Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Trong suốt thời Gian mang thai các thực phẩm cần tránh

Trong suốt thời gian mang thai, có 1 số loại thức ăn nhất định Mẹ nên tránh hoặc hạn chế dù có thể Mẹ rất thích ăn chúng. Mẹ hãy tham khảo những loại thức ăn bên dưới để đảm bào sức khỏe cho cả Mẹ và Bé nhé:

Sữa chua hoặc các các sản phẩm làm từ sữa chưa tiệt trùng như phô mai, kem hoặc bơ: mẹ nên tránh vì chúng có thể chứa các loại côn trùng gây ngộ độc cho Bé.


[​IMG]

Mẹ nên chọn phô mai cứng, thay vì các loại phô mai mềm để bảo vệ hệ tiêu hóa cho cả mẹ và bé

Những loại phô mai mềm như: Phô mai Pháp (Brie, Camembert), phô mai làm từ sữa dê và phô mai tươi cho dù được làm từ sữa đã tiệt trùng hay chưa thì các loại phô mai này vẫn chứa nhiều nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Phô mai xanh cần đặc biệt tránh vì việc lên men trong quá trình sản xuất cũng nguy hiểm cho mẹ và bé không kém. Tốt nhất, mẹ hãy thay phô mai mềm bằng các loại phô mai cứng.

Thực phẩm tái, sống hoặc chưa được nấu chín kỹ: cũng cần tránh vì những loại này chứa ấu trùng có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Các loại thực phẩm này gồm thịt heo, gà hay cá được chế biến còn tái. Nếu ăn bít-tết, mẹ cần yêu cầu chế biến chín hẳn và đặc biệt cần tránh món sushi. Trứng đã qua nấu chín sẽ rất tốt cho mẹ trong khi trứng hoặc các món có trứng chưa được nấu chín như bánh mousse hay cheesecake thì lại gây hại.

Gan động vật hay những sản phẩm làm từ gan: đây là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều vitamin A vì vậy mẹ cũng cần nên tránh trong thai kỳ vì hấp thu quá nhiều Vitamin A (hơn 7,000µg/ ngày) có thể gây tác hại cho bào thai. Vì vây, các mẹ cũng không nên dùng các loại viên uống multi-vitamins có chứa Vitamin A. Pate cá, thịt, rau cũng nên tránh và có thể thay thế bằng các món khai vị từ món kem đậu gà (hummus) hay yogurt dip.

Caffein: Mẹ nên hạn chế lượng caffeine hấp thu dưới 200mg mỗi ngày vì lượng caffeine vượt mức trên sẽ ảnh hưởng xấu đến cân nặng của Bé khi sinh. Caffein có trong nhiều loại thức uống khác nhau và hàm lượng cũng sẽ khác nhau như cà phê rang xay chứa khoảng 111mg caffeine/ cốc, cà phê đóng gói khoảng 78 mg/ gói và trà là 44mg caffeine/cốc.

[​IMG]

Mẹ cũng không nên uống quá 200mg caffeine mỗi ngày,
sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của bé khi sinh.

Thức uống có cồn tuyệt đối nên tránh trong thai kỳ vì nó sẽ gây hại cho sự phát triển của bé và ảnh hưởng xấu đến cân nặng khi sinh của trẻ.

Các loại thực phẩm chứa nhiều thủy ngân cũng nên tránh. Cá ngừ có chứa thủy ngân nên hạn chế dùng thực phẩm này, mẹ chỉ nên dùng ở mức một miếng cá ngừ hoặc 2 hộp cá chế biến sẵn khoảng 240g / hộp/ tuần

Cuối cùng, mẹ cũng cần chú ý các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng trong thai kỳ như đậu phộng nếu như gia đình có tiền sử bị dị ứng với các loại hạt.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com 

Dinh Dưỡng Phù Hợp Trong những ngày đầu đời

Ước tính chỉ có tối đa 20% sức khỏe trọn đời của Bé được quyết định bởi gen di truyền.

Điều đó có nghĩa là ít nhất 80% nền tảng sức khỏe do môi trường tác động, bao gồm dinh và lối sống…

1. Dinh dưỡng khi suốt thời gian Mẹ mang thai

· Phụ nữ nên bổ sung axít folic trước khi mang thai và trong chu kỳ đầu thai kỳ, để phòng ngừa các khuyết tật thần kinh và tật nứt đốt sống

· Nhiều phụ nữ độ tuổi sinh sản có tình trạng thiếu vitamin D, vì vậy nhiều quốc gia được khuyến cáo nên bổ sung vitamin D.

· Nhu cầu sắt, I ốt và chất béo omega 3 (DHA) gia tăng. Rất khó để đáp ứng được các nhu cầu này kể cả khi ăn một chế độ lành mạnh

· Các chuyên gia khuyến nghị một nồng độ cụ thể omega 3 (DHA) cho phụ nữ mang thai nên dùng mỗi ngày

· Trên toàn thế giới, những dưỡng chất trên đều đặc biệt quan trong và sự thiếu hụt các dưỡng chất khác ở những vùng khác nhau vd như vitamin A, B1, B2 và canxi ở châu Á

2. Dinh dưỡng khi cho con bú


Tổ chức YTTG (WHO) và UNICEF khuyến nghị rằng trẻ mới sinh được bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời, và tiếp tục bú mẹ cùng với các thức ăn bổ sung phù hợp cho đến 2 năm tuổi

• Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ cho con bú cao hơn so với phụ nữ mang thai

• Phụ nữ có khả năng tạo ra sữa có đủ lượng protein, chất béo, bột đường và hầu hết các khoáng chất - kể cả khi hạn chế việc cung cấp các dưỡng chất này.

• Nồng độ các vitamin A, B1, B2, B12, D, I-ốt và Omega 3 (DHA) trong sữa mẹ gắn liền với chế độ ăn của mẹ

• Chất béo là dưỡng chất đa lượng biến đổi nhiều nhất trong sữa mẹ và chế độ ăn của mẹ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng (không ảnh hưởng đến số lượng) của chất béo trong sữa mẹ

• Nồng độ DHA thấp trong sữa mẹ có liên quan đến chế độ ăn của mẹ thấp.

• Điều quan trọng là tất cả các bà mẹ cho con bú hoặc trẻ sơ sinh cần được bổ sung vitamin D.

3. Dinh dưỡng khi Bé ăn dặm

• Điều quan trọng là tập cho trẻ ăn những thức ăn dặm thích hợp từ lúc 6 tháng tuổi

• Không nên bắt đầu cho ăn dặm trước 4 tháng tuổi và ăn dặm sớm liên quan đến béo phì

4. Dinh dưỡng khi Bé tập đi

· Khẩu phần protein cần thiết để cung cấp ni tơ và axít amin để tổng hợp protein cơ thể cho các cơ, các cơ quan và là nền tảng các mô, nhưng quá nhiều protein có thể là nguy cơ phát triển béo phì

· Vitamin D (& canxi) cần thiết cho sức khỏe của xương chính yếu ở trẻ nhỏ vì chúng có tỷ lệ tăng trưởng bộ xương cao

· Sắt, đưới dạng hemoglobin, cung cấp oxy cho các cơ quan đang tăng trưởng. Sắt cũng được đòi hỏi cho phát triển não, t.d. tạo myelin và tăng trưởng thẩn kinh. Thiếu hụt sắt trong giai đoạn đầu đời gắn liền với các vấn đề phát triển và hành vi

· I ốt là thành tố của hoóc môn tuyến giáp giúp điều hòa họat động chuyển hóa và tăng trưởng

· Kẽm cần thiết cho cấu trúc và hoạt động các enzym có vai trò chuyển hóa, t.d. tăng trưởng sụn

· Vitamin A cần thiết cho tăng trưởng, chức năng miễn dịch và thị lực
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Điều Mẹ Nên Biết Khi Cho Bé Ăn Dặm



Cho bé ăn
Giai đoạn bắt đầu ăn dặm
Ăn dặm là giai đoạn mẹ bắt đầu để bé làm quen với các loại thức ăn thô. Trong giai đoạn này, bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức, bé sẽ tiếp xúc dần dần với các loại thức ăn mới có nhiều mùi vị và kết cấu khác nhau với mục tiêu khi tròn 1 tuổi, bé sẽ ăn được nhiều nhóm thực phẩm.
Vì sao ăn dặm quan trọng với bé?
Cân nặng của bé sẽ tăng gấp đôi khi lên 6 tháng và tăng gấp 3 so với lúc mới chào đời khi bước vào một tuổi. Đây là tốc độ phát triển thần kỳ mà không có giai đoạn nào trong cuộc đời sau này của bé có thể đạt được. Do đó, bổ sung cho bé đủ dinh dưỡng là việc rất cần để bé phát triển toàn diện.


[​IMG]
Bổ sung cho bé đủ dinh dưỡng trong giai đoạn ăn dặm là việc rất cần để bé phát triển toàn diện.
​Vào tháng thứ 6, nguồn dinh dưỡng mà bé dự trữ từ khi còn trong bụng mẹ như chất sắt, vitamin hòa tan trong chất béo (như vitamin A, D) bắt đầu cạn dần, trong khi đó, nhu cầu dinh dưỡng bắt đầu tăng lên. Lúc này, sữa mẹ hay sữa công thức không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé nữa nên việc bắt đầu làm quen với thức ăn thô là vô cùng cần thiết.
Hướng dẫn ăn dặm
Theo khuyến nghị từ Viện Dinh Dưỡng, thời gian bắt đầu cần cho bé ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi.
Một vài dấu hiệu cho thấy bé có thể bắt đầu ăn dặm được như
Sau khi bú sữa, bé vẫn đói và có dấu hiệu muốn ăn· Bé bắt đầu tự ngồi với tư thế đầu đứng vững chãi· Bé mở miệng tự nhai khi thấy người khác nhai
Hướng dẫn cho bé ăn thô
Bắt đầu cho bé ăn khi bạn thấy phù hợp với bé và quan trọng nhất là cả hai mẹ con đều cùng trong tâm thế thoải mái, không bị áp lực bởi bất cứ điều gì. Không thúc ép, không gấp gáp.


[​IMG]
Mẹ có thể cho bé tự trải nghiệm thú vui ăn uống của mình bằng các loại thực phẩm mềm, mịn được cắt nhỏ​
Món ăn đầu tiên phải là những món mịn, mềm để bé dần dần quen với việc ăn uống lẫn hương vị thực phẩm. Không được bắt bé ăn thực phẩm cứng ngay lần đầu tiên. Nếu bé không chịu ăn, mẹ có thể dừng lại và thử trong vài ngày sau.
Bữa ăn lý tưởng để bắt đầu ăn dặm nên là bữa trưa. Cho bé ăn từng muỗng và đợi đến khi bé há miệng ra để đút muỗng tiếp theo. Nếu có thể, mẹ có thể cho bé tự cầm thìa của mình để tập tành việc tự ăn uống. Nên nhớ rằng những món ăn đầu tiên của bé tốt nhất không nên có gia vị. Và có một điều thú vị là bé có thể ăn từng miếng thức ăn nhỏ mềm, mịn dù giai đoạn này bé chưa mọc răng. Mẹ lưu ý nên cho bé ăn thức ăn có kết cấu đa dạng, điều này không chỉ hữu ích vì giúp bé tập nhai sớm mà còn phát triển các cơ hàm cần thiết cho việc bé tập nói sau này.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những sai lầm khi dạy con mà bố mẹ thường mắc phải


Bố mẹ chơi với con
Bố mẹ chơi với con

Dạy con là một trong những khó khăn đòi hỏi cha mẹ cần có thời gian học hỏi và rút kinh nghiệm. Nhưng dù có biết vậy, các bậc cha mẹ vẫn mắc phải những sai lầm nghiêm trọng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý và thậm chí cả thể chất của con trẻ.
1. Đánh đòn con: Chắc chỉ có ăn đòn con mới hiểu ra mọi việc
Có nhiều người khi tức giận lên thường tát lia lia hay đánh vào mông con liên hồi khi con trẻ chưa kịp hiểu lỗi của mình. Những vết hằn đỏ hay bầm tím không phải là quan trọng mà quan trọng là những vết thương tâm lý trong tâm hồn con trẻ.
Mỗi cái đánh trong cơn giận dữ sẽ kiến trẻ nghĩ rằng nó không được yêu thương, nó không cần thiết và sự có mặt của nó là một điều tai họa với bố mẹ. Nhiều ông bố bà mẹ có quan niệm hết sức sai lầm về việc dạy con ghi nhớ lỗi bằng sự trừng phạt. Sự tàn ác sẽ làm nảy sinh ra sự tàn ác. Hãy nghĩ về điều đó trước khi bạn giơ tay giáng vào mặt con những cái tát.
2. Sự xa cách, vô tình: Mẹ đang mệt lắm, con đừng làm phiền mẹ
Từ chối những gần gũi, chia sẻ của con vào những lúc con cần thiết là một đặc điểm của các ông bố bà mẹ hiện đại. Khi đứa trẻ lại gần và yêu cầu bố mẹ chơi với nó, nó thường nhận được thái độ cau có, mệt mỏi hay thờ ơ: “Con tự chơi đi, để cho mẹ yên, mẹ mệt lắm rồi”.
Khi luôn bị từ chối như vậy, trẻ sẽ không còn muốn giao tiếp với bố mẹ nữa, chúng trở nên trầm lặng, kín đáo, ít thổ lộ hay ngược lại hung dữ, thô bạo. Những đứa trẻ thường xuyên bị đẩy ra như vậy sẽ bắt đầu tìm những cách gỉai quyết vần đề của mình theo cách khác và vì thế chúng rơi vào những nhóm trẻ có vấn đề với xã hội.
3. Mâu thuẫn trong giáo dục con cái: Mẹ đồng ý, còn ba không đồng ý cho con đi chơi với bạn bè
Đây thường là sai lầm của những bậc cha mẹ không có quan điểm đồng nhất khi dạy con và vì thế, giống như hai người đắp tấm chăn nhỏ, họ sẽ co kéo để cái chăn về phía mình nhiều hơn. Họ mâu thuẫn nặng nề với nhau trong cả hành động lẫn lời nói và đứa trẻ không làm sao có thể làm cho cả cha lẫn mẹ được vừa lòng. Và vì thế nó phải tìm cách thích hợp với cả hai bên cùng một lúc.


[​IMG]
Sai Lầm Khi Dạy Con Bố Mẹ Nào Cũng Mắc
4. Sự thờ ơ: Con muốn gì cũng được, mẹ không quan tâm
Sự thiếu quan tâm kiểm soát của cha mẹ sẽ khiến trẻ có cảm giác bị bỏ rơi và vì thế nó cũng sẽ dễ dàng rơi vào những nhóm trẻ có hành vi nổi loạn, chống đối nề nếp xã hội. Chúng sẽ lớn lên như những con sói hoang, không tin vào ai và cố gắng tồn tại xa cách tất cả.
5. Chuyên chế: Mẹ nói phải làm như thế nghĩa là con phải làm
Sự nghiêm khắc quá mức trong giáo dục khiến đứa trẻ luôn bị từ chối và cấm đoán sẽ cảm thấy bị căng thẳng thường xuyên. Nó sẽ không hiểu vì sao nó luôn phạm lỗi dù nó đã hết sức cố gắng. Kếu quả là đứa trẻ sẽ không có khả năng đánh giá mọi việc một cách khách quan. Chúng sẽ lớn lên với một thái độ sống phụ thuộc, bị nô lệ và thậm chí là gần như không còn cảm thấy trách nhiệm của mình với bất kỳ điều gì. Chúng quen làm theo sai bảo, ra lệnh. Thái độ hiền lành bên ngoài có thể che dấu những khao khát bùng nổ, phản kháng bên trong.
6. Làm thay con mọi điều: Con đưa mẹ đút cho, con đưa mẹ lau mũi cho, con đưa mẹ cột giây giày cho…
Và sau đó sẽ là: Để mẹ làm bài tập cho con, để mẹ chọn cô dâu cho con, để mẹ tìm việc làm cho con… và còn rất nhiều điều khác bạn muốn làm thay con. Những đứa trẻ lớn lên từ sự bảo bọc vô điều kiện đó sẽ không có khả năng tự quyết được điều gì, nó sẽ khó khăn để hòa nhập vào cuộc sống bên ngoài. Đa phần các bậc cha mẹ như thế này sẽ luôn cố gắng bao bọc con hết cả đời và kìm hãm sự phát triển của con.
Tình yêu chứ không phải sự nuông chiều
Nhiệm vụ đầu tiên và cơ bản nhất của bất kỳ người làm cha mẹ nào là phải xây dựng cho con trẻ niềm tin rằng nó luôn được yêu thương và cha mẹ luôn quan tâm đến nó. Tất nhiên là cha mẹ nào cũng yêu con và ít người suy nghĩ xem phải thể hiện điều đó như thế nào, bằng cách nào. Chính cách cha mẹ thể hiện tình yêu thương của mình sẽ ảnh hưởng lớn đến con cái.
Các nhà tâm lý học Mỹ đã đưa ra vài phương cách thể hiện tình yêu thương của mình cho các bậc phụ huynh:
Giao lưu với trẻ bằng đôi mắt: Hãy luôn nhìn con trẻ bằng đôi mắt thoải mái, tự nhiên, thẳng thắn và ấm áp. Trong giai đoạn đầu, khi trẻ còn nhỏ, giao lưu bằng ánh mắt chính là một phương cách quan trọng nhất để truyền cho trẻ tình yêu thương của mình. Bạn càng nhìn trẻ nhiều bằng ánh mắt yêu thương, trẻ càng được thấm đẫm tình yêu đó.
– Giao lưu thể chất: Những động chạm dịu dàng, những cái ôm, bàn tay vuốt tóc nhẹ nhàng… Quan trọng là làm sao để những cái ôm và sự vuốt ve đó được tự nhiên, chân thành chứ không có vẻ biểu diễn hay làm quá.
– Sự chăm chú, gần gũi: Một sự tập trung cao độ những chú ý của mình khi ở bên con sẽ giúp trẻ hiểu rằng nó rất quan trọng và có ý nghĩa. Điều đó hết sức cần thiết cho sự phát triển lòng tự tin vào chính bản thân mình của trẻ.
– Kỷ luật: Đó chính là phương thức giúp trẻ trưởng thành chứ không phải là sự trừng phạt. Các bậc phụ huynh cần biết rằng kỷ luật mà họ đề ra không phải là cách để chính họ được thoải mái trong việc dạy dỗ trẻ mà là những bài học của trẻ cho cuộc sống của mình.
Tất cả những điều vừa kể trên đều quan trọng như nhau và các nhà khoa học khuyên các bậc phụ huynh sử dụng chúng trong mọi giai đoạn lớn lên và trưởng thành của con cái. Nhiều người cho rằng phải kiềm chế thể hiện tình yêu thương của mình, để con trẻ không trở thành những đứa trẻ nuông chiều, ích kỷ, tự mãn, hư hỏng. Ngược lại – những cá tính đó của con trẻ thường xuất hiện khi chúng thiếu thốn tình yêu hay chính xác hơn là khi bạn thay thế chúng bằng những món quà đắt tiền, chiều chuộng những đòi hỏi, nhõng nhẽo vô lối của trẻ.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những cách hay để bé uống thuốc dễ dàng


Đối với nhiều bé, việc uống thuốc khi bị ốm như một “cực hình” khiến bé quấy khóc, nôn trớ và bố mẹ cũng phải nghĩ ra đủ chiêu trò để có thể cho con uống thuốc.
Nhiều bé còn sợ việc uống thuốc đến mức chỉ nhìn thấy bố mẹ cầm viên gì đó trong tay (gần giống như viên thuốc) là tránh xa bố mẹ ngay lập tức. Dưới đây là 9 cách để các mẹ có thể áp dụng để việc cho con uống thuốc được dễ dàng.
1. Tạo tư thế dễ chịu cho bé
Mẹ hãy để bé có tư thế uống thuốc thoải mái: đầu bé ngẩng cao, mặt hơi nghiêng rồi mẹ từ từ đưa thìa thuốc vào phía bên trong cằm bé. Mẹ chú ý đừng cho thuốc vào quá gấp rồi vội vàng lấy muỗng ra bởi điều này có thể khiến bé sợ hãi.
Các mẹ cũng lưu ý, sau khi vừa uống hoặc thời gian uống thuốc không lâu mà bé đã bị nôn thuốc ra ngoài, mẹ cần bổ sung lại lượng thuốc trên để đảm bảo hiệu quả điều trị cho bé.
2. Tạo tâm lý thoải mái cho bé
Mẹ đừng để việc uống thuốc trở nên căng thẳng với bé và các thành viên khác trong gia đình. Nếu các mẹ đã dỗ dành… mà các bé vẫn không chịu uống thuốc, hãy để bé thư giãn một chút. Cách làm này sẽ giúp bé và mẹ bình tĩnh hơn, để bé có thể thoải mái, lấy lại sự tự tin và chấp nhận việc uống thuốc.


[​IMG]
cho con uống thuốc
3. Cho bé được lựa chọn
Bên cạnh việc tạo tư thế cho con uống thuốc và tâm lý uống thuốc thoải mái cho bé, các mẹ có thể “dụ” bé uống thuốc được dễ dàng bằng cách cho bé được quyền lựa chọn. Bé được tự mình chọn việc uống thuốc sẽ được đi chơi cùng bố mẹ, anh/chị hay được về ông bà nội/ngoại, được ăn món bé yêu thích… hoặc không có gì cả nếu bé không uống thuốc. Cách làm này của mẹ sẽ giúp bé thấy mình không hề bị bố mẹ ép phải uống thuốc.
4. Khích lệ, động viên bé
Mẹ có thể nói với bé rằng: “Con đã lớn và có thể tự mình uống thuốc được phải không?” hay là “Con đã lớn rồi, những viên thuốc này chẳng có gì là đáng sợ cả”… Những điều này sẽ tạo cho bé ý thức về điều mình cần làm, bởi vì bé đã lớn và bé uống thuốc để chóng hết bệnh, được đi chơi cùng gia đình, bạn bè.
[​IMG] 
5. Lựa chọn thời điểm thích hợp để bé uống thuốc
Mẹ có thể hình thành thói quen uống thuốc đúng giờ cho bé bằng cách dán một bảng ghi chú ngay tại cửa phòng của bé, bàn học hay trên tủ lạnh để bé có thể theo dõi, đánh dấu vào đó sau mỗi lần uống thuốc.
6. Kết hợp thuốc và các thức khác
Với cách làm này, mẹ cần xin ý kiến của bác sỹ xem có thể pha thuốc uống cho bé với các loại nước khác nhau (như nước ép trái cây…) được hay không để tránh các trường hợp phản ứng thuốc, giảm tác dụng của thuốc.
7. Không cưỡng ép bé
Khi bé không chịu uống thuốc, mẹ không nên dùng các biện pháp khống chế hay cưỡng ép, buộc bé phải uống thuốc như dùng roi vọt, phạt bé một điều gì đó… Cách làm này sẽ tạo tâm lý lo lắng, sợ hãi cho bé trong những lần uống thuốc sau. Có thể khiến bé chỉ nhìn thấy bố mẹ cầm viên gì đó trong tay (gần giống như viên thuốc) là tránh xa bố mẹ ngay lập tức.
[​IMG] 
8. Giải thích cho bé hiểu
Mẹ có thể giải thích cho bé hiểu về sự nguy hiểm của bệnh tật với sức khỏe – tác dụng của thuốc với các bé đã đi học, nhận thức được vấn đề. Thêm vào đó, các mẹ cần có thái độ dứt khoát, yêu cầu bé uống thuốc. Chính thái độ nghiêm túc của bố mẹ sẽ làm bé hiểu rằng uống thuốc là việc bé bắt buộc phải thực hiện.
9. Có thể thay bằng tiêm, truyền thuốc
Với các bé uống thuốc mà nôn quá, không uống được, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sỹ, thay thế đường uống bằng đường dùng khác như tiêm, truyền thuốc để trị bệnh cho bé.
Lưu ý:
– Bố mẹ không được để bé tự uống thuốc, chơi với thuốc để tránh bé tò mò, tự ý uống thuốc, nguy cơ ngộ độc thuốc nguy hiểm.
– Bố mẹ tuyệt đối không dỗ dành bé uống thuốc bằng cách nói “thuốc là kẹo”. Điều này hết sức nguy hiểm bởi khi bố mẹ/người lớn vắng nhà, sơ ý để thuốc trong tầm với của bé, bé tưởng thuốc là kẹo sẽ lấy ra ăn/uống. Bé sẽ uống nhầm thuốc, uống thuốc quá liều, dị ứng, ngộ độc thuốc và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Hơn nữa, nếu bố mẹ nói dối bé thuốc là kẹo ngọt để bé đồng ý uống thuốc sẽ làm mất đi niềm tin của bé về sau. Bé sẽ cho rằng bố mẹ nói dối được và bé cũng có thể nói dối như vậy.
– Bố mẹ cần để mọi loại thuốc, hóa chất trong nhà xa tầm với của bé. Tủ thuốc nên được để chắc chắn ở trên cao, xa tầm nhìn, tầm với của bé và cần được ghi nhãn thuốc rõ ràng.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Chương trình khuyến mai & Bảng giá dịch vụ ông già Noel

Shop đồ chơi trẻ em số 108 – Nguyễn An Ninh – Hoàng Mai – Hà Nội giới thiệu chương trình khuyến mại và bảng giá dịch vụ ông già Noel 2015

  1. CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI

  • Ngày 21-22/12, giảm giá 10% một số các mặt hàng đồ chơi trẻ em.
  • Nhận gói quà.

  1. BẢNG GIÁ DỊCH VỤ ÔNG GIÀ NOEL
Nhận chuyển quà dịch vụ ông già Noel bán kính <7km. Chương trình áp dụng đối với khách hàng mua sản phẩm tại cửa hàng.

  • Khu vực Nguyễn An Ninh

  • Ngày 20-22/12 : 30.000đ/đơn hàng
  • Ngày 23,25/12 : 40.000đ/đơn hàng
  • Ngày 24/12 : 50.000đ/đơn hàng

  • Khu vực Trương Định, Nguyễn Đức Cảnh, Tân Mai, Phố Vọng, Đại La, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Mai

  • Ngày 20-22/12 : 40.000đ/đơn hàng
  • Ngày 23,25/12 : 60.000đ/đơn hàng
  • Ngày 24/12 : 80.000đ/đơn hàng

  • Khu vực Bạch Mai, Giải Phóng, Tam Trinh, Minh Khai, Mai Động, Lê Thanh Nghị, Trường Chinh, Định Công

  • Ngày 20-22/12 : 50.000đ/đơn hàng
  • Ngày 23,25/12 : 80.000đ/đơn hàng
  • Ngày 24/12 : 100.000đ/đơn hàng

  • Các khu vực khác:

  • Ngày 20-22/12 : 80.000đ/đơn hàng
  • Ngày 23,25/12 : 110.000đ/đơn hàng
  • Ngày 24/12 : 130.000đ/đơn hàng
  • [​IMG]
Lưu ý:

  • Cùng một địa chỉ mua 2 hoặc nhiều đơn hàng trở lên, các đơn hàng tiếp theo giảm 50%.
  • Từ 5 đơn hàng/địa chỉ, miễn phí 1 đơn hàng.
  • Từ 10 đơn hàng/địa chỉ, giảm ngay 50.000 đến 100.000 trên tổng đơn hàng.
  • Đối với khách hàng không mua quà tại cửa hàng, mỗi đơn hàng cộng thêm 20.000đ.
  • Thời gian giao hàng chênh lệch từ 30ph-1h tính từ giờ yêu cầu.
  • Đối với các món quà lớn, cha mẹ có thể để tại nhà và ông già Noel tới tặng.
NHIỆM VỤ CỦA ÔNG GIÀ NOEL VÀ QUYỀN LỢI CỦA TRẺ

  • Phát quà đúng thời gian, địa điểm quy định.
  • Phát kẹo, giao lưu, chụp ảnh cùng trẻ.
  • Gửi lời chúc đến bé
Chúng tôi có mặt trên mọi nẻo đường, đồng hành cùng đêm giáng sinh lung linh của bạn
Quý khách hàng có thể đến trực tiếp cửa hàng để được tư vấn lựa chọn những món quà phù hợp nhất cho bé yêu của mình.
Chi tiết truy cập website: dochoiembe.com.vn
Hotline: 0934.289.289

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Trang trí phòng ngủ cho bé trai

Phòng ngủ cho con trai là không gian riêng, là nơi cho con thỏa thích sáng tạo. Đây không chỉ là nơi cho con ngủ nghỉ mà còn là nơi thể hiện cá tính, niềm đam mê và sở thích của chúng. Để có được giấc ngủ sâu, thoải mái và góc sáng tạo riêng phòng ngủ cho con trai cần được trang trí nổi bật, ngộ nghĩnh và điều phối ánh sáng hợp lý. Với những tiêu chí này mình có nảy ra ý tưởng lắp rèm cuốn tranh trong phòng trai yêu nhà mình. Những chiếc rèm vải cuốn tranh sẽ giúp cản nắng, cản sáng hiệu quả không những vậy mà còn làm tranh trang trí phòng luôn. Hình ảnh in trên rèm vải cuốn mình có tham khảo và thấy nhiều hình khá hấp dẫn và bắt mắt lại phù hợp với sở thích xem hoạt hình, bay nhảy của con trai như hình doremon, pikachu, hay cuộc giã ngoại đầy lý thú của những con vật ngộ nghĩnh. Mình nghĩ nó sẽ kích thích trí tưởng tượng, sự tò mò rất tốt cho con sau này. Không biết các mẹ thấy thế nào, cho mình ý kiến nhé. cảm ơn các mẹ!


[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]
 

Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Những sai lầm khi cho trẻ ăn hoa quả

Ăn hoa quả giúp cho cơ thể bé bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch phòng chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, không phải ăn hoa quả lúc nào cũng tốt.
[​IMG]
Ảnh minh họa: Internet

Uống càng nhiều nước ép hoa quả càng tốt

Việc uống quá nhiều nước hoa quả có thể gây tiêu chảy cho trẻ. Đó là vì nước ép hoa quả chứa nhiều sorbitol - một loại đường khó tiêu hóa được. Quá nhiều sorbitol có thể làm cho cơ thể cố gắng đẩy nước từ máu vào hệ tiêu hóa dẫn tới lỏng phân.

Ăn hoa quả trước khi ngủ

Cha mẹ không nên cho con ăn hoa quả vào buổi tối. Vì trong hoa quả có nhiều vitamin C có thể gây khó ngủ đối với bé.

Ăn ngay sau bữa ăn

Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn sẽ khiến trẻ kém hấp thu được chất dinh dưỡng. Đặc biệt không nên cho trẻ ăn hoa quả lúc đói rất dễ bị đau dạ dày.

Dùng nước ép hoa quả pha với sữa

Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong nước ép hoa quả, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…

Uống nước cam ngay sau uống thuốc

Khi trẻ đang uống thuốc kháng sinh thì không nên cho uống viên sủi hay nước ép hoa quả có vị chua. Vì vitamin C sẽ làm giảm đi tác dụng của thuốc trị bệnh, nhất là các loại thuốc kháng sinh kháng sinh nhóm beta lactam như Penicilin, Ampicilin, Amoxycilin, Augmentin, Unacyl, Cloxacylin, Oxacilin...

 Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Trẻ em nằm sấp có tốt hay không

Theo các chuyên gia, những bé không trải qua giai đoạn nằm sấp thường sẽ phát triển các kỹ năng vận động chậm hơn. Bởi trong quá trình nằm sấp, bé sẽ học cách rướn người về phía trước, lăn qua lại, chống tay nâng người, bò và tập ngồi dậy. Các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có thêm những kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc bé nhé!
[​IMG]
Theo các chuyên gia y tế, trẻ sơ sinh nằm sấp ngay từ những ngày đầu có thể giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn. Nhưng do thói quen, nhiều mẹ có thói quen cho con nằm ngửa mỗi khi bé nằm. Vì vậy, khi phải thay đổi thói quen để chuyển sang tư thế mới, nhiều bé sẽ cảm thấy hơi lạ lẫm và khó chịu.

Khi tập cho trẻ sơ sinh nằm sấp, mẹ nên đảm bảo bé không đói hay quá mệt. Nếu bé vừa ăn xong thì hãy đợi khoảng 1 tiếng sau đó rồi hạy cho bé tập để tránh trường hợp bé bị nôn ói hay trào ngược a-xít.

Khi thấy bé bắt đầu khóc, dù chỉ mới tập được khoảng 1 phút, hãy giữ nguyên tư thế của bé rồi vỗ về bé bằng cách nói chuyện hay chơi cùng bé. Khi thấy bé có vẻ mệt, mẹ nên bế bé lên, cho nghỉ ngơi một chút rồi tiếp tục bài tập cho bé.

Một vài mẹo nhỏ sau đây có thể giúp hành trình nằm sấp của bé diễn ra “nhẹ nhàng” hơn. Tham khảo thử mẹ nhé!

1/ Làm “bạn đồng hành” của bé
[​IMG]
Để giúp giảm bớt cảm giác lạ lầm với tư thế mới của bé, mẹ có thể cùng nằm sấp với bé trong suốt quá trình tập luyện. Đặc biệt, bé sẽ càng thích thú hơn khi thấy mẹ vừa nằm sấp, vừa nói chuyện, lắc bụng, làm mặt hề, lắc chân. Hoặc mẹ cũng có thể cho bé nằm sấp lên người khi đang nằm dưới đất hay ngồi trong ghế tựa hay trong bồn tắm.

Khoảng 4 tháng, cổ bé sẽ cứng cáp hơn, có thể kiểm soát được cử động của đầu, mẹ có thể chơi trò máy bay với bé. Nằm xuống, gập gối lại và cho bé ngồi lên bàn chân, bụng bé áp vào cẳng chân và đầu bé ngang tầm với đầu gối. Khi bé đã ngồi yên vị chắc chắn, hai bàn tay chúng ta lồng vào nách bé rồi hai chân chúng ta nâng lên hạ xuống.

Ngoài ra, mẹ có thể cho bé nằm sấp gần ở mép giường rồi mình ngồi xuống đất, mặt kề mặt bé. Khi thấy được khuôn mặt thân quen bên mình bé sẽ cảm thấy an tâm hơn và chúng ta cũng dễ giao tiếp với bé trong tư thế này hơn.

Mẹ cần lưu ý với người giữ bé hay cô giáo bé về tầm quan trọng của việc nằm sấp khi bé thức cũng như việc cần cho bé nằm ngửa khi ngủ.

2/ Vừa tập vừa chơi

Mẹ có thể đặt một cuốn sách mở sẵn với nhiều màu sắc sống động hay một số đồ chơi bé thích trong tầm với của bé như đồ chơi có đèn, hình phản chiếu, tranh động, nhạc hay phát ra tiếng động. Hoặc mẹ sẽ đặt bé nằm trên cái mền hay miếng thảm được thiết kế riêng cho trẻ sơ sinh. Một số thảm sẽ có sẵn đồ chơi hay hình phản chiếu và một số khác sẽ có nước ở bên trong… Tất cả sẽ làm cho bé thêm hứng thú. Khi cho bé chơi trên thảm, nhớ cởi tất ra cho bé để bé bám dính tốt hơn trên thảm.

3/ Nhờ sự trợ giúp

Khi thấy cổ và đầu của trẻ vững vàng hơn , khoảng 3-4 tháng tuổi nhưng vẫn chưa thể nâng cánh tay lên được , mẹ có thể hỗ trợ bé bằng cách kê một cái khăn hay gối dưới ngực và nách bé sao cho cánh tay của bé ở phía trước. Nếu bé muốn tuột khỏi khăn/gối, hãy đặt tay lên mông bé để giữ bé lại. Khi bé có thể tự vận động cánh tay của mình, rút khăn/gối ra để bé làm quen với kỹ năng vận động mà không cần dụng cụ hỗ trợ.

Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Trẻ em cần được dành tất cả những điều tốt đẹp nhất

Kế thừa và phát huy truyền thông yêu thương con trẻ của dân tộc, đáp ứng các yêu cầu đào tạo các thế hệ công dân Việt Nam của các thời kỳ hội nhập quốc tế và phát triển đất nước bền vững, hơn 10 năm qua, Tháng hành động vì trẻ em đã trở thành một phong trào vận động toàn xã hội quan tâm đến trẻ em, chung tay cùng Nhà nước giải quyết những khó khăn, thách thức trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
     Toàn Đảng toàn dân ta đang thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, vị anh hùng giaiar phóng dân tọc và danh nhân văn hóa mà tư tưởng thấm đẫm lòng yêu thương và niêm tin đặc biệt vào thế hệ trẻ, vào trẻ em. Người luôn mưu cầu lợi ích cho dân tôc, cho nhân dân và lợi ích ấy trước hết ưu tiên danh cho thế hệ trẻ. Ngay từ lúc cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp còn chưa kết thúc, Bác Hồ đã nghĩ đến việc bù đắp cho trẻ em. Thư Trung Thu năm 1950 gửi các cháu, Chủ tịch Hồ Chí Minh hứa đến ngày kháng chiến thắng lợi “ Bác cùng chính phủ và các đoàn thể cố gắng làm cho các cháu được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được vui sướng”. Trong mỗi giai đoạn thăng trầm của sự nghiệp cách mạng, của công cuộc phát triển kinh tể xã hội, chúng ta lại càng thấm thía bài học tư tưởng và đạo đức của Người.
 
     …Nhà nước và xã hội đang chung tay, góp sức cho những người nghèo, cho trẻ em nghèo vượt qua những khó khăn và thách thức của khủng hoảng kinh tế. Trẻ em nghèo là đối tượng gánh chịu tác động của tình trạng đói nghèo, chậm phát triển trước hết và dai dẳng hơn. Mặt khác sẽ khó giải quyết đói nghèo triệt để và khó có được sự phát triển bền vững nếu trẻ em không được quan tâm ưu tiên chăm sóc, giáo dục, bảo vệ.
     Thành tựu lớn lao của công cuộc đổi mới đã làm thay đổi cuộc sống của con em chúng ta. Việt Nam trở thành một trong những đất nước được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về cam kết và nỗ lục vượt bậc thực hiện quyền trẻ em, đạt nhiều mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nguồn đầu tư của Nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tăng hàng năm nhưng chưa thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của tất cả trẻ em cũng như yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời gian tới, các nguồn lực cho trẻ em cần được phân bổ hợp lý hơn; hệ thống quản lý và dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cần được tăng cường; tập trung giải quyết sớm các vấn đề của trẻ em bằng các chương trình mục tiêu trọng điểm, mang tính chiến lược. Trong công tác an sinh xã hội, trẻ em cần được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là việc bảo vệ, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em.
 
 
     Thành quả phát triển của chúng ta chưa thực sự bền vững nếu vẫn còn nhiều trẻ em sống trong tình trạng nghèo, có ít cơ hội hưởng các quyền được chăm sóc sức khỏe, được học tập, được vui chơi, được sống và bảo vệ an toàn, được tham gia đầy đủ và chủ động vào đời sống gia đình, xã hội. Giải quyết vấn đề này, ngoài nhiệm vụ của Nhà nước còn có trách nhiệm của mỗi tổ chức, mỗi gia đình, mỗi người dân. Sự hỗ trợ của xã hội, của mỗi tổ chức, của doanh nghiệp và mỗi cá nhân cho trẻ em hiện nay không chỉ mang tính nhân đạo mà thể hiện rõ trách nhiệm công nhân, trách nhiệm xã hội. Các phong trào, các cuộc vận động xã hội hỗ trợ cho trẻ em nghèo, cho người nghèo còn có ý nghĩa thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
     …Toàn xã hội, người lớn và trẻ em, hưởng ứng một cách thiết thực các cuộc vận động xã hội, cùng vơi Chính phủ, các bộ, ngành thực hiện cho được các mục tiêu cải thiện đời sống trẻ em của Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, chăm lo và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em, trong đó có trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Thời gian qua, đã có hàng trăm cuộc vận động lớn nhỏ vì trẻ em , đó là những ví dụ sinh động làm sáng thêm truyền thống nhân ái, đùm bọc đồng bào của dân tộc ta, làm đẹp hơn các giá trị văn hóa của xã hội ta…Với tinh thần nhân văn cao cả, với ý chí vượt qua mọi khó khăn và thách thức, mang lại cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất và tương lai tươi sáng. Hãy “ Chung tay, góp sức vì trẻ em nghèo – hãy dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em!”. Tin tưởng rằng chúng ta sẽ hành động mạnh mẽ và sẽ thành công tốt đẹp.
 
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Bài thuốc trị viêm xoang hữu hiệu từ lá lốt

Viêm xoang là căn bệnh phổ biến và khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, đặc biệt là khi trời tiết trở lạnh như những ngày qua. Nhiều người lo lắng liệu có phải sống chung với căn bệnh này cả đời?

Theo y học dân gian, lá lốt vị cay, mùi thơm, tính ấm, có rất nhiều tác dụng, đặc biệt là trị viêm xoang, chảy nước mũi trong mùa lạnh.
Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C.DC, họ Hồ tiêu PIPERACEAE; là loại cây thảo sống dai, cao 30 – 40cm, mọc bò, thân cành có phủ ít lông và phồng lên ở các mấu.
Lá lốt có thể dùng để chế biến nhiều món ăn ngon như chả lá lốt, canh lá lốt… vừa ngon vừa rất có lợi cho sức khỏe của bạn và gia đình bạn.
 Bài thuốc trị viêm xoang cực hữu hiệu từ lá lốt - 1
Lá lốt có thể trị bệnh viêm xoang. Ảnh minh họa.
Trị viêm xoang
Theo một nghiên cứu của trường Đại học Dược khoa Hà Nội, thành phần hóa học của lá lốt chủ yếu là tinh dầu (tỷ lệ 0,57%), piperin, piperidin. Kết quả thực nghiệm trên súc vật cho thấy nước ép lá lốt, cao lá lốt tươi và cao lá lốt khô đều có tác dụng kháng sinh, chống viêm rõ rệt trên súc vật gây viêm thực nghiệm.
Trong khi một nghiên cứu về kháng sinh thảo mộc của Viện y học dân tộc: Lá lốt (giã dập) có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella typhi, Shigella flexneri, sonnei, Shiga, B. subtilis, Es. coli, C. diphteriae, D. pneumoniae, H. pertusis…
Còn theo dân gian lá lốt có tác dụng rất tốt trong chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc. Bác sĩ Đinh Thị Mỹ Vân, Bệnh viện Châm cứu TW giải thích rằng, sở dĩ lá lốt có những công dụng tuyệt vời đó vì nó có chứa những thành phần kháng sinh đặc biệt.
Bài thuốc chữa viêm xoang từ lá lốt
Dùng lá lốt đã rửa thật sạch với nước muối loãng, vò nát, nhét vào lỗ mũi, mỗi ngày làm 1, 2 lần, làm hàng ngày.
Bạn chăm chỉ làm đều đặn hàng ngày, chắc chắn chứng viêm xoang, chảy nước mũi sẽ nhanh chóng giảm bớt và không làm bạn khổ sở ngày đông hanh khô, giá lạnh.

Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com