Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Những sai lầm khiến con không phát triển chiều cao

Bé uống nước
2 năm đầu đời nếu trẻ bị 7 đợt tiêu chảy thì đến 7 tuổi sẽ thấp hơn 3,6cm so với các bạn cùng tuổi.Bậc làm cha mẹ ai cũng mong muốn con mình cao lớn khỏe mạnh. Bên cạnh những yếu tố như di truyền, cách ăn uống, môi trường sống… thì những lí do dưới đây cũng ảnh hưởng khá nhiều đến chiều cao của con bạn.
1. Cho con uống nhiều nước uống có ga
Cho con uống nhiều nước uống có ga là một trong những lí do khiến con bị lùn. Các loại nước ngọt có ga được chế biến với hương vị hấp dẫn, khi uống vào có cảm giác thoải mái, dễ chịu nên được xem là đồ uống giải khát yêu thích của các bé. Nhưng theo các chuyên gia, mẹ không nên cho bé uống nhiều nước ngọt có ga.
Việc uống nhiều nước ngọt là nguyên nhân làm tăng quá trình đào thải canxi qua đường nước tiểu. Do đó, lượng nước ngọt trong cơ thể càng nhiều thì nguy cơ trẻ thiếu canxi càng tăng, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển chiều cao.
Khí ga và lượng đường tinh trong các loại nước ngọt có ga sẽ khiến bé có cảm giác no giả trong khi các loại đồ uống này không hề có giá trị cung cấp dinh dưỡng, chính vì vậy trẻ dẫn đến việc biếng ăn. Hơn nữa khi cơ thể không được cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu đồng thời bụng bé lại ngập khí ga và nước làm cho cơ thể bé nặng nề và không muốn vận động. Và chính việc biếng ăn và lười vận động cũng ảnh hưởng phần nào tới chiều cao của trẻ trong tương lai.
2. Mẹ bổ sung quá nhiều canxi
Bổ sung quá nhiều canxi có thể khiến cơ thể trẻ dư thừa và ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao. Việc hấp thụ canxi còn phụ thuộc vào thể trạng của từng trẻ, bởi vậy việc người lớn tìm cách bổ sung canxi cho con sẽ không mấy tác dụng nếu thể trạng của trẻ bị yếu và khó khăn trong việc hấp thị canxi.
Hàng ngày, cơ thể trẻ có thể hấp thụ canxi thông qua các thực phẩm. Tỷ lệ hấp thụ canxi của cơ thể không phải là vô hạn mà nó có mức độ. Chính vì vậy mà việc cung cấp canxi quá nhiều sẽ chỉ dẫn đến dư thừa và lãng phí chứ không hề làm cho xương phát triển tốt.
Để hấp thụ canxi, trẻ phải tiêu thụ vitamin D. Không có vitamin D, cơ thể không thể tạo ra một hormone gọi là calcitriol, trong khi đó hormone này lại góp phần hấp thu canxi. Ngoài việc tắm nắng cho trẻ, vitamin D có thể bổ sung qua đường uống hoặc qua một số loại thực phẩm như sữa, lòng đỏ trứng, cá hồi, nấm, dầu gan cá, pho mát…
Bổ sung quá nhiều canxi có thể khiến cơ thể trẻ dư thừa và ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao
3. Lùn vì tiêu chảy, giun sán, rối loạn tiêu hóa
Những bệnh như tiêu chảy, giun sán, rối loạn tiêu hóa ở trẻ nếu không được kịp thời chữa trị cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị lùn. Kết quả điều tra cho thấy, trong khoảng 2 năm đầu đời nếu trẻ bị 7 đợt tiêu chảy thì đến lúc 7 tuổi trẻ sẽ thấp hơn 3,6 cm so với các bạn cùng tuổi không nhiễm bệnh.
Trẻ bị nhiễm giun đường ruột sẽ thấp hơn 4,6cm. Lý giải cho hiện tượng này là do khi bị nhiễm trùng đường ruột trẻ có nguy cơ mất protein qua đường ruột, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Năng lượng để phát triển chiều cao sẽ bị dùng vào việc chống lại dịch bệnh. Nếu trẻ gặp đồng thời cả hai vấn đề này thì tác hại của chúng đối với chiều cao càng bị ảnh hưởng.
Trẻ rối loạn tiêu hóa sẽ thường gặp các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, biếng ăn, nôn trớ, đầy hơi, khó tiêu hay phân sống. Nếu để lâu không chữa trị, thì các bé có thể bị suy dinh dưỡng vì kém hấp thu thức ăn, chậm lớn, hay ốm yếu vì sức đề kháng kém. Điều này cũng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
4. Thiếu tình thương của mẹ
Theo các nhà nghiên cứu, thiếu tình mẫu tử hay phải sống trong gia đình thường xuyên cãi cọ khiến cho trẻ phải sống trong âm thanh của cuộc cãi vã, không chỉ ảnh hưởng đến tăng chiều cao mà còn có thể khiến trẻ bị mắc bệnh “ức chế cảm xúc”. Ức chế cảm xúc ảnh hưởng đến hệ thống chức năng tuyến yên, làm giảm sự tiết hooc môn tăng trưởng, kết quả là sự tăng chiều cao của trẻ bị thấp hơn một vài cm so với những đứa trẻ bình thường khác.
Hoàn cảnh gia đình cũng liên quan đến giấc ngủ của trẻ (ngủ không ngon giấc, không sâu, dễ bị tỉnh giấc, khi tỉnh giấc lại dễ khóc)… sẽ ảnh hưởng đến sự tiết hóc môn tăng trưởng. Ngoài vóc người thấp bé, trẻ còn phải đối mặt với sự kém phát triển trí tuệ hơn mức bình thường và dễ mắc chứng tự kỷ, hiếu động thái quá, uống nhiều, ăn nhiều, hành vi cũng dễ bị kích động.
5. Dậy thì sớm
Trẻ dậy thì sớm thường có chiều cao vượt trội hơn các bạn cùng trang lứa vào thời gian đầu. Nhưng cũng nhanh chóng chững lại và trở nên thấp hơn bạn bè khi đến tuổi trưởng thành. Khi trẻ bắt đầu dậy thì xương phát triển mạnh nhưng các sụn ở đầu xương cũng nhanh chóng “đóng kín” khi trẻ dậy thì hoàn toàn, khiến trẻ không phát triển thêm được nữa”. Đó là lí do tại sao những đứa trẻ dậy thì muộn lại có chiều cao vượt trội hơn so với trẻ dậy thì sớm.
Khi phát hiện các dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ, phụ huynh nên đưa bé đi khám để có hướng xử lý phù hợp, như dùng hormone tăng trưởng kích thích chiều cao.
6. Cho trẻ ăn quá nhiều thịt bò
Bản thân thịt bò chứa rất ít canxi. Đồng thời, trong thịt bò còn giàu các nguyên tố có tính axit, chủ yếu là phốt pho, lưu huỳnh và clo – nguyên nhân khiến máu có tính axit. Khi trong máu có axit cơ thể phải dùng canxi trong thực phẩm và canxi trong xương để trung hòa, từ đó tăng sự bốc hơi canxi và giảm hấp thụ canxi trong cơ thể.
Hàm lượng protein trong thịt bò, nhất là ở bắp bò rất cao nên nếu trẻ ăn quá nhiều thì sẽ gây phản tác dụng. Cụ thể khi lượng protein tích tụ nhiều trong cơ thể mà không được tiêu hao thì nó sẽ chuyển hóa thành mỡ thừa trong các mạch máu và khớp xương, gây nên áp lực, từ đó tăng khả năng mắc các bệnh về xương khớp.
7. Chỉ ninh xương nấu cháo cho trẻ
Canxi trong canh xương tuyệt đối không dễ bị hòa tan. Sau khi ninh một nồi xương trong nồi áp suất khoảng 2 giờ đồng hồ, chất béo trong tủy xương lần lượt nổi lên, nhưng canxi trong nước xương vẫn rất ít. Vì vậy quan điểm của các mẹ khi cứ cho con ăn nhiều canh xương thì sẽ có đủ canxi là không đúng.
Trên đây là một số lí do khiến trẻ hạn chế chiều cao, các mẹ cần nắm rõ để tránh gây ảnh hưởng tới con. Hãy cố gắng nuôi con một cách khoa học để đem đến cho con một chiều cao lí tưởng.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những phương pháp đơn giản để chữa táo bón cho trẻ

Bé thông minh

Táo bón ở trẻ là một rối loạn tiêu hóa thường gặp, để chữa táo bón cho trẻ nhanh và an toàn đôi khi cũng làm cho cha mẹ gặp nhiều bối rối. Sau đây là 5 giải pháp đơn giản và an toàn được các chuyên gia Nhi khoa khuyến cáo khi trẻ bị táo bón.
1. Cho trẻ uống thêm nước
Nước rất quan trọng trong cơ thể, giúp đào thải độc tố, và nước được giữ lại nhiều hơn trong phân làm hạn chế táo bón. Vì vậy cần bổ sung đủ nước cho trẻ mỗi ngày khoảng 1 – 2 lít, tùy theo lứa tuổi.
Tốt nhất nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, nước ép trái cây như nước lê, nước mận, không nên cho trẻ uống nước ngọt, nước có gas, không pha sữa quá loãng để bù nước cho trẻ.
2. Bổ sung thêm rau xanh trong khẩu phần ăn
Theo các chuyên gia tiêu hóa, trẻ có chế độ ăn đủ chất xơ từ rau xanh và củ quả tươi ít gặp táo bón hơn. Vì vậy khi trẻ hay bị táo bón cần tăng rau xanh hơn hàng ngày như: rau cải, củ khoai lang, măng tây, quả mận, lê… Trẻ ăn sữa hộp (sữa công thức) dễ bị táo bón hơn trẻ bú sữa mẹ do sữa bò khó tiêu hóa hơn.
Nếu trẻ lười ăn rau xanh có thể thay thế bằng dạng chất xơ hòa tan (Fructo Oligosaccharid) cũng được chiết từ rau diếp xoăn, đóng túi như Natufib, một sản phẩm chuyên sử dụng cho trẻ bị táo bón, hiện đang có bán tại các nhà thuốc.
3. Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ
Tại sao phải tập cho trẻ đại tiện đúng giờ? Vì sẽ giúp tạo phản xạ đi đại tiện tự nhiên cho trẻ, nếu thiếu phản xạ này cũng có thể gây táo bón. Tốt nhất nên cho trẻ đại tiện vào buổi sáng hoặc chiều tối. Chú ý để trẻ tập trung đại tiện, không để trẻ phân tâm vào những thứ xung quanh, như xem tivi, nghịch đồ chơi…
4. Tăng cường vận động
Trẻ ham vận động làm tăng nhu động ruột, giúp phân di chuyển nhanh hơn trong đường tiêu hóa, vì vậy ít gặp táo bón hơn so với trẻ lười vận động.
Với trẻ sơ sinh có thể tăng nhu động ruột bằng cách mát xa bụng, cho trẻ nằm ngửa rồi cha mẹ đặt tay lên vùng rốn xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài khoảng 10-15 phút mỗi tối hoặc di chuyển 2 chân của bé theo kiểu đạp xe đạp khoảng 10 – 15 phút.
5. Bổ sung chất xơ hòa tan 
Bổ sung chất xơ sẽ giúp trẻ hết táo bón nhanh nhờ làm cho phân mềm và xốp hơn.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những thực phẩm tốt nhất cho trẻ do bác sỹ Mỹ bình chọn

Hoa quả
Website chăm sóc trẻ uy tín nhất nước Mỹ vừa công bố danh sách thực phẩm được tiêu thụ nhiều nhất cho trẻ ăn dặm.Nếu còn băn khoăn về chuyện chọn lựa thực phẩm nào bổ dưỡng nhất cho con, hẳn các bà mẹ sẽ không thể bỏ qua danh sách này. Mới đây, trang web babycenter – một trong những trang web dành cho trẻ em và các bà mẹ uy tín nhất nước Mỹ đã công bố danh sách 10 thực phẩm tốt nhất cho trẻ không những là thực phẩm nhiều chất cho bé mà còn được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ do các bác sỹ nhi bình chọn.
1. Việt quất
Quả việt quất rất giàu chất anthocyanins – giúp tăng thị lực, phát triển trí não,và hỗ trợ đường tiết niệu của trẻ. Ở Mỹ, các bà mẹ rất chuộng cho con ăn quả việt quất. Tại Việt Nam, việt quất ngoài hàng ngoại nhập thì cũng đã bắt đầu có giống Việt quất Đà Lạt mới, mẹ có thể thử mua cho bé ăn. Cách chế biến việt quất cho trẻ ăn dặm: cho khoảng 1/4 quả việt quất vào cốc và một thìa sữa, quay lò vi sóng trong 30 giây, để nguội rồi nghiền nhuyễn ăn luôn hoặc trộn sữa chua đều ngon.
2. Sữa chua
Bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho con ăn sữa chua. Sữa chua giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của bộ não và trái tim. Giáo sư khoa Dinh dưỡng, Đại học California, Davis, Hoa Kỳ Nancy Hudson cho biết: “Sữa chua rất giàu canxi và vitamin D nên cũng giúp tăng cường sự phát triển của xương và răng.Ngoài ra, sữa chua có thể giúp điều chỉnh lượng vi khuẩn có lợi trong con đường tiêu hóa, vị sữa chua rất phù hợp hơn cho trẻ sơ sinh”
3. Bí ngô
Bí ngô rất tốt cho trẻ sơ sinh
Hương vị ngọt ngào, mềm mịn, giàu vitamin A và vitamin C. Bí ngô hấp trộn sữa thành bột mịn rất thích hợp cho trẻ mới tập ăn dặm.
4. Đậu lăng
Đậu lăng rất giàu protein và chất xơ. Mẹ có thể trộn đậu lăng nấu cùng cơm cháo, rất ngon và bổ dưỡng.
5. Rau lá xanh sẫm
Rau bina, cải xoăn và các loại rau lá xanh đậm khác rất giàu sắt và acid folic. Mẹ có thể lấy rau xanh hấp chín, lọc qua rây cho bé ăn hoặc xay cùng với cháo.
6. Bông cải xanh
Bông cải xanh rất giàu axit folic, chất xơ và canxi, có thể làm phong phú thêm khẩu vị của bé. Cách chế biến cũng đơn giản: hấp bông cải xanh với nước, cho đến khi bông cải xanh hoàn toàn làm mềm thì cắt nhỏ, để nguôi cho bé bốc ăn.
7. Quả bơ
Các nhà dinh dưỡng nói bơ rất giàu chất béo không bão hòa, chất dinh dưỡng giúp phát triển não trẻ sơ sinh cực tốt. Mẹ có thể cho bé ăn bơ nghiền trộn sữa hoặc sữa chua đều ngon.
8. Thịt
Thịt là nguồn kẽm và sắt vô cùng quan trọng. Thịt hầm dễ nhai, thích hợp cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên thời gian hầm nên đủ dài để đảm bảo thịt ngon mà không mất chất.
9. Mận
Khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc có thể bị táo bón, mận khi đó sẽ là “vị cứu tinh” hoàn hảo. Nếu bé bị táo bón nghiêm trọng, mẹ nên thêm 1-2 muỗng canh nước ép mận trong sữa công thức hoặc sữa mẹ.
10.Cam
Cam giàu vitamin C và chất chống oxy hóa,có vị ngọt và chua được trẻ sơ sinh yêu thích.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những nguy hiểm khi để trẻ bú nằm

Bé uống sữa
Câu chuyện đau lòng về bé 10 tháng tuổi ở Hà Nội tử vong khi đang bú bình nằm một lần nữa cảnh báo cha mẹ cần cẩn thận và chú ý mỗi khi để bé bú nằm một mình.
Ngày 17/3 vừa qua, khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một trường hợp bé gái 10 tháng tuổi (Hoàng Mai, Hà Nội) được đưa vào cấp cứu trong trạng thái toàn thân tím ngắt, ngừng thở, ngừng tim. Các bác sĩ đã nỗ lực cấp cứu, ép tim, đặt nội khí quản liên tục trong 1 giờ đồng hồ nhưng không thể cứu được cháu bé.
Theo người nhà bệnh nhi, bé gái này mấy hôm nay đang bị rối loạn tiêu hóa, có nôn trớ. Sáng 17/3, bé được mẹ cho nằm bú bình. Bé vừa ngủ, vừa bú hết một bình sữa. Thấy con ngủ yên, người mẹ ra khỏi phòng làm việc, chuẩn bị cháo cho con. Sau một hồi lâu không thấy trẻ trở mình, o oe người mẹ mới vào để đánh thức con dậy. Vào đến nơi, trẻ đã toàn thân cứng đờ, người tím tái, người mẹ mới vội bế con lao ra gọi taxi đưa trẻ đến bệnh viện.
Câu chuyện đau lòng về bé 10 tháng tuổi ở Hà Nội tử vong khi đang bú bình một lần nữa cảnh báo cha mẹ về thói quen nguy hiểm này. Trẻ bú nằm có thể tiềm ẩn nguy cơ xấu đe doạ sức khoẻ và thậm chí là cả tính mạng
Nguy cơ trào ngược dạ dày
              [​IMG]
          Trẻ bú nằm có thể gây trò ngược thực quản ​
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh xảy ra khi thức ăn của trẻ đi ngược từ dạ dày lên thực quản, thay vì đi theo chiều tự nhiên từ thực quản xuống dạ dày. Nguyên nhân có thể do dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, hệ tiêu hóa chưa ổn định và do tư thế cho trẻ bú chưa đúng. Trong đó, việc trẻ nằm bú là một trong những nguy cơ có thể gây tình trạng này.
Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, một vài tháng đầu đời, hội chứng trào ngược (hay còn gọi là nôn trớ) khá phổ biến, nhất là khi trẻ ăn hay bú quá no. Đây được gọi là nôn trớ sinh lý, không đáng ngại. Nhưng nếu trẻ bị nôn trớ khi nằm mà cha mẹ không phát hiện, thức ăn có thể trào ngược vào đường thở gây sặc.
Ở một số bé, hiện tượng sặc khi trẻ bú nằm chỉ đơn giản là bị ho và khó chịu đôi chút nhưng đôi khi, sặc sữa có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí mất mạng.
Ngứa da
Để con ngủ suốt đêm trên giường với bình sữa có thể gây kích ứng da. Sữa có thể rỉ ra và thường chảy xuống má trẻ. Điều này có nghĩa là bé sẽ nằm ngủ suốt đêm với làn da bị ẩm ướt, kích ứng và ngứa.
Nguy cơ sâu răng
Nhiều cha mẹ thường có thói quen cho con vừa ngủ vừa bú bình vào ban đêm để bé no và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên thói quen này rất có hại cho răng của trẻ.
Vào ban đêm, trẻ thường ngủ kéo dài khoảng 8 – 10 giờ, thời gian này chỉ có một lượng nhỏ nước bọt được tiết ra, do đó dưới tác động của các chất đường từ trong sữa hay các chất ngọt lắng đọng lại trên răng sẽ làm phá hủy men răng một cách nhanh chóng.
Hậu quả là các răng phía trước hàm trên của bé thường có những lỗ sâu lớn màu đen sẫm hoặc có thể bị phá hủy dần rồi gãy ngang.
Có khả năng bị viêm tai giữa
Trẻ bú nằm có thể làm tăng nguy cơ về các bệnh nhiễm trùng tai, viêm tai giữa. Nguyên nhân là do ở tư thế nằm ngang, sữa có thể chảy ra ống tai và đọng lại tại đó. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ không thể tự lật lãy hay nằm ăn sữa một mình không có người lớn quan sát.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những bệnh dễ mắc khi bơi lội

Bé tập bơi
Khi bơi, nếu không đảm bảo các điều kiện an toàn sẽ dễ mắc bệnh về tai mũi họng do uống phải nước hoặc sặc nước hồ bơi đưa vi trùng vào mũi, họng, xoang, đặc biệt vi trùng não mô cầu.
Theo bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM, bơi lội có nhiều tác dụng rất tốt lên các cơ quan hô hấp, tim mạch, khớp, cơ, béo phì. Mỗi giờ bơi đều đặn tiêu thụ khoảng 800 kcal. Nhiều nghiên cứu cho thấy bơi khoảng 30 đến 60 phút mỗi ngày, từ 3 đến 4 ngày trong một tuần có thể giảm nguy cơ đột quỵ, tim mạch, tiểu đường, tăng cholesterol máu và tăng huyết áp.
Tuy nhiên bác sĩ cũng khuyến cáo một số bệnh có thể gặp khi bơi lội như:
1. Da liễu: Do lây nhiễm từ những người mắc bệnh bơi cùng, do nguồn nước có hàm lượng clo cao hoặc ánh sáng mặt trời quá mạnh gây tổn thương da, tóc. Một sốt bệnh gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục thông qua tăm nước hồ bơi được ghi nhận như lậu, viêm nhiễm cơ quan sinh dục…
2. Bệnh tai mũi họng: Do uống phải nước hoặc sặc nước hồ bơi đưa vi trùng vào mũi, họng, xoang. Đặc biệt, nhiễm vi trùng não mô cầu có thể diễn tiến tử vong rất nhanh do nhiễm trùng huyết.
3. Mắt: Bệnh viêm kết mạc mắt rất dễ xảy ra khi đi bơi.
4. Các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy.
5. Ngạt nước do trẻ bơi chưa quen hoặc không được người lớn giám sát chặt chẽ nên dễ bị ngạt nước.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi bơi, phụ huynh cần lưu ý:
1. Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ xem bé có những bệnh mạn tính, đặc biệt về hô hấp, tai mũi họng hoặc những bệnh có nguy cơ lây nhiễm khi đi bơi không.
2. Nên chọn hồ bơi không quá đông người, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Hãy quan sát chọn hồ bơi có nước trong nhìn thấy đáy, ít rong rêu hoặc lá cây, không có mùi vị lạ. Sau khi bơi xong nên để ý đến những phản ứng lạ trên da.
3. Nên chọn huấn luyện viên hướng dẫn bơi bài bản cho trẻ ngay từ đầu để tránh những thói quen sai có hại cho sức khỏe.
4. Trẻ dưới 5 tuổi, mỗi lần xuống nước không nên ngâm lâu quá 30 phút, trên 5 tuổi chỉ nên bơi dưới 60 phút.
5. Cha mẹ hoặc người hướng dẫn cần giám sát trẻ thường xuyên khi trẻ bơi nhằm phát hiện sớm tai nạn xảy ra.
6. Nên bơi những hồ không quá đông người. Nên chọn thời điểm nhiệt độ ngoài trời không quá cao.
7. Nên thoa kem chống nắng.
8. Không nên ăn no hoặc để bụng đói quá khi xuống hồ bơi.
9. Nên vận động từ 10 đến 15 phút trước khi xuống hồ bơi.
10. Đeo kính và nón bơi để hạn chế lây nhiễm bệnh.
11. Nên bơi trong thời lượng vừa sức, nhớ uống nước đầy đủ.
12. Khi lên bờ tắm rửa sạch sẽ ngay với xà bông, rửa mắt, mũi, tai với nước muối sinh lý vô trùng, lau khô tai, xúc miệng với nước muối.
13. Khi phát hiện dấu hiệu lạ sau khi bơi, nên đến khám bác sĩ.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Những bài học sống rút ra khi làm mẹ đơn thân

Sau khi mang thai và sinh con, tôi bắt đầu thay đổi quan điểm của mình. Tôi hoàn toàn phản đối những trường hợp mang thai ngoài ý muốn hay các bạn nữ muốn một mình mang thai, sinh con. Lý do rất đơn giản, với tôi, mang thai một mình là một trải nghiệm hoàn toàn mới và đau đớn, khó chịu, khó khăn nhất mà tôi từng trải qua.

Tôi còn học được nhiều điều quý giá cho bản thân sau thai kỳ nữa:

1. Không có đúng và sai tuyệt đối
Đúng thế, không có gì gọi là đúng hay sai một cách rạch ròi trong cuộc sống cả. Chỉ là ở những thời điểm khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau, chúng ta sẽ được cuộc đời dạy cho nhiều bài học khác nhau.

2. Chúng ta thay đổi cuộc sống và cuộc sống thay đổi chúng ta
Thậm chí tôi có thể nhận thấy cuộc sống đã làm tôi thay đổi rất rất nhiều. Cách phản ứng tốt nhất chính là thư giãn, thích nghi và sắp xếp lại cuộc sống riêng của mình, mọi chuyện sẽ đến theo cách của nó.

3. Mọi chuyện đều ổn
Ngay cả khi cả thế giới cảm thấy chuyện gì đó hoàn toàn tồi tệ, chỉ cần bạn cảm thấy ổn, thì có nghĩa là nó ổn. Một điều cực kỳ tồi tệ có thể thành chuyện tốt đẹp nhất trên đời, tùy vào quan điểm của mình. Người ta tỏ ra khinh thường, soi mói khi thấy tôi làm mẹ đơn thân, nhưng với tôi, có con là một điều tuyệt vời. Tôi không bận tâm đến người khác, tôi thấy ổn, nghĩa là mọi chuyện đều ổn.



4. Hậu quả
Tôi đã nghe rất nhiều về chuyện những cô gái bị rơi vào trường hợp oái ăm, hoặc phải phá thai hoặc phải làm mẹ đơn thân. Có điều lúc ấy tôi đã nghĩ rằng, làm sao mà mình như vậy được.
Sự thật đã chứng minh, tôi cũng chỉ là một con người bình thường, thậm chí còn trẻ nữa, tôi không phải thần thánh nên không bao giờ miễn nhiễm với tất cả mọi chuyện.
Tôi đã học được một bài học đắt giá, luôn nghĩ đến hậu quả khi làm bất cứ việc gì. Và khi có chuyện xảy ra, luôn phải đối mặt với hậu quả và cách chúng ta ứng xử nói lên quan điểm sống của mình.

5. Sợ hãi chỉ là tạm thời, nhưng nó có thật
Sao mà tôi không sợ hãi được, khi tôi chỉ có một mình, tôi sẽ phải trải qua 10 tháng mang thai, rồi sinh con, rồi nuôi dạy con sau đó. Đúng thế, tôi đã sợ hãi, rất sợ hãi. Nhưng tôi nhận ra, mình chẳng thể sợ hãi cả đời được. Mà dù có sợ hãi hay không, mình cũng phải nghĩ cho mình và con, sống tốt cho mình và con chứ?
Hoàn cảnh của mình khiến tôi đặc biệt nhạy cảm với những khó khăn, nhưng rồi tất cả cũng qua.

6. Đau đớn hay khó khăn không phải là chuyện xấu
Giống như đúng và sai vậy, khái niệm tốt hay xấu trở nên gần gũi và thực tế với tôi hơn bao giờ hết.
Chuyện này thật phiền toái và đau đớn, nhưng nó hoàn toàn không phải chuyện xấu, tôi đã học được bài học đắt giá nhất cuộc đời mình và trưởng thành hơn.
Mang thai mệt mỏi và khó khăn lắm chứ, nhưng nó không phải chuyện xấu, vì tôi đã có con của mình trong bụng.
Sinh con là chuyện đau đớn nhất tôi từng biết, nhưng chắc chắn nó không xấu, ngược lại là chuyện tốt, vì đã đưa con đến thế giới này.
Những chuyện này, dù sao đi nữa cũng làm tôi trưởng thành hơn. Tôi nhận ra mình rất giỏi giang, sức chịu đựng cũng rất lớn, thậm chí tôi còn có cảm giác mình đã có bản lĩnh giống một con gà mẹ khi bảo vệ đàn con.


7. Cơ thể của chúng ta thật tuyệt vời

Trước đây, tôi chỉ quan tâm đến da dẻ, vóc dáng, áo quần. Tôi chỉ biết cơ thể của mình ở vẻ ngoài. Tôi thừa nhận mình thật nông cạn. Giờ đây tôi nhận ra cơ thể mình tuyệt vời hơn những vẻ đẹp bề ngoài nhiều. Không có sự đồng ý của tôi nhưng cơ thể tôi đã chứa chấp và nuôi nấng một con người nhỏ bé. Nó thay đổi để nuôi nấng thai nhi. Nó tự động làm mọi thứ và tôi cực kỳ ngạc nhiên khi phát hiện mình có sữa.

8. Khuôn mẫu là gì? Có ăn được không?
Một bất đắc dĩ, tôi đã bước ra khỏi khuôn mẫu xã hội. Tôi nhận ra mọi chuyện không ghê gớm như tôi từng được biết. Thậm chí những lời phán xét so ra là ghê tởm hơn cả. Không chồng mà chửa? Mẹ đơn thân? Đúng vậy, chính là tôi đó, và hơn thế, tôi đã là Mẹ.


9. Yêu thương cơ thể

Khi nhận ra người đời thích phán xét hơn là thông cảm, thích soi mói hơn là giúp đỡ, thích gieo thù hận hơn là yêu thương, tôi đã tự nhủ phải yêu thương bản thân mình thật nhiều. Thêm vào đó, cơ thể đã trở nên xấu xí vì mang thai và sinh con này, cũng cần tôi thấu hiểu và yêu thương nhiều hơn.

10. Tôi biết điều gì là tốt cho mình
Bởi vì, trừ tôi ra, chẳng ai biết rõ điều gì là tốt nhất cho mình. Cho nên, kể từ bây giờ, không, kể từ lúc có bước ngoặt thay đổi cuộc đời đó, tôi luôn ra các quyết định dựa trên lợi ích và hạnh phúc của bản thân chứ không vì bất cứ ai khác. Chúng ta không thể làm chủ hay kiểm soát được mọi thứ, nhưng luôn có những phương án cho chúng ta lựa chọn, và chúng ta phải chọn đáp án tốt nhất cho mình.
 Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Bạn có nghĩ Jack Ma không phải người cha tốt?


Người con trai duy nhất của Jack Ma và vợ từng trải qua tuổi thơ thiếu thốn tình cảm của cha mẹ và nghiện ngập game online.
Xung quanh thành công vượt bậc của gã khổng lồ công nghệ Alibaba cùng những chia sẻ, lời khuyên truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới của nhà sáng lập Jack Ma, người ta bắt đầu đặt câu hỏi về người con trai bí ẩn của tỷ phú này.
Ai cũng đã biết đến câu chuyện vượt khó làm giàu của tỷ phú Jack Ma. Từ một giáo viên tiếng Anh, ông đã nỗ lực trở thành tỷ phú, doanh nhân công nghệ nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, rất ít người biết đến người con trai duy nhất của ông cùng vợ là Mã Nguyên Khôn – hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là Jerry Ma.

Bức ảnh hiếm hoi có sự xuất hiện của con trai duy nhất Mã Nguyên Khôn của Jack Ma.
Một số thông tin ít ỏi về Jerry gồm có: Sinh năm 1992 và hiện đang là du học sinh tại California, Mỹ. Jack Ma nói rằng đã thuê một căn hộ tại Bay Area để tiện cho việc ghé thăm con trai mình.
Một số nguồn tin khác còn tiết lộ thêm rằng, Jerry trước đó đã theo học tại ngôi trường danh giá St George tại Vancouver, Canada – ngôi trường yêu thích của các cậu ấm, cô chiêu của nhiều đại gia, tỷ phú châu Á như Li Ka-shing hay trùm kinh doanh Hong Kong khét tiếng một thời Kwok Tak-seng.
Jack Ma không phải người cha tốt!
Tình cờ, trong một bài phỏng vấn, mẹ của Jerry Ma là bà Trương Anh đã tiết lộ một số thông tin gây sốc về tuổi thơ của Jerry. Cụ thể, trong suốt những năm tháng còn nhỏ, do mới thành lập Alibaba, Jack Ma và vợ đã phải hy sinh Jerry, để cậu bé phải chịu thiệt thòi và tập trung phát triển công ty. Thậm chí, năm lên 4 tuổi, công việc bận rộn tới mức họ buộc phải gửi Jerry đến trường mẫu giáo nội trú cả 5 ngày trong tuần và chỉ gặp cậu bé vào cuối tuần.
Lên 10 tuổi, Jerry trở nên nghiện các trò chơi trực tuyến và dành hầu hết thời gian tại các quán cà phê internet. Thậm chí,cậu bé từng nói với cha mẹ mình rằng cảm thấy lạc lõng khi trở về nhà bởi hầu như mọi lúc, đều không có ai ở đó cả.
Khi nhận ra vấn đề càng lúc càng trở nên đáng lo ngại với Jerry, Jack Ma đã yêu cầu Trương Anh nghỉ việc ở công ty và ở nhà chăm sóc cho cậu bé. Dù cảm thấy có chút không công bằng với bản thân khi đã phải cố gắng, cống hiến rất nhiều cho Alibaba và giờ lại bị yêu cầu bỏ dở tất cả nhưng cuối cùng Trương Anh đã nhượng bộ, thôi nắm giữ vị trí Tổng giám đốc Alibaba và toàn tâm ở nhà chăm sóc con trai mình.
Bà Trương Anh nhớ lại, có lần Jack Ma đã đưa cho Jerry 200 NDT rồi bảo con cứ đi chơi game với các bạn cho thoải mái, với điều kiện, phải tìm ra ưu điểm của từng loại game và quay về trình bày cho bố. Jerry vô cùng sung sướng, cầm tiền và chạy đi chơi suốt 3 ngày 3 đêm mới về. Vừa về tới nhà, Jerry ăn no rồi ngủ, khi bị cha hỏi, cậu nói: “Vừa đói, vừa buồn ngủ, vừa mệt, con chẳng thấy gì hay ho ở mấy trò game đó cả”. Khi ấy, Jack Ma mới tức giận quát rằng: “Không có gì hay ho, vậy sao con chơi đến 3 ngày liên tiếp”.
“Sau lần giáo huấn đó, Jack Ma càng nghiêm khắc với con hơn, cùng với sự quản thúc chặt chẽ của tôi, Jerry bắt đầu thay đổi và dần rời xa thế giới game”, Trương Anh nói. Cũng chính vì cậu con trai nghiện game online nên Jack Ma không đầu tư vào lĩnh vực này.
Chính tuổi thơ thiếu thốn tình cảm của cha mẹ và gia đình của Jerry đã khiến Trương Anh, cho đến tận bây giờ vẫn cho rằng,dù là tỷ phú nổi tiếng, doanh nhân thành đạt nhưng chồng bà, Jack Ma không phải người cha tốt.
Về phần mình, Jack Ma nói với phóng viên rằng ông đã viết cho con trai một bức thư vào sinh nhật thứ 18 của cậu với 3 lời dạy:
Một là luôn nghĩ cho bản thân và phán xét độc lập.
Hai là luôn giữ tinh thần lạc quan – có rất nhiều vấn đề xảy ra trên thế giới nhưng chắc chắn phải tồn tại giải pháp.
Thứ ba là, hãy thành thật, nhất là với cha của con.
Một lần hiếm hoi trong năm 2005, Jack Ma đã chia sẻ bức ảnh con trai ông với các phóng viên. Trong bức ảnh, Jerry có vẻ ngoài chín chắn và cao hơn hẳn so với cha mình.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Luyện tập cách yêu thương vô điều kiện

Vợ chồng cãi nhau
Vợ chồng cãi nhau
‘Tình yêu… tình yêu là gì? Là yêu ai đó vì con người hiện tại, con người quá khứ, và cả con người trong tương lai của họ.” Chris Moore
Dường như ngày nay chúng ta đặt kỳ vọng quá nhiều vào người khác. Dường như yêu thương vô điều kiện đã bị bỏ quên nơi lề đường, khi mà ngày càng nhiều người muốn yêu thương, nhưng lại không đủ sẵn sàng để trao đi hay nhận lại nó.
Thử thách thật sự của yêu thương vô điều kiện chính là yêu thương ai đó trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Dù nghe thì có vẻ đơn giản thật, nhưng chắc chắn đây chính là một trong những phẩm chất khó có được nhất. Kiểu tình yêu này đòi hỏi bạn phải yêu bản thân mình vô điều kiện trước, rồi trái tim và trí óc mới có thể có sức mạnh để trao đi tình yêu đó cho người khác. Chúng ta thất bại ở điểm này. Có vẻ như cuộc sống này có quá nhiều áp lực rằng mình phải hoàn hảo, cho nên việc yêu thương bản thân ta trở thành việc vô cùng khó khăn, nhưng đây lại chính là chìa khóa để nhận được tình yêu thương trọn vẹn và vô điều kiện từ người khác.
yêu thương vô điều kiện
Nếu bạn chưa bao giờ được yêu thương vô điều kiện, thì việc nhận và trao ra tình yêu đó có thể sẽ khá khó khăn; tuy nhiên, bài dưới đây sẽ chỉ ra bảy chìa khóa giúp bạn có thể luyện tập cách yêu này để rồi thay đổi cuộc đời bạn thực sự.
1. Tình yêu không phải là bạn cảm giác thế nào, mà là bạn hành động thế nào.
Hãy cố nghĩ về tình yêu theo kiểu này thì bạn sẽ không đi quá sai hướng. Nếu bạn coi tình yêu theo kiểu cảm xúc thì khi bạn nhận được gì từ ai đó, rồi lại không được cho thứ đó nữa, cảm xúc của bạn sẽ thay đổi theo hành vi. Ví dụ cho trường hợp này là khi bạn cố trở thành ai đó khác, hoặc có lẽ là bạn phải làm việc gì đó để nhận được tình yêu thương: khi đó tình yêu đã trở thành có điều kiện. Tuy nhiên, nếu bạn cư xử theo một cách nhất định nào đó và không ép buộc người khác phải thay đổi bản thân, vậy thì tình yêu đó chính là vô điều kiện. Tình yêu của bạn không dựa trên hành động hay lời nói của người khác, có nghĩa là bạn có thể tiếp tục cư xử như xưa, bất chấp người khác hành động thế nào đi nữa.
2. Thích ứng tình yêu của bạn với người khác.
Tình yêu là nhận và trao đi theo nhiều hình thức khác nhau, và không may là không hề có triết lý ‘một kích cỡ vừa cho tất cả’. Tình yêu vô điều kiện là quyết định thuộc về ý thức của bạn mỗi ngày và cho mọi tình huống mới xảy ra. Không có luật lệ nào có thể áp dụng cho tất cả mọi người, bạn chỉ có thể áp dụng cho từng người một.
3. Thỉnh thoảng tình yêu mang lại cảm giác không thoải mái.
Khi thật sự yêu ai đó, bạn phải có thể chấp nhận cả niềm vui lẫn nỗi buồn, và trong trường hợp này, bảo vệ ai đó khỏi cảm giác không thoải mái không phải là biểu hiện của yêu thương vô điều kiện. Nỗi đau và sự trưởng thành là một phần của cuộc sống và bảo vệ họ khỏi chúng không phải là tình yêu – nếu bạn chỉ định làm cho họ cảm thấy luôn thỏa mãn và hạnh phúc, bạn sẽ hại họ nhiều hơn là giúp họ. Yêu thương vô điều kiện yêu cầu bạn phải để họ trải nghiệm nỗi đau để họ có thể tìm được con đường riêng và trưởng thành theo cách của họ.
4. Cho bản thân vô điều kiện.
Nếu bạn luôn làm vừa lòng mọi người, điều mà chúng ta luôn có xu hướng làm theo, thì bạn sẽ quan tâm tới việc trao đi tình yêu tới mọi người hơn là tới bản thân bạn. Tình yêu mà bạn trao cho mọi người sẽ không phải là vô điều kiện, bởi lẽ bạn đã để cho cảm giác của mình với họ lấn át mong muốn mang tình yêu của bạn hồi đáp lại họ mất rồi. Đây không phải là vô điều kiện. Tuy nhiên, nếu bạn cứ liên tiếp làm vừa lòng mọi người, thì bạn đang thiếu thốn tình yêu dành cho bản thân. Vì vậy, hãy trao tình yêu vô điều kiện cho bản thân trước, và rồi phần còn lại sẽ đến.
5. Học cách tha thứ.
Điều này không có nghĩa là cho phép ai đó chà đạp bạn, mà có nghĩa là chọn cách phản ứng lại một cách tuyệt hơn, tốt bụng hơn cho bản thân mình. Nếu ai đó tổn thương, hay làm bạn thất vọng, hãy chọn việc tha thứ bằng cách bỏ qua giận dữ và oán hận đối với người đó. Cách bạn cư xử với một người nào đó sẽ thay đổi dựa trên những chuyện đã xảy ra, nhưng nếu bạn chọn cư xử một cách tràn đầy tình yêu và không cố chấp với những cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ yêu thương họ một cách vô điều kiện.
6. Hãy thể hiện tình yêu với những người mà bạn nghĩ không đáng nhận được nó.
Thật tuyệt nếu như quanh bạn có người cứ làm chuyện xấu xa với bạn và những người khác. Thông thường, khi ai đó cư xử tiêu cực với bạn, hay với những việc về bạn, nghĩa là cuộc sống của chính họ đang thiếu gì đó khiến họ không thể thực sự yêu thương bản thân mình. Nếu bạn thấy được điều này trước khi phản ứng, và đặt mình vào hoàn cảnh của họ, nó có thể giúp bạn trong trường hợp này, vì bạn hiểu rõ ràng rằng chuyện này là do họ hơn là do bạn. Đây là lúc bạn quyết định yêu thương vô điều kiện và sẽ trao tình yêu đó thường xuyên hơn. Cách này sẽ khiến cho họ nhận được một phần thưởng đáng quý và quan trọng hơn là, bản thân bạn cũng nhận được.
7. Luyện tập yêu thương vô điều kiện mỗi ngày.
Hãy cố làm điều này tối thiểu một lần mỗi ngày: trao đi gì đó mà không muốn được nhận lại bất cứ thứ gì cả. Có thể là nhường ai đó qua cửa trước, nhường xe nào đó đi trước khi đang kẹt xe, hay nói với ai đó rằng bạn yêu họ mà không mong muốn được nghe họ nói lại. Hãy làm gì đó mỗi ngày và tôi cam đoan – cho dù bạn không muốn được nhận lại gì cả – bạn sẽ thấy vô cùng thỏa mãn chỉ vì đã trao đi yêu thương vô điều kiện.
Vậy gần đây bạn luyện tập yêu thương vô điều kiện thế nào rồi?
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Những điều bố mẹ cần nhớ khi nói chuyện với thầy cô của con


Biết cách trò chuyện với thầy cô là một kỹ năng quan trọng bạn sẽ cần đến trong suốt những năm tháng đi học của con.
Bạn cần nhớ mình sẽ phải hợp tác cùng thầy cô để đảm bảo các con nhận được sự giáo dục tốt nhất có thể, vì thế, những điều dưới đây sẽ là những gợi ý cực kỳ cần thiết để bạn có một cuộc trao đổi thành công với các thầy cô giáo của con.
1. Sự tôn trọng
Điều này có thể khó khăn nếu bạn đang tức giận điều gì đó, chẳng hạn như giáo viên không công bằng hoặc con không được đối xử tốt. Tuy nhiên, việc giữ tôn trọng khi nói chuyện với giáo viên là điều vô cùng cần thiết. Đây nên là mục tiêu chính của bạn trong việc nói chuyện hiệu quả với giáo viên của con. Hãy sử dụng giọng nói và ngôn ngữ một cách nhã nhặn khi thảo luận vấn đề nhằm đưa ra phải pháp chung cuối cùng với thầy cô.
2. Hỏi câu hỏi
Bạn chỉ muốn dành cả ngày xem con học ở trường thế nào, nhưng thực sự là không thể. Điều đó có nghĩa bạn sẽ phải hỏi giáo viên những câu hỏi để có được một bức tranh rõ ràng về những gì đang diễn ra tại trường học. Điều này bao gồm cách đánh giá nhu cầu của con để có thể giúp đỡ thêm, làm thế nào xác định thế mạnh của con và hợp tác khi ở nhà để giải quyết vấn đề bạn cùng lớp. Nếu con có bày tỏ với bạn rắc rối nào, hãy hỏi giáo viên những gì thầy cô biết được, từ đó bạn có thể giúp bé sửa sai và khuyến khích làm điều đúng.
3. Thể hiện sự cảm kích
Không có gì làm cho một giáo viên tận tâm cảm thấy tuyệt vời bằng những lời khen ngợi về cách dạy dỗ con bạn của thầy cô. Có lẽ thầy cô có quan hệ tốt với con, hoặc cho con một cơ hội để sửa sai. Do vậy, thay vì chỉ liên lạc với giáo viên khi bé nhà bạn làm sai điều gì, hãy gọi điện thoại hoặc gửi thầy cô một email cho biết bạn đánh giá cao những gì thầy cô đã, đang và sẽ làm. Điều này sẽ giúp bạn hình thành một mối quan hệ làm việc chặt chẽ với giáo viên của con.
4. Lắng nghe
Lắng nghe chỉ là một phần tự nhiên của cuộc nói chuyện. Khi bạn tương tác với giáo viên của con, hãy chắc chắn ngừng nói đủ lâu để nghe những gì thầy cô muốn bày tỏ. Có lẽ thầy cô sẽ đưa ra lời khuyên hoặc tin tốt mà bạn có thể bỏ lỡ nếu cứ không ngừng nói trong cuộc gặp phụ huynh của mình.
5. Có sự chuẩn bị
Nếu bạn chuẩn bị nói chuyện với giáo viên việc gì đó quan trọng, giống như điểm số hoặc các vấn đề hành vi, chuẩn bị luôn là điều cần thiết. Hoặc bạn có những điều nhất định muốn đề cập hoặc thảo luận, hay có những câu hỏi cụ thể, hãy viết chúng ra trước. Bằng cách này bạn sẽ không phỉ rời khỏi cuộc họp và nhận ra rằng mình quên nói một cái gì đó quan trọng.
6. Chia sẻ chuyện gia đình
Không nhất thiết phải kể các chi tiết vụn vặt hàng ngày, nhưng nếu có chuyện gì lớn xảy ra, hãy chia sẻ cho giáo viên của con bạn biết. Điều này thực sự có thể giúp ích cho trẻ khi bé tới trường. Ly hôn, mất mát hoặc chuyển đến nhà mới là những điều cơ bản bạn có thể chia sẻ với thầy cô. Bằng cách đó, thầy cô mới biết được lý do tại sao bé nhà có thể không vui vẻ hoặc khác lạ hơn so với bình thường.
7. Không biện minh
Điều này có thể thực sự rất khó nhất là khi giáo viên thảo luận về những điểm yếu của con. Phải nghe điểm yếu của bé thực sự có thể làm cho bản năng làm mẹ của bạn trỗi dậy. Tuy nhiên, đó không phải là một ý tưởng tốt để khẳng định bé của bạn là hoàn hảo và từ chối nói về bất cứ điều gì không tốt về con.
Dù thế nào, con vẫn là hoàn hảo trong mắt bạn, nhưng bạn phải nhớ rằng bé nhà mình không như vậy với những người khác. Do đó, hãy luôn khách quan và cởi mở với những ý tưởng tốt nhằm giúp con có cơ hội cải thiện mình.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những điều đơn giản mọi trẻ nên học càng sớm càng tốt

Bé gái

Có những điều rất nhỏ bé nhưng lại dễ bị bố mẹ bỏ qua khi dạy con, trong khi những bài học đó lại mang đến cho trẻ rất nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống.
1. Gọi số khẩn cấp
Biết gọi các số khẩn cấp trên điện thoại di động là một ý tưởng rất hay để dạy con của bạn. Bé nhà bạn nên biết các số quan trọng để gọi trong trường hợp khẩn cấp – và cách làm thế nào để làm điều đó từ một điện thoại cố định, hoặc thậm chí, từ một bốt điện thoại công cộng.
2. Nguyên tắc vàng
Bạn nên dạy con nhớ quy tắc vàng: đó là hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với mình. Đó cũng là một bài học đạo đức cơ bản mà bạn cần dạy cho con từ sớm.
3. Số điện thoại và địa chỉ nhà
Đừng quên dạy cho trẻ các số điện thoại của mẹ hoặc bố (hoặc cả hai) – cũng như địa chỉ nhà của mình – để có thể liên lạc được khi cần thiết, ví dụ như khi trẻ đi lạc.
4. Làm thế nào để buộc dây giày
Các đôi giày ngày nay có dây giày được thiết kế khá dễ dàng và dễ thương hơn so với ngày xưa. Vì vậy, đừng ngại dạy trẻ cách cột dây giày từ khi còn bé nhé, vì kỹ năng này không chỉ quan trọng cho việc con tự chăm sóc mình, mà còn giúp tăng cường kỹ năng vận động và phối hợp của trẻ.
5. Những điều tốt đẹp sẽ đến với ai biết chờ đợi
Những điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Kiên nhẫn là điều các con nên được học hỏi – và nó đặc biệt quan trọng trong việc giảng dạy về tiết kiệm tiền bạc.
6. Cách viết lời chúc bằng tay
Thư điện tử, tin nhắn di động, và các cuộc gọi điện thoại đều là những cách tốt đẹp để nói lời cảm ơn hay xin chào, nhưng không có gì gây ấn tượng mạnh hơn một lời chúc viết tay. Dạy con viết thư bằng tay đồng nghĩa với việc bạn sẽ cung cấp cho con một kỹ năng sống quan trọng.
7. Cách cư xử đúng mực
Làm ơn và xin cảm ơn luôn là một phần quan trọng đầu tiên trong cách nói năng các con. Tuy vậy các cách cư xử đúng phép khác cũng không vì thế mà coi nhẹ, như giữ cửa cho người khác và nói xin lỗi khi làm phiền ai đó cũng là những điều cơ bản cần dạy trẻ.
8. Lịch sự khi gọi điện
Trả lời điện thoại theo cách: “Có chuyện gì,” “Hả” hoặc thậm chí “Sao” không phải các cư xử phải phép khi bé lớn lên. Điện thoại đang đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa của chúng ta, và việc dạy bảo trẻ em ngày nay nói chuyện điện thoại một cách lịch sự và đúng cách là điều mỗi ông bố bà mẹ phải làm.
9. Ánh mắt giao tiếp
Trẻ em, đặc biệt là những người nhút nhát, thường không hay giao tiếp bằng mắt. Dạy con trẻ nhìn những người khác qua ánh mắt khi đang trò chuyện sẽ là một chặng đường dài trong việc giúp con có thể giao tiếp được. Để làm được điều này buộc các bé phải ngừng và đặt ngay các thiết bị điện tử hoặc điện thoại xuống.
10. Hãy nói “không”
Trẻ cần biết cách nói “không” nếu các bé thấy khó chịu trong một tình huống nào đó. Đặc biệt khi các bé lớn lên và dành nhiều thời gian bên ngoài nhà bạn, các bé cần phải được thoải mái thiết lập ranh giới của riêng mình với những người khác.
11. Niềm vui sách báo
Đọc sách báo trên một thiết bị điện tử thông minh thật tuyệt vời, nhưng trẻ em ngày nay đang bỏ lỡ dần những niềm vui được cầm và xem một cuốn sách hay bằng giấy là như thế nào. Vì thế bằng mọi cách, bạn hãy duy trì việc cho con đọc sách và tìm hiểu sách báo thực sự hơn là một thiết bị điện tử.
12. Cách đi xe đạp
Bạn có thể mất một thời gian khó khăn để kéo các bé ra khỏi trò chơi điện tử của chúng, nhưng việc này rất đáng để làm. Đi xe đạp là một trong những kỹ năng mà mỗi đứa trẻ cần phải học hỏi. Thế nên, thật tốt khi bạn trang bị cho bé yêu kỹ năng căn bản cần thiết này khi bé lớn khôn.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Dạy con cách thể hiện sự biết ơn

https://www.facebook.com/dochoiembe.vn
Bé gái

Lòng biết ơn không chỉ là một bài học đạo đức cơ bản cần dạy con mà còn là cách giúp con có ý thức và trách nhiệm hơn trong cuộc sống, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi trưởng thành.
Infographic dưới đây sẽ chia sẻ với cha mẹ những bí kíp vô cùng hữu ích khi dạy con thể hiện sự biết ơn với người khác.
https://www.facebook.com/dochoiembe.vn
Các bài học đơn giản nhưng hiệu quả giúp bố mẹ dạy con cách thể hiện lòng biết ơn:
1. Học nói lời cảm ơn
Tập nói “Cảm ơn” bằng nhiều thứ tiếng khác nhau là một cách thú vị giúp bé ghi nhớ thói quen này, không chỉ thế con có thể sử dụng “Lời cảm ơn” vào bất cứ lúc nào con cần khi giao tiếp.
2. Tạo nên truyền thống riêng của con
Trước giờ ăn, giờ đi ngủ… con có thể hỏi và lắng nghe chia sẻ của một vài người thân về người mà họ rất biết ơn. Đó là sẽ một cách sinh động giúp em hiểu về lòng biết ơn và cách mà mọi người “thực hành” nó trong cuộc sống hàng ngày.
3. Sẵn sàng giúp đỡ mà không cần đợi yêu cầu
Hãy bắt đầu bằng việc “tự nguyện” làm những việc nhỏ nhất trong nhà như dọn bàn ăn, lau chùi bát đĩa, cất gọn đồ chơi….
4. Làm gương cho các em nhỏ hơn
Hãy cho các con biết là các em nhỏ luôn quan sát và học theo những điều mà anh chị chúng làm, vì thế, con hãy gương mẫu và cùng các em thực hiện những việc vừa sức cùng nhau.
5. Ôm một ai đó mà không cần lý do đặc biệt
Nói với người đó rằng con cảm ơn họ vì họ đã luôn ở bên con. Đôi khi những điều giản dị nhất lại là điều tuyệt vời nhất.
6. Tạo một cuốn nhật ký hoặc album
Để lưu giữ lại những bức ảnh đẹp, những tranh vẽ… của con về một ai đó, điều gì đó đặc biệt, có ý nghĩa với con cũng là một cách để con học về lòng biết ơn rất ý nghĩa.
7. Luôn nhớ đến công lao của người khác
Cô bán hàng tạp hóa, chú lao công hay bác đưa thư… là những người âm thầm giúp đỡ chúng ta và nhiều người khác. Hãy giúp con chuẩn bị những tấm thiệp nhỏ để gửi lời cảm ơn tới họ vào một dịp đặc biệt nào đó.
8. Là người biết lắng nghe
Hướng dẫn và cùng con học cách lắng nghe người khác, vì nếu con chỉ luôn luôn nói và nghĩ về mình thì con sẽ không thể lắng nghe và học hỏi được từ bất cứ ai.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Khéo tay trang trí những chiếc kẹp quần áo cho con yêu

https://www.facebook.com/dochoiembe.vn
Bằng những ý tưởng tuyệt vời dưới đây cùng với sự khéo léo, bạn sẽ biến những chiếc kẹp quần áo bình thường thành những món đồ trang trí, đồ chơi đầy màu sắc, đáng yêu và độc đáo dành cho con bé nhà mình.
1. Cánh bướm xinh đẹp
Xếp giấy màu lại thành nhiều nếp, sau đó bạn chỉ cần đặt chiếc kẹp vào chính giữa chúng. Những chú bướm xinh đẹp này sẽ tô điểm thêm cho bàn học của con bạn.
 
2. Động vật ngộ nghĩnh
Dùng kéo cắt các con vật mà trẻ yêu thích, sau đó dán chiếc kẹp vào bên dưới để hoàn thiện. Những con vật ngộ nghĩnh với những đôi chân làm từ kẹp quần áo là một sáng tạo thú vị dành cho trẻ.
https://www.facebook.com/dochoiembe.vn
3. Thẻ màu
Dùng những tấm bản lề từ gỗ mỏng, sau đó sơn chúng theo nhiều màu sắc khác nhau và cuối cùng dùng kẹp để cố định. Đây sẽ là những tấm thẻ về màu sắc sinh động bạn dùng cho con học.
https://www.facebook.com/dochoiembe.vn
4. Xe 4 bánh
Sử dụng các nút chai hoặc các nút áo lớn để làm bánh xe. Các bé trai sẽ rất thích thú với những chiếc xe đồ chơi mà bạn biến tấu từ chiếc kẹp này đấy.
https://www.facebook.com/dochoiembe.vn
5. Búp bê đáng yêu
Với một chút khéo léo, bạn sẽ tạo ra những búp bê rất đang yêu dành tặng con yêu của mình.
https://www.facebook.com/dochoiembe.vn
6. Chậu hoa đặc biệt
Đính những hạt nút áo nhiều màu khác nhau trên chiếc kẹp, sau đó kết chúng lại với nhau thành hình tròn. Bạn sẽ có một chậu hoa làm từ kẹp quần áo đặc biệt để trang trí trong phòng của trẻ.
7. Nơi trình diễn nghệ thuật
Thay vì để phơi quần áo, bạn hãy sử dụng những chiếc kẹp này để treo những tác phẩm nghệ thuật của trẻ hay những hình ảnh ngộ nghĩnh mà trẻ yêu thích.
8. Chuồn chuồn màu sắc
Chỉ cần kết hợp với hai que kem dùng để làm cánh, bạn đã tạo ra được những chú chuồn chuồn nhiều màu sắc rất đơn giản từ kẹp giấy rồi đấy!
9. Bảng số đếm
Dùng kẹp giấy để giữa chặt các bảng đã đánh số thứ tự, đây sẽ là cách giúp con yêu của bạn học đếm số một cách sinh động và trực quan hơn.
 
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những thói quen xấu cha mẹ nên từ bỏ vì con

Bố và con gái
Bố và con gái
9 thói quen hàng ngày không hay dưới đây cha mẹ nên biết để từ bỏ để tránh những ảnh hưởng xấu đến con.
1. Nghiện công nghệ
Mỗi gia đình có triết lý riêng của mình khi nói đến trẻ em và công nghệ, nhưng chúng ta có thể đều đồng ý rằng việc “gắn chặt” vào một thiết bị 24/7 không phải là một cách tiếp cận lành mạnh. Từ suy nghĩ đó, hãy nhìn vào thói quen công nghệ của bạn. Sẽ rất khó khăn để nói với con rằng bé không được phép sử dụng các thiết bị công nghệ quá nhiều nếu bạn cũng có thói quen này.
2. Chê bai bản thân mình
Cho dù bạn là bố mẹ của một cô con gái hay một cậu con trai, “chìa khóa” để các con có sự tự tin về cơ thể mình đều được lấy ví dụ từ bản thân bạn. Đừng chê bai mình như cân nậng, nếp nhăn hoặc bất cứ điều gì khác về cơ thể trước mặt con.
Nếu bạn đang cố gắng giảm cân thông qua chế độ ăn uống hoặc tập thể dục, nên chú trọng vào các loại thực phẩm lành mạnh cần hấp thụ và thể hiện rằng bạn thấy mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng ra sao với cơ thể hiện tại của mình.
3. Ăn tạm gì đó
Sẽ có lúc quá bận, bạn phải vừa ăn vừa làm việc. Nhưng lựa chọn một chiếc bánh rán hay một thanh kẹo… không thể coi là một bữa ăn hoàn chỉnh được. Do vậy, bạn nên nỗ lực hơn nữa để làm tấm gương xây dựng và nuôi dưỡng thói quen ăn uống lành mạnh cho con trẻ học theo.
4. Trở thành một người xấu tính
Như chúng ta đều biết, việc chia bè phái hoặc nói xấu nhau không biến mất sau khi tốt nghiệp trung học. Trong khi bạn không thể kiểm soát tin đồn đang xảy ra với một bà mẹ nào đó, bạn cũng có thể lựa chọn không tham gia vào việc ấy.
Để con bạn thấy được bạn nói tiêu cực về một phụ huynh, giáo viên, hoặc bất cứ ai khác, thực sự chắc chắn bé sẽ nghĩ mình bắt chước theo sẽ không sao.
5. Đi xe với tốc độ cao
Nếu bậc phụ huynh nào có thói quen đi nhanh, hãy ngay lập tức điều chỉnh tốc độ lại! Hành động này không bao giờ là một ý tưởng thông minh, vì điều đó có thể khiến con bạn gặp nguy hiểm. Và ngay cả khi bạn về được nhà một cách an toàn, lái xe mạo hiểm như vậy chẳng phải là một ví dụ tốt để con học hỏi chút nào.
6. Chửi thề
Việc chẳng may chửi thề trong khi đang trò chuyện với một người bạn có thể không có gì to tát trước khi bé nhà bạn biết nói. Thế nhưng bạn không nên tiếp tục như vậy nữa nếu không muốn gây ấn tượng với một đứa trẻ. Các bé đang nghe tất cả những gì bạn nói, ngay cả khi bé không lặp lại từ đó ngay lập tức, bạn sẽ không bao giờ biết từ gì tiếp theo được nói bởi ra bởi chính cái miệng nhỏ xinh của con đâu!
7. Ngủ nướng
Ngay từ bây giờ, bạn nên làm một tấm gương tốt về cách bắt đầu ngày mới của mình quan trọng như thế nào. Thêm vào đó, việc bé là người cuối cùng đến trường mỗi ngày sẽ không thể giúp thiết lập một nền tảng vững chắc cho những động lực trong tương lai của bé.
những thói quen cha mẹ nên từ bỏ
8. Bật tivi rồi bỏ quên đấy
Đây là một điều các bậc phụ huynh nên đặc biệt chú ý nếu có trẻ nhỏ trong nhà. Vào cuối tuần, các gia đình đều muốn bật tivi để xem, nhưng bằng cách nào đó việc kết thúc luôn là không có ai theo dõi cả. Bé nhà bạn rất có thể sẽ xem được những đoạn phim không hề dành cho trẻ nhỏ khi không có người lớn ở đó.
9. Nói dối
Hãy thành thực với câu hỏi này: Bạn đã bao giờ bảo con mình đang họp, đang làm việc… trong khi thực chất bạn dừng lại một trung tâm mua sắm trên đường? Thật không dễ dàng để các con nhận ra sự khác biệt giữa một lời nói dối và lời nói thật từ cha mẹ chúng, do đó việc giải quyết vấn đề ở đây rất đơn giản, chỉ cần bạn trung thực là được thôi mà.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những mẹo dạy con tự lập từ bé

Tập đánh răng

Phát triển tính tự lập cho bé là việc cực cần thiết, bố mẹ nên làm điều đó càng sớm càng tốt. Dưới đây là những việc đơn giản cha mẹ nên hướng dẫn con tự hoàn thành trong giai đoạn bé 1-3 tuổi.
Trong giai đoạn 3 tuổi, một mặt trẻ bắt đầu muốn tự lập mặt khác bé cũng sợ phải tự mình làm mọi việc. Khi đó cha mẹ nên đóng vai trò của một hướng dẫn viên, khuyến khích sự tự tin của một em bé trưởng thành và xoa dịu cảm xúc của một đứa trẻ cần sự quan tâm.
Bạn nên để bé có không gian và thời gian tự thực hành những kỹ năng mới. Khi con muốn tự chải đầu, tự mặc áo hãy để bé làm theo cách của mình (và nhẹ nhàng hướng dẫn giúp bé hoàn thành công việc).
Nếu một ngày bé muốn nhõng nhẽo “Mẹ làm giúp con” thì cũng đừng quá nghiêm khắc. Chỉ cần bạn kiên trì hướng dẫn, bạn sẽ ngạc nhiên với những điều bé có thể làm được.
Dưới đây là một số gợi ý để các bố mẹ dạy con tự lập một cách hiệu quả.
1. Tự dùng thìa
Ngay khi trẻ biết cầm thìa mô phỏng chuyển động (mà không cần bạn cầm giúp), bé sẽ có khả năng sử dụng chúng theo cách mình muốn (mà không phải chỉ là ném hay vứt đi chỗ khác).
Bạn sẽ nhận ra điều đó khi thấy con cầm được thìa một cách chính xác, xúc thức ăn và tự đưa vào miệng mặc dù vẫn còn vương vãi hoặc dính thức ăn trên thìa (thường là khoảng 17 tháng tuổi).
Hãy khuyến khích sự tự lập của trẻ bằng cách cung cấp vật dụng an toàn cho trẻ như bát nhựa, thì nhựa có hình ngộ nghĩnh…và các đồ ăn thích hợp như: cháo, súp, cơm nát, thịt nấu mềm xắt miếng nhỏ…. và để trẻ tự xử lý.
2. Làm một số việc vặt trong nhà
Trẻ rất thích được giúp đỡ, vì thế khi chúng bắt đầu hiểu được những hướng dẫn đơn giản (thường là từ khoảng 18 tháng tuổi), bạn nên chỉ bảo bé làm những việc đơn giản trong nhà.
Tất nhiên bạn không nên đặt quá nhiều kỳ vọng và cũng đừng tạo áp lực cho trẻ phải hoàn thành cộng việc đúng cách, hãy để chúng tự nhiên như một trò chơi vậy. Thay vì làm trẻ bối rối với một yêu cầu quá sức, ví dụ như hãy lau dọn đồ chơi của con), cha mẹ nên chia nhỏ công việc và dạy trẻ cách thực hiện từng phần một.
Ví dụ: đầu tiên bạn nói “con bỏ đồ chơi vào thùng nhé”, sau đó đợi bé làm xong và hướng dẫn tiếp: “giờ con hãy tìm một chiếc khăn sạch mẹ để trong chiếc hộp xanh” tiếp theo bạn mới đề nghị bé lau đồ chơi “bây giờ con dùng khăn lau chiếc ô tô này nhé”….
Những công việc phù hợp với bé có thể kể tên như: tìm quần áo bẩn của con bỏ vào chậu, tìm hai chiếc tất cùng màu, gấp quần áo, lấy giúp mẹ quyển truyện,….
3. Mặc quần áo hàng ngày
Khoảng 13 đến 20 tháng tuổi bé đá có thể tự cởi quần áo và đến khoảng 24 tháng tuổi là thời điểm trẻ sẵn sàng học cách tự mặc đồ theo cách của mình.
Bạn nên chuẩn bị các loại đồ dễ mặc như: váy có dây chun đàn hồi, váy xuông dễ chui đầu, áo phông dễ chui đầu, tất với các ngón có màu, giày lười…Hãy kiên nhẫn và chờ đợi cho đến khi trẻ hoàn thành công việc, đôi khi bạn sẽ cần hỗ trợ một chút với những chiếc cúc hay khóa kéo.
Trẻ sẽ rất vui khi chúng có thể tự mặc đồ mà không cần giúp đỡ khi bé khoảng 30 tháng tuổi. Bạn cũng nên thể hiện cho con biết mình rất tự hào về chúng khi trẻ làm việc tốt.
4. Đánh răng
Từ khi 2 tuổi trẻ có thể quan sát cách bạn đánh răng và biết các bước làm thế nào từ cách bạn lấy kem đánh răng đến cách bạn chà bàn chải nhẹ nhàng lên hàm răng của bé. Đây là thời điểm thích hợp để con bắt đầu thực hành. Đừng lo lắng nếu bé chưa thành thục, điều quan trọng là giúp con rèn luyện ý thức giữ vệ sinh và tạo cảm xúc tích cực.
Bạn hãy chuẩn bị sẵn hai chiếc bàn chải: một để bạn giúp bé đánh răng, một để bé tự làm vì chiếc này sẽ có rất nhiều vết nhai từ răng bé để lại. Đến khi 6 tuổi bé sẽ có thể hoàn thành việc này một cách hoàn hảo theo ý bạn.
Bố mẹ nên dạy bé cách tự đánh răng để bé hào hứng với công việc này hơn.
5. Chải đầu
Trừ khi thích chơi trò đuổi bắt với một cô bé đang la hát lúc bạn cố gắng gỡ mớ tóc rối của con, nếu không hãy từ bỏ ngay. Đưa cho con một chiếc lược, nói bé ngồi trước gương và để bé tự chải đầu như chúng muốn còn bạn có thể tiếp tục những công việc khác.
6. Rửa tay
Trẻ rất hiếu động và thích sờ vào mọi đồ vật, tay chúng luôn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Vì thế hãy giúp con hình thành thói quen rửa tay sạch sẽ càng sớm càng tốt. Chuẩn bị một chiếc ghế nhỏ (để trẻ với tới bồn rửa), bánh xà phòng ngộ nghĩnh và một chiếc khăn ở vị trí dễ dàng lấy được. Bạn nên chỉ cho con cách chà mặt trước, mặt sau và dưới móng tay trong khoảng thời gian 20 giây, khoảng thời gian đủ để hát hai lần hài “Happy birthday”, đó là dấu hiệu cho bé thấy đã đến lúc xả nước và lau tay.
7. Mặc áo khoác
Bạn nghĩ mặc áo khoác rất đơn giản phải không? Đó là với người lớn, còn với trẻ nhỏ thậm chí là đã đến tuổi mẫu giáo lớn việc này vẫn là một thách thức. Bạn hãy đặt áo xuống sàn nhà, trải rộng hai tay và mở sẵn thân áo. Sau đó chỉ cho bé cách đứng thẳng và lật áo từ trước ra sau lưng. Tiếp theo bạn hướng dẫn con luồn tay vào hai ống tay áo. Cuối cùng là chỉ cho bé cách kéo khóa (nếu khó quá bạn có thể làm giúp con).
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Những sai lầm khi chế biến rau của mẹ



Ăn rau

Nhiều mẹ hay thái rau rồi mới rửa mà không biết nhiều chất dinh dưỡng có thể tan trong nước.
Rau quả chứa rất nhiều canxi, sắt, đồng và các vitamin và khoáng chất khác, có khả năng thúc đẩy sự tổng hợp hemoglobin – các tế bào máu đỏ để kích thích tăng trưởng. Nhưng nếu ăn uống, chế biến rau quả cho bé không đúng cách, mẹ có thể sẽ làm các chất dinh dưỡng trong rau quả bị mất, bị phá hủy một phần hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.
1. Không biết cách rửa rau
Ngày nay, nhiều bà mẹ bắt đầu có thói quen mua rau cho con tại các siêu thị hay những cửa hàng rau sạch. Cũng vì đã mang tiếng “rau sạch” nên nhiều chị em chủ quan, không rửa rau kỹ trước khi nấu. Trong thực tế, có rất nhiều loại bã thuốc trừ sâu ở trong rau nếu không được làm sạch kỹ lưỡng sẽ gây nguy hại cho sức khoẻ em bé.
Cách thực hiện đúng: Khi mua rau tươi về mẹ nên cho rau vào nước ngâm trong 20 phút để thuốc trừ sâu hòa tan hoàn toàn trong nước rồi sau đó rửa sạch lại với nước.
2. Thái nhỏ rau củ rồi rửa
Một số mẹ có thoái quen mua rau về, sơ chế cắt, thái nhỏ rồi mới rửa. Hành động này sẽ làm suy yếu các chất dinh dưỡng của rau. Vì như chúng ta đều biết, có rất nhiều các chất dinh dưỡng trong rau có thể tan trong nước. Nếu rau được thái nhỏ rồi mới rửa, sẽ có khả năng mất rất nhiều chất dinh dưỡng hơn bình thường.
Cách thực hiện đúng: Đầu tiên nên rửa rau, sau đó mới thái nhỏ.


              https://www.facebook.com/dochoiembe.vn
3.Đun nấu quá lâu
Rau có nhiều vitamin rất nhạy cảm với nhiệt. Đặc biệt là vitamin c, rất dễ bị oxy hóa, khi tiếp xúc với nhiệt. Theo tính toán, nếu thời gian đun nấu rau quá dài, lượng vitamin C có trong rau có thế mất đi tới 60%
Cách thực hiện đúng: Rau xào chỉ nên đảo qua với lửa, canh rau hay rau luộc cũng nên đun trong khoảng thời gian vừa phải. Khi nấu rau củ, mẹ có thể cho thêm vào một ít giấm, rất có lợi cho việc bảo quản các vitamin.
4. Cho con ăn thật nhiều cải bó xôi
Cải bó xôi là siêu thực phẩm rất giàu vitamin và bổ dưỡng. Vì vậy một số mẹ thường cố ý cho con ăn nhiều cải bó xôi. Trên thực tế, trong cải bó xôi cũng có chứa nhiều axit oxalic – một chất ngăn cản sự hấp thụ canxi của cơ thể. Chị em không nên cho bé ăn quá nhiều cải bó xôi hay nấu cải bó xôi chung với hải sản, tôm cá để bé có thể phát chiều cao toàn diện và không mắc chứng loãng xương. 5. Bảo quản rau trong tủ lạnh không đúng cách
Hầu hết các loại rau đều có nhiệt độ bảo quản thích hợp là từ 3 ℃ -10 ℃, nhưng cũng có một số loại rau quả nếu để nhệt độ thấp sẽ hỏng. Ví dụ như dưa chuột, nếu để trong tủ lạnh với nhiệt độ dưới 10 ℃, nó sẽ bị mềm, chảy nước.
Cách thực hiện đúng: Dưa chuột, cà chua không để trong tủ lạnh. Các loại rau khi bảo quan trong tủ lạnh nên cho vào một hộp nhựa kín, sẽ giữ được lâu hơn tươi hơn.
5. Ăn rau để qua đêm
Đôi khi rau củ nấu ra con ăn không hết, một số mẹ thường tiếc của, cất tủ lạnh mai lấy ra nấu cháo hoặc chế biến lại. Ít ai biết rằng rau củ đã nấu chín để tủ lạnh sẽ bị thất thoát vitamin C, vitamin B các loại, thậm chí nếu để trong tủ lạnh qua đêm món ăn cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn, gây tiêu chảy hoặc thậm chí bị ngộ độc thực phẩm.
Cách thực hiện đúng: Chỉ ăn rau củ chế biến trong ngày và ăn luôn ngay sau khi chế biến. Nếu muốn bảo quan rau củ đã chín, cần nghiền nhỏ trữ đông theo quy trình đặc biệt. (tham khảo trữ đông thực phẩm theo phương pháp Ăn dặm kiểu Nhật)
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những loại thực phẩm không được ăn

Những món thực phẩm dưới đây rất quen thuộc và bổ dưỡng. Nhưng nếu ăn không đúng cách thì hậu quả mà chúng đem lại cũng khôn lường.
Cà chua xanh


Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.
Dưa muối chưa kĩ
Nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
Gừng dập
Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.
Khoai tây mọc mầm



Nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.

Chè bị mốc
Nếu phát hiện chè bị mốc tức là nó đã nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.
Đậu xanh không nấu chín
Đậu xanh có chứa saponin và lectins, saponin, một chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra viêm xuất huyết, giải thể các tế bào máu đỏ. Trong đậu cũng chứa hemagglu tin in với tập hợp tế bào máu đỏ gây ra ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu xanh chưa nấu chín dễ bị ngộ độc.
Bắp cải thối
Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.
Trứng gà sống



Lòng trắng trứng gà sống khi ăn vào cơ thể rất khó hấp thu. Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng. Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.
Bí ngô để lâu
Bí ngô già để lâu: Bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.
Rau cải nấu chín để qua đêm
Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu ôxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao gây ung thư đường ruột.

Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những tác dụng của rau ngót với trẻ nhỏ

https://www.facebook.com/dochoiembe.vn
Rau ngót
Rau ngót không chỉ là một loại rau lành mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh cho trẻ nhỏ mẹ nên biết.Trong các loại rau, rau ngót là loại có nhiều chất bổ dưỡng tốt cho bé yêu. Đây là loai giàu vitamin nhóm B, nhiều đạm, vitamin C và beta carotene. Lượng vi chất này sẽ được chuyển hóa trong cơ thể thành vitamin A giúp mắt bé thêm tinh anh và có sức khỏe tốt. Vitamin C giúp bé tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Vitamin nhóm B trong rau ngót giúp bé tăng cường chuyển hóa, đạm cần trong giai đoạn tăng trưởng nhanh.Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và muối khoáng, canxi, photpho, vitamin C, rau ngót còn có một lượng chất đạm (protid) đáng kể. Theo Đông y, rau ngót có nhiều công dụng chữa bệnh cho trẻ nhỏ. Dưới đây là một vài tác dụng của rau ngót với trẻ mà mẹ nên biết.1. Trị đái dầm ở trẻ nhỏ
Rau ngót là bài thuốc công hiệu giúp trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ. Mẹ chỉ cần mua khoảng 40g rau ngót, rửa sạch, giã nát. Sau khi đã giã nát rau ngót, mẹ cho một ít nước đun sôi để nguội vào chỗ rau đã giã. Mẹ khuấy đều, sau đó để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được, mẹ chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút. Mẹ có thể sử dụng máy xay sinh tố hoặc cối để giã, tuy nhiên dù dùng bất kỳ dụng cụ nào, mẹ cần phải đảm bảo vệ sinh tránh để bé bị nhiễm bệnh vì vi khuẩn.
2. Chữa tưa lưỡi cho trẻ

Tưa lưỡi là một hiện tượng khó tránh ở trẻ nhỏ nếu mẹ không để ý vệ sinh răng miệng cho bé. Trước đây, theo quan niệm dân gian, khi trẻ bị tưa lưỡi chỉ cần bôi một ít mật ong là khỏi. Tuy nhiên, hiện nay theo khuyến cáo của các bác sỹ nhi khoa, trẻ dưới 1 tuổi mẹ không nên cho con dùng mật ong, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Các mẹ không cần phải quá lo lắng, bởi rau ngót được được xem là cách trị tưa lưỡi hiệu quả ở trẻ nhỏ.
https://www.facebook.com/dochoiembe.vn
Trị tưa lưỡi cho bé yêu là một trong các tác dụng của rau ngót mà các mẹ nên ghi nhớ
Chỉ qua một vài bước sơ chế đơn giản, mẹ có thể tạo ra nước thuốc bổ, rẻ cho bé yêu. Các mẹ hãy rửa sạch rau ngót, sau đó giã nhỏ rồi cho 1 ít nước đã đun sôi để nguội vào lọc lấy nước. Sau khi đã chắt lấy nước, mẹ dùng một chiếc khăn xô sạch thấm nước đó lau lưỡi, lợi miệng cho bé ngày 3-4 lần vào buổi sáng, sau khi ăn và trước khi ngủ. Nếu không muốn dùng đến khăn, mẹ có thể sử dụng chính tay của mình, nhưng cần đảm bảo phải rửa tay sạch sẽ trước khi bôi lên lưỡi bé. Mẹ hãy làm liên tục việc này trong khoảng 4 – 5 ngày sẽ có hiệu quả. 3. Liều thuốc tốt cho trẻ hay bị đổ mồ hôi trộm
Nếu các mẹ để ý, nhiều trẻ có xu hướng ra nhiều mồ hôi đặc biệt ở phía sau gáy vào ban đêm. Nguyên nhận khiến trẻ bị như vậy là do thiếu vitammin D hoặc bố mẹ ủ ấm con quá kỹ khiến trẻ bị nóng. Những dấu hiệu và triệu chứng để xác định trẻ mắc chứng mồ hôi trộm thường gặp là trẻ quấy khóc nhiều vào ban đêm, ngủ không yên giấc, hay giật mình thức giấc nửa đêm. Các mẹ cần hết sức để ý, việc trẻ bị đổ hôi quá nhiều dù thời tiết nóng hay lạnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị viêm đường hô hấp, viêm phổi.
Một trong những bài thuốc hiệu quả giúp mẹ trị chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là rau ngót. Mẹ hãy lấy khoảng 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng cho trẻ, nó còn là bài thuốc kích thích ăn uống ở những trẻ biếng ăn.
4. Trị táo bón
Trị táo bón là một trong các tác dụng của rau ngót được nhiều người công nhận. Vì bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện nên việc bị táo bón thường xuyên là hoàn toàn dễ hiểu, đặc biệt là trong thời tiết mùa đông. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ, do chưa hiểu biết đúng nên mỗi lần thấy con táo bón là ‘lo sốt vó’, tìm đủ biện pháp từ đông đến tây y những mong giúp con mau cải thiện tình hình. Trước vấn đề này của trẻ, mẹ không nên vội vàng cho trẻ uống thuốc, mà hãy nghiên cứu các bài thuốc dân gian trị táo bón cho trẻ, trong số đó các mẹ nên thử áp dụng mẹo chữa bệnh với rau ngót.
Mẹ nên nấu canh rau ngót để giải độc và chữa trị cho trẻ. Mẹ có thể tham khảo cách nấu một số món canh rau ngót cho bé như: canh rau ngót nấu bầu dục, canh rau ngót thịt heo,…
5. Chữa chảy máu cam
Dân gian vẫn thường dùng lá rau ngót rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cho trẻ uống, bã đắp vào thóp sẽ có công hiệu.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com