể, trẻ đồng thời cũng tập tành để nói. Cũng trong giai đoạn này bé bắt đầu nhận thức được “cái tôi” của chính mình. Đây là thời điểm bé bắt đầu phát triển cá tính của riêng mình, bắt đầu học biết những thứ như "mình là con trai", "mình có thể sờ, đụng này!", "mình thích điều này"…

Những món đồ chơi phổ biến thường là tranh xếp hình đơn giản, có thể chỉ 2 - 3 miếng ghép sẽ mê hoặc được bé và giúp bé tập thói quen chú tâm lâu hơn lúc trước. Con rối cũng rất hữu hiệu khi dùng để kể chuyện và giúp trí tưởng tượng của bé thăng hoa.

Đồ chơi thích hợp:

- Những quả banh nhỏ cho bé ném, chụp và đá.

- Đồ chơi đòi hỏi bàn tay khéo léo như những khối xếp hình nhỏ đòi hỏi phải sắp xếp, hay bút chì sáp không độc hại – bạn biết không, bé đã có thể bắt đầu thử vẽ nguệch ngoạc ngay từ lúc 10-13 tháng tuổi thôi đấy!

- Tranh ghép hình đơn giản (2-3 mảnh ghép).

- Quyển sách bìa cứng với những giai điệu và bài hát kèm theo có thể khuyến khích thói quen ham đọc sách và thắt chặt thêm tình cảm giữa cha/mẹ và bé.

- Những món đồ chơi minh họa quan hệ nguyên nhân - kết quả. Chẳng hạn như, khi bạn ấn vào một cái nút thì những khối hình sẽ xuất hiện trước mắt bé.

Từ 2 đến 3 tuổi: phát triển ngôn ngữ và sự ham học hỏi, muốn khám phá

Đặc điểm lứa tuổi:

Đây chính là lúc con bạn bắt đầu biết sử dụng những từ ngữ khác nhau để thể hiện ra suy nghĩ của mình. Hãy nuôi dưỡng khả năng ngôn ngữ của bé bằng cách đọc sách cho bé nghe, chia sẻ nhiều câu chuyện với bé cũng là việc làm rất cần thiết. Đây là bước phát triển bé sẽ chuyển từ một đứa trẻ nhỏ thành một cá thể có suy nghĩ, quan niệm và ý chí của riêng mình. Trớ trêu thay, chính đặc tính đó cũng làm cho một đứa bé 2 tuổi có tâm lý rất lộn xộn, nhưng tất cả những gì mà bé muốn chỉ là khám phá ra cách vận hành của thế giới chung quanh và chính bé có thể tham gia vào đó như thế nào.


                            

Khả năng vận động của cơ thể cũng được cải thiện đến mức bé sẽ rất thích việc mở ra và đóng lại một thứ gì đó, bỏ vào rồi lấy ra, xé toạc, vẽ vời hay xây dựng. Bởi sự ham học hỏi là điều rất tự nhiên, trẻ ở lứa tuổi này thường thích thú với những món đồ chơi có thể tháo rời ra, sửa chữa, xáo trộn và nối chúng lại.

Đây cũng là lúc bắt đầu phân biệt cách chơi giữa con trai và con gái rất rõ ràng. Bé trai dễ bị hấp dẫn bởi những chiếc xe hơi hay đoàn tàu hoả bởi bẩm sinh con trai có xu hướng thiên về những món đồ cơ khí. Con gái thì nhiều cảm xúc hơn, sẽ quan tâm đến những món đồ chơi mềm mại. Nhưng cũng tốt nếu bạn thử cân bằng giữa hai giới qua việc cho chúng chơi đồ chơi của phái kia, ví như đưa cho bé gái món đồ chơi xây dựng và chú gấu bông Teddy cho bé trai.

Đồ chơi thích hợp:

- Bộ trò chơi xây dựng.

- Đồ chơi với nhiều mảnh có thể gắn vào nhau.

Những điều cần biết về đồ chơi trẻ em

Trẻ con lớn lên và học hỏi thông qua việc được chơi. Đồ chơi đối với trẻ con rất quan trọng, tuy nhiên đó phải là đồ chơi tốt và an toàn. Bạn hãy đọc lại một số nguyên tắc về đồ chơi và cách cho trẻ em chơi nhé:
1. Lưu ý an toàn:
  • Không để con chơi đồ chơi nhỏ hơn nắm tay của bé;
  • Tránh những sợi dây quá dài (trên 25 cm), tránh những vật có góc nhọn, sắc, hoặc những vật dễ vỡ thành nhiều mảnh nhỏ vì em bé có thể nuốt phải hoặc bị thương. Đối với thú bông, bạn cần bảo đảm lông của món đồ chơi không chọc vào mắt con, và các vật nhồi bên trong đồ chơi không bị thoát ra ngoài;
  • Nên tránh những đồ chơi khó giặt mà hãy chọn những đồ chơi có thể giặt máy được, dễ dàng bảo quản.
2. Một đứa trẻ không cần có nhiều đồ chơi cùng một lúc, như thế bé sẽ rất dễ chán. Vậy nên bạn đừng bày hết đồ chơi của con ra mà hãy giữ lại trong kho, sau vài tuần thì cất bớt vài món đồ con chơi đi và lấy ra vài món đồ mới thay vào đó. Cứ luân phiên thay đổi như vậy, đồ chơi của con sẽ luôn như mới.
3. Những đồ chơi không hợp với lứa tuổi của con sẽ không khiến bé thích thú, thậm chí khiến bé thất vọng vì không chơi được. Tốt hơn hết bạn hãy cất chúng đi và chỉ lấy ra cho con chơi khi bé đủ tuổi.
                            

4. Đồ chơi của con có thể là những thứ "bỏ đi". Chỉ cần một chút khéo léo và sáng tạo, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm được nhiều tiền đồ chơi mà con vẫn được vui, với những món đồ chơi lý thú như:
  • Hộp đựng bánh đã ăn hết, hộp giày bằng carton, hũ đựng yogurt rỗng hoặc hộp đựng thức ăn rỗng nhiều kích cỡ khác nhau và dễ đóng mở... nói chung là có rất nhiều loại hộp có thể giúp bé chơi lâu, trừ hộp bằng thủy tinh hoặc các chất liệu dễ gãy, vỡ khác;
  • Muỗng bằng gỗ, thìa, ly, dĩa bằng giấy bìa cứng;
  • Ống bằng giấy bìa cứng, như lõi giấy vệ sinh, lõi giấy ăn dùng trong nhà bếp;
  • Vớ ngắn hoặc găng tay chỉ còn lại một chiếc;
  • Giấy bạc, giấy màu, giấy hoa;
  • Banh tennis;
  • Móc chìa khoá...

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Những dấu hiệu cho thấy con bạn không còn bé bỏng

Bố mẹ nào cũng luôn nghĩ con mình nhỏ xíu như búp bê cho đến một ngày bỗng giật mình nhận ra con mình không cònbé bỏng nữa! Dù mẹ có muốn níu kéo, muốn con cứ bé và dễ thương như thế này hoài đi nữa thì cũng hãy để ý đến một số dấu hiệu dưới đây để khỏi bị “sốc” lúc phát hiện ra con mình đã “trưởng thành” rồi nhé:




1. Con đòi tự uống nước bằng cốc giống như người lớn chứ không ôm bình hay dùng loại cốc có vòi để tập uống nữa;

2. Con thường đòi dùng bô – kể cả khi thật ra chả có nhu cầu gì;

3. Con muốn nằm ngủ ở giường lớn và/ hoặc đã có thể tự trèo thoăn thoắt khỏi cũi của mình để xuất hiện bên giường bố mẹ vào lúc 2 giờ sáng;

4. Con nhớ được những chi tiết trong cuốn truyện yêu thích và thường cố “đọc theo”;

5. Nhiều người khen con ngoan, biết cách cư xử, lịch sự, lễ phép;

6. Bạn nhận thấy mình không cần phải tha lôi túi tã đi khắp nơi nữa. Thay vào đó, có thể chỉ cần chuẩn bị vài cái tã, khăn lau, đồ chơi và ít bánh kẹo của con vào trong túi đeo của mình;

7. Con cố gắng giúp đỡ, có thể là tự dọn đồ chơi, dọn quần áo, xung phong giúp mẹ xách đồ, chuẩn bị thức ăn;

8. Bạn đã có thể nói chuyện với con, đưa ra chỉ dẫn phức tạp và bé hiểu hết;

9. Con tự xưng là “anh/chị”;

10. Con có quan điểm riêng, muốn tự đưa ra quyết định, tự chọn quần áo để mặc…

11. Con thường nói “Không,” và thật sự có ý đó;

12. Nhưng con cũng hay nói “Con yêu mẹ! Con nhớ mẹ!” và cũng thật sự có ý đó.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Con út có phải là sướng nhất hay không?

Người ta nói rằng có những đặc điểm đã hình thành từ khi còn nhỏ, và kéo dài cho đến khi những bé Út ngày nào trở thành thanh niên cơ đấy. Ai là con út, ai có em út hay em út hãy thử đọc và xác nhận nhé:
Con út học hỏi tốt nhất thông qua việc được làm mẫu
Con út học hỏi thông qua việc noi gương, bắt chước và điều này cũng áp dụng cả vào môi trường làm việc. Chỉ dẫn miệng cho “bé” từng bước, từng bước có khi chỉ làm rối tung mọi chuyện lên; thay vào đó, cho họ ngồi cạnh người thành công nhất văn phòng, có thể họ sẽ chẳng mấy chốc trở thành đối thủ rất đáng gờm.
Con út thường nghĩ mình nhỏ hơn tuổi thật, và mong mọi người cũng nghĩ về mình nhỏ hơn tuổi thật
Những bé út trong gia đình thường không bị khủng hoảng đầu đời (giai đoạn từ tuổi teen đến những năm đầu tuổi 30). Họ mặc nhiên luôn nghĩ rằng đến anh chị mình cũng vừa mới chỉ qua 30 thôi, nên chắc chắn rằng “Mị vẫn còn trẻ” – trong khi có thể chính “Mị” mới là người vừa qua tuổi 30. Ngoài ra, cũng có một phần nguyên nhân nữa là con út luôn được coi là bé bỏng trong gia đình. Vậy nên, yeh, Mị vẫn còn trẻ, Mị sẽ đi chơi!
Con út thường bị hút về phía những nhóm lớn tuổi hơn
Đặc điểm này có lẽ xuất phát từ việc khi còn nhỏ, bé Út thường được anh chị tha theo khi đi chơi với bạn bè mình nên cả khi đã lớn lên, “bé” cũng thường cảm thấy thoải mái hơn với những người hơn tuổi.
Con út yêu thích việc được là trung tâm chú ý trong các tình huống xã hội
Vì anh chị, con út thường không nổi bật ở nhà nên sẽ tận dụng mọi cơ hội để thu thập sự chú ý, công nhận dành cho mình ở những nơi khác. Tuy nhiên, “bé” cũng không gặp khó khăn gì trong việc tự chơi một mình, tự tìm niềm vui cho mình, tự đi du lịch một mình…
Con út nói chung hơi vô kỷ luật
Vì con út là bé bỏng nhất trong nhà nên thỉnh thoảng nếu anh chị em có đánh nhau thì những kẻ “to đầu” dù là nạn nhân vẫn lại thường là đối tượng bị trừng phạt. Vậy nên con út có thể lớn lên với suy nghĩ “Mình sẽ thoát được khỏi các quy tắc, không có ai quản chặt mình đâu…”, sẽ tìm cách lách luật và suy nghĩ liệu có thể tận dụng lợi thế “ngây thơ (vô số tội)” của mình ra sao.
Phong cách thời trang của con út có thể rất đặc biệt
Việc thường bị là “nạn nhân” phải mặc lại đồ cũ của anh chị có thể dẫn tới 2 kết quả: hoặc là con út sẽ từ bỏ luôn sự quan tâm đến thời trang, xu hướng, thường xuyên chỉ mặc jeans với giày bata; hoặc cái khó ló cái khôn, “bé” sẽ vượt lên số phận, trở nên đặc biệt có phong cách, thường xuyên mua sắm đồ mới (bù lại tuổi thơ thiệt thòi).
Có những kỹ năng sống cơ bản mà con út không được tốt cho lắm
Khi con út ra đời, anh chị của bé đã đến được với những giai đoạn đáng yêu như học tự gấp quần áo, học đặt cơm, học nấu vài món ăn… Đôi khi bố mẹ chỉ bận tâm kèm cặp đến nơi đến chốn được một lần (cho con lớn) rồi thôi, hoặc đôi khi mọi người tự nhiên nghĩ rằng lực lượng lao động chính đến đây đã đủ, và con út chỉ được làm phụ bếp để sai vặt thay vì đào tạo cho thành đầu bếp như mọi người.
Tuy nhiên, không ai có thể cản được con út!
Dưới cái bóng của các anh chị mình, con út thường học được từ sớm rằng nếu muốn được công nhận thì sẽ phải đấu tranh cho điều đó, có lẽ phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba bình thường; thói quen đó đem lại lợi thế cho các “bé” trong nhiều tình huống khác nhau. Vậy nên, đừng ai coi nhẹ các “em bé” đó!
Ngoài những đặc điểm như kể trên, có lẽ những ai là con út cũng có thể chia sẻ với nhau những điều ấm ức như:
  • Bạn rất hiếm có ảnh hồi bé chỉ chụp một mình, lúc nào cũng thường bị “dính” anh chị, anh chị họ…
  • Bạn rất hay bị so sánh với anh chị mình;
  • Có những đêm bạn khóc sưng cả mắt vì cảm thấy mình không giỏi bằng anh chị;
  • Bạn dường như mãi mãi không lớn lên trong mắt bố mẹ, cô dì chú bác…
  • Bạn bị gọi bằng rất nhiều biệt danh khác nhau, ai thích gì gọi đó, thậm chí cả bằng tên chó mèo;
  • Lúc bạn đạt đến được những mốc phát triển trong cuộc đời út ít của mình, có vẻ như mọi người đều đã coi đó là những việc đương nhiên;
  • Anh chị bạn hay nói linh tinh kiểu như bố mẹ đã nhặt được bạn ở hàng bán mỳ gói và đem về nhà;
  • Bạn không có quyền đối với chiếc điều khiển TV, ai lựa chọn chương trình gì thì bạn sẽ phải xem chương trình đó nếu không bị đuổi đi chỗ khác vì “con nít không được xem”;
  • Chuyện gì của bạn cũng bị cả huyện người can thiệp vào;
  • Mọi người ngạc nhiên khi bạn giỏi điều gì đó;
  • Vậy mà ai cũng nói bạn là con cưng được chiều!!!