Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Điểm du lịch hấp dẫn cho kỳ nghỉ lễ 30/04 và 01/05

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay kéo dài 4 ngày rất thích hợp cho các chuyến đi biển đảo như Lý Sơn, Nam Du hoặc leo núi, trekking ở Sa Pa, Đà Lạt.


Những điểm du lịch hấp dẫn cho kỳ nghỉ 30/4 

Sa Pa
Khí hậu trong lành, cơ sở lưu trú phong phú và nhất là giao thông thuận lợi với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai giúp Sa Pa trở thành điểm du lịch hấp dẫn mỗi dịp nghỉ lễ tết. Du khách đến Sa Pa cuối tháng 4 sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc của những thửa ruộng bậc thang vào mùa nước đổ ở Lao Chải, Tả Van... Cáp treo Fansipan đi vào hoạt động cũng thu hút đông du khách đến với Sa Pa hơn. Ngoài ra những ai muốn thử sức chinh phục nóc nhà Đông Dương thì các tour leo núi vẫn được tổ chức rộng rãi.


Những điểm du lịch hấp dẫn cho kỳ nghỉ 30/4 

Hạ Long
Tuần Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh 2016 diễn ra từ 17/3 đến cuối tháng 5 với nhiều hoạt động phong phú. Trong đó điểm nhấn thu hút du khách là ngày hội Carnaval đầy màu sắc tổ chức vào 29/4 tại quảng trường 30/10. Đến với vịnh Hạ Long du khách có rất nhiều lựa chọn để trải nghiệm 4 ngày nghỉ lễ như ngủ đêm trên du thuyền, chèo kayak, câu mực đêm, hoặc khám phá nhiều hòn đảo đẹp khác như Cô Tô, Ngọc Vừng, Mắt Rồng... Ảnh: Đỗ Giang


Những điểm du lịch hấp dẫn cho kỳ nghỉ 30/4 

Phong Nha - Kẻ Bàng
Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình) được mệnh danh là "thế giới hang động" luôn làm du khách phải trầm trồ. Du khách có thể thỏa sức khám phá động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, hang Tối, hang Én, hang Khe Ry, suối nước Moọc... Hấp dẫn nhất ở đây vẫn là loại hình du lịch mạo hiểm đòi hỏi người tham gia có sức khỏe và kỹ năng. Ảnh: TITC


Những điểm du lịch hấp dẫn cho kỳ nghỉ 30/4 

Huế
Festival Huế 2016 diễn ra từ 29/4 đến 4/5 với chủ đề "710 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế; Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển". Đây là sự kiện văn hóa lớn thu hút hàng chục đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước đến biển diễn. Du khách đến Huế dịp 30/4 không chỉ được thưởng thức ẩm thực phong phú, khám phá biển, các vùng đầm phá đẹp hay tham quan những di tích lịch sử mà còn có cơ hội hòa mình vào không gian nghệ thuật đặc sắc của mùa lễ hội. Ảnh: Vietravel


Những điểm du lịch hấp dẫn cho kỳ nghỉ 30/4 

Lý Sơn
Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là thiên đường cho những người thích du lịch bụi bởi cuộc sống thanh bình, phong cảnh hoang sơ và các dịch vụ mới phát triển. Nếu muốn ngắm cảnh hoặc chụp ảnh đảo từ trên cao du khách có thể leo bộ lên đỉnh Thới Lới. Một số điểm tham quan khác ở Lý Sơn là đảo bé An Bình, Hòn Mù Cu, Hang Câu... Ảnh: Hachi8


Những điểm du lịch hấp dẫn cho kỳ nghỉ 30/4 

Đà Lạt
Đến với thành phố của ngàn hoa, du khách có thể tham quan rất nhiều vườn hoa, công viên và thưởng thức ẩm thực ngay tại khu vực trung tâm. Tuy nhiên, những người thích mạo hiểm hoặc muốn có trải nghiệm du lịch thú vị hơn thì nên chạy xe máy tới những điểm xa hơn như hồ Suối Vàng, leo bộ lên đỉnh cao nhất của Langbiang, cắm trại trekking cung đường Tà Năng - Phan Dũng... Ảnh: Hương Chi


Những điểm du lịch hấp dẫn cho kỳ nghỉ 30/4 

Nam Du
Nằm trong vịnh Thái Lan thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, quần đảo Nam Du với những bãi biển trong xanh thơ mộng và vẻ đẹp nguyên sơ đang là lựa chọn điểm đến hàng đầu của nhiều du khách. Những trải nghiệm thú vị ở Nam Du có thể kể tới như đón bình minh ở bãi Chệt, hòa vào cuộc sống ngư dân ở bãi Ngự, thỏa sức bơi lội trong làn nước xanh mát của bãi Mến, thưởng thức các món làm từ nhum... Ảnh: Minh Đức

Những điểm du lịch hấp dẫn cho kỳ nghỉ 30/4 
Phú Quý 
Từ cảng Phan Thiết mất khoảng 3,5-4 tiếng di chuyển bằng tàu, du khách sẽ tới đảo Phú Quý. Nơi đây có nhiều bãi tắm vắng người để du khách cắm trại, bơi lội, tổ chức các trò chơi tập thể. Đảo rộng hơn 16 km2 nên rất tiện cho mọi người khám phá bằng xe máy. Hơn nữa, các loại hải sản được đánh bắt và chế biến tại Phú Quý luôn tươi ngon hấp dẫn với giá cả phải chăng, ví như cua huỳnh đế từ 350.000 đến 400.000 đồng/ kg.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Mua đồ chơi cho con cũng cần có khoa học

Lựa đồ chơi cho con sao cho phát huy lợi ích tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đòi hỏi cha mẹ cần có hiểu biết. 
1. Tại sao nói mua đồ chơi cho con cũng cần có khoa học?
Trong mắt trẻ, những thứ chúng có thể nhìn thấy được, sờ vào được đều có thể trở thành “đồ chơi” của mình. Những trẻ ở tuổi càng nhỏ thì lòng hiếu kỳ càng mạnh, chúng thích khám phá, tìm tòi và tiếp xúc mọi vật thể, trong đó, các món đồ chơi chính là thứ đóng vai trò chủ đạo trong các cuộc vui của trẻ. Vì vậy, khi lựa chọn đồ chơi cho con không thể tùy tiện theo sở thích hay nhu cầu, nó đòi hỏi bạn phải có kiến thức nhất định cho phù hợp với trẻ.
2. Làm sao để lựa chọn đồ chơi cho con một cách khoa học?
a) Xuất phát từ góc độ của trẻ
Theo trang tâm lý giáo dục trẻ em Yuerxinli, khi mua đồ chơi, người lớn thường dễ bị “hoa mắt” trước các chủng loại đa dạng, bắt mắt, vì vậy thường vô thức mua về các món đồ chơi mà bản thân cảm thấy đẹp hay thích thú và nghĩ rằng trẻ cũng sẽ bị hấp dẫn. Tuy nhiên, có thể thực tế trẻ không thích món đồ đó như bạn nghĩ. Tốt nhất là để trẻ được tự mình chọn hoặc bạn có thể tìm hiểu sở thích của trẻ trước khi quyết định đến cửa hàng đồ chơi.
Ngoài ra, nếu bạn sợ dẫn trẻ theo, những món đồ chơi lung linh sẽ khiến con vòi vĩnh nhiều thứ thì có thể tùy theo độ tuổi mà lựa chọn đồ chơi cho trẻ.
- Trẻ 5 - 6 tháng tuổi: Lúc này trẻ có thể đã biết lật mình, muốn giơ tay tìm kiếm và cầm nắm các vật. Trẻ trở nên khá hiếu kỳ với người và sự vật xung quanh. Vì vậy, bạn có thể chọn một số món đồ chơi vừa sức với trẻ như lục lạc nhỏ, trống nhựa mini, thú bông hay nhựa cỡ nhỏ… giúp kích thích trí tò mò và rèn lực tay cho trẻ.
- Trẻ 1 tuổi: Bạn có thể chọn các món đồ chơi bằng gỗ dạy trẻ vừa chơi vừa học như xếp hình, cảm nhận, đoán vật, bày trí vật thể… Các món đồ chơi theo bộ cũng thích hợp cho trẻ ở độ tuổi này, như bộ đồ chơi bán hàng, quần áo búp bê, bộ đồ chơi vườn bách thú… đều giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, sự linh hoạt của tay và kích thích trí sáng tạo. Ngoài ra, giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu tập đi, vì vậy các món đồ chơi như xe kéo, xe đẩy cũng giúp trẻ thích thú hơn khi vừa chập chững đi vừa có thể chơi cùng các món đồ.
- Trẻ trên 1 tuổi: Các món đồ chơi giúp trẻ có thể “đóng vai” sẽ thích hợp cho giai đoạn này, mức độ khó cũng nên tăng lên, ví dụ như bộ độ chơi xếp hình, tranh vẽ, tập tô màu, lắp ghép mô hình và các món đồ chơi mà trẻ có thể tham gia phối hợp với các bạn cùng trang lứa… quá trình chơi sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng suy nghĩ, sáng tạo nhiều cách chơi và học được cách chia sẻ, hòa đồng với người khác.
b) Chú ý tính an toàn của đồ chơi
Cẩn thận khi lựa chọn các món đồ chơi được thiết kế nhiều chi tiết nhỏ vì dễ khiến trẻ khó “nắm bắt” và điều khiển khi lực và sự linh hoạt của tay còn yếu. Ngoài ra, các loại đồ chơi dạng hạt, thủy tinh hay nhiều nút dễ khiến trẻ vấp ngã hay lọt vào tai, mũi, miệng của trẻ, gây nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất là bạn chọn đồ chơi có bề rộng nên lớn hơn độ rộng miệng của trẻ.
Đồ chơi bằng sợi, bông có thể gây dị ứng hoặc nghẹt thở cho trẻ. Khi mua các món đồ chơi này, bạn nên kiểm tra các đường may hay các mối liên kết xem có kín không, màu sắc bên ngoài có dễ lem không vì trẻ thường ngậm, cắn đồ chơi, nếu bất cẩn các sợi bông, vải có thể đi vào miệng, mũi, mắt.
Âm thanh của đồ chơi không nên quá lớn: Một số phụ huynh thích chọn các loại đồ chơi nhiều chức năng cho trẻ như có nhạc, ánh sáng, cử động bằng điện... Có thể trẻ sẽ rất thích thú nhưng nếu mức độ tính năng của đồ chơi không phù hợp lại gây ảnh hưởng không tốt cho trẻ. Ví dụ đồ chơi có âm lượng vượt quá 70 decibel sẽ gây tổn thương hệ thống thính giác của trẻ.
Các đồ chơi sắc nhọn có thể gây thương tích cho trẻ. Đặc biệt là đồ chơi bằng kim loại càng phải thận trọng khi lựa chọn, trẻ hiếu động và thiếu khả năng kiểm soát hành vi nên dễ làm hỏng hóc đồ chơi, vô tình gây nguy hiểm cho cơ thể và sức khỏe trong quá trình chơi.

 Nguồn tin từ:  shopdochoicuabe.blogspot.com

Bố mẹ có nên mắng chửi con cái?

Lỗi do chính con mà ra, con là đứa khác người, mặc kệ con... Những lời nói này của mẹ như bàn tay vô hình túm lấy đầu trẻ, khiến nó sợ hãi.
Một bức họa vẽ bằng bút chì, phác thảo hình ảnh người mẹ đang tuôn ra những lời la mắng, cáu gắt với con mình đang tạo nên hiệu ứng mạnh với người xem. Theo ABC news, tác giả của bức họa là nữ nghệ sĩ Jenna Simon, 28 tuổi, đến từ bang New Jersey, Mỹ.
Khi đăng lên Facebook, bức họa này đã được chia sẻ hơn 300.000 lần. Jenna cho biết, chị hình thành ý tưởng này khi nhìn thấy một bức ảnh kỹ thuật số có những lời nói bao quanh đầu một đứa trẻ, trong một chiến dịch chống lạm dụng trực tuyến.
Tuy nhiên, Jenna đã chọn những từ từng làm tổn thương mình khi còn là một đứa trẻ để đưa vào bức họa. Đó là những từ các bậc cha mẹ hay dùng mà không để ý như: This is your own fault (Lỗi là do chính con mà ra), I don’t have time for this (Mẹ không rảnh cho việc này đâu), Let it go (Mặc kệ con), Brat (Hỗn xược), You’re a different child (Con là đứa trẻ khác người)... Những lời nói tuôn ra từ miệng người mẹ như một bàn tay vô hình túm lên đầu đứa trẻ, khiến trẻ sợ hãi, òa khóc.
buc-hoa-me-mang-con-thuc-tinh-nhung-nguoi-lam-cha-me
Bức ảnh gây sốt của nghệ sĩ Jenna.
"Tôi vẽ bức ảnh này để cố gắng mô tả một thực tế rằng người lớn không dùng bạo lực không có nghĩa là họ không gây tổn thương cho trẻ", Jenna nói. Cô giải thích thêm có rất nhiều người, từ người trông trẻ, cho đến các bậc cha mẹ, ông bà, không nhận ra rằng những lời la mắng của họ đã tác động xấu đến tinh thần con trẻ. Chúng sẽ sử dụng lại những từ tương tự trong cuộc sống sau này. 
Cô sáng tạo ra bức ảnh này nhằm nâng cao nhận thức về lạm dụng bằng lời nói với trẻ em. Theo nghệ sĩ tài năng này, chửi mắng hiếm khi được sự chú ý so với lạm dụng thể chất.
"Mắng chửi không dễ nhận ra như khi bị đánh đập thâm tím nhưng nó lại ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của đứa trẻ. Đặc biệt nếu là cha mẹ chửi mắng, thì điều này càng khiến trẻ khó khăn để nhận thức về thế giới hơn khi chúng lớn lên", cô nói.
Bức ảnh của Jenna đã thu hút phản ứng trái chiều. Cô tiết lộ rằng cứ năm bình luận tích cực, sẽ có hai là tiêu cực. Trong tương lai cô sẽ đưa các tác phẩm của mình tham gia một dự án trị liệu tâm lý cho những thiếu niên bị bạo hành tinh thần.

 Nguồn tin từ:  shopdochoicuabe.blogspot.com

Làm gì khi con bị điểm kém

Không ít phụ huynh hiện nay lấy thành tích học tập của con làm thước đo cho sự thành công của mình trong cuộc sống, dẫn đến những phản ứng gay gắt, tiêu cực khi con bị điểm kém. Điều này lâu dần sẽ khiến trẻ sợ học và tự ti.
Thanh Vy đang là học sinh lớp 10 ở một trường THPT có tiếng ở Hà Nội. Suốt 9 năm liền, Vy là học sinh giỏi nhất lớp. Nhưng sang cấp ba, do chưa quen với môi trường mới, mệt mỏi từ bài vở quá nhiều cộng với áp lực tinh thần nên điểm số của cô rơi dần. Cứ đến tháng ký sổ liên lạc là Vy lại bị mẹ la rầy liên tục. Cô chỉ biết khóc, im lặng và ngày càng khép mình hơn với mẹ. Dần dần, Vy trở nên rụt rè, ít nói hơn trước. Sự lo lắng quá mức của cha mẹ đã khiến Vy mất niềm tin vào khả năng của mình, tự ti là mình học kém, nhút nhát khi đến trường.
1-883805-1368602613_500x0.jpg
Không nên tạo thêm áp lực khi con trẻ bị điểm kém. 
Có sức học khá trong lớp, Gia Bảo, nam sinh cuối cấp của một trường chuyên được cả nhà rất kỳ vọng. Nhưng tình cờ, khi mẹ dọn dẹp bàn học đã phát hiện bài kiểm tra toán bị 3 điểm của Bảo. Đây lại là môn học em học giỏi nhất. Vậy là một buổi họp gia đình khẩn cấp được triệu tập sau bữa cơm tối. Dù Bảo cố giải thích đó là kết quả chung của cả lớp vì bài tập cô cho kiểm tra thử rất khó nhưng ba mẹ, ông bà đều không tin và luôn miệng nhắc nhở cậu phải tập trung hơn nữa.
Bảo chán nản, cảm thấy rất nhiều áp lực đang đè nặng trên vai mà không biết sức mình có vượt qua trong những ngày sắp tới. "Em cảm thấy đau đầu, kém tập trung hơn trong giờ học, tự nhiên thấy không thích toán như trước nữa", cậu tâm sự.
Sự yêu thương của cha mẹ dành cho con cái là vô tận, ai cũng mong con giỏi giang, thành đạt. Nhưng sự kỳ vọng quá mức, thể hiện không đúng mức sẽ tạo hiệu quả ngược, vô tình khiến con trẻ dằn vặt, đau khổ, không tự tin vào bản thân.
Theo PGS, Tiến sĩ tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, với học sinh, điểm số rất quan trọng. Khi bị điểm kém, chính bản thân học trò đã phải đối diện với nỗi buồn, sự tự dằn vặt. Vì vậy, điều cần cho trẻ tiếp theo là một sự đồng cảm, chia sẻ và một sự đúc kết kinh nghiệm để tiến bộ chứ không phải sự trách mắng. Ông tư vấn: bố mẹ hiểu về điểm mạnh và điểm cũng như cảm xúc của trẻ là giải pháp tốt nhất giúp con cái tiến bộ.
2-652716-1368602614_500x0.jpg
Sự cảm thông và chia sẻ của cha mẹ sẽ giúp các em tự tin hơn để vượt qua áp lực.
Học hành tốt không chỉ bắt nguồn từ năng lực, sự tự ý thức của bản thân mà còn cần những nguồn hỗ trợ khác. Ngoài việc tạo cho con trẻ cảm giác thoải mái, ba mẹ cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho trí não của con cái thật hợp lý, giúp não trẻ được cung cấp đầy đủ năng lượng để vượt qua những áp lực tinh thần hay mệt mỏi trí não.

Nguồn tin từ:  shopdochoicuabe.blogspot.com

Những thực phẩm bà bầu nên ăn nhiều

Nước cam
Ngoài cung cấp nhiều vitamin C và axit folic, nước cam còn cấp kiềm giúp bà bầu không bị cao huyết áp.
[​IMG]Sữa chua
Ngoài việc cung cấp protein, sữa chua còn cung cấp nhiều canxi hơn sữa thông thường và men có lợi làm giảm nguy cơ nhiễm nấm men trong thai kỳ của bạn. Đồng thời, những người không hấp thụ lactose trong sữa bò thì vẫn có khả năng hấp thụ đường trong sữa chua.
[​IMG]
Súp lơ xanh
Cung cấp canxi, vitamin C, axit folic và vitamin B6.
[​IMG]Đậu lăng
Giống như các loại đậu khác, đậu lăng cung cấp nhiều axit folic, sắt và protein. Chúng cũng nhiều chất xơ, giúp giảm chứng táo bón và trĩ.
[​IMG]Quả vả
Quả vả tươi và khô nhiều chất xơ hơn bất cứ loại rau củ quả khác, nhiều kiềm hơn chuối, và cũng là nguồn cung cấp nhiều canxi và sắt.
[​IMG]

Chọn sách phù hợp với con

Bạn nên khuyến khích trẻ ham đọc sách ngay trong năm đầu tiên. Khi bạn đọc sách cho con nghe, bạn đã dành hoàn toàn thời gian cho con, đây là điều bé thích.
Đọc sách cho các em bé nghe cũng là cách tuyệt vời để bé phát triển ngôn ngữ. Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ từ 18 – 25 tháng tuổi có cha mẹ thường đọc sách trong vòng 1 năm có thể nói và hiểu nhiều từ hơn những trẻ mà cha mẹ không đọc sách. Khó chứng minh việc đọc sách cho trẻ nghe có lợi lâu lâu dài về sau này không, nhưng nhiều cha mẹ tin rằng cho trẻ tìm hiểu sách sẽ tạo ra sự khác biệt lâu dài, cả về mặt ngôn ngữ của trẻ và khả năng trẻ tập đọc của trẻ.
[​IMG]
chọn sách cho con
Dưới đây là một số gợi ý để đọc sách phù hợp với từng lứa tuổi
Từ 0 – 12 tháng tuổi
Từ 0 – 6 tháng tuổi: Thị giác của bé đang phát triển, bạn nên chọn những cuốn sách có tranh minh họa màu sắc, độ tương phản cao. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm những cuốn sách có tính tương tác như rối tay, có gương,… thay vì sách truyền thống. Nếu muốn, bạn cũng có thể đọc sách hoặc tạp chí của bạn cho con nghe. Tuổi này, bé chưa cần hiểu nghĩa của từ. Với bé, đơn giản là bé được nghe giọng nói của bạn và được bạn ôm ấp, vỗ về.
7-12 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, bé bắt đầu hiểu được một số từ. Những từ ý nghĩa với bé là “mạ”, “bà”, “ba”, tên gọi của đồ vật và con vật như “sữa”, “bình”, “chó”, “mèo”.
Những cuốn sách phù hợp với bé ở tuổi này là cuốn mỗi trang có một hình ảnh kèm theo tên gọi của chúng. Khi nghe bạn gọi tên những thứ mà bé biết trong sách, bé sẽ hiểu rằng những hình minh họa trong tranh là những thứ có thật. Bạn nên tập trung vào những bức tranh mà bé thích. Và đọc sách thật diễn cảm qua cử chỉ, lời nói, nét mặt. Đọc sách cho bé nghe thật diễn cảm qua lời nói, cử chỉ, khuôn mặt. Bạn nên đặt bé dựa lưng vào người bạn. Điều này giúp bé học cách chờ đến lượt và dạy trẻ biết tập trung vào những thứ tương tự như người khác.
Lứa tuổi này bạn có thể kiếm các cuốn sách nhựa hoặc sách vải cho bé.
13 – 18 tháng tuổi: Bây giờ, bạn có thể bắt đầu chọn cho bé những cuốn sách có 1 – 2 câu ngắn trên mỗi trang. Bạn càng tỏ ra ngốc ngếch trong khi diễn tả lại nội dung cuốn sách càng tốt. Ví dụ, nếu bạn đọc sách về loài vật, bạn có thể giả tiếng kêu của những con vật đó. Con bạn sẽ rất thích điều đó. Sớm hay muộn, bé cũng sẽ bập bẹ bắt chước bạn.
Bạn có thể khuyến khích con tham gia vào câu chuyện bằng cách đặt ra các câu hỏi như “Con chó kêu thế nào?” hoặc “Con có nhìn thấy con mèo không?” Bạn có thể yêu cầu bé chỉ ra những thứ thực tế tương tự như trong hình minh họa (Mũi của con đâu?”). Ở lứa tuổi này, bạn có thể chỉ ra nhiều bức tranh mà con bạn không thể tham gia mỗi ngày. Ngoài ra, từ 15 – 18 tháng, con bạn cũng có thể trả lời từng từ một, do đó, bạn để cho bé có cơ hội trả lời. Ví dụ như bạn có thể hỏi bé “Cái gì đây?”. Nếu bé trả lời “Ô tô”, bạn có thể giúp bé nâng cao vốn từ vựng bằng cách diễn đạt thêm như “Đúng rồi, đây là ô tô màu xanh lá cây”.
19 – 24 tháng: Nhiều bé bắt đầu coi việc đọc sách cố định hàng ngày như một thói quen để bé cảm thấy được an toàn. Đọc những quyển sách tương tự vào mỗi giờ nhất định hàng ngày. Điều này giải thích tại sao khi khoảng 18 tháng, bé có thể yêu cầu đọc đi đọc lại một cuốn sách – và giải thích tại sao bé không thể bạn thay đổi cách đọc dù chỉ 1 từ trong cuốn đó. Tuy nghiên, sự lặp đi lặp lại như vậy có ích cho bé, đó là giúp bé biết và nhớ được các từ mới.

Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Dạy con biết tôn trọng người khác

Làm thế nào để dạy cho con biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác.

Ngoài nhà trường, thì gia đình chính là nhân tố quan trọng để giáo dục về nhân cách và lối sống cho trẻ. Muốn làm được đó, hơn ai hết cha mẹ phải là tấm gương để cho các con noi theo. Để dạy con biết cách tôn trọng người khác, điều đầu tiên là cha mẹ phải biết tôn trọng bản thân và tôn trọng con.


dạy con.
Hãy dạy con biết cách tôn trọng bản thân và người khác

Các chuyên gia cho biết, cách tốt nhất để giáo dục con biết tôn trọng bản thân và tôn trọng những người xung quanh cha mẹ nên thực hiện những điều sau:

Trung thực với con:Trẻ sẽ học theo những gì người lớn làm, nên khi cha mẹ làm sai việc gì đó, hãy thành thật thừa nhận và nói lời xin lỗi. Với cách này, bạn sẽ dạy cho con sống trung thực và biết nói lời xin lỗi khi phạm sai lầm. Khi trẻ biết nhận lỗi và xin lỗi con bạn sẽ được người khác tôn trọng và tin tưởng.



  Khen ngợ và động viên:Trẻ em như tờ giấy trắng, cha mẹ chính là người quyết định tờ giấy đó nhuộm màu gì. Vì thế, để con biết tôn trọng mọi người và biết cách tôn trọng bản thân, cha mẹ phải là người chỉ dạy và khuyến khích con thực hiện điều đó.

Khi con phạm sai lầm cha mẹ không nên chê trách, miệt thị hoặc làm con xấu hổ trước đám đông mà nên dành cho con những lời khen ngợi thoả đáng và hướng con làm điều đúng đắn. Khi cha mẹ động viên và khuyến khích con, trẻ sẽ tự tin vào bản thân và cảm giác được tôn trọng.

 Tin tưởng con:  Cha mẹ thường nghĩ rằng, con còn quá nhỏ chưa thể tự làm mọi việc nên thường có thói quen làm mọi việc giúp con. Không cho con có quyền được lựa chọn và chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm. Với cách làm này, bạn vô tình biến con thành người thụ động và không tôn trọng con. Thay vì như vậy, hãy cho con được quyền lựa chọn điều con muốn và tự chịu trách nhiệm trước những điều con đã làm.

Ngoài ra, bạn cũng nên đưa ra cho con một mục tiêu nào đó và đề nghị con đưa ra kế hoạch để hoàn thành nó. Nếu con hoàn thành trước kỳ hạn, cha mẹ có thể dành cho con phần thưởng xứng đáng. Và khi trẻ không hoàn thành đúng chỉ tiêu, nên có hình thức kỷ luật phù hợp.
Công tâm:Khi con phạm sai lầm hãy lắng nghe lời giải thích của con. Đừng vội vàng đưa ra phán xét hay kết tội con. Khi cha mẹ tự ý kết tội con mà không cho con có quyền được biện mình, không tìm hiểu rõ nguyên nhân, sự việc cụ thể như thế nào sẽ khiến trẻ bất mãn và ấm ức và không tin tưởng vào cha mẹ.

Vì thế, khi con muốn kể cho bạn câu chuyện nào đó hãy yên lặng để lắng nghe, nếu con sai chỉ ra cái sai của con, và nói với con rằng con phải chịu trách nhiệm với sai lầm của mình. Khi cha mẹ công tâm với con, sẽ dạy cho con biết công tâm với người khác.

Lịch sự:Cha mẹ hãy thể hiện phép lịch sự với con bằng cách gõ cửa trước khi vào phòng con, hay nói xin lỗi và cảm ơn. Từ những điều bạn làm con sẽ học theo, điều này sẽ giúp con học được phép ứng xử lịch sự.

Giữ lời hứa với con:Khi hứa với con điều gì đó bạn nên thực hiện, hoặc nếu vì lý do nào đó mà chưa thể thực hiện được điều đó nên nói lời xin lỗi và bù lại cho con khi có điều kiện. Việc giữa lời hứa với con giúp trẻ cảm thấy cha mẹ tôn trọng mình.


 Lắng nghe khi con cần tâm sự:Nếu con muốn chia sẻ điều gì đó với bạn có nghĩa là trẻ đang gặp bế tắc và cần cha mẹ giúp đỡ. Do vậy, hãy dành thời gian để lắng nghe tâm sự của con.

Dạy con biết lễ phép:Nói với con rẳng, khi con lễ phép và tôn trọng người khác con sẽ nhận được những điều tương tự như vậy. Dạy cho con biết lễ phép bằng những ứng xử thường ngày như biết chào hỏi người lớn, biết “vâng”, “dạ”, biết xin lỗi, cảm ơn khi cần thiết.

Khi con có những lời nói hỗn láo, xấc xược cha mẹ nên nhẹ nhàng khuyên giải cho con hiểu. Từ từ uốn nắn con, bên cạnh đó cha mẹ cũng cần điều chỉnh lại ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của mình. Vì nếu cha mẹ thường xuyên sử dụng những ngôn ngữ thô tục, văng tục, chửi bậy con sẽ bị ảnh hưởng và học theo.

Uứng sử chừng mực trước mặt con :Con cái sẽ nhìn vào cách cha mẹ ứng xử với những người xung quanh cũng như cách cha mẹ cư xử với trẻ để con học theo. Trẻ con thường học rất nhanh những điều này. Do vậy, cha mẹ cần ứng xử đúng mực trước mặt con.


yeutre.vn .
Ba mẹ nên ứng xử chừng mực trước mặt con

  Quan tâm đến người khác:Nói với con rằng khi quan tâm và có lòng trắc ẩn với những người xung quanh con, cuộc sống của con sẽ ý nghĩa hơn. Hơn nữa, khi con biết quan tâm đến người khác con cũng sẽ nhận lại sự tâm của người khác dành cho mình.
  Không nói xấu người khác trước mặt con:Nếu cha mẹ thường xuyên nói xầu ai đó trước mặt con, con sẽ bị tiêm nhiễm và sẽ học theo cách theo cách của bạn để đi nói xấu bạn bè. Điều này không tốt cho nhân cách của trẻ, khi con thường xuyên nói xấu người khác sẽ bị bạn bè cô lập và tẩy chay.
Dạy con về tính trung thực:Nói với con rằng, con có thể nói dối được một người, hai người hoặc nhiều người nhưng con không thể lừa dối chính bản thân con. Và khi con nói dối sẽ để lại những hậu quả khôn lường, nó có thể khiến con rơi vào vòng lao lý, tù tội hoặc gây thiệt hại về nhân cách và tính mạng của người khác.

Dạy con về sự tôn trọng tùy từng lứa tuổi

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau khả năng nhận thức của trẻ cũng khác nhau. Vì thế, việc dạy cho con biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác cũng phải phù hợp với từng độ tuổi.

  Trẻ dưới 1 tuổi: Ở giai đoạn này, vì con còn quá nhỏ để hiểu được những gì bạn nói và rất khó để trẻ có thể làm theo những gì bạn muốn. Vì thế, cách tốt nhất là cha mẹ nên đáp ứng những yêu cầu thỏa đáng của con. Đó là nền tảng quan trọng của sự tôn trọng và tin cậy.


Trẻ từ 1-2 tuổi:Ở độ tuổi này trẻ đã có thể học nói vì thế bạn nên dạy cho con biết nói “xin lỗi” và “cảm ơn”.


dạy con biết tôn trọng theo độ tuổi.
Hãy dạy con biết xin lỗi và cảm ơn ngay từ nhỏ
Trẻ từ 3-4 tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu đi học và được cô giáo nhà trẻ dạy cho những quy tắc cơ bản và tính kỷ luật. Vì thế, cha mẹ hãy giúp con thực hành những điều đó một cách hiệu quả nhất nhé.

Trẻ ở độ tuổi tiểu học: Giai đoạn này con bạn đã có thể đưa ra những phán đoán cũng như nhận biết đúng sai. Vì thế, cha mẹ nên khuyến khích con đưa ra nhận xét, góp ý của trẻ vào những nguyên tắc mà cha mẹ đặt ra .


Trẻ lớn hơn: Cha mẹ nên dạy cho con biết cách tự lập, chịu trách nhiệm và dành cho con sự tôn trọng bằng cách cho con lựa chọn điều con muốn làm.


Nguồn tin từ:  shopdochoicuabe.blogspot.com

Những cách giúp bé thích đọc sách

Người Do Thái có mẹo nhỏ giúp trẻ đến với sách một cách vô cùng đơn giản. Họ bôi ít mật ngọt vào đầu quyển sách, bọn trẻ sẽ lân la chơi với sách một cách say sưa.
Ai cũng biết đọc sách là vô cùng quan trọng, nhưng nếu không đọc sách liệu có sao không? Ai cũng có thể nói sách là một người bạn tốt, nhưng có bao nhiêu người đang chơi với người bạn tốt ấy hằng ngày bởi ngoài bạn ấy ra, chúng ta còn biết bao người bạn khác: game, iPad, tivi...
Ở Việt Nam trung bình bao nhiêu gia đình có một tủ sách? Hy vọng rằng số lượng tủ sách sẽ không nhỏ hơn con số các tủ rượu đang tồn tại trong các gia đình mà những người sở hữu dường như rất tự hào khi có bất kỳ ai ghé thăm.
Theo con số thống kê của Tổ chức NOP World Culture Score, mỗi tuần người Ấn Độ đọc sách 10,7 giờ; Thái Lan 9,4 giờ; Trung Quốc 8 giờ; Nga 7,1 giờ; Australia 6,3 giờ; Mỹ 5,7 giờ; Anh 5,3 giờ; Nhật Bản 4,1 giờ; Hàn Quốc 3,1 giờ, còn người Việt Nam chỉ đọc trung bình mỗi năm 0,8 quyển sách.
Để hình thành thói quen đọc sách là việc làm không khó nhưng cũng không phải dễ. Thói quen này nếu hình thành ngay từ bé sẽ quyết định đến khả năng đọc sách trong suốt thời gian dài của cuộc sống.

Trước tiên, hãy tạo sự hứng khởi khi tiếp cận với sách. Người Do Thái có mẹo nhỏ giúp trẻ đến với sách một cách vô cùng đơn giản, họ bôi ít mật ngọt vào đầu quyển sách, bọn trẻ sẽ lân la chơi với sách một cách rất say sưa. Việc còn lại của chúng ta là chọn mua những quyển sách được in chất liệu tốt, sách được in gốc của những nhà xuất bản uy tín. Nên chọn cho trẻ những quyển sách có bìa dày, được đóng cẩn thận, tránh mua những quyển sách lậu, kém chất lượng rất nhanh hư hỏng.

Thứ hai, hãy chơi với sách như người bạn thân.   Bố mẹ có thể chơi trò xếp hình bằng sách cùng trẻ hằng ngày. Chúng có thể chơi với những quyển sách cả buổi mà vẫn rất say sưa. Bạn có thể nói chúng sẽ làm hỏng những quyển sách? Không hề gì, bởi cho đến khi chúng có thể phá hỏng một quyển sách thì chúng đã làm bạn với sách từ lâu rồi. Mà giả sử nếu chúng có làm hỏng thật thì bạn có sẵn sàng tặng thêm 10 hay 20 quyển sách để hình thành cho bé thói quen tốt này?
Ở nhà, bạn hãy để sách ở những nơi gần trẻ nhất, nơi trẻ có thể lấy sách một cách dễ dàng, phòng cho trẻ chơi hãy đặt một tủ sách. Phòng ngủ của bé có thể đặt thêm một tủ sách. Nếu bé ngủ chung với bố mẹ thì có thể đặt sách ngay gần chỗ ngủ. Bé sẽ nhìn thấy sách hằng ngày và cha mẹ cũng có thể tiện tay đọc sách bất cứ khi nào mình thích. Bạn hãy sắp xếp thời gian dẫn con đi nhà sách hay hội chợ sách. Chúng có thể lăn lê nằm trên sàn với sách đầy hứng thú.
Khi đi nhà sách, thay vì mua sách cho trẻ theo ý của mình, bạn hãy gợi ý cho trẻ cách chọn như: "Mẹ thấy quyển sách này đẹp quá", "Bố thấy nhân vật này ngộ nghĩnh quá... con thấy có thích không? Nếu thích con có thể chọn chúng".
Một mẹo nhỏ nữa là nếu bạn muốn con mình chọn quyển sách A, hãy nói nhỏ với người tư vấn trong nhà sách đến tư vấn cho trẻ về quyển sách ấy. Chúng sẽ vô cùng hứng khởi nghĩ rằng quyển sách ấy là do chính mình chọn và sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm với việc lựa chọn này. 

Thứ ba, cha mẹ hãy là tấm gương đọc sách cho con trẻ. Chúng sẽ lớn lên cùng sách, sẽ hình thành nhân cách ngay từ giai đoạn đầu của cuộc đời. Chúng sẽ coi cha mẹ như một tấm gương và bắt chước làm theo những hình ảnh mà chúng thấy hằng ngày. Chúng sẽ tự tìm hiểu xem cha mẹ đang làm gì mà say sưa và chăm chú vậy. Hãy giải thích rằng bạn đang chơi một trò chơi rất thú vị và hỏi chúng có muốn chơi cùng không. Bạn hãy cùng con đọc sách và bạn đọc sách cho con nghe. 
Tuy nhiên trong giai đoạn này, bạn chỉ nên đọc ít ít để trẻ hình thành thói quen. Một món ăn mà hơi ít thì chúng cảm thấy thiếu thiếu và muốn ăn thêm mỗi ngày là bạn đã thành công rồi đấy. 

Thứ tư, hãy tương tác với trẻ về sách. Khi trẻ ở giai đoạn đã có thể đọc xong một đoạn hay một quyển sách thì bạn hãy thường xuyên trao đổi với con về nội dung mà chúng đọc được. Bạn nên đặt ra những câu hỏi đơn giản như: "Theo con thì nhân vật này có điểm gì tốt?", "Con hãy tóm tắt lại nội dung mà con đã đọc?", "Theo con thì nội dung của câu chuyện có gì hay? Qua câu chuyện này con học được điều gì?"
Đây là những câu hỏi giúp trẻ phát huy trí não, phát triển về ngôn ngữ và cách diễn đạt. Lúc này, trẻ sẽ hăng hái trình bày với bạn về những gì chúng nghĩ. Bạn cũng có thể thông qua những gì trẻ diễn đạt để hiểu hơn về tính cách của trẻ cũng như đặt những câu hỏi để hướng đến những điều mà bạn muốn chúng thực hiện.
Mặt khác, bạn hãy đưa những kiến thức mà trẻ đã đọc được từ sách vào áp dụng thực tế như, nếu trẻ đọc xong một câu chuyện về sự hiếu thảo, bạn hãy thảo luận cùng với trẻ về: "Sự hiếu thảo trong gia đình được thể hiện như thế nào?" hay "Để hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thì con nên làm gì?". Tất nhiên là bạn không nên tán thưởng và khuyến khích mỗi khi trẻ làm được một điều gì đó mà chúng đã áp dụng vào thực tế từ những kiến thức chúng đã được hấp thụ từ sách. 

Thứ năm, biến sách thành những câu chuyện vui, hài hước, hóm hỉnh. Trẻ không thể hình dung việc đọc sách quan trọng như thế nào chính vì vậy bạn hãy biến sách thành những câu chuyện càng vui nhộn, càng hóm hỉnh thì càng dễ đi vào tâm trí của trẻ.
Hãy biến sách càng gần gũi với đời sống hằng ngày thông qua việc tương tác với trẻ bằng những nhân vật mà chúng thích. Khi đọc sách bạn có thể minh họa bằng những thú nhồi bông trong nhà bạn hay đơn giản là bạn hóa thân vào nhân vật trong sách, khi trẻ cảm thấy hứng thú với những nhân vật ấy, chúng sẽ chủ động tìm những điểm hay trong sách. 

Thứ sáu, thỏa thuận với trẻ về thời gian đọc sách. Những ngày nghỉ của bé, những ngày lễ tết bạn hãy lên kế hoạch cho bé về việc đọc sách. Bạn có thể tạo ra những thách thức cho trẻ bằng cách đưa ra những cột mốc để chúng đạt tới.
Ví dụ, "nếu con đọc xong quyển sách này trong ngày hôm nay, con sẽ được cộng 2 điểm, nếu con được 10 điểm con sẽ có một món quà". Lúc này chính là lúc bạn tặng cho trẻ những món quà mà chúng đang mong muốn sở hữu. 

Thứ bảy, khuyến khích trẻ tìm kiến thức từ sách. Khi trẻ hỏi bạn về một vấn đề nào đó, bạn có thể giải thích cơ bản cho chúng về vấn đề mà chúng đang quan tâm. Khi giải thích xong bạn khuyến khích chúng tìm thêm kiến thức đó từ quyển sách nào đó. Khi căn nhà của bạn đã có nhiều sách, văn hóa đọc sách sẽ lớn dần lên cùng với trẻ và việc đọc sách sẽ diễn ra một cách tự nhiên như cách chúng lớn vậy.
Hãy khuyến khích trẻ đọc một quyển sách nhiều lần vì mỗi lần chúng sẽ cảm nhận một cách khác nhau. Quan điểm đọc 101 lần tốt hơn đọc 100 lần cũng chính từ đây mà ra. 

Nguồn tin từ:  shopdochoicuabe.blogspot.com
Con bạn sẽ cần phải đạt được trình độ và năng lực nhất định về toán học để có thể học cao hơn nữa. Sau đây là những cách giúp con bạn phát huy hết khả năng của mình.
1 - Hãy chắc chắn rằng con bạn đã hiểu các khái niệm toán học
Nếu không , toán sẽ trở thành một hoạt động vô nghĩa với việc rèn luyện, học thuộc lòng và ghi nhớ các qui tắc. Con của bạn sẽ thao tác các đối tượng để tìm ra các khái niệm cơ bản. Ngoài ra con bạn có thể làm một, hai hay nhiều hơn các bài toán, các vấn đề rộng hơn có liên quan đến khái niệm, bạn có thể kiểm tra các khái niệm đó qua những gì con bạn được học.
2 - Giúp các em nắm vững thông tin cơ bản
Trẻ cần luyện tập trả lời nhanh những thông tin cơ bản trong 3 giây. Có thể sử dụng thẻ flash card (một câu hỏi ở mặt trước và câu trả lời ở mặt sau) để giúp trẻ  ôn lại kiến thức đã học , để các em tự học và tìm ra câu trả lời, đây cũng là cách ôn luyện quan trọng để nhớ kiến thức.
3 - Dạy cho các em viết các con số, chữ viết rõ ràng, gọn gàng
Có 25%  tất cả những phần sai trong việc giải quyết bài toán là do cẩu thả. Nên cải thiện kỹ năng viết số, cách sắp xếp thức tự, vị trí, thẳng hàng…là điều cha mẹ nên nhắc nhở và chỉnh đốn cho con.
4 - Nhiệt tình và giúp đỡ ngay khi con các bạn cần bạn
Toán học là môn học được xây dựng trên tất cả những gì đã học trước đó. Ví dụ khi con không hiểu khái niệm về phần trăm sẽ dẫn đến các vấn đề với các  số thập phân. Vì vậy chúng ta cần phải giúp đỡ các con hoặc nhờ sự giúp đỡ từ gia sư hoặc tìm kiếm tài liệu, bài giảng online.. để hỗ trợ cho con.
5 - Hướng dẫn con cách xử lý làm bài tập ở nhà
Nhằm cũng cố kỹ năng làm bài tập ở lớp, chúng nên bắt đầu công việc như xem lại công thức, bảng tính, các ví dụ minh  họa, nghiên cứu sách giáo khoa, cho đến khi hiểu bài rồi mới làm bài tập.
6 - Khuyến khích  trẻ  làm nhiều hơn các bài tập được giao
Làm bài tập là việc cần thiết để trẻ trau dồi kỹ năng về toán. Nếu trẻ dành nhiều thời gian cho việc làm bài tập, giúp trẻ càng rèn luyện kỹ năng, sớm phát triên tự tin vào khả năng bản thân.
7 - Giải thích làm thế nào để giải một bài toán
Đọc từng từ trong bài toán, đọc kỹ cho đến khi hiểu, có thể dùng hình ảnh, sơ đồ minh họa cho bài toán rõ ràng dễ hình dung hơn, nếu trẻ chưa hiểu có thể minh họa ví dụ cụ thể với con số nhỏ dễ hình dung rồi suy ra cái lớn, phức tạp hơn và các bước giải quyết bài toán.
8 - Giúp trẻ tìm hiểu các từ vựng của toán học
Trẻ em không bao giờ có một cảm giác thật sự  về toán, cũng như sẽ không tiếp thu các khái niệm khó hơn khi chúng chưa hiểu các từ vựng về toán học. Kiểm tra lại điều này nếu trẻ thật sự chưa hiều, hãy sử dụng mô  hình, đồ dùng trực quan để cung cấp giải thích cho trẻ hiểu những thuật ngữ này.
9 - Dạy trẻ học tính nhẩm
Nên khuyến khích trẻ em sử dụng phương pháp này thường xuyên thay vì tính trên giấy nháp, máy tính. Điều quan trọng là bạn hướng dẫn chúng khi nào thì sử dụng phương pháp tính nhẩm.
10 - Làm cho trẻ thấy toán học gắn liền với đời sống thực tế
Trẻ sẽ thấy yêu toán hơn khi chúng thấy được tầm quan trọng của chúng trong cuộc sống, khuyến khích và đưa ra ví dụ những tính huống sử dụng toán thiết thực trong cuộc sống.
- See more at: http://360do.vn/index.php/Nuoi-day-con/10-cach-hay-nhat-de-giup-con-ban-gioi-toan-3.html#sthash.ylYW2ifd.dpuf
Con bạn sẽ cần phải đạt được trình độ và năng lực nhất định về toán học để có thể học cao hơn nữa. Sau đây là những cách giúp con bạn phát huy hết khả năng của mình.
1 - Hãy chắc chắn rằng con bạn đã hiểu các khái niệm toán học
Nếu không , toán sẽ trở thành một hoạt động vô nghĩa với việc rèn luyện, học thuộc lòng và ghi nhớ các qui tắc. Con của bạn sẽ thao tác các đối tượng để tìm ra các khái niệm cơ bản. Ngoài ra con bạn có thể làm một, hai hay nhiều hơn các bài toán, các vấn đề rộng hơn có liên quan đến khái niệm, bạn có thể kiểm tra các khái niệm đó qua những gì con bạn được học.
2 - Giúp các em nắm vững thông tin cơ bản
Trẻ cần luyện tập trả lời nhanh những thông tin cơ bản trong 3 giây. Có thể sử dụng thẻ flash card (một câu hỏi ở mặt trước và câu trả lời ở mặt sau) để giúp trẻ  ôn lại kiến thức đã học , để các em tự học và tìm ra câu trả lời, đây cũng là cách ôn luyện quan trọng để nhớ kiến thức.
3 - Dạy cho các em viết các con số, chữ viết rõ ràng, gọn gàng
Có 25%  tất cả những phần sai trong việc giải quyết bài toán là do cẩu thả. Nên cải thiện kỹ năng viết số, cách sắp xếp thức tự, vị trí, thẳng hàng…là điều cha mẹ nên nhắc nhở và chỉnh đốn cho con.
4 - Nhiệt tình và giúp đỡ ngay khi con các bạn cần bạn
Toán học là môn học được xây dựng trên tất cả những gì đã học trước đó. Ví dụ khi con không hiểu khái niệm về phần trăm sẽ dẫn đến các vấn đề với các  số thập phân. Vì vậy chúng ta cần phải giúp đỡ các con hoặc nhờ sự giúp đỡ từ gia sư hoặc tìm kiếm tài liệu, bài giảng online.. để hỗ trợ cho con.
5 - Hướng dẫn con cách xử lý làm bài tập ở nhà
Nhằm cũng cố kỹ năng làm bài tập ở lớp, chúng nên bắt đầu công việc như xem lại công thức, bảng tính, các ví dụ minh  họa, nghiên cứu sách giáo khoa, cho đến khi hiểu bài rồi mới làm bài tập.
6 - Khuyến khích  trẻ  làm nhiều hơn các bài tập được giao
Làm bài tập là việc cần thiết để trẻ trau dồi kỹ năng về toán. Nếu trẻ dành nhiều thời gian cho việc làm bài tập, giúp trẻ càng rèn luyện kỹ năng, sớm phát triên tự tin vào khả năng bản thân.
7 - Giải thích làm thế nào để giải một bài toán
Đọc từng từ trong bài toán, đọc kỹ cho đến khi hiểu, có thể dùng hình ảnh, sơ đồ minh họa cho bài toán rõ ràng dễ hình dung hơn, nếu trẻ chưa hiểu có thể minh họa ví dụ cụ thể với con số nhỏ dễ hình dung rồi suy ra cái lớn, phức tạp hơn và các bước giải quyết bài toán.
8 - Giúp trẻ tìm hiểu các từ vựng của toán học
Trẻ em không bao giờ có một cảm giác thật sự  về toán, cũng như sẽ không tiếp thu các khái niệm khó hơn khi chúng chưa hiểu các từ vựng về toán học. Kiểm tra lại điều này nếu trẻ thật sự chưa hiều, hãy sử dụng mô  hình, đồ dùng trực quan để cung cấp giải thích cho trẻ hiểu những thuật ngữ này.
9 - Dạy trẻ học tính nhẩm
Nên khuyến khích trẻ em sử dụng phương pháp này thường xuyên thay vì tính trên giấy nháp, máy tính. Điều quan trọng là bạn hướng dẫn chúng khi nào thì sử dụng phương pháp tính nhẩm.
10 - Làm cho trẻ thấy toán học gắn liền với đời sống thực tế
Trẻ sẽ thấy yêu toán hơn khi chúng thấy được tầm quan trọng của chúng trong cuộc sống, khuyến khích và đưa ra ví dụ những tính huống sử dụng toán thiết thực trong cuộc sống.
- See more at: http://360do.vn/index.php/Nuoi-day-con/10-cach-hay-nhat-de-giup-con-ban-gioi-toan-3.html#sthash.ylYW2ifd.dpuf
Con bạn sẽ cần phải đạt được trình độ và năng lực nhất định về toán học để có thể học cao hơn nữa. Sau đây là những cách giúp con bạn phát huy hết khả năng của mình.
1 - Hãy chắc chắn rằng con bạn đã hiểu các khái niệm toán học
Nếu không , toán sẽ trở thành một hoạt động vô nghĩa với việc rèn luyện, học thuộc lòng và ghi nhớ các qui tắc. Con của bạn sẽ thao tác các đối tượng để tìm ra các khái niệm cơ bản. Ngoài ra con bạn có thể làm một, hai hay nhiều hơn các bài toán, các vấn đề rộng hơn có liên quan đến khái niệm, bạn có thể kiểm tra các khái niệm đó qua những gì con bạn được học.
2 - Giúp các em nắm vững thông tin cơ bản
Trẻ cần luyện tập trả lời nhanh những thông tin cơ bản trong 3 giây. Có thể sử dụng thẻ flash card (một câu hỏi ở mặt trước và câu trả lời ở mặt sau) để giúp trẻ  ôn lại kiến thức đã học , để các em tự học và tìm ra câu trả lời, đây cũng là cách ôn luyện quan trọng để nhớ kiến thức.
3 - Dạy cho các em viết các con số, chữ viết rõ ràng, gọn gàng
Có 25%  tất cả những phần sai trong việc giải quyết bài toán là do cẩu thả. Nên cải thiện kỹ năng viết số, cách sắp xếp thức tự, vị trí, thẳng hàng…là điều cha mẹ nên nhắc nhở và chỉnh đốn cho con.
4 - Nhiệt tình và giúp đỡ ngay khi con các bạn cần bạn
Toán học là môn học được xây dựng trên tất cả những gì đã học trước đó. Ví dụ khi con không hiểu khái niệm về phần trăm sẽ dẫn đến các vấn đề với các  số thập phân. Vì vậy chúng ta cần phải giúp đỡ các con hoặc nhờ sự giúp đỡ từ gia sư hoặc tìm kiếm tài liệu, bài giảng online.. để hỗ trợ cho con.
5 - Hướng dẫn con cách xử lý làm bài tập ở nhà
Nhằm cũng cố kỹ năng làm bài tập ở lớp, chúng nên bắt đầu công việc như xem lại công thức, bảng tính, các ví dụ minh  họa, nghiên cứu sách giáo khoa, cho đến khi hiểu bài rồi mới làm bài tập.
6 - Khuyến khích  trẻ  làm nhiều hơn các bài tập được giao
Làm bài tập là việc cần thiết để trẻ trau dồi kỹ năng về toán. Nếu trẻ dành nhiều thời gian cho việc làm bài tập, giúp trẻ càng rèn luyện kỹ năng, sớm phát triên tự tin vào khả năng bản thân.
7 - Giải thích làm thế nào để giải một bài toán
Đọc từng từ trong bài toán, đọc kỹ cho đến khi hiểu, có thể dùng hình ảnh, sơ đồ minh họa cho bài toán rõ ràng dễ hình dung hơn, nếu trẻ chưa hiểu có thể minh họa ví dụ cụ thể với con số nhỏ dễ hình dung rồi suy ra cái lớn, phức tạp hơn và các bước giải quyết bài toán.
8 - Giúp trẻ tìm hiểu các từ vựng của toán học
Trẻ em không bao giờ có một cảm giác thật sự  về toán, cũng như sẽ không tiếp thu các khái niệm khó hơn khi chúng chưa hiểu các từ vựng về toán học. Kiểm tra lại điều này nếu trẻ thật sự chưa hiều, hãy sử dụng mô  hình, đồ dùng trực quan để cung cấp giải thích cho trẻ hiểu những thuật ngữ này.
9 - Dạy trẻ học tính nhẩm
Nên khuyến khích trẻ em sử dụng phương pháp này thường xuyên thay vì tính trên giấy nháp, máy tính. Điều quan trọng là bạn hướng dẫn chúng khi nào thì sử dụng phương pháp tính nhẩm.
10 - Làm cho trẻ thấy toán học gắn liền với đời sống thực tế
Trẻ sẽ thấy yêu toán hơn khi chúng thấy được tầm quan trọng của chúng trong cuộc sống, khuyến khích và đưa ra ví dụ những tính huống sử dụng toán thiết thực trong cuộc sống.
- See more at: http://360do.vn/index.php/Nuoi-day-con/10-cach-hay-nhat-de-giup-con-ban-gioi-toan-3.html#sthash.ylYW2ifd.dpuf

Làm gì khi con nghiện game

Câu chuyện “Tôi thà mang tiếng ác với con!” tiếp tục thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc. Nhiều hiến kế để giúp con trẻ "cai nghiện" game online được đưa ra: dùng roi vọt, dùng lời lẽ giảng giải, cấm trẻ dưới 15 tuổi sử dụng internet công cộng, chỉ được chơi game online khi đạt điểm tốt...
"Toa thuốc" nào khi con nghiện game online?
Cho trẻ tham gia các hoạt động cộng đồng là một trong những cách hướng trẻ đến việc sử dụng thời gian có ích, xa rời những thú vui tai hại nhiều hơn lợi ich như game online. Trong ảnh, các tình nguyện viên và các thiếu nhi một khu phố tại Q.10, TP.HCM cùng xếp hình hưởng ứng chiến dịch chiến dịch toàn cầu về biến đổi khí hậu 350.org năm 2011 vào giữa tháng 6-2011
Chỉ được chơi game khi học tốt
Hình phạt bắt con bò ngoài đường hơi nặng và hơi tàn nhẫn. Tại sao không xem việc được chơi game như một phần thưởng cho các cháu? Tức là các cháu chỉ được phép chơi khi nào việc học đạt được điểm cao trong trường. Đạt điểm thấp thì không được chơi.
Con của tôi cũng thích chơi game giống như các đứa trẻ khác nhưng chúng nó không nghiện và không chơi quên cả việc học vì tôi đã thực hiện cách dạy này.
Tôi hứa với bố sẽ tự chặt tay nếu còn chơi game
Năm học 11 và 12 quá, tôi cũng mê game. Nhiều lần bố tôi khuyên răn, đánh đòn nhưng tôi vẫn chứng nào tật nấy. Một lần, tôi cúp học chơi game và bị bố tôi bắt gặp. Về nhà tôi bị bố đánh rất đau, nhưng sau đó bố tôi khóc trước mặt tôi. Bố nói, đây là lần thứ hai bố khóc kể từ khi ông nội mất. Giờ bố không dạy được con nữa, tuy bố đánh con nhưng trong lòng bố còn đau hơn con nữa! Giờ con hãy cho bố biết bố phải làm gì để con bỏ game!".
Sau đó, mẹ tôi cũng đến bên tôi và khóc. Tôi thương mẹ lắm, nhìn mẹ khóc vì tôi mà tôi cảm thấy hối hận về việc làm của mình!
Kể từ hôm đó, tôi đã hứa với bố tôi là sẽ chuyên tâm vào học hành, nếu còn mê game bỏ học tôi sẽ chặt cánh tay này! Khi kể cho các bạn nghe câu chuyện này, tôi cũng rất xúc động khi người bố trong bài viết trên giống bố tôi thế. Mọi việc của bố đều dành cho tôi, bố luôn là tấm gương của tôi trong cuộc sống.
Nghỉ việc để cai nghiện game cho con
Tôi cũng có đứa con nghiện game. Sau một đêm suy nghĩ, tôi nghĩ mình làm cũng chỉ vì nuôi cho con khôn lớn nếu để con hư hỏng vì ham chơi thì làm việc làm gì.
Vậy là tôi quyết định nghỉ việc để bắt đầu ăn cùng con, ngủ cùng con, học cùng con. Ngày ngày tôi đưa cháu đi học rồi ngồi luôn ngoài cổng trường đón cháu về, đi học thêm thì con học còn cha ngồi ngoài uống nước.
Đúng một tháng, con tôi tự nói: "Ba đi làm đi, con hết thích chơi rồi". Sau đó tôi để cháu đi một mình, và quả thật cháu không còn chơi game nữa.
Cho con chơi mà học
Game cũng như rượu, thuốc lá: Ban đầu hơi khó nhưng lại khó bỏ. Cách của tôi đang làm là:
- Chỉ vào mạng khi có người lớn và không chơi game
- Cho tiếp xúc với tất cả các môn năng khiếu từ bé (võ, cầu lông, bơi, bóng đá, bóng bàn, organ, ghi-ta.
- Hè này luôn bận rộn với các hoạt động, chỉ còn hoạt động làm rẫy 10 ngày là chưa thực hiện được. Bận rộn thế nên con không còn thời gian để chơi game cũng như xem phim hoạt hình. Nếu gia đình anh có rẫy thì nên cho con cùng tham gia sản xuất.
Đóng cửa phạt con chứ đừng lôi ra đường
Tôi cũng có 2 cậu con trai và cũng rất mệt khi dạy bảo chúng. Nhưng tôi nghĩ, ta có thể dạy chúng bằng mọi cách theo quyền làm cha mẹ nhưng cách bắt con bò ngoài đường thì tôi thấy không ổn vì dễ gây tổn thương trong lòng con trẻ.
Tôi thấy cháu lớn rồi anh nên đóng cửa trong nhà mà phạt, hoặc đánh hoặc khuyên giải cho chúng hiểu. Anh cũng có thể sưu tầm những bài báo nói về những hậu quả không hay do nghiện game gây nên để ở nhà cho chúng đọc. Tôi mong rằng sau sự việc này các con của anh sẽ hiểu được nỗi lòng của anh mà cố gắng học.
Uốn nắn ngay từ nhỏ
Khi đọc bài viết về tình cảnh của những phụ huynh có con nghiện game online, tôi rất hiểu và thông cảm. Nhưng tôi nghĩ, các anh chị phải dạy các cháu ngay từ nhỏ, khi các cháu đã ý thức được những gì nên làm, không nên làm. Từ nhỏ, trẻ phải biết sợ, biết nghe lời, nếu không thì sau này sẽ rất khó dạy.

Cấm trẻ dưới 15 tuổi truy cập Internet công cộng

Theo tôi, Nhà nước cần có quy định tất cả trẻ em dưới 15 tuổi không được ra các tiệm net công cộng vì các em còn nhỏ chưa ý thức được, mà đây là những nơi ẩn chứa rất nhiều nguy cơ hại sức khỏe, bỏ học, nghiện ngập, trộm cắp...
Và muốn phạt tiền những trẻ em vi phạm điều này thì cần có những người có trách nhiệm kiểm tra, có thùng thu tiền có dấu niêm phong Nhà nước thì mới thực hiện được.

Quất roi từ tiệm game về nhà

Tôi ủng hộ hình phạt bắt con bò ngoài đường của ng̣̣ười cha trong bài viết này. Nói về chuyện dạy con từ bỏ game online thì có vẻ dễ nhưng làm thì rất khó.
Gần nhà tôi có một em mê game bỏ học.Mẹ cha la rầy cách nào nó cũng không bỏ game. Một hôm em đang chơi game thì cha đi tìm và dùng roi đánh nó từ phòng game về đến nhà. Kể từ hôm đó nó lại bỏ game luôn.

Hà khắc với trẻ khi chưa quá muộn

Khi những đứa trẻ còn nghe lời bố mẹ và chịu hình phạt như vậy thì nghĩa là còn chưa quá muộn. Mọi gia đình cần nghiêm khắc, thậm chí hà khắc trong việc giáo dục con trẻ khi chưa quá muộn.
Sự giáo dục, hình phạt của gia đình dù hà khắc tới đâu cũng tốt hơn là để đến khi phải trẻ nhận hình phạt của xã hội thì đã quá muộn.

Tìm đến chuyên gia tâm lý

Tôi cũng có đứa con cũng tầm tuổi con anh N., hầu như cái tuổi này chúng chỉ thể hiện mình, muốn chứng tỏ mình là người lớn, nên bất kể bao nhiêu lời lời dạy dỗ của cha mẹ chúng chỉ để ngoài tai, làm cha làm mẹ cũng rất đau lòng khi phải phạt con như thế, anh bảo là hình phạt cuối cùng thế thì chúng phạm lỗi thêm lần nữa thì tính sao đây?
Bất kể là con hư cỡ nào cũng không thể dùng biện pháp cuối cùng, hết cách thì tìm đến chuyên gia tâm lý. Tôi thông cảm với anh nhưng việc ấy làm tổn thương con trẻ, khó có thể hàn gắn tình cảm các cháu với gia đình nếu chúng vẫn không chịu hiểu cho ra lẽ.

Hạn chế cho tiền

1. Thống nhất cách dạy con. Sở dĩ ngày nhỏ tôi như vậy vì được mẹ rất cưng chiều trong khi ba lại khắt khe. Mỗi lần muốn gì là tôi lại "mè nheo" với mẹ. Đến 1 ngày tôi không làm bài tập bị thầy bắt mang tập về nhà để ba xem và ký tên vào thì từ đó mẹ tôi mới nghe theo ba tôi, không nuông chiều tôi quá mức nữa.
2. Hạn chế cho tiền. Ngày tôi còn nhỏ, gia đình tôi thuộc hàng khá giả, có tivi màu và đầu máy đầu tiên trong xóm. Hằng ngày mẹ đều cho tiền để ăn sáng, uống nước, đề phòng xe hư khi đi học, nói chung tiền bạc tôi được tiêu xài thoải mái. Rồi tôi nghiện game và đỉnh điểm là ăn cắp tiền của ba mẹ để chơi game. Từ đó về sau ba mẹ không cho tiền như trước nữa, đầu máy được bán đi để không xem phim. Kể cả khi tôi học đại học chuyên ngành CNTT nhưng muốn có được cái máy vi tính để học thì cũng phải học hành, làm việc nhà và tìm cách trình bày sao cho có thể thuyết phục được ba mẹ mua cho máy vi tính.
3. Khuyên dạy chứ không đánh đòn. Ngay cả khi tôi ăn cắp tiền để chơi game, ba tôi chỉ la chứ không đánh đòn. Ngày còn nhỏ khi tôi chửi "mất dạy" với bạn, ba không đánh mà nói rằng tôi chửi bạn nghĩa là tôi chửi ba mẹ, vì ba mẹ không biết dạy con nên tôi mới nói bạn như vậy. Từ đó về sau tôi không bao giờ dám nói tục, chửi thề vì cứ nghĩ rằng chửi người khác là chửi ba mẹ mình.
4. Tham gia thảo luận với ba mẹ. Hằng ngày khi ăn cơm ba mẹ tôi đều trao đổi với nhau về mọi việc và tôi cũng được phép thảo luận. Do đó tôi luôn được nghe nhiều về những chuyện bạn bè của ba mẹ có người được lên chức do có trình độ, có người vẫn làm công nhân do không học hành này nọ. Dần dần tôi hiểu được tầm quan trọng của việc học cho tới nơi tới chốn.
5. Dạy con đọc sách. Ba tôi có 1 tủ sách to nhưng tôi không khi nào động tới. Từ ngày tôi bị cấm chơi game và không còn đầu máy để xem phim nữa, ba tôi mua về những sách phù hợp với tuổi của tôi hơn như Sherlock Homes, truyện của Nguyễn Nhật Ánh, báo Mực Tím... Đọc hết sách này thì tôi bắt đầu tìm đến kho sách của ba để giết thời gian như Những điều lý thú trong vật lý, Kể chuyện về kim loại hiếm và phân tán đến Phía đông vười địa đàng, Tam quốc diễn nghĩa.
Trong hàng đống sách đó có sách thích có sách không thích nhưng nhờ vậy mà tôi mở mang được rất nhiều kiến thức bổ ích. Đây là một số điều tôi đúc kết được từ việc dạy con của ba mẹ tôi. Hi vọng sẽ giúp ích được cho anh và mọi người.
1. Tại sao con có tiền chơi game? Do chính cha mẹ cho con tiền mỗi ngày để tiêu vặt, thay vì mua thức ăn nước uống, con trẻ để dành tiền chơi game. Cha mẹ tập cho con cái thói quen ăn uống ở nhà rồi mới đi học, đem theo nước uống và bánh phòng cho lúc đói. Cách này vừa không phải cho con tiền, vừa an toàn trong vệ sinh thực phẩm cho con chúng ta trong thời buổi thức ăn đường phố mất vệ sinh, gây nhiều bệnh lạ. Đối với con lớn 16 tuổi, cha mẹ qui định số tiền cho sử dụng trong 1 tuần là bao nhiêu, xài hết thì phải kiếm việc làm thêm để có tiền xài.
2. Tại sao lúc rảnh rỗi sau giờ học hoặc thời gian hè, con không ra rẫy phụ cha mẹ? Cha mẹ vì quá yêu thương con nên thường không cho con phụ việc nhà, việc rẫy, đó là suy nghĩ vô cùng ấu trĩ, con dù nhỏ cũng phải biết phụ công việc nhà, con lớn thì phụ công việc nương rẫy. Lúc đó các con mới thấy được đồng tiền cha mẹ kiếm được để cho mình ăn học rất khó khăn, cực khổ. Khi con cầm tiền trên tay sử dụng như thế nào phải suy nghĩ kỹ lưỡng chứ không phung phí nữa.
3. Đã có máy vi tính để ở nhà anh quy định thời gian khi nào con được chơi và chơi trong bao lâu phải nghỉ. Vài dòng chia sẻ với anh N., mong anh thay đổi cách yêu thương con để không còn lâm vào tình cảnh phải phạt nặng con như vậy.
Tập lại thói quen học nhiều hơn chơi
Có thể cho chúng chơi các loại game có ý nghĩa lành mạnh tạo ra ý chí can đảm mạnh mẽ, có sự mơ ước tiến đến tương lai tốt hơn nhưng lồng theo điều kiện phải làm xong những việc khác mới cho chơi và được phép chơi game giới hạn trong ngày để giữ gìn sức khỏe và không bị đam mê.
Người cha dùng hình phạt nặng khi con sai phạm, nhưng không để con hận mình. Người mẹ phải phối hợp với người cha răn bảo con nhẹ nhàng và phải kiểm soát thời gian trong ngày của chúng để đảm bảo chúng có thời gian học, làm việc, thể thao và giải trí lành mạnh.
Phải kiên nhẫn
Tôi cũng có con như bác N.. Ngày còn nhỏ tôi chứng kiến cảnh cha mẹ trừng phạt con kinh khủng khi con phạm tội: như người bạn tôi (năm 13 tuổi) buổi trưa tắm sông. Ông bố bắt trần truồng từ sông về đến nhà và cột trước nhà trên đường lớn nhiều người qua lại. Ngày ấy tôi còn nhớ cậu ta chỉ khóc và chửi thề những đứa trẻ khác xúm lại nhìn.
Đã hơn 40 năm mà tôi vẫn không quên nổi hình ảnh đó (còn cậu bạn khốn khổ này nếu còn giờ cũng thành ông rồi cũng nên). Tôi nghĩ bạn nên cho các con bạn cùng lao động với bạn những khi có thể để chúng thấy nỗi cực nhọc của bố mẹ, hay đưa chúng đến những nơi có những trẻ em thiếu may mắn và khi đó chúng sẽ thay đổi cách nhìn và ý thức hơn lời khuyên của bạn.
Đôi lúc cũng phải cương quyết không nên chiều chuộng con cái quá. Để chúng tự dọn các thức ăn ra ăn để chúng tự rửa các chén bát chúng ăn, để chúng tự làm các việc học của chúng. Đừng sợ chúng thất bại bởi nếu có thì đã có bố mẹ bên cạnh rồi. Như vậy chúng sẽ không nhàn cư (tự do) mà chơi game. Con tôi cũng vậy, khi thấy nó rảnh ra là tôi rủ nó làm việc. Tất nhiên khi đó bạn phải biết cách gợi hứng thú cho nó. Như kể chuyện gì đó về ngày xưa của nó cũng thích việc mà bạn đang muốn nó cùng làm và bạn đừng quên nói rằng việc làm của này có ý nghĩa đối với nó và với gia đình như thế nào.
Và cuối cùng bạn nên tạo cho con mình có cái nhìn về bản thân nó như là một người cần giữ gìn uy tín của mình. Nếu tham gia game hay những trò chơi mà bạn hạn chế hoặc cấm thì sẽ mất hình ảnh của mình rất nhiều. Có vậy thì bạn mới hạn chế được tính ham chơi của các con bạn.
Trò chơi là cần thiết cho trẻ
Là một hướng đạo sinh, trực tiếp chơi với trẻ rất nhiều và cũng được học các kỹ năng để chơi với trẻ, sau gần một năm hướng dẫn hai đội thiếu niên (lứa tuổi cấp II) có một điều tôi chiêm nghiệm được là trò chơi là thứ không thể thiếu với trẻ. Trẻ trong bụng mẹ khi 1-2 tháng tuổi đã biết chơi (đạp bụng mẹ, ngọ nguậy trong bụng mẹ), đến khi về già cũng phải chơi (chơi cờ, chạy bộ, trồng cây, nuôi cá...).
Nếu một đứa trẻ không chịu chơi, lúc đó mới chính là bất hạnh cho cha mẹ (chứng tự kỷ ám thị). Nói như vậy để thấy rằng chơi là một hoạt động tự nhiên, không thể thiếu với bất kỳ ai. Qua trò chơi, trẻ phát triển một cách tự nhiên, hoàn thiện.
Nhưng trò chơi cho trẻ nhất định phải có định hướng của người lớn. Giống như cây kiểng, có uốn nắn thì mới thành hình. Trường hợp trẻ mê chơi game không thể trách trẻ được, vì không ai chỉ cho trẻ cách chơi, không ai bày cho trẻ chơi.
Khiến trẻ phải tự giải quyết ham muốn được chơi của mình. Hành động phạt trẻ, đánh đập, quát nạt, viết bản kiểm điểm là sai lầm, sai lầm cơ bản của nó chính là chặn mong muốn tự nhiên của trẻ, sai lầm kế đến là phạt trẻ vì lỗi không phải do trẻ gây ra (nguyên nhân chính là không hiểu tâm lý trẻ của người lớn) tại Việt Nam, sân chơi ngoài trời cho trẻ hiếm vô cùng, trong khi quán net thì như nấm sau mưa, ngay tại TP.HCM tình trạng cũng tương tự.
Người lớn đang giành hết sân chơi của trẻ cho công việc của họ, và đổ lỗi cho trẻ hư vì trẻ tự tìm chỗ để chơi. Giải pháp cho trẻ mê chơi game chính là các hoạt động mà cha mẹ của trẻ đang hướng tới, cho trẻ chơi trong các câu lạc bộ, các trại hè. Tại đó trẻ được hoạt động nhóm với các bạn cùng lứa tuổi, lấy thiên nhiên làm căn bản, lấy trò chơi tập thể để hoạt động, lấy các kỹ năng để rèn luyện, lấy tình bạn đội nhóm làm niềm ham thích, lấy trò chơi làm căn bản để giáo dục trẻ, đó mới chính là biện pháp lâu dài.

Nguồn tin từ:  shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Những thực phẩm bà bầu nên ăn để con thông minh khỏe mạnh

Ăn gì để con khỏe mạnh, thông minh, trắng trẻo ngay từ trong bụng mẹ hay lựa chọn thực phẩm thế nào để phù hợp với bà bầu là nỗi lo thường trực của không ít các mẹ bầu . Các mẹ bầu không nên quá lo lắng hãy đọc hết bài sau đây để bổ trợ những kiến thức khi mang thai nhé. Tuy nhiên, ngoài chế độ dinh dưỡng, trí thông minh của trẻ còn phụ thuộc vào gen, sự giáo dục và học tập sau này.
Mang thai nên ăn gì cho tốt để con thông minh, trắng trẻo từ trong bụng mẹ - phần 1
Cơ thể mẹ cũng đang có những thay đổi để phù hợp với thai kỳ, trong khi đó bản thân người mẹ cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc thai kỳ của mình, đặc biệt là ở những người mẹ lần đầu tiên mang thai.
Vậy, trong ba tháng đầu bạn nên có những chú ý gì trong ăn uống, những thực phẩm nào tốt cho bạn và bé yêu của bạn trong thời gian này?
Nhìn chung, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều thức ăn có chứa protein, khoáng chất, vitamin phong phú như: thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm, rong biển, những loại rau xanh, hoa quả tươi…
Ba tháng đầu mang thai, do thai nhi phát triển chậm (mỗi ngày tăng khoảng 1g), nên phụ nữ mang thai cần phải bổ sung dinh dưỡng đặc biệt. Nếu không có hiện tượng “nghén” thì mỗi ngày ăn 3 bữa, bổ sung thêm một chút thức ăn có giá trị dinh dưỡng là được. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải bổ sung các chất quan trọng trong thời gian mang thai như axit folic, chất sắt… và đừng quên bổ sung nước thường xuyên.
Trường hợp bị ốm nghén được chia thành nhiều mức độ khác nhau, trong đó thường có hai mức khác nhau:
Nghén bình thường: Có cảm giác buồn nôn và nôn, nhưng những lúc khác vẫn ăn được. Khi ăn được thì bạn chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.
Nghén quá mức: Nôn ói liên tục mà không ăn, uống được dẫn đến tình trạng thiếu nước, thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Tình trạng nghén quá mức này còn gọi là “chết đói” do thai kỳ, đe dọa tính mạng của người mẹ và thai nhi.
Nếu hay bị buồn nôn vào sáng sớm thì khi thức giấc, bạn đừng vội trở dậy ngay mà hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ. Lúc này, nên ăn một ít bánh ngọt, đặc biệt là loại bánh có vị gừng. Sau khi ăn 10 phút mới rời khỏi giường. Một số loại thức ăn có tác dụng chống nôn ói là hoa hồi, cau, cà rốt, sơn trà, chanh… Có thể ăn vặt các loại quả khô như: đậu phộng, hạt dưa, trám, ô mai… Trong suốt thai kỳ, tránh các xung đột hay những tình huống gây ức chế thần kinh khác.
Mang thai nên ăn gì cho tốt để con thông minh, trắng trẻo từ trong bụng mẹ - phần 2
Thai phụ cũng cần chú ý:
  • Thay đổi cách nấu nướng cho dễ ăn hơn, tránh ăn các loại thức ăn có mùi khó chịu.
  • Đừng để quá đói hoặc ăn quá no.
  • Ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một ít.
  • Khi ăn cơm, không nên ăn canh, hoặc chỉ dùng ở mức tối thiểu.
  • Không ăn quá nhiều đồ mỡ hoặc gia vị.
  • Tránh thực phẩm gây kích thích dạ dày và đường ruột.
Nên ăn gì?
Nên ăn các chất có giá trị dinh dưỡng cao như: thịt heo nạc, trứng, sữa, gia cầm, hải sản, nghêu, sò; các loại rau trái giàu vitamin, dễ tiêu hóa như cà chua, cải trắng, cam, dứa…

Khi mang thai nên ăn các thực phẩm có nhiều omega3

6 thực phẩm sau đây được coi là có chứa nhiều omega3 nhất mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu không thể bỏ qua để giúp con thông minh ngay từ trong bụng mẹ.
Mong muốn con mình sau này thông minh, lanh lợi để có thể dễ dàng hơn trong học tập cũng như công việc là ước mơ của tất cả các bà mẹ khi mang thai. Chắc hẳn khi mang thai đứa con trong bụng, các bà mẹ luôn tìm cách học hỏi sao để cho con thông mình, lớn nhanh, khỏe mạnh sau này…
Các mẹ bầu có biết rằng, omega3 đóng rất nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể. Trong đó, hai dạng omega3 quan trọng nhất là DHA và EPA. DHA là một thành phần quan trọng của tế bào và màng tế bào, cần thiết cho sự phát triển của bé, đặc biệt với não và mắt. EPA giúp chuyển tải hài hòa những tín hiệu giữa thần kinh và não, có chức năng điều chỉnh tâm trạng.
Omega3 giữ vai trò quan trọng, giúp phát triển trí não cho bào thai nên các mẹ bầu có thể bổ sung chất quan trọng này để giúp con thông minh ngay từ trong bụng.
Mang thai nên ăn gì cho tốt để con thông minh, trắng trẻo từ trong bụng mẹ - phần 3
Danh sách 6 thực phẩm được coi là có chứa nhiều omega3 nhất mà mẹ bầu không thể bỏ qua:
1. Bí ngòi
Bí ngòi được các nhà dinh dưỡng học cho vào “sách đỏ” vì giá trị dinh dưỡng cao và mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bí ngòi chứa khoảng 150mg omega3 trong một bữa. Với bí ngòi, bạn có thể dùng để luộc, hấp, nấu canh, xào tôm hoặc làm xốt cho món mỳ Ý…
2. Hạt bí ngô (bí đỏ)
Hạt bí ngô có thể là món ăn vặt bổ dưỡng lại ít kalo cho bà bầu. 30g hạt bí có xấp xỉ 100mg omega3, cùng nhiều chất quan trọng khác như kẽm và sắt.
3. Đậu phụ
Món tưởng chừng như đơn giản này lại có công dụng thật tuyệt vời đấy. Trong 100g đậu phụ có thể chứa tới 400mg omega3, đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu về chất béo đặc biệt này mỗi ngày. Với bà bầu và phụ nữ sau sinh, đậu phụ còn là nguồn protein và canxi tuyệt vời.
4. Cá tuyết
100g cá tuyết có tới 300mg omega3, không những thế cá tuyết còn chứa hàm lượng thủy ngân rất thấp. Vì vậy mẹ bầu không thể bỏ qua thực phẩm này trong thực đơn của mình.
Tuy nhiên, để an toàn phụ nữ mang thai và sau sinh chỉ nên ăn khoảng 100 – 120g cá tuyết mỗi tuần.
5. Súp lơ trắng
Một bữa ăn súp lơ trắng, bạn sẽ cung cấp cho mẹ bầu khoảng 200mg omega3.
Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của súp lơ gồm có protein 3,5%; gluxit 4,9%; xenllulo 0,9%, và nhiều khoáng chất, vitamin như: Canxi (26mg%); photpho (51mg%); sắt (1,4mg%); natri (20mg%); kali (349mg%), Betacaroten (40mg%); vitamin B1 (0,11mg%), vitamin C (70mg%).
6. Bắp cải
Cải bắp tốt cho bà bầu và cả phụ nữ sau sinh vì giàu chất xơ, vitamin A, C, đặc biệt là omega 3. Bắp cải là thực phẩm phổ biến, dễ kiếm, dễ chế biến, vì vậy các mẹ đừng quên thêm bắp cải vào thực đơn hàng ngày.
Ngoài 6 thực phẩm trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu nên ăn thêm các thực phẩm giàu chất sắt. Nhiều nghiên cứu kết luận, có mối liên quan giữa sự thiếu hụt chất sắt trong cơ thể người mẹ và suy giảm chức năng não ở bé.

Nhóm thực phẩm giàu chất sắt nhất là

Mang thai nên ăn gì cho tốt để con thông minh, trắng trẻo từ trong bụng mẹ - phần  4
  • Các loại rau: Rau ngót, rau muống, rau cải xoong, cải xanh…
  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu (thịt càng sẫm màu càng giàu chất sắt; đối với thịt gia cầm thì thịt đùi có hàm lượng sắt cao hơn thịt lườn).
  • Lòng đỏ trứng.
  • Cá biển (các loại cá béo) và động vật thân mềm (sò, trai…).
  • Các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mạch và yến mạch.
  • Đậu Hà Lan và các loại đậu đỗ.
  • Một số loại hạt như hạt vừng, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, hạt bồ đào…
  • Trong đó sắt trong thịt được hấp thu tốt hơn từ rau 2-3 lần. Sự có mặt của các thành phần sắt trong thịt cũng tăng cường sự hấp thu trong rau và ngược lại.

Mẹ bầu ăn gì để con trắng, đẹp?

Cải thiện làn da ngăm đen

Cha mẹ có làn da hơi đen, khi mang thai có thể ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C. Vì vitamin C có tác dụng phòng chống sắc tố sạm đen của da, trẻ sau này cũng dễ có làn da mịn màng và trắng.
Mang thai nên ăn gì cho tốt để con thông minh, trắng trẻo từ trong bụng mẹ - phần 5
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C có cà chua, nho, quýt, bí đao, hành, tỏi, táo, lê…đặc biệt táo là loại quá tốt nhất. Táo chứa nhiều vitamin và chất chua thường xuyên ăn có thể tăng sắc màu cho màu, không những làm da trắng mịn mà còn bổ sung cho sản phụ thiếu máu.
 
Nguồn tin từ:  shopdochoicuabe.blogspot.com

Cách dạy con trở thành người lịch sự

Những cách dưới đây sẽ giúp con trở nên lịch sự, được mọi người yêu quý:
Khi con muốn xin hay mượn thứ gì đó, cần nói “Cho con mượn cái này được không?” Con không được tự tiện lấy đồ của người khác.
Con cần biết chờ tới lượt. Và nếu người khác chen ngang, con cũng nên đề nghị người đó chờ tới lượt.
Khi con nhận từ ai thứ gì đó, con cần nói “Cảm ơn”.
Con không ngắt lời người lớn trừ khi có việc khẩn cấp. Người lớn sẽ chú ý và trả lời con khi họ nói xong.
Nếu con thực sự muốn xen vào giữa câu chuyện của 2 người, con có thể nói “Xin lỗi, con muốn….”
[​IMG]
cư xử với con
Nếu con cảm thấy không chắc chắn khi làm một việc gì đó, con nên hỏi ý kiến cha mẹ. Điều đó có thể sẽ giúp con không phải hối tiếc nhiều giờ về sau này.
Không bàn tán, xì xầm về khuyết tật của người khác. Không nói xấu bạn.
Khi người khác hỏi thăm sức khỏe của con, con nên đáp lời và hỏi thăm lại họ.
Khi con đến nhà bạn chơi, con nhớ cảm ơn bạn hoặc bố mẹ của bạn đã dành thời gian cho con.
Trước khi con bước vào phòng người khác, con cần gõ cửa và chờ sự đồng ý.
Không nói tục trước mặt người lớn bởi họ hiểu nghĩa của những từ này, họ sẽ cảm thấy buồn và không hài lòng.
Không chế giễu người khác bởi bất cứ lý do gì.
Nếu con làm ai đau, con cần xin lỗi họ ngay lập tức.
Che miệng khi ho hoặc ngáp, không cạy rỉ mũi nơi công cộng.
Khi qua cửa, nên chú ý xem ngay phía sau có ai không để giữ cửa cho họ.
Nếu con thấy cha mẹ, thầy cô, hoặc ai đó đang làm việc, con có thể đề nghị được giúp đỡ họ. Nếu họ đồng ý, con có thể làm và học hỏi thêm được nhiều điều mới mẻ.
Khi người khác đề nghị con làm 1 việc gì đó, con hãy vui vẻ làm mà không cằn nhằn.
Khi ai đó giúp con, con cần nói cảm ơn. Điều đó sẽ khiến người đó vui vẻ mà muốn giúp con lần sau.

Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com