Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

8 cách giúp trẻ thích học

Năm học mới đã bắt đầu nhưng nhiều trẻ vẫn mải chơi, không muốn học. Các chuyên gia sẽ “mách nước” cho cha mẹ cách gợi hứng thú học tập cho con mình.

8 cách giúp trẻ thích học
1. Không ép trẻ đột ngột trở lại việc học với cường độ cao
Theo chuyên gia tâm lý Mã Ngọc Thể, Trung tâm tư vấn tâm lý Hoàng Nhân (Hà Nội), nghỉ hè trẻ có thời gian dài vui chơi và tự do thoải mái nên đã không còn thói quen học tập, ăn ngủ đúng giờ giấc. Quay trở lại học tập theo nền nếp quy củ là một việc rất khó. Có thể thời gian đầu, cha mẹ cần trò chuyện, động viên để trẻ có tâm thế hào hứng đến lớp gặp gỡ bạn bè và cô giáo.
Không nên cứng nhắc bắt ép trẻ mà cần nhẹ nhàng khuyên bảo, đưa ra các hình thức khuyến khích để trẻ thấy việc đi học như là cuộc vui chơi. Các thầy cô cũng cần cho trẻ thời gian thích ứng, không nên ép trẻ vào khuôn khổ, nội quy lớp học ngay. Nếu người lớn quá nghiêm khắc, trẻ sẽ sợ và không mong muốn đến lớp. Điều căn bản chính là sự kết hợp giữa chơi và học một cách hợp lý để trẻ tăng dần sự chú ý đến việc học tập, tạo ra môi trường thân thiện giữa cô và trò.
2. Cho trẻ tự chọn môn học ưa thích
Cùng con lập thời gian biểu hợp lý, thời gian học không nên kéo dài quá khiến trẻ chán học. Cha mẹ có thể kích thích trẻ bằng việc để trẻ tự chọn môn học ưa thích, cho con làm những bài tập dễ trước, sau đó mới đến những bài khó. Nếu thấy bé không hào hứng lắm khi học, bạn có thể bắt đầu với con bằng một cuốn truyện tranh, mở những bản nhạc mà trẻ thích… để lấy lại hứng thú cho bé.
3. Kết hợp học và chơi
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất, Giám đốc Công ty tư vấn tâm lý An Việt Sơn, có thể đan xen việc nghỉ ngơi, vui chơi với việc học để giúp trẻ lấy hưng phấn, lý tưởng nhất là học theo một cách thức nhẹ nhàng, vui vẻ, học mà chơi, chơi mà học. Với học sinh tiểu học, cha mẹ không nên ép con học ở nhà quá nhiều vì hiện các em đã học 2 buổi/ngày ở lớp, nếu bắt học nữa thì quá tải.
Trẻ không được vui chơi sẽ sinh ra mất hứng với việc học, lười học. Nếu bố mẹ muốn cho con học có thể biến việc học thành trò chơi như trò chơi bán hàng sẽ dạy con học toán, các con số, phép cộng trừ rất nhanh qua việc mua hàng, bán hàng, trả tiền thừa… Hoặc tìm những cuốn truyện đọc cho trẻ nghe rồi cả nhà cùng tìm hiểu bằng những câu đố, gợi ý để trẻ hỏi lại.
Việc chơi mà học, học mà chơi đó sẽ khiến đời sống của trẻ thêm phong phú, cá tính của trẻ được bồi đắp mà ham muốn học hỏi cũng nhờ đó mà được tăng cường.
4. Dành nhiều thời gian cho trẻ
Cha mẹ cần dành nhiều thời gian chơi với trẻ, giúp trẻ học tập một cách thoải mái vui vẻ. Tiếp cận với các phương pháp giáo dục tiên tiến, biểu thị sự tôn trọng trẻ. Cha mẹ cần tạo cho trẻ một ý thức và thói quen tự lập ngay từ nhỏ, biết cách sắp xếp thời gian học tập, vui chơi, biết giúp đỡ bố mẹ các công việc nhỏ trong gia đình… Như thế trẻ sẽ tăng dần tính trách nhiệm với bản thân, với người khác.
5. Cùng con tạo không gian học tập
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất, nên cho bé tự chọn và trang trí góc học tập theo ý thích. Cha mẹ chỉ cần hướng dẫn trẻ, cùng con dọn dẹp lại góc học tập cho thật gọn gàng, sạch sẽ. Xếp sách vở mới của con sẵn sàng lên kệ. Có thể dán thêm một thời khóa biểu xinh xắn. Bé sẽ hứng thú với việc học. Trong giờ trẻ học, tránh việc cắt ngang như người giám sát việc học bỏ đi làm việc khác hay để anh chị em của trẻ đến bàn học nói chuyện…
6. Nêu gương
Bản thân cha mẹ phải là tấm gương mẫu mực vì rất nhiều hành vi trẻ học từ cha mẹ. Bố mẹ say mê nghiên cứu, làm việc nghiêm túc đều ít nhiều ảnh hưởng đến con. Chẳng hạn mỗi buổi tối khi con học bài, cha mẹ ngồi làm việc hay đọc sách một cách nghiêm túc trẻ sẽ thấy được điều đó và dần dần hình thành thói quen tự học mà không cần phải nhắc.
Cha mẹ không nên nói chuyện quá to hay ngồi xem tivi trong lúc con học sẽ làm bé mất tập trung và cảm thấy đơn độc, ghen tỵ vì mình phải học trong khi mọi người ngồi chơi. Ngoài ra, cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện về lòng hiếu học của những nhà khoa học hiện đại hoặc cổ xưa để trẻ lấy đó là tấm gương học tập…
7. Kích thích mặt tích cực của trẻ
Cha mẹ không nên chỉ nhắm vào những điểm tiêu cực của trẻ mà tích cực phát hiện ra những ưu điểm, những tiến bộ. Dành cho trẻ sự khen ngợi kịp thời, thường xuyên khích lệ trẻ. Bố mẹ có thể khích lệ trẻ, bằng cách nói: “Bố mẹ biết khả năng của con không phải chỉ như vậy. Chỉ có điều nó chưa được phát huy thôi, con hãy cố gắng lên"…
8. Không đánh, mắng trẻ
Theo chuyên gia Mã Ngọc Thể, nhiều cha mẹ khi thấy con lười học liền đánh mắng, dọa dẫm, xử phạt thân thể với trẻ. Điều này là sai lầm vì dễ dẫn đến việc trẻ không muốn đi học, vừa sợ bố mẹ vừa sợ đến lớp. Khi bị bố mẹ đánh, trẻ sẽ rơi vào nguy cơ căng thẳng, vô tình tạo ra sự chống đối ở trẻ.
Việc đánh con là biểu hiện của sự bất lực không lắng nghe và quan sát tâm lý của trẻ. Hậu quả sẽ dẫn đến tổn thương lâu dài về mặt tâm lý cho trẻ. Trẻ dễ có hành vi gây hấn với trẻ khác khi không vừa ý hoặc bắt chước cha mẹ các hành vi hung tính…

Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Cách giúp trẻ học toán dễ dễ dàng

 Bạn có thể giúp con tự tin với những con số,làm toán qua trò chơi. Ở độ tuổi chưa đi học, đừng bắt con tiếp xúc với bài tập hay bất cứ thứ gì làm cho môn toán nên tẻ nhạt

10 cách giúp trẻ dễ học toán
Những em nào chơi trò chơi có liên quan đến hình học và số học thường sẽ phát triển khả năng toán học mang tính trực giác. Tất nhiên không phải tất cả các em đều trở thành thiên tài toán học, nhưng sẽ không vô ích khi tiếp xúc với toán sớm. Có nhiều cách đố vui toán bằng chữ.
1. Hát.
Những em biết đếm trước khi đi học thường có lợi thế hơn, và hát là cách dạy đếm dễ dàng. Có thể hát đếm số khi ru con ngủ; hát trên xe, khi lên cầu thang, trong tiệm tạp hoá, và kể cả khi đang làm việc vặt. Những bài hát đếm lùi số là kỹ năng quan trọng khi làm toán trừ. Khi hát, bạn nên thêm vào một số từ quen thuộc về những con vật được ưa thích như : "Một chú voi con, hai chú voi con, ba chú voi con" và đếm dần lên "mười chú voi con". Sau đó hát ngược lại các con số: "Mười con mèo, chín con mèo...". Tùy theo độ tuổi mà bạn thêm bớt các con số và các từ đi kèm.
2. Thơ vần.
"Một, hai, ba con gà" ; "Ba, bốn, năm cây tăm". Thơ vần và nhạc giúp các em dễ hình dung để nhớ các con số. Tìm đọc các loại sách dùng để đếm dành cho lứa tuổi của các em, hoặc bịa ra những bài hát vui cùng hát với các em.
3. Mọi thứ đều có thể đếm được.
Trẻ em có thể đọc thuộc các con số nhưng lại không hiểu số 5 là gì chẳng hạn. Số 5 thực ra tượng trưng cho 5 cái gì đó. Để giúp các em đối chiếu tương ứng giữa con số và số lượng, hãy tập cho các em quan sát và cảm nhận được các vật thể có thực khi đếm. Khi lau ghế, lấy quần áo ra khỏi máy giặt, hoặc nhặt vỏ sò ở bãi biển, bạn hãy đếm cùng với các em.
4. Sử dụng các bộ phận trên cơ thể để đếm.
Trẻ em ở độ tuổi này thường hay mân mê khắp mình mẩy, và rất thích các đồ chơi toán học mà đi đâu chúng cũng mang theo. Hãy đếm mắt của trẻ rồi cộng lại: Một mắt cộng một mắt bằng hai mắt. Có bao nhiêu tay, chân? Thử cộng 2 với 2 bằng cách giơ 2 ngón tay ở mỗi bàn tay rồi cộng lại. Còn 5 ngón chân cộng với 5 ngón chân thì sao (để tránh lẫn lộn, nên dùng hai vật cùng tên). Nếu trẻ thực sự thích thú thì hãy tiếp tục, còn không thì đừng ép.
5. Nhớ số.
Khuyến khích các em chú ý đến những con số được viết ở các địa chỉ ngoài đường, số xe... Để cho các em tự đánh dấu ngày sinh của mình trên lịch. Điều này không những tạo thêm kinh nghiệm đọc số cho các em, mà còn nhấn mạnh cho các em biết rằng con số là những cái rất bình thường trong cuộc sống hằng ngày.
6. Tác dụng của hình khối.
Toán học không chỉ nói đến các con số mà còn nói đến diện tích, kích thước, chiều không gian, hình thể, và so sánh. Đó là lý do tại sao các hình khối truyền thống lại là những đồ chơi toán học không thể thay thế được.
7. Phân loại.
Toán học đòi hỏi khả năng phân biệt những thuộc tính giống và khác nhau và sắp chúng thành từng loại. Để thiết lập các kỹ năng này, hãy khuyến khích trẻ sắp xếp đồ vật thành từng nhóm theo những thuộc tính riêng của nó như: bút chì màu theo từng màu, đồ chơi riêng rẽ với dụng cụ học tập, quần áo theo từng màu và từng loại...
8. Đo lường.
Chỉ cho trẻ biết cách sử dụng thước. Đo xem cái bàn, con chó, cái giường... cao bao nhiêu, dài bao nhiêu. Một sợi bún dài hơn hay ngắn hơn cái thước đó? Đôi giày của ai lớn hơn? Cho trẻ đứng dựa vào bức tường, đánh dấu và để cháu tự lấy thước đo xem mình cao bao nhiêu. Khi trẻ lớn hơn, chỉ cho chúng cách sử dụng centimet để đo những vật nhỏ chính xác hơn.
9. Nấu ăn.
Khi chiên thịt, nướng bánh..., hãy tán gẫu bằng toán học. Để bắt đầu, bạn nên hỏi những câu như: miếng thịt nào lớn hơn miếng thịt nào nhỏ hơn... Tại sao phải cân đo trứng và đường khi làm bánh? Hãy tôn trọng ý kiến của con bạn khi tán gẫu. Không cần trẻ phải trả lời đúng, chỉ cần biết cách tính toán của nó mà thôi.
10. Đừng quên những trò chơi cổ điển như chơi "năm mười" (trốn tìm), chơi đếm "một con chuột có 1 cái đuôi, hai cái tai, một cái đầu và bốn cái chân". "Hai con chuột có 2 cái đuôi, bốn cái tai...". Nhiều chuyên gia đề nghị cho trẻ chơi đôminô, chơi cờ cá ngựa để dễ nhận ra cả khối số trên đôminô mà không cần phải đếm từng dấu chấm một, hoặc cho ngựa đi một đoạn mà không cần đếm từng ô một.

Nguồn tin từ:shopdochoicuabe.blogspot.com

Dạy con thông minh bằng cách vừa chơi vừa học với bé

Chơi say mê, học vui vẻ là bí quyết nuôi dạy con thông minh của các bố mẹ hiện đại ngày nay. Thay vì ôm ấp bao bọc con trong môi trường an toàn, sạch sẽ, họ cho con biết cảm nhận thực sự qua 5 giác quan, qua đó kích thích sự phát triển của dây thần kinh cảm giác.

Làm gương cho con:
 

Muốn con yêu âm nhạc, bản thân người dạy con phải yêu thích âm nhạc, muốn con sạch sẽ bản thân bố mẹ phải xắp xếp nhà cửa gọn gàng, muốn con độc lập bản thân bố mẹ cần độc lập… muốn con làm gì thì bố mẹ phải làm trước và làm với đầy sự hứng thú. Dần dần niềm say mê sẽ được truyền sang cho con.

Bầu không khí:

Không khí trong gia đình luôn phải nhẹ nhàng, vui vẻ, chuyên tâm và chăm chỉ. Xem tivi một cách có chọn lọc. Mỗi ngày cần khoảng thời gian hoạt động có cả gia đình. Ví dụ như cùng con chơi các trò chơi vào buổi chiều, có một buổi cả nhà cùng tắt tivi, ai làm việc của người nấy, hoặc cùng nói chuyện với nhau…

Thói quen sinh hoạt:

Nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp hài hòa giữa tĩnh và động. Cần định ra thời gian, địa điểm và vị trí thực hiện các hoạt động. Các hoạt động kết hợp vừa học vừa chơi, tới hoạt động nửa độc lập, rồi độc lập hoàn toàn.

Sự thú vị:

Các hoạt động học và chơi cần mang tính trực quan đối đáp, tò mò, tính thi đấu, tính biểu diễn, sinh động và hấp dẫn. Nên kết thúc các hoạt động khi trẻ hào hứng và nói với con sẽ tiếp tục vào lần sau, như vậy sẽ kéo dài hứng thú của trẻ.

Cổ vũ con:
 

Kịp thời cổ vũ, biểu dương các hoạt động của bé. Thường xuyên khen con trước mặt người khác (không khen trước mặt bé khác, chú ý để người được khen nghe thấy). Tặng con bằng hệ thống điểm, hoa, cờ cụ thể khi con làm việc tốt và trừ bớt những vật thưởng này khi con mắc lỗi. Trong bất kể tình huống nào cũng không kể về lỗi của bé trước mắt người khác, càng không được trách con ngốc nghếch ngay trước mặt chúng.

Môi trường:

Nên dành một góc nhỏ hay một phòng để con vui chơi. Khi yêu cầu bé thực hiện một hoạt động tĩnh như ngồi đọc sách hay đọc truyện, cần cho con vào một vị trí nhất định và chú tâm làm việc nhằm hình thành các phản xạ có điều kiện về khả năng tập trung.

Thảo luận:

Thường xuyên đưa ra câu hỏi thảo luận, suy nghĩ và kích thích tranh luận để thỏa mãn tối đa trí tò mà và tăng niềm hưng phấn. Cho con cảm giác giành phần thắng đê tăng lòng tự tin và hiếu thắng.

Khống chế:

Do tâm trạng của bé chưa thể ổn định, bé không thể tập trung vào một việc mà thường bị xao nhãng bởi rất nhiều sự hứng thú khác, khả năng kiềm chế kém nên bố mẹ cần biết cách khống chế tâm trạng của con. Khi có dấu hiệu buồn chán, mẹ hãy giúp con vui tươi trở lại, khi con chăm chỉ học tập, người lớn cần bình tĩnh ôn hòa, khi con đạt được thành tích, bố mẹ cần tỏ ra thân thiết và vui mừng, khi con nông nổi, bố mẹ cần nghiêm túc và cẩn trọng…Tôn trọng con, tuyệt đối không nhục mạ, quát mắng con.

Hướng dẫn con:
 

Bất kỳ một hoạt động nào bố mẹ cần kiên nhẫn giảng giải, hướng dẫn, khi con chưa làm được tiếp tục cổ vũ và hướng dẫn con. Không ra lệnh cho con thực hiện các hoạt động mà con chưa có sự chuẩn bị đầy đủ. Bạn có thể nói các câu như: “Hôm nay chúng ta chơi trò …. được không?”; “Con học một chút nhé”; “Lần này con hãy cố gắng làm tốt hơn lần trước”…

Ám thị:

Sử dụng những từ ngữ ám thị tích cực: “thật là hay”, “thật là thú vị”, “a! nhớ ra rồi”, “tiến bộ thật nhanh”… tuyệt đối không sử dụng các ám thị tiêu cực: “lại không nhớ rồi phải không”, “mệt quá đi mất”, “chẳng tập trung chút nào”, “chậm ơi là chậm”…

Luôn thay đổi:

Trẻ con thường hay nhanh nhàm chán với các trò chơi lặp đi lặp lại. Bố mẹ hãy đa dạng trong các trò chơi, cùng một mục đích học chữ, nhưng có lúc bố mẹ là người bạn thi với con, có lúc bố mẹ lại là học sinh cho con làm thầy giáo, có lúc lại là đối thủ trong một trò chơi… Bên cạnh đó, bố mẹ cần đan xen các hoạt động liên tục ngoài học chữ, hãy cùng con chơi xếp gỗ, đọc chữ, xem bản đồ, học múa hát… sự thay đổi liên tục như vậy khiến những cảm nhận tinh thần của con luôn đổi mới, như vậy sẽ tập trung sự chú ý, thực hiện động tác mau lẹ, tình cảm dạt dào, nhờ đó hiệu suất học tập nâng cao.

Tính thống nhất:
 

Sự kết hợp trong các thành viên gia đình cần thống nhất, trẻ cần nhận được thông điệp thống nhất từ 1 thành viên chịu trách nhiệm chính trong việc dạy bé hằng ngày, những thành viên còn lại trong gia đình cũng phải ủng hộ. Không thể rèn luyện tính độc lập khi mẹ cho con tự đi vệ sinh trong khi bà nội lại giúp bé hoàn toàn… Tuyệt đối không để sự bất đồng quan điểm diễn ra trước mặt bé…

Biết chờ đợi:

Quá trình bồi dưỡng nên thói quen tốt và tính cách tốt là rất lâu, không có loại thuốc nào có tác dụng nhanh được, bố mẹ không nên nản trí khi con chưa đạt đến như mong muốn của mình. Bố mẹ nên nhớ rằng nếu một nghìn hành vi làm nên một thói quen xấu thì cần một trăm nghìn hành vi tốt để thay đổi nó.

Nguồn tin từ:  shopdochoicuabe.blogspot.com

5 món canh lợi sữa cho mẹ sau khi sinh

Loạt thực phẩm tốt cho sự phát triển của bé

1. Yến mạch
Yến mạch hay bột yến mạch là bữa ăn sáng tốt nhất cho trẻ để bắt đầu một ngày mới. Yến mạnh giúp cung cấp năng lượng cần thiết và dinh dưỡng cho trẻ. Một bát yến mạch vào buổi sáng chứa nguồn chất xơ cần thiết, giữ cholesterol thấp và bảo vệ tim mạch. Yến mạch rất tốt cho trẻ khi nó trở thành một phần trong chế độ ăn uống hằng ngày. Ngoài ra, trẻ em có thể uống sữa, ăn trái cây hoặc các loại hạt, hoặc bổ sung vào thực phẩm khác để món ăn hấp dẫn hơn.
2. Đậu phụ
Đậu phụ được chế biến từ đậu nành có chứa protein và có thể được gọi là thực phẩm kiến tạo cơ thể cho trẻ em bởi chúng giúp xây dựng cơ bắp. Đậu phụ chứa canxi, carbohydrate và chất sắt để cung cấp nhiên liệu cho cơ thể, cấu tạo răng, cung cấp oxy và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đậu phụ là nguyên liệu tuyệt vời cho món súp và salad.
[​IMG]
Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Đang Lớn
3. Đậu lăng
Một bữa ăn thông thường gồm đậu lăng, gạo hoặc đậu lăng và bánh mì sẽ đem đến tất cả protein cần thiết cho trẻ đang phát triển. Đậu lăng có chứa chất xơ giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch vành, tiêu hóa, chống táo bón. Đậu lăng cũng giàu chất sắt, cần thiết cho sự phát triển của các cơ quan phát triển trong cơ thể trẻ. Bạn có thể dễ dàng kiếm được đậu lăng với nhiều màu sắc như màu nâu, màu xanh lá cây hoặc màu cam ở dạng nguyên hạt hoặc đã tách đôi.
4. Trứng
Cả lòng trắng và lòng đỏ của trứng đều chứa axit amin, protein, vitamin A, D, E, canxi và choline giúp bộ não của bé khỏe mạnh. Lòng trắng trứng không chứa chất béo. Bạn có thể cho bé ăn trứng với bất kỳ hình thức nào như trứng rán, hấp, luộc hoặc kết hợp với các loại thực phẩm khác trong bữa ăn.
5. Sữa
Sữa được biết đến là thực phẩm lành mạnh cho mọi lứa tuổi, đặc biệt cho trẻ đang phát triển. Sữa chứa canxi, phốt pho, magiê, kẽm, vitamin A, D và B12. Nó được cho là thức ăn lý tưởng giúp bé có hàm răng trắng và xương chắc khỏe.
6. Cải bó xôi (rau bina)
Cải bó xôi giàu các chất sắt, magiê, vitamin B6 và E, chất chống oxy hóa cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
7. Nho
Nho khô chứa canxi và kali giúp hỗ trợ sự phát triển của xương. Nho giúp cơ thể chống lại sự thiếu máu, đồng thời cũng có có đặc tính chống ung thư, giữ cho răng và tim khỏe mạnh. Nho có thể là thực phẩm lý tưởng thay thế cho đường trắng và các chất ngọt khác.
8. Quả óc chó
Quả óc chó tương tự như phần bên trong của não, được xem là loại quả tốt cho sự phát triển của não bộ. Quả óc chó chứa axit béo omega-3. Chúng cũng chứa vitamin B, một loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của các tế bào máu đỏ, magiê trong quả óc chó giữ cho cơ bắp và trái tim luôn khỏe mạnh.
9. Gạo lức
Gạo lức là phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của một đứa trẻ đang phát triển. Nó có đầy đủ chất xơ, ít calorie, đó là lợi ích kép mà nó có thể mang lại cho trẻ một cơ thể khỏe mạnh. Gạo lức có chứa chất chống oxy hóa làm tăng khả năng miễn dịch, giảm cholesterol và do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và tim mạch.
10. Sữa chua
Sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi, thân thiện với cơ thể và nó cũng là món yêu thích của trẻ em. Cũng như sữa, sữa chua chứa canxi và protein cho răng và các cơ quan trong cơ thể khỏe mạnh. Các chế phẩm sinh học có trong sữa chua giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Sữa chua có thể được ăn trực tiếp hoặc ăn kèm với các loại trái cây như dâu tây (có chứa vitamin C) hoặc xoài.
11. Bông cải xanh (súp lơ xanh)
Bông cải xanh chứa vitamin, khoáng chất, canxi, kali và carotenoids giúp thị lực khỏe mạnh. Đây là loại rau rất tốt cho sự phát triển trẻ vì nó ít calo và nhiều năng lượng, và nó cũng giúp làm lành các tế bào bị tổn thương.

Nguồn tin từ:  shopdochoicuabe.blogspot.com

Muốn con thông minh các mẹ nên cho con ăn bí đỏ

Bí đỏ là món ăn vô cùng quen thuộc và rẻ tiền nhưng ít ai biết nó vô cùng tốt cho não bộ của trẻ!

cháo bí đỏ
Cháo bí đỏ là bổ dưỡng.
Hầu hết các bộ phận của cây bí như dây, lá, hoa, quả non, quả chín, hạt đều có thể dùng làm thức ăn được. Mỗi bộ phận của bí lại có những lợi ích khác nhau, tuy nhiên chúng đều có điểm chung là rất tốt cho sức khỏe, giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất chống oxy hóa. Đặc biệt, các bộ phận của bí dùng làm thức ăn đều có hàm lượng calo thấp nên đều có thể đưa vào thực đơn ăn kiêng của mỗi người.
Bí đỏ còn gọi lá bí ngô, tên khoa học là cucurbitapepo, họ bầu bí. Quả bí ngô lớn nhất thế giới nặng 320 kg. Quả bí ngô chín có nhiều nước. Khả năng sinh nhiệt thấp 100g chỉ cho 25g calo do chất đạm (lg) và glocid (6,5%), hầu như không có lipid.
Các chất khoáng trong 100g bí là 20mg calci, 40mg photpho, 0,8 mg sắt và các chất khoáng vi lượng khác (nhất là kẽm). Kẽm cần thiết cho sự hình thành enzym, phát triển cơ bắp và cơ quan sinh dục (tuyến tiền liệt).
Y học cổ truyền gọi bí ngô là nam qua, vị ngọt, tính bình, quy kinh tỳ, vị và đại trường. Tác dụng bổ khí, kiện tỳ, hòa vị, sinh tân, chỉ khát và nhuận tràng. Ngày nay, khoa học còn tìm ra rất nhiều khác của bí ngô như hỗ trợ điều trị tiểu đường, giúp sáng mắt, hạ áp, có lợi cho tim mạch và .

Tốt cho não

Trong bí đỏ có chứa chất cần thiết cho hoạt động của não bộ là axit glutamine. Chất này có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng thần kinh, trợ giúp cho các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não.
Ngoài ra, đối với phụ nữ ăn hạt và hoa bí ngô không chỉ giúp cho phát triển tế bào não, tăng cường sức sống cho thai nhi, mà còn giúp phòng ngừa và điều trị chứng phù, tăng huyết áp và các biến chứng khác khi mang thai. Đặc biệt giúp phòng chống sau khi đẻ.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Bí đỏ là một thực phẩm có tác dụng tăng cường sức mạnh hệ thống miễn dịch. Bởi vì bí đỏ rất dồi dào chất vitamin C. Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta chống lại được các virus, vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể.

Ăn bí đỏ sáng mắt? 

Quả bí đỏ chín có nhiều caroten, chất tiền sinh tố A, mà sinh tố A cần tế bào mắt. Thiếu sinh tố A bị bệnh quáng gà.
Trên lý thuyết 1 phân tử caroten cắt đôi cho 2 phần tử vitamin A; thử nghiệm sinh học cho thấy chỉ có 25% vitamin A so với lý thuyết. Lượng caroten trong 100g bí đỏ có thể cho 1500 đơn vị vitamin A.

Tẩy giun

Dùng bí đỏ ăn sống, kết hợp với việc dùng thuốc tẩy giun sẽ đem lại hiệu quả tẩy giun cao. Hoặc hạt bí đỏ già rang cho thật chín. Ăn thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa chứng giun sán, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Nguồn tin từ:shopdochoicuabe.blogspot.com

Cha mẹ cần dạy cho trẻ những thói quen tốt từ khi còn nhỏ

 Bất cứ những gì trẻ học được từ khi còn nhỏ cũng sẽ đi theo bé đến suốt cuộc đời. Vì vậy, khi bé nhiễm những thói hư,tật xấu từ khi còn bé thì khi lớn lên vẫn vẫn giữ những thói quen tật xấu đó. Chính vì vậy, cha mẹ cần rèn luyện cho con những thói quen tốt để có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của chính đứa trẻ.
Giữ vệ sinh cá nhân
Những thói quen tốt mẹ cần dạy cho trẻ
Giữ vệ sinh cơ bản là một trong những thói quen tốt cho trẻ em. Trẻ nên biết cần phải đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Trẻ phải có thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, cần che miệng khi hắt hơi hoặc ho.
Lối sống lành mạnh
Một đứa trẻ phải được dạy về tầm quan trọng của việc ăn rau quả và những thực phẩm dinh dưỡng khác. Tập thể dục hàng ngày và chơi ngoài trời cũng rất quan trọng. Đặc biệt trẻ cần biết tầm quan trọng của bữa ăn sáng đối với sự phát triển thể chất và trí lực của mình. Thói quen tốt ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ cũng giúp trẻ được khỏe mạnh và hạnh phúc.
Tập thể dục thường xuyên
Để con bạn cân đối và khỏe mạnh, bé cần học cách vận động. Để làm điều đó, bạn nên tập thể dục với bé mỗi sáng, chỉ là đi dạo hoặc chạy bộ trong công viên, hoặc thậm chí chơi trò đuổi bắt trong nhà. Hướng bé năng động theo cách này sẽ giúp bé thon gọn và không bị béo phì về sau.
Biết tôn trọng người khác và tôn trọng mình
Những thói quen tốt mẹ cần dạy cho trẻ
Cần dạy trẻ biết tôn trọng không chỉ người lớn tuổi mà ngay cả các bạn đồng trang lứa với mình. Trẻ nên học phép lịch sự và tôn trọng khi nói chuyện với người lớn và bạn đồng tuổi. Trẻ không nên ngắt lời người lớn tuổi. Để dạy trẻ thói quen này, hãy bắt đầu bằng cách dạy trẻ biết tôn trọng chính mình, biết nói "xin lỗi" và "cảm ơn". Trẻ không nên học sử dụng những từ lóng hoặc những từ ngữ dung tục.
Nghĩ về khía cạnh tích cực
Trong cuộc sống không thể tránh khỏi việc ghét một ai đó. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ thể hiện sự ác cảm, ghét hoặc căm thù người khác ngay trước mặt trẻ. Hãy dạy trẻ tôn trọng mọi người và nhìn vào ưu điểm, mặt tích cực của người khác dù họ gây phiền phức đến thế nào đi chăng nữa. Điều đó sẽ dạy trẻ coi trọng giá trị của mỗi người và giúp trẻ hình thành cách đánh giá tích cực về con người.
Thể hiện sự yêu thương
Hãy luôn thể hiện của bạn với các thành viên trong gia đình, người thân và bạn bè. Điều đó sẽ giúp trẻ cảm nhận được điều này và học được cách yêu thương vô điều kiện. Trẻ cần hiểu rằng không có gì lớn hơn tình yêu và khi chúng ta trao đi tình yêu thương thì nó sẽ quay lại và được nhân lên nhiều lần. Yêu thương là cách tốt nhất để giúp trẻ học hỏi những điều tích cực, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Khiêm nhường
Không ít lần chúng ta được chứng kiến nhiều trẻ cư xử rất kiêu căng và ngạo mạn. Chúng bắt nạt trẻ nhỏ hơn và đưa ra những nhận xét gây tổn thương. Là phụ huynh, bạn nên ý thức cao về an toàn của con bạn và bảo vệ trẻ khỏi bị bạn trêu chọc và bắt nạt. Một đứa trẻ cần phải được dạy tính khiêm nhường và đối xử với mọi người bình đẳng. Hành vi hung hăng ở một đứa trẻ không nên được khuyến khích. Giận dữ có thể khiến trẻ có xu hướng trở nên bướng bỉnh về sau.
Giúp đỡ người khác 
Những thói quen tốt mẹ cần dạy cho trẻ
Một trong những thói quen tốt là trẻ nên biết giúp đỡ người khác. Hãy để trẻ khởi đầu bằng những việc đơn giản như đỡ đần mẹ làm việc nhà, làm bếp, mang giúp vật nặng hoặc dẫn người già băng qua đường.
Lòng tự tin và không xét đoán
Trẻ cần được dạy biết tôn trọng giá trị của những người khác và không bao giờ thỏa hiệp với bất cứ hành vi nào có thể gây tổn hại cho thanh danh của một ai đó. Trẻ không nên phán xét về vẻ bề ngoài hoặc hoàn cảnh của người khác. 
Tính kiên nhẫn và quan tâm chăm sóc
Một trong những thói quen tốt cần thiết nhất cho trẻ em là biết yêu thương và tôn trọng tất cả mọi người và mọi tạo vật. Trẻ không nên đối xử tàn nhẫn với động vật: trẻ phải có lòng nhân từ và đức tha thứ. Để được như thế, điều quan trọng là phải giúp trẻ giữ sự trong trẻo và khiêm tốn. Cha mẹ cần tạo điều kiện để trẻ dành nhiều thời gian với ông bà và cha mẹ để hai thế hệ già trẻ có thể thông hiểu và yêu thương nhau. 
Trẻ em như tờ giấy trắng và hơn thế nữa chúng lại là những quan sát viên rất tinh tế. Chúng có thể nhanh chóng tiếp nhận những tín hiệu và hướng dẫn về thông qua việc quan sát cách hành xử của người lớn. Vì thế, cách tốt nhất để dạy trẻ là hãy làm gương tốt cho trẻ noi theo. 
Xây dựng thói quen tốt cho trẻ em và giúp trẻ thấm nhuần các giá trị này cần phải đi đôi với nhau. Những thói quen tốt này một khi được khắc sâu trong hành vi của trẻ sẽ đảm bảo rằng con bạn lớn lên trở thành một người có tính kỷ luật, nhân hậu, chín chắn biết yêu thương và chăm sóc người khác và vì thế chúng không chỉ là những công dân tốt của mà sẽ rất hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.


Bố mẹ cần bỏ ngay những thói quen xấu khi dạy trẻ

Hãy nhận đi: Bạn cũng mắc phải những lỗi này. Thực ra đó là chuyện thường tình, vì nhiều người khác cũng vậy. Nhưng nếu muốn cải thiện thực sự mối quan hệ giữa bạn với bọn trẻ, đã đến lúc bạn phải thay đổi.
1. Phán xét các ông bố bà mẹ khác
Sai lầm này với ai thì cũng rất khó sửa. Chúng ta dễ dàng chỉ trích những người mẹ quát mắng con cái ầm ĩ ở quầy thanh toán siêu thị, hay bĩu môi trước một ông bố cho con thức khuya quá 11h. Nhưng thay vì tập trung năng lượng vào việc mắng mỏ cái sai, hãy dành nhiều thời gian hơn để nói về những gì ta đã làm đúng.
2. Tự dè bỉu mình
Có lần nào bạn tự trách mình bằng những ngôn từ không lấy gì làm dễ nghe cho lắm? “Trời, mình ngu quá!” là một thí dụ. Ai cũng có những lúc sai lầm nhưng hãy cân nhắc khi bạn tự mắng mỏ, trách móc mình quá tiêu cực, nhất là khi bọn trẻ đang ở gần đó và có thể nghe được. Trẻ con luôn hướng tới người lớn để cảm nhận sự an toàn, thoải mái.
Chúng sẽ cảm thấy ra sao nếu biết bố hoặc mẹ chúng cảm thấy tự ti về mình dù chỉ là trong một tích tắc? Và nếu như chúng phải nghe những lời tự ti đó một cách thường xuyên, đừng bất ngờ nếu bạn thấy chúng cũng bắt đầu nói những lời tương tự về bản thân. Bài học rút ra ở đây là: Hãy trân trọng bản thân mình.
3. Không dành thời gian và không gian riêng cho gia đình
Lần cuối cùng bạn đi nghỉ mà không kè kè điện thoại bên mình hoặc cắm mặt vào chiếc máy tính bảng là khi nào? Cảnh tượng một gia đình vào nhà hàng nhưng cả bố lẫn mẹ đều dán mắt vào màn hình điện thoại và không ai nói với ai câu nào có quen thuộc với bạn hay không? Công nghệ hiện đại đã khiến chúng ta quá mắc nghiện, các bậc phụ huynh tỏ ra bận rộn hơn bao giờ hết nhưng thử hỏi tất cả những thao tác chạm, quệt, vuốt đó có giúp cải thiện mối quan hệ giữa bạn với lũ trẻ hay không? Hãy thử cách ly các thiết bị công nghệ một lúc lâu.
Có thể đặt ra những quy tắc như không dùng điện thoại hoặc tablet sau 7h tối. Hãy trò chuyện với con nhiều hơn. Chơi cờ cùng con. Đi dạo cả nhà. Bạn sẽ bất ngờ với kết quả: Tâm trạng tốt hơn, kết nối với lũ trẻ nhiều hơn.
4. Giận cá chém thớt
Dù đó là chồng cũ/vợ cũ, họ hàng, bố mẹ chồng/vợ hay giáo viên của bọn trẻ, chắc chắn trong cuộc sống sẽ có lúc bạn phát điên vì những người đó. Nhưng hãy nhớ: chỉ thể hiện cảm xúc khi không có mặt lũ trẻ ở đấy. Chúng không cần phải nghe những điều tồi tệ về một người mà chúng yêu quý. Hãy giữ cho câu chuyện chỉ giới hạn giữa người lớn với nhau mà thôi.
Thói quen xấu cần bỏ
5. Cố kiểm soát mọi chuyện
Chúng ta không bao giờ muốn nhìn thấy trẻ vấp ngã, tổn thương hay thất vọng. Nhưng cuộc sống là thế. Bạn không thể kiểm soát từng hành động nhỏ của trẻ, bởi chỉ có làm thử và trải nghiệm mới giúp trẻ trưởng thành. Hơn nữa, kiểm soát quá đà cũng khiến cho trẻ có xu hướng nổi loạn nhiều hơn. Hãy để cho trẻ có không gian để phạm sai lầm. Hãy cho chúng cơ hội rút ra bài học từ chính trải nghiệm sống. Điều đó về lâu dài sẽ tốt hơn cho chúng.
6. Chụp ảnh mọi thứ
Hãy chụp ít ảnh hơn. Xin đừng hiểu lầm. Chúng tôi không cố khuyên bạn vứt máy ảnh ở nhà vào dịp sinh nhật con, lễ tốt nghiệp hay kỳ nghỉ gia đình. Tất nhiên, bạn muốn lưu giữ những khoảnh khắc đặc biệt. Nhưng đôi khi, chỉ đôi khi thôi, hãy tạm quên đi chiếc máy ảnh để thực sự đắm mình vào những khoảnh khắc như vậy.
7. Dễ tính quá mức
Thật dễ dàng khi bỏ vài đồng cho bọn trẻ mua một cây kem/món đồ chơi/ ứng dụng và khiến chúng thỏa mãn. Nhưng đừng làm việc đó mỗi ngày, đừng chiều lòng trẻ quá đà, bằng không lũ trẻ sẽ không biết cách chấp nhận câu từ chối từ bạn. Hãy đặt ra những giới hạn để trẻ tuân thủ.
8. Giả vờ như mình đang có một khoảng thời gian tuyệt vời
Bạn và lũ trẻ cùng xem phim. Nhưng sau vài cảnh đầu tiên, bạn bắt đầu rút điện thoại ra, check email/gửi tin nhắn hoặc lướt Facebook. Bạn có thể chụp một bức ảnh ghi lại cảnh lũ trẻ đang say sưa xem phim rồi post lên Facebook với lời chú thích: “Khoảnh khắc ấm cúng”.
Nghe quen chứ? Đúng, có vẻ như tất cả chúng ta đều đã trải qua khoảnh khắc như vậy. Nhưng sự thật là bạn không hề gắn bó với hoạt động đó chút nào và bọn trẻ có thể cảm nhận được điều đó. Chúng có thể sẽ hỏi bạn: “Bố mẹ, sao bố mẹ không xem?”. Chúng đủ nhạy cảm để biết là bạn đang không có cùng mối quan tâm với chúng.
9. Không nói “Mẹ/Bố yêu con”
“Mẹ/Bố yêu con”, một câu nói đơn giản chỉ gồm 3 từ nhưng lại bị các bậc phụ huynh tiết kiệm đến khó tin. Họ không biết rằng, với con trẻ, cảm giác biết mình được yêu thương là một món quà vô giá. Bạn có thể cho chúng biết điều đó thông qua cả hành động lẫn ngôn từ. Hãy nói với chúng rằng bạn yêu chúng. Hãy để chúng nghe được những từ ngữ kỳ diệu đó. Điều này cũng đúng với cả những đứa trẻ đã lớn – không bao giờ là quá muộn để nói bạn yêu con cả.

Nguồn tin từ:  shopdochoicuabe.blogspot.com

Những thực phẩm ngon, rẻ giúp nuôi con thông minh


Không nhất thiết phải tìm mua những món đắt tiền, mẹ có thể bổ sung các món ngon-bổ-rẻ dưới đây để giúp con có trí nhớ tốt, tư duy hiệu quả.
Muốn bé thông minh, nhanh nhẹn, mẹ đừng quên đưa những món sau vào thực đơn của con thường xuyên để giúp bé phát triển trí não.
Nước quả lựu

[​IMG]
Mẹ cũng có thể cho bé ăn lựu nhưng đối với các bé còn nhỏ, chưa có khả năng nhằn hạt thì tốt nhất nên cho bé uống nước lựu ép. Trong lựu có chứa rất nhiều các chất chống ô-xy hóa, giúp bảo vệ não khỏi các gốc tự do.
Không một bộ phận nào trên cơ thể người lại nhạy cảm và dễ bị tấn công bởi các gốc tự do hơn bộ não. Vì thế mà việc bổ sung những loại thực phẩm giàu chất chống ô-xy hóa như lựu cho bé là việc làm cần thiết để đảm bảo bé có trí nhớ tốt, tư duy hiệu quả. Lựu có màu đẹp, bắt mắt, vị chua ngọt hấp dẫn nên rất dễ uống.
Cà chua
Cà chua chứa chất lycopene – một chất chống ô-xy hóa cực kì mạnh mẽ giúp chống lại bệnh mất trí nhớ và có khả năng cải thiện tâm trạng, giúp tinh thần phấn chấn, tươi tỉnh.
Dầu dừa
Dầu dừa nguyên chất tinh khiết giàu chất béo có lợi giúp não bộ hoạt động tốt, chống viêm và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ. Bên cạnh đó, dầu dừa còn có điểm chung giống sữa mẹ ở thành phần axit lauric, có tác dụng tăng cường chức năng hệ miễn dịch và cải thiện hệ tiêu hóa. Kể từ khi bé tập ăn dặm là mẹ có thể nêm dầu dừa vào các món cháo, bột cho bé.

[​IMG]
Trứng
6 năm đầu đời của các em bé là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong việc hình thành trung tâm trí nhớ ở não bộ và choline là dưỡng chất không thể thiếu cho quá trình này. Một chiếc lòng đỏ trứng có chứa khoảng 200 milligam choline, đáp ứng được gần đủ nhu cầu của trẻ. Trứng còn chứa sắt, folate, vitamin A, D, cực kì cần thiết cho sự phát triển thể chất của trẻ.
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh và các loại rau khác thuộc họ nhà cải như cải chíp, cải bắp, cải bó xôi,… giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất sắt, rất tốt cho tuần hoàn máu lên não.
Mặc dù các loại cá như cá hồi, cá ngừ,… chứa nhiều axit béo omega-3 rất tốt cho não nhưng Không nhất thiết phải mua cá đắt tiền cho con mới tốt. Mẹ chỉ cần đảm bảo đưa món cá thường xuyên vào thực đơn của bé, thay vì chỉ ăn thịt là đã giúp con hấp thụ được một lượng axit béo omega-3 đáng kể cũng như nhiều loại protein khác nhau.

[​IMG]
Quả bơ
Bơ là ‘thực phẩm vàng’ vừa dễ tiêu hóa, có mùi thơm hấp dẫn lại nhiều vitamin E và axit béo omega-3 – những dưỡng chất không thể thiếu cho một bộ óc minh mẫn, khỏe mạnh.
Cà rốt
Cà rốt vốn được biết đến là thực phẩm bổ mắt, ngoài ra đây cũng là loại rau củ rất tốt cho não. Hợp chất luteolin dồi dào trong cà rốt có tác dụng kháng viêm cho não bộ hiệu quả. Ngoài ra, một số thực phẩm như dầu oliu, ớt chuông và cần tây cũng là những thực phẩm giàu chất luteolin tuyệt vời này.

Dạy trẻ những kĩ năng sống quan trọng

Trong thời đại công nghệ ngày nay, trẻ em dường như được học cách làm thế nào để sử dụng máy tính truy cập vào mạng Internet nhiều hơn kỹ năng sống cơ bản. Nên dạy kỹ năng sống ngay từ nhỏ giúp trẻ tạo dựng được nền tảng cơ bản trong suốt những năm thơ ấu của mình. Sớm dạy trẻ những kỹ năng sống dưới đây:
1. Quản lý tiền
Một kỹ năng sống quan trọng cần dạy cho trẻ là việc quản lý tiền bạc một cách hợp lý. Hãy bắt đầu bằng việc đưa ra trợ cấp cho con bạn. Tuy nhiên, cần phải cho trẻ biết rằng, tiền không thể tự do chi tiêu theo ý muốn. Thêm nữa, hãy là một tấm gương tốt. Trẻ sẽ quan sát việc chi tiêu của bạn và xem bạn có làm những gì mà bạn nói không.
2. An toàn
Dạy trẻ em không nói chuyện với người lạ chỉ là một phần của việc dạy chúng kĩ năng ứng xử khéo léo khi đi trên đường. Hãy chắc chắn rằng con bạn biết những người mà chúng có thể tìm được sự giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp khi xa nhà, chẳng hạn như một nhân viên cảnh sát hay giáo viên. Hãy luôn luôn nhắc nhở trẻ bình tĩnh giải quyết những khó khăn với một suy nghĩ tích cực rằng hầu hết mọi người đều tốt bụng và sẵn sàng giúp đỡ.
Dạy các biện pháp an toàn cơ bản khi bạn tham gia các hoạt động, chẳng hạn như đợi tín hiệu cho phép đi bộ tại nút giao thông, và mặc đồ bảo hộ trong khi chèo thuyền hoặc sử dụng các công cụ.
kỹ năng sống quan trọng cần dạy trẻ
3. Những lựa chọn khôn ngoan
Việc đưa ra quyết định có vẻ quá sức với trẻ. Với nhiều phương án lựa chọn trong mọi lĩnh vực về cuộc sống, thật khó để biết được lựa chọn nào là tốt nhất. Bắt đầu dạy con bạn làm thế nào để có những lựa chọn trong khi chúng còn nhỏ. Một đứa trẻ mẫu giáo có thể được tùy chọn thực đơn cho bữa ăn trưa. Làm cho nó đơn giản đối với trẻ bằng cách chỉ đưa ra hai lựa chọn.
Khi một đứa trẻ dần lớn lên, hãy cho trẻ nhiều tự do hơn trong việc lựa chọn quần áo, các địa điểm du lịch và các hoạt động ngoại khóa. Tất nhiên, là phụ huynh bạn có quyền quyết định cao nhất. Tuy nhiên, đồng hành với trẻ trong việc ra quyết định có thể dạy cho trẻ những bài học quan trọng, chẳng hạn như những quyết định của trẻ ảnh hưởng như thế nào tới người khác.
4. Trách nhiệm
Dạy cho trẻ về tinh thần trách nhiệm có thể là một nhiệm vụ không dễ dàng. Hãy bắt đầu dạy một đứa trẻ về trách nhiệm bằng cách đưa ra công việc cụ thể của bé, chẳng hạn như dọn dẹp chỗ chơi hay phòng ngủ, hoặc là giúp đỡ bố mẹ lau bàn ăn.
Cách giáo dục chính vẫn là việc bạn tự làm gương cho trẻ. Hãy chỉ cho con bạn làm thế nào để hoàn thành những cam kết bằng cách chính bạn hoàn thành những điều đó. Ngoài ra, nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khó khăn khi ngồi lại và dõi theo việc con mình phải chịu những hậu quả gì khi không làm tròn trách nhiệm. Tuy nhiên, việc luôn luôn thay thế trẻ xử lý những tình huống khó khăn sẽ chỉ làm chúng ngày càng dựa dẫm vào người khác.

Nguồn tin từ:  shopdochoicuabe.blogspot.com

Cách phòng tránh bệnh hô hấp ở trẻ lúc giao mùa

Thời tiết chuyển từ thu sang đông, nhiệt độ thay đổi thất thường, nắng hanh khô ban ngày và se lạnh buổi tối kèm theo sương mù sáng sớm. Đây là thời điểm thuận lợi làm tăng các bệnh ở trẻ, nhất là ở những bé có hệ miễn dịch yếu, dẫn đến tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp gia tăng.

Đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi trẻ hít thở. Đối với trẻ, đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh dễ lây lan hơn. Đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, bệnh đường hô hấp thường xuyên tấn công do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém. chính vì vậy, trẻ không đủ sức chống đỡ với sự tấn công của các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.
Các bệnh thường gặp khi giao mùa như:
Viêm họng cấp tính:
Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh thường thấy do loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A, có nhiều trường hợp do vi rút. Nếu không được chữa trị hiệu quả, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, viêm khớp, biến chứng tại cơ tim và van tim.
Chính vì vậy, cha mẹ nên quan tâm đúng mức tới sức khỏe của trẻ, cần thiết phải cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng.
Viêm VA: Thường xảy ra ở trẻ từ 6-7 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn.
Biểu hiện của bệnh là: Trẻ bị sốt trên 38oC, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy, mủ. Trẻ cũng bị ngạt mũi. Bệnh thường kèm theo ho, nếu có biến chứng viêm phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng hơn nhiều. Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc...
Viêm amidan
- Triệu chứng đầu tiên khi trẻ bị viêm amindan, trẻ sẽ cảm thấy khó nuốt, đau trong họng, cơn đau đôi khi kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Trẻ có thể lạc giọng hoặc mất hẳn giọng nói, trẻ cảm thấy rất mệt mỏi và có thể sốt cao hơn 38oC.
- Bên cạnh đó, khi trẻ bị amidan trẻ sẽ cảm thấy miệng khô đắng, lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ và góc hàm của trẻ có thể nổi hạch.
- Trong trường hợp trẻ bị viêm amidan mãn tính trẻ sẽ ngáy khi ngủ và chủ yếu thở bằng miệng. Khi nói chuyện, trẻ sẽ phát âm giọng mũi hoặc khó khăn khi phát âm. Tình trạng amidan mãn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ và sẽ ảnh hưởng đến chức năng tai của trẻ.
Viêm khí phế quản, biến chứng viêm phổi:
Khí quản là ống dẫn lớn nhất trong hệ thống hô hấp. Viêm khí phế quản có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết hoặc bị viêm họng, viêm mũi do không chữa trị hiệu quả kịp thời hoặc theo diễn biến của bệnh... Nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ, nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ bị nhiễm trùng lan rộng và sâu hơn vào phế quản phổi, phế nang và nhu mô phổi rất nguy hiểm với các triệu chứng sốt cao, ho khạc, ho đàm đặc, có màu xanh hoặc vàng, trẻ nằm ìmột chỗ, li bì.
Cúm:
Trẻ em là nhóm mắc căn bệnh này nhiều do sức đề kháng chưa hoàn thiện khiến vi rút cúm dễ dàng gây bệnh. Bệnh lý sẽ bộc phát khi có 3 yếu tố tham gia là mầm bệnh, số lượng mầm bệnh và sức đề kháng của cơ thể. Trong cúm, mầm bệnh là các vi rút cúm lây trực tiếp do tiếp xúc, giao tiếp hàng ngày, đặc tính vi rút là sinh sôi nảy nở nhanh nên có số lượng ồ ạt tấn công cơ thể, nhất là những trẻ có hệ miễn dịch yếu.
Triệu chứng thường thấy như sốt nhẹ, có thể ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, nghẹt mũi, chán ăn, đặc biệt là hắt hơi nhiều và chảy nước mũi trong. Tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà thời gian bệnh kéo dài hay rút ngắn, giảm nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn. Thậm chí, một số bệnh cúm diễn tiến nhanh và ồ ạt có thể khiến tử vong.
Vì vậy, cha mẹ không nên xem nhẹ căn bệnh này và quan tâm đúng mức sức khỏe của trẻ, cần thiết phải cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng.
Để phòng bệnh cha mẹ cần:
- Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
- Không nên cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp và những chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá.
- Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như: Kem, đá.
- Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả.
- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
- Tiêm phòng vắc xin để phòng chống các loại bệnh cho trẻ.
Một điều các bậc phụ huynh cần lưu ý đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi này khi mắc bệnh thì diễn biến thường nặng và khó lường... Do đó, nếu những bệnh lý này không được phát hiện, điều trị, xử trí sớm và đúng, sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: Suy hô hấp cấp, viêm phổi, viêm tai, viêm màng não, áp xe phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi và có thể dẫn đến tử vong.

Nguồn tin từ:shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Phòng tránh bệnh cho trẻ khi thời tiết thay đổi


Thơi tiết giao mùa, khí hậu nước ta thường thay đổi  làm cho cơ thể con người nếu thích nghi không kịp sẽ có những phản ứng không mong muốn. Nhạy cảm như trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, khi chuyển mùa từ nắng sang mưa, từ khô sang ẩm, lạnh, càng cần phải đặc biệt chú ý và chăm sóc sức khỏe cẩn thận.

BS.CK2.Nguyễn Thị Thanh - Trưởng khoa Nội 1 cho biết, khi thời tiết thay đổi, bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khí hậu là da và đường hô hấp. Thường da của chúng ta sẽ khô ráp hơn, có khi có cảm giác bong tróc , hơi rát và có khi khô da, bong vẩy. Ở trẻ nhỏ, nhất là ở trẻ có cơ địa dị ứng, như cha hay mẹ có tiền căn viêm mũi dị ứng, nồi mề đay hay suyễn, trẻ dễ bị khô da và nếu không kịp thời phòng ngừa thì khô da dễ dẫn đến chàm da.
Khi trời se lạnh hơn, không khí vào đường thở của bé không được sưởi ấm (do đường hô hấp của trẻ ngắn hơn và không có lông sưởi như ở người lớn), trẻ dễ bị nhiễm lạnh đường hô hấp , dễ bị nhiễm virus hơn, biểu hiện bằng hắt hơi sổ mũi, ho, khò khè,  nặng hơn là viêm đường hô hấp dưới. Những  trẻ có tiền căn dị ứng, khi bị cảm lạnh hay nhiễm siêu vi, sẽ dễ làm khởi phát cơn suyễn.
Nguyễn Thị Thanh khuyến cáo,  khi thời tiết chuyển sang lạnh, phụ huynh nên lưu ý:
- Giữ ấm cho trẻ, mang vớ đội mũ khi ra ngoài. Trong phòng giữ ấm và thoáng cho trẻ.
- Uống nước nhiều, giúp da và đường hô hấp luôn ẩm.
- Bú sữa mẹ nhiều nếu được, và ăn dặm đúng cách, nhằm cung cấp đầy đủ những dưỡng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ, trong đó có hệ miễn dịch của cơ thể.
- Chích ngừa đầy đủ.
- Khi da bé hơi khô, lập tức bôi những loại kem giữ ẩm cho bé.
- Tắm rửa cho trẻ  mỗi ngày, ngay cả khi trời lạnh , nhưng bằng nước ấm.
- Khi bé hắt hơi sổ mũi thì nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, mát xa lưng và tay chân trẻ bằng ít dầu khuynh diệp để kích thích máu huyết lưu thông , tăng cường miễn dịch.
- Khi trẻ bệnh nên đưa đi khám, không nên tự ý dùng thuốc.
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ
Để tang cường sức đề kháng cho trẻ, các bậc cha mẹ cần áp dụng thường xuyên để tăng cường sức khỏe:

 - Giúp trẻ ăn bổ, ngủ ngon, học đủ, chơi an toàn. Chọn thức ăn nóng, uống nước ấm. Tránh ăn thức ăn lạnh, quá mặn hoặc quá ngọt.

- Giữ da và rốn trẻ sạch khô. Dùng kem dưỡng ẩm duy trì độ ẩm da. Cắt móng tay ngắn, tránh gãi ngứa. Không tự ý băng, đắp thuốc theo kinh nghiệm.

- Dạy trẻ thói quen vệ sinh: Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Người chăm sóc cũng phải thường xuyên rửa tay trước khi ẵm bồng hoặc chăm sóc trẻ, chế biến thức ăn và cho trẻ ăn uống.
Mùa lạnh ở nước ta có sự chênh lệch thời tiết trong ngày, lạnh nhiều vào chiều tối và buổi sáng nhưng lại nóng hơn vào buổi trưa, trong khi đó khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể lại giảm theo tuổi do vậy trẻ em bị mất nhiệt nhanh hơn so với người lớn trẻ có nguy cơ bị nhiễm lạnh, dễ gây ho và các bệnh hô hấp. Do vậy, các bậc cha mẹ không nên chủ quan để ho của trẻ trở nặng, khó điều trị.

Nguồn tin từ: 

Cách chăm sóc trẻ trong ngày hè

Thời tiết mùa hè nắng mưa thất thường; nhiệt độ không khí dao động, độ ẩm môi trường cao... là cơ hội cho vi khuẩn, virut phát triển và gây bệnh. Để chủ động phòng ngừa, các bậc cha mẹ cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

 Hình ảnh Chăm sóc trẻ trong ngày hè nắng nóng số 1

Chú ý bảo đảm đủ dinh dưỡng cho trẻ

Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn quả xanh, rau sống, uống đủ nước, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, vệ sinh khi pha chế sữa cho bé, khi chế biến thực phẩm;

Chú ý chăm sóc trẻ chu đáo

Bảo đảm vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường; hằng ngày nên nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ (vài ba lần/ngày) bằng dung dịch natri clorit 0,9% để làm sạch mũi, mắt;

Không để trẻ chơi đùa ngoài trời nắng

Mỗi khi ra nắng hay đi học phải đội mũ, nón rộng vành; có đủ nước cho trẻ uống khi ở nhà và cả khi ở trường.

Nhà ở phải sạch sẽ, thoáng mát và đủ ánh sáng

Khi dùng quạt điện, nên đặt quạt hướng về phía tường hoặc màn để làm mát; không để quạt xối gió thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ. Ở đô thị, nếu có sử dụng máy điều hoà nhiệt độ, nên để nhiệt độ trong phòng thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài khoảng 8-10oC hoặc duy trì nhiệt độ trong phòng khoảng 28oC; nhớ cho trẻ uống đủ nước để khỏi bị khô họng, nhất là khi ngồi lâu trong phòng điều hoà nhiệt độ; để tránh cho trẻ (và cả người lớn) khỏi ngạt mũi, viêm họng, đau đầu, chóng mặt nên để trong phòng một chậu nước hoặc thỉnh thoảng lau sàn nhà bằng khăn ẩm để duy trì độ ẩm trong phòng. Khi định ra ngoài phòng lạnh nên từ từ mở rộng cửa, đợi 2-3 phút sau mới ra khỏi phòng (để cơ thể có thời gian thích nghi với không khí bên ngoài).

Nhớ cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay để tránh muỗi đốt

Ngủ màn, kể cả giấc ngủ ban ngày của trẻ; phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, loại bỏ nơi muỗi đẻ (vũng nước đọng, lon bia, vỏ dừa, mảnh chai lọ đọng nước mưa); thả cá đuôi cờ vào chum vại bể chứa nước ăn để diệt loăng quăng.

Khi thấy trẻ sốt cần theo dõi sát sao

Nếu trẻ sốt từ 38,5oC trở lên cần hạ sốt cho bé bằng cách nới rộng quần áo, chườm khăn dấp nước ấm vào trán, nách, bẹn; cho uống thuốc hạ sốt (paracetamol),  rồi cho bé đi khám bệnh ngay.     

Nguồn tin từ :shopdochoicuabe.blogspot.com

Thực phẩm rẻ tốt cho trí não của bé

Không nhất thiết phải tìm mua những món đắt tiền, mẹ có thể bổ sung các món ngon-bổ-rẻ dưới đây để giúp con có trí nhớ tốt, tư duy hiệu quả.
Muốn bé thông minh, nhanh nhẹn, mẹ đừng quên đưa những món sau vào thực đơn của con thường xuyên để giúp bé phát triển trí não.
Nước quả lựu
[​IMG]
Trong lựu có chứa rất nhiều các chất chống ô-xy hóa, giúp bảo vệ não khỏi các gốc tự do.
Mẹ cũng có thể cho bé ăn lựu nhưng đối với các bé còn nhỏ, chưa có khả năng nhằn hạt thì tốt nhất nên cho bé uống nước lựu ép. Trong lựu có chứa rất nhiều các chất chống ô-xy hóa, giúp bảo vệ não khỏi các gốc tự do.
Không một bộ phận nào trên cơ thể người lại nhạy cảm và dễ bị tấn công bởi các gốc tự do hơn bộ não. Vì thế mà việc bổ sung những loại thực phẩm giàu chất chống ô-xy hóa như lựu cho bé là việc làm cần thiết để đảm bảo bé có trí nhớ tốt, tư duy hiệu quả. Lựu có màu đẹp, bắt mắt, vị chua ngọt hấp dẫn nên rất dễ uống.
Cà chua
Cà chua chứa chất lycopene – một chất chống ô-xy hóa cực kì mạnh mẽ giúp chống lại bệnh mất trí nhớ và có khả năng cải thiện tâm trạng, giúp tinh thần phấn chấn, tươi tỉnh.
Dầu dừa
Dầu dừa nguyên chất tinh khiết giàu chất béo có lợi giúp não bộ hoạt động tốt, chống viêm và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ. Bên cạnh đó, dầu dừa còn có điểm chung giống sữa mẹ ở thành phần axit lauric, có tác dụng tăng cường chức năng hệ miễn dịch và cải thiện hệ tiêu hóa. Kể từ khi bé tập ăn dặm là mẹ có thể nêm dầu dừa vào các món cháo, bột cho bé.
[​IMG]
Dầu dừa nguyên chất tinh khiết giàu chất béo có lợi giúp não bộ hoạt động tốt, chống viêm và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.
Trứng
6 năm đầu đời của các em bé là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong việc hình thành trung tâm trí nhớ ở não bộ và choline là dưỡng chất không thể thiếu cho quá trình này. Một chiếc lòng đỏ trứng có chứa khoảng 200 milligam choline, đáp ứng được gần đủ nhu cầu của trẻ. Trứng còn chứa sắt, folate, vitamin A, D, cực kì cần thiết cho sự phát triển thể chất của trẻ.
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh và các loại rau khác thuộc họ nhà cải như cải chíp, cải bắp, cải bó xôi,… giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất sắt, rất tốt cho tuần hoàn máu lên não.
Mặc dù các loại cá như cá hồi, cá ngừ,… chứa nhiều axit béo omega-3 rất tốt cho não nhưng Không nhất thiết phải mua cá đắt tiền cho con mới tốt. Mẹ chỉ cần đảm bảo đưa món cá thường xuyên vào thực đơn của bé, thay vì chỉ ăn thịt là đã giúp con hấp thụ được một lượng axit béo omega-3 đáng kể cũng như nhiều loại protein khác nhau.
[​IMG]
Cá chứa nhiều axit béo omega-3 rất tốt cho não.
Quả bơ
Bơ là ‘thực phẩm vàng’ vừa dễ tiêu hóa, có mùi thơm hấp dẫn lại nhiều vitamin E và axit béo omega-3 – những dưỡng chất không thể thiếu cho một bộ óc minh mẫn, khỏe mạnh.
Cà rốt
Cà rốt vốn được biết đến là thực phẩm bổ mắt, ngoài ra đây cũng là loại rau củ rất tốt cho não. Hợp chất luteolin dồi dào trong cà rốt có tác dụng kháng viêm cho não bộ hiệu quả. Ngoài ra, một số thực phẩm như dầu oliu, ớt chuông và cần tây cũng là những thực phẩm giàu chất luteolin tuyệt vời này.

Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

7 Thực phẩm tăng cường sức đề kháng và miễn dịch

Cơ thế thiếu sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu rất dễ mắc bệnh. Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch là điều cần thiết đối với mỗi người. Dưới đây là 7 loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.

1. Thịt bò cung cấp kẽm tăng sức đề kháng

thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
Thịt bò cung cấp kẽm cho cơ thể
Kẽm là chất dinh dưỡng cần thiết của có thể. Thiếu kẽm là thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất ở bộ phận người Mỹ trưởng thành, đặc biệt là người ăn chay và người cắt giảm thịt bò trong chế độ ăn uống. Thiếu chất kẽm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh vì kẽm giúp tăng sức đề kháng. William Boisvert  một chuyên gia về dinh dưỡng và miễn dịch tại Viện nghiên cứu The Scripps tại La Jolla của Mỹ cho hay nguồn kẽm trong thịt bò giúp phát triển các tế bào bạch cầu, tế bào miễn dịch, qua đó có thể nhận biết và tiêu diệt các vi khuẩn, vi-rút mang bệnh tật xâm nhập vào cơ thể.
Một lạng thịt bò nạc cung cấp khoảng 30% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.

2. Nấm hồi sinh các tế bào máu cải thiện hệ miễn dịch

thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
Nấm cải thiện tăng cường hệ miễn dịch
Nấm được biết đến như thực phẩm duy trì hệ thống miễn dịch làm việc hiệu quả. Giám đốc của Viện Y Thảo dược ở Washington, Douglas Schar cho biết: “Nấm tăng hoạt động và sản xuất tế bào máu trắng của cơ thể theo cách tích cực nhất, đây là điều tốt khi bạn bị nhiễm trùng”.
Nấm hương còn được coi là “cao lương mỹ vị”, là thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein và chất béo cao. Trong nấm hương không những có chứa axit béo không bão hòa cao, mà còn chứa một lượng lớn ergosterol và fungisterol có thể chuyển hóa thành vitamin D, có tác dụng rất tốt trong việc tăng đề kháng với bệnh, phòng ngừa và điều trị bệnh cúm. Nấm hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng.
Nấm có thể sử dụng đa dạng trong bữa ăn, như thêm vào mì, xào với dầu hoặc thêm trứng hay trong pizza. Về cơ bản, đã qua sơ chế hay chế biến, nấm vẫn giữ nguyên được hàm lượng dinh dưỡng của mình và cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

3. Bông cải xanh tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch

thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
Bông cải xanh giúp tăng cường sức đề kháng
Bông cải xanh dễ dàng thấy ở trong các siêu thị và cửa hàng thực phẩm, nó là yếu tố cơ bản để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Một nghiên cứu cho thấy, hóa chất trong bông cải xanh có thể kích thích hệ thống miễn dịch của chuột.
Hơn nữa, bông cải xanh giàu dinh dưỡng, có thể bảo vệ cơ thể tránh bị bệnh tật tấn công. Ngoài ra, loại rau này còn chứa cả vitamin A, vitamin C và glutathione. Có thể thêm một chút pho mát ít béo để làm một món salad với đầy đủ vitamin A, B, C, D giúp cải thiện hệ miễn dịch.

4. Khoai lang tăng cường bảo vệ cơ thể

thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
Khoai lang tạo thành vững chắc bảo vệ cơ thể
Khoai lang có tác dụng tái tạo làn da  bền vững chống lại vi khuẩn, vi-rút và một số tác nhân gây bệnh khác. Da là bộ phận rộng lớn nhất trên cơ thể con người, một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch như bức tường chống lại vi khuẩn, virus, và các vi khuẩn tấn công cơ thể khác và để khỏe mạnh làn da cần được cung cấp vitamin A.“Vitamin A giúp sản sinh các mô liên kết, một thành phần quan trọng của da”, theo tiến sĩ David Katz, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ngăn ngừa bệnh tật Yale-Griffin. Một trong những cách tốt nhất để bổ sung vitamin A là từ thực phẩm chứa beta-carotene (như khoai lang, cà rốt, quả bí đỏ). Beta-carotene khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A.

5. Chè xanh tăng cường vi khuẩn có lợi

thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
Uống chè xanh hằng ngày giúp tăng cường vi khuẩn có lợi
Cơ chế hoạt động của hệ thống miễn dịch khi khỏe mạnh sẽ loại bỏ những vi khuẩn gây hại và sửa chữa những tổn thương lên tế bào, DNA, và thúc đẩy quá trình lão hóa, đồng thời tái tạo tế bào mới hiệu quả. Antioxidants – hợp chất trong trà có thể thu dọn các gốc tự do trước khi chúng phá hoại cơ thể. Trái cây và rau quả cũng cung cấp các chất chống oxy hóa, nhưng trong trà đen và trà màu xanh lá cây có hợp chất chống oxy hóa cao hơn so với các loại rau quả khác. Ngoài ra, hợp chất polyphenol trong trà cao đem đến hiệu quả giảm cân cho người ít vận động.

6. Tỏi tăng cường hệ miễn dịch

thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
Tỏi kích thích enzym hoạt động, kháng khuẩn
Thành phần allicin có nhiều trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn cao. Các nhà khoa học Anh đã khảo sát trên 146 người, một nhóm dùng giả dược và nhóm còn lại dùng chiết xuất từ tỏi trong 12 tuần. Kết quả là nhóm dùng tỏi giảm được tới 70% nguy cơ bị cảm lạnh. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy, ở những ai nhai hơn 6 múi tỏi mỗi tuần, nguy cơ bị ung thư ruột kết giảm được 30% và tỷ lệ này ở ung thư dạ dày là 50%.
Tỏi có chứa một số chất chống oxy hóa có thể chống lại những vi khuẩn tấn công hệ miễn dịch. Trong đó bao gồm cả  khuẩn H. pylori có liên quan tới bệnh viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Sử dụng tỏi trong bữa ăn hàng ngày là cách để kích hoạt những enzym tăng hệ miễn dịch.

7. Cá bổ sung  omega-3 tăng cường sức đề kháng

thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
Cá bổ sung chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng
Cá hồi, cá thu và cá trích là nguồn phong phú a-xít béo omega-3g giúp giảm chứng viêm sưng, tăng lượng khí ô-xy vào cơ thể và bảo vệ phổi khỏi bị nhiễm lạnh hoặc các chứng bệnh về đường hô hấp. Bạn có thể ăn 2 khẩu phần cá mỗi tuần để bổ sung dưỡng chất cần thiết.

Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những thực phẩm giúp tăng trí nhớ

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh được rằng một số loại thực phẩm và trái cây như  táo, sơ ri, hành tím, dâu tây, trứng, cá,... có chứa các chất chống Oxy hóa Quercetin và chất có lợi cho não anthocyanin. Đây là những thực phẩm có công dụng tăng trí nhớ hiệu quả.

Táo chứa hàm lượng Quercetin cao

Táo chứa hàm lượng Quercetin cao
Quericetin là một chất chống ôxy hóa, có tác dụng chống lại bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer, giúp bồi bổ tim, phòng ngừa tai biến tim mạch... Quercetin được tìm thấy nhiều nhất trong vỏ táo, rồi mới đến phần thịt của táo. Ở táo đỏ còn chứa Anthocyanin - hợp chất tốt cho não.

Sơri có chứa anthocyanin có lợi cho não.

Sơri có chứa anthocyanin có lợi cho não.
Sơ ri cũng có vỏ màu đỏ thắm như táo, trái sơri chứa nhiều Anthocyanin có lợi cho não.

Hành tím chứa Anthocyanin và Quercetin.

Hành tím chứa Anthocyanin và Quercetin.
Hành tím là một trong những gia vị quan trọng ở các bữa ăn, hành được xem là phương thuốc dân gian giúp bồi bổ và tăng cường trí nhớ.

Dâu tây giúp bảo vệ não

Dâu tây giúp bảo vệ não
Dâu tây giúp bảo vệ não và giảm nguy cơ phát triển bệnh suy giảm chức năng ở người lớn tuổi. Dâu tây chứa Folate - một loại Vitamin giúp làm giảm lượng Homocysteine trong máu. Mà theo nghiên cứu cho biết, quá nhiều Homocysteine trong máu sẽ làm tổn thương tế bào não và gây bệnh Alzheimer.

Cải bó xôi có chứa Quercetin giúp bồi bổ trí nhớ

Cải bó xôi có chứa Quercetin giúp bồi bổ trí nhớ
Cải bó xôi (hay còn gọi là rau chân vịt) chứa Quercetin giúp bồi bổ trí nhớ, là nguồn cung cấp Omega-3 và Acid Folic giúp ngăn ngừa bệnh tim, giảm nguy cơ đột quỵ. Ăn cải bó xôi còn giúp tăng cường cơ bắp, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Củ cải đỏ chứa hợp chất giúp tăng cường trí nhớ

Củ cải đỏ chứa hợp chất giúp tăng cường trí nhớ
Cũng giống như hành tím, củ cải đỏ cũng chứa Anthocyanin - hợp chất giúp tăng cường trí nhớ.

Lòng đỏ trứng giàu Colin

Lòng đỏ trứng giàu Colin
Colin được giới khoa học đánh giá là loại chất tuyệt vời đối với não bộ. Những thực phẩm như cá, gan, trứng đều giàu Colin. Colin tác động tới các hệ cơ thể, được sử dụng như thuốc để tăng cường hoạt động của các tế bào gan. Chất Colin ảnh hưởng tốt tới trí nhớ, đặc biệt tới cơ chế "ghi nhớ" của bộ nhớ.
Lòng đỏ trứng là thức ăn chứa nhiều Colin nhất, trong một lòng đỏ trứng, có gần 500mg chất Colin. Tuy nhiên, chỉ có lòng đỏ trứng "ốp la" mới mang lại nhiều Colin, nếu trứng chiên chín thì lượng Colin trong lòng đỏ không còn nữa.

Nho giúp não bộ hoạt động hiệu quả

Nho giúp não bộ hoạt động hiệu quả
Chất đường đặc biệt trong quả nho có khả năng cung cấp nguồn năng lượng giúp não bộ hoạt động hiệu quả. Nho đỏ, tím, hay đen đều chứa Quercetin và Anthocyanin, những chất giúp tăng cường trí nhớ.

Chuối giầu Serotonin

Chuối giầu Serotonin
Trong 100g chuối chứa 1,7mg Serotonin. Đây là Hormone cần thiết cho não, giúp bạn chống lại Stress và tập trung tốt.

Sữa chua chứa 2 loại Axit Amin quan trọng

Sữa chua chứa 2 loại Axit Amin quan trọng
Trong sữa chua có chứa hai loại Axit Amin quan trọng là Tryptophan và Tyrosine. Tryptophan có tác dụng giúp não thư giãn còn Tyrosine giúp não năng động hơn. Ngoài ra còn có nhiều trong sữa, phô mai, thịt, cá, hạt hướng dương, hạt bí đỏ, mè, đậu phộng, tảo Spirulina.

Con hàu chứa nhiều kẽm tốt cho não

Con hàu chứa nhiều kẽm tốt cho não
Trong thịt hàu chứa nhiều chất kẽm, là chất rất quan trọng cho trí não. Thiếu kẽm sẽ gây suy yếu hoạt động của não, dẫn đến tình trạng mơ màng thiếu tập trung, rối loạn vị giác và khứu giác.

Cá chứa chất làm tăng trí nhớ thông minh

Cá chứa chất làm tăng trí nhớ thông minh
Trong các loại cá béo như cá ba sa, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi có nhiều chất Omega-3 là chất làm tăng trí thông minh. Để hoạt động trí não được tốt thì các bạn nên ăn ít nhất ba lần cá trong tuần..

Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com