Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Dùng điều hòa có tốt cho trẻ nhỏ hay không ?

Bé ngủ
Nhiệt độ điều hoà nên để từ 26-28 độC, mức nhiệt người lớn cảm thấy hơi nóng thì với trẻ sơ sinh là vừa phải.
Thời tiết vào đợt cao điểm nắng nóng ở cả hai miền Bắc – Nam khiến điều hoà trở thành “vật bất ly thân” đối với cả người mẹ và em bé. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với nhiệt độ, nếu quá nóng, bé có thể sẽ bị nổi rôm sảy. Nếu quá lạnh, con đương nhiên sẽ bị ho, ốm và thậm chí là viêm phế quản. Do đó, sử dụng điều hoà làm sao cho đúng cách, để nhiệt độ bao nhiêu là vừa luôn là nỗi băn khoăn của chị em mỗi khi hè về.
Có 4 “cách” khiến trẻ bị lạnh, đó là:
1) Ở trong phòng lạnh < 26 độ C.
2) Ở chỗ có gió lùa (quạt máy, hơi lạnh thổi ra từ máy điều hòa).
3) Nằm trên mặt phẳng lạnh.
4) Bị ướt.
Do đó, để con không bị ốm vì nằm điều hoà, mẹ cần lưu ý các qui tắc sau:
Nhiệt độ điều hoà nên để từ 26-28 độ
Theo tham khảo từ website của BV Từ Dũ, BS. Nguyễn Thị Thanh Bình Cố vấn khoa Sơ sinh – BV Từ Dũ chia sẻ: Giai đoạn sơ sinh được tính từ sau khi sinh ra đến 30 ngày tuổi. Trẻ sơ sinh không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn hay người lớn, nhất là trẻ non tháng. Trẻ sơ sinh nếu để trần truồng trong phòng với nhiệt độ 23 độ C thì sẽ bị lạnh như một người lớn trần trụi trong phòng 0 độ C.
Sau khi sinh nếu trẻ đủ tháng đã được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 – 37,5 độ C. Nếu trẻ được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn thì có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 26 – 28 độ C. Ở nhiệt độ này đối với người lớn, nhất là người mập mạp thì có khi là còn nóng bức nhưng đối với trẻ là lạnh và phải mặc đủ như đã nói. Vì thế, người lớn không nên quyết định nhiệt độ trong phòng có trẻ mới sinh theo sự thoải mái của mình.



cách dùng điều hòa khi có trẻ sơ sinh
Qui tắc 3 phút
Sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong và ngoài phòng điều hòa có thể nhanh chóng “hạ gục” sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ bị sốt, cảm cúm, ho. Mẹ nên nhớ mỗi khi muốn cho con từ phòng điều hòa ra ngoài thì hãy mở cửa trước đó 3 phút, cho con đứng chơi gần đó để quen với luồng không khí nóng bên ngoài. Mặt khác, khi bé ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi, mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.
Không để điều hòa thốc thẳng vào khu vực ngủ của bé
Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu thì với những bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. Ví trí đặt điều hòa nên ở trên cao. Cánh cửa gió của điều hòa không đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm, cũng không đặt tốc độ quạt gió quá mạnh. Nên đặt ở tốc độ quạt gió thấp nhất và để ở chế độ quay, tuyệt đối không để ở chế độ chạy thẳng một góc.
Thời gian bật điều hoà không quá 2-3 tiếng mỗi lần
Thời gian tối đa mẹ cho bé nằm điều hoà chỉ nên từ 2-3 tiếng mỗi lần. Điều này có nghĩa là cứ 2-3 tiếng, mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường từ 10-15 phút. Đây cũng là thời gian để đuổi không khí tù đọng đồng thời kết hợp đón nắng vào trong phòng bé.
Lần đầu bật điều hoà sau mùa đông dài cần vệ sinh kỹ
Điều hoà mới bật trở lại sau một mùa đông dài cần được vệ sinh sạch sẽ, bơm ga, rũ bỏ bụi trong tấm lưới lọc để tránh các loại nấm mốc, vi khuẩn hay mầm bệnh lưu trú lâu ngày trong máy làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.
Nhỏ mũi và cho con uống nước thường xuyên
Ngoài việc để ý về cách sử dụng điều hoà, mẹ cũng cần lưu ý sức khoẻ cho bé. Nằm điều hoà tạo cảm giác mát mẻ nhưng cũng rất dễ gây khô da, khô mũi. Mẹ cần lưu ý thường xuyên nhỏ nước muôi sinh lý cho bé, đồng thời cho con uống nhiều nước, với trẻ bú mẹ thì bú nhiều lần để tránh mất nước cho cơ thể.
Khi trẻ ngủ, mẹ cũng lưu ý đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Với trẻ ngủ qua đêm trong phòng điều hoà hay đạp chăn, mẹ có thể tham khảo các phương pháp này để giữ ấm cho con khi trẻ hay đạp chăn lúc ngủ.
 Nguồn tin : Shopchoicuabe.blogspot.com

Bí quyết cho con ăn vặt một cách an toàn

https://www.lamchame.com/home/wp-content/uploads/2015/06/que-kem-640x401.jpg
Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu que kem, nên chọn kem theo tiêu chuẩn nào tưởng chừng đơn giản nhưng không có nhiều mẹ để ý vấn đề này.
Trong những ngày nóng, kem luôn là món khoái khẩu của con bởi hương vị hấp dẫn và cảm giác mát lạnh. Tuy nhiên, đôi khi những người làm cha mẹ như mình lại không biết cho con trẻ ăn kem thế nào mới đúng cách.
Thói quen xấu từ chuyện cho con ăn vặt
Cũng như bao trẻ nhỏ khác, Bé Bo nhà mình 9 tuổi và là một trong những tín đồ của thực phẩm lạnh, đặc biệt là kem. Mỗi ngày đón bé từ trường về, mình thường cho con tiền mua kem ở xe kem ngay trước cổng trường. Mấy loại kem này thường không có nhãn hiệu, chủ yếu là hương vị thơm ngon nên bé thích thôi. Không chỉ bé Bo, mình thấy rất nhiều trẻ khác cũng tấp nập mua kem từ những xe kem bán dạo trên đường phố hay trước cổng trường học. Mình đã nghĩ kem nào thì cũng vậy thôi, chủ yếu là không cho con nít ăn nhiều, vì ăn nhiều đồ lạnh dễ viêm họng lắm.
Nguy cơ độc hại từ những que kem lề đường
Dạo gần đây mình thấy phóng sự trên TV cùng nhiều bài báo nói về một đoạn video clip quay lại qui trình sản xuất kinh hoàng của những nhãn kem trôi nổi. Ban đầu mình không tin lắm, nhưng sau đó cũng đi hỏi thăm ý kiến một số mẹ khác thì được biết đa phần những loại kem bán dạo được sản xuất từ những cơ sở làm kem “chui”, không có giấy phép hoặc không đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Khu vực sản xuất kem thiếu vệ sinh, thiết bị cũ và hoen gỉ, nhân công đi chân trần, dùng tay không, không sử dụng trang phục bảo hộ… Bên cạnh đó, những can nhựa đựng hương liệu, nguyên liệu được sử dụng cũng không ghi rõ nhãn hiệu hay nguồn gốc, thành phần… là điều khiến mình hoang mang nhất.
Clip ghi nhận từ một xưởng làm kem trôi nổi ở TP.HCM.
Từ ngày xem đoạn video clip đó, mình bắt đầu thấy lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của những loại kem bán dạo này. Bé Bo đang tuổi lớn, sức đề kháng, hệ tiêu hóa đều chưa hoàn thiện nên thỉnh thoảng cũng bệnh vặt. Nếu ăn phải những loại kem mất vệ sinh như vậy rất dễ gây nên các bệnh về rối loạn tiêu hóa. Vậy nên,mình cắt luôn khoản tiền con ăn vặt và chủ động chọn một số món bé thích như kem để sẵn ở nhà. Như vậy mình có thể kiểm soát được cả số lượng cũng như chất lượng những món quà vặt mà bé dùng hàng ngày.
Cho con ăn vặt đúng cách
Mình thường chỉ cho Bo ăn nhiều nhất 1 que kem mỗi ngày. Sản phẩm kem mình lựa chọn là những loại kem có thương hiệu uy tín, được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại từ những nguyên liệu rõ nguồn gốc và đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Yếu tố này rất quan trọng vì rất nhiều loại kem sản xuất chui vẫn có bao bì, nhãn mác nhưng được đóng gói không đúng qui cách và không có thời hạn sử dụng. Một số sản phẩm chỉ ghi “Sử dụng trong vòng 10 ngày” nhưng lại không ghi rõ ngày sản xuất hay địa chỉ cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó khâu đóng gói bằng tay không cũng tiềm ẩn rất nhiều ẩn họa cho sức khỏe của con.
Sẵn đây, mình cũng muốn chia sẻ với các mẹ bí quyết “mua kem sạch – lựa kem ngon” mà mình vẫn áp dụng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các thiên thần nhỏ nhé.
– Mua kem ở các siêu thị hay cửa hàng lớn.
– Lựa chọn những nhãn hiệu kem có uy tín.
– Kiểm tra kỹ bao bì sản phẩm: đóng gói cẩn thận, có đầy đủ thông tin xuất xứ, thành phần, hạn sử dụng…
– Lưu ý các tỉ lệ các thành phần trong kem, nguyên liệu chế biến có nguồn gốc rõ ràng.
– Đừng quên kiểm tra kỹ ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao bì.
Là cha mẹ, đôi khi vì bận quá không có thời gian quan sát những món hàng ăn vặt, vô tình mang đến những hiểm hoạ khôn lường cho con cái. Các mẹ nên ghi nhớ các bí quyết trên để giúp con ăn vặt đúng và an toàn.
 Nguồn tin : Shopchoicuabe.blogspot.com

Kinh nghiệm thì việc tắm rửa cho bé chỉ là chuyện vặt.

Lần đầu tiên làm mẹ, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tắm rửa cho đứa con bé bỏng của mình; tuy nhiên, nếu tiếp thu được một số mẹo của những người có kinh nghiệm thì việc tắm rửa cho bé chỉ là chuyện vặt.
  Chẳng hạn như:
- Bạn có thể tắm cho con vào bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng do bé hay ngủ sau khi được tắm rửa sạch sẽ nên tốt nhất là hãy tắm cho bé vào lúc sắp đi ngủ.

- Đừng tắm khi bé đang đói, khi này bé sẽ dễ khó chịu và khóc toáng lên; đồng thời bạn cũng không nên tắm bé khi vừa cho bé ăn no vì làm như vậy sẽ khiến bé dễ bị ọc ra những thứ vừa ăn vào.
- Bé sẽ dễ chịu hơn khi được tắm ở nơi ấm áp nhưng không quá hanh khô.

- Vào những ngày mưa hay khi con khó chịu với sự thay đổi của thời tiết thì bạn chỉ nên dùng khăn cotton thấm nước ẩm để lau những vùng dễ nhiễm bẩn trên cơ thể như mặt, cổ, tay chân, phần thân dưới, nách và bẹn. Bạn không cần phải cởi hết đồ của bé ra, đảm bảo rằng bé vẫn được giữ ấm trong lúc bạn lau mình cho bé.

Mắt: Bạn đặt bé cẩn thận lên tấm khăn trải, trong phòng ấm; sau đó lấy khăn mặt mềm hoặc miếng bông gòn nhúng vào nước đun sôi để nguội và chùi mắt bé thật nhẹ nhàng. Mỗi bên mắt sử dụng riêng một miếng bông.

Mặt và cổ: Dùng một miếng bông cotton thấm ẩm để lau mặt và cổ cho bé. Lau sạch phần phía sau vành tai bằng một miếng khăn khác, nhưng đừng bao giờ chùi vào trong tai bé, trừ khi nào bác sĩ hướng dẫn bạn làm vậy, vì phần phía trong tai và mũi sẽ được cơ thể tự làm sạch một cách tự nhiên.

Tay và chân: Lau sạch cánh tay, cẳng tay, bàn tay, bàn chân và phần dưới cánh tay của bé, nhớ hãy lau kỹ luôn cả kẽ tay và kẽ chân nữa.

Phần thân dưới: Lúc này, tháo tã lót ra cho bé, đặt một ngón tay của bạn để giữ mắt cá nhằm tránh việc bé đập hai chân vào nhau. Lau phần thân dưới từ trước ra sau, điều này đặc biệt quan trọng nếu là bé gái, để tránh làm lây lan vi khuẩn.

Cuối cùng, bạn lau khô người cho con bằng một chiếc khăn bông mới, quấn tã và mặc quần áo sạch vào cho bé nào!
 Nguồn tin : Shopchoicuabe.blogspot.com

Khi bé sợ tắm chúng ta phải làm sao

Thực tế, có những đứa bé rất mê nước, thích vầy nước nhưng cũng có những bé chẳng hề muốn tắm, cũng có cả những bé từng rất mê đi tắm nhưng bỗng nhiên chẳng hiểu vì sao lại “trở chứng” - tự dưng ghét nước!

 

Nhưng trên đời hầu như chẳng có chuyện gì xảy ra mà không có lý do cả. Có thể đã có một chuyện gì đó rất tinh vi đằng sau việc con cự tuyệt đi tắm, chẳng hạn như bé không thích bị nước và xà bông vào mắt, hoặc lần đi tắm trước bé bị cụng đầu vào vòi nước... Bạn hãy tìm cách tìm hiểu, khoanh vùng nguyên nhân để tiếp tục “điều tra” và tìm cách giải quyết, nói chuyện với con về những điều đã xảy ra, cho con biết rằng bạn hiểu cảm giác của bé (“mẹ mà bị đau thì mẹ cũng sợ lắm”), dỗ dành bé (“lần này mẹ con mình sẽ cùng chắc chắn con nhắm tịt mắt khi gội đầu để nước không vào mắt”). Bạn đừng ép buộc con, bé có thể cần một chút thời gian để vượt qua được vấn đề này.
Còn nếu sự từ chối, chống đối của bé thiên về hướng bướng bỉnh nhiều hơn là có lý do chính đáng thì bố mẹ cũng đành phải dùng đến mẹo thôi.Ví dụ, một cặp bố mẹ có con lười tắm đã nghĩ ra một chiêu rất “độc” để thuyết phục bé. Họ đã sáng tác nên câu chuyện rằng bé có một cậu anh đã bị biến thành cây nấm vì quá bẩn, bố mẹ đã nhắc nhiều lần mà vẫn không chịu đi tắm, họ thậm chí còn chèn cả ảnh cây nấm vào album ảnh gia đình để tăng sức thuyết phục của câu chuyện.

(Ảnh: Internet)


(Ảnh: Internet)

Ngoài mẹo độc chiêu này, bạn hãy thử những mẹo dưới đây thử xem sao nhé:

- Cho con được hoạt động. Một số bé cảm thấy không thích đi tắm là do cứ bị mẹ kẹp chặt người hoặc bắt ngồi yên vì sợ trơn, trượt, ngã. Hãy dùng những dụng cụ hỗ trợ như ghế tắm có đế gắn chắc vào bồn rồi cho con thoải mái hơn một chút, ngọ nguậy một cách tự do hơn sẽ khiến bé hào hứng hơn;


- Dùng quyền hỗ trợ từ… đồ chơi. Các bé thường cũng thích đi tắm hơn nếu được đem theo những món đồ chơi nhựa, nhưng lưu ý là bạn đừng nôn nóng dụ con đi tắm mà bày ra quá nhiều thứ đồ thì tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa, bạn sẽ vất vả lôi bé khỏi phòng tắm, rồi còn hết hơi dọn đám đồ chơi đó nữa;


- Làm bạn tắm với con. “Bạn tắm” này có thể là chính bạn - bạn mặc bikini nhảy vào bồn chung với con, hoặc là bố của bé, hoặc anh chị của bé để tắm cho hai đứa một thể. Bạn lưu ý điều chỉnh nhiệt độ nước ấm phù hợp theo con nhé;


- Thay đổi. Lâu lâu bạn cho con tắm trước khi ăn tối thay vì sau khi ăn như mọi khi có thể khiến bé cảm thấy hứng thú hơn. Bạn có thể khơi gợi, dụ dỗ bằng cách quảng cáo: “Ai muốn có giờ tắm đặc biệt nào?”, con sẽ có thể bị cuốn theo.


- Đổi cách tắm. Nếu bé đã chán tắm trong chậu/bồn thì bạn có thể cho con tắm vòi sen (lưu ý tránh để nước bắn nhiều vào mặt, mắt bé. Nếu con “lắc vẫn hoàn lắc” bất kể bạn làm gì thì thỉnh thoảng lau mình cho con bằng khăn cũng được; rồi bé sẽ sớm nhận ra là thà mình cứ vào chậu tắm bình thường thì sẽ vui hơn.

 Nguồn tin : Shopchoicuabe.blogspot.com 

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Chiếc TV ngày càng thể hiện sức hút đối với em bé 5 tuổi nhà bạn? Hãy tập thói quen xem TV lành mạnh

Chiếc TV ngày càng thể hiện sức hút đối với em bé 5 tuổi nhà bạn. Đó là một cách để thư giãn sau một ngày bé đi học, và các nhân vật hoạt hình yêu thích cũng có thể là đề tài mà bé và bạn của mình trò chuyện với nhau. Và trong khi con xem, bạn cũng có chút thời gian để làm việc khác.
Nhưng vấn đề là những chương trình TV kéo dài 24/7, nếu bạn lo lắng việc giải trí nho nhỏ lúc đầu có thể trở thành cơn ghiền khó dứt về sau, hãy tham khảo một số cách sau:

  • Bảo đảm rằng con bạn chỉ xem chương trình của bé, chứ không phải xem TV có thể chuyển kênh, dò kênh. Sau khi hết chương trình đã chọn thì cũng tắt TV để làm việc khác;
  • Tránh bật TV để làm âm thanh nền, như nhiều người nói là để “vui cửa vui nhà”;
  • Tránh lắp nhiều TV ở mỗi phòng trong nhà mà chỉ nên có 1 TV để mọi người xem chung với nhau, và thỏa thuận với nhau để có thể xem chương trình mà mỗi người yêu thích;
  • Không để TV trong phòng ngủ hay nơi có thể nằm xem, không để điều khiển ở nơi mà con có thể dễ lấy và sử dụng;
  • Hãy xem cùng con nếu bạn có thể. Tuy rằng việc này không dễ nhưng sự tham gia của bạn cùng con sẽ giúp trải nghiệm của bé tốt hơn. Hãy đặt câu hỏi cho con về điều đang xảy ra và giải thích cho con những điều cần thiết.




(Ảnh: Corbis)

Cuộc sống của bạn

Con bạn bây giờ có thể làm theo những hướng dẫn gồm nhiều bước, nhưng sẽ dễ dàng hơn cho con nếu bước hướng dẫn sau có liên quan đến bước trước. Chẳng hạn: “Con mở tủ lấy tất, rồi đi vào, sau đó đem giày của con ra đây mẹ sẽ giúp con đi vào.” Con bạn cần chú ý để nắm được toàn bộ hướng dẫn; để chắc chắn, bạn hãy bảo con nhìn vào mắt bạn và nhắc lại những việc cần làm. 
 Nguồn tin : Shopchoicuabe.blogspot.com 

Nguyên tắc an toàn cho con khi sử dụng Internet

Bạn có biết con mình đang dành thời gian bên chiếc máy vi tính để làm gì và giao tiếp với ai không? Một nghiên cứu được thực hiện đã tiết lộ rằng, hầu hết các bậc cha mẹ đều nói đã thảo luận với con về việc sử dụng Internet và đưa ra những nguyên tắc an toàn buộc trẻ phải tuân theo; nhưng, gần một nửa trong số họ lại không hề chú ý kiểm tra những hoạt động của con mình trên Internet sau đó.
 Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng hơn một nửa số trẻ em không có được sự cho phép của cha mẹ khi sử dụng Internet và cũng không hề bị giới hạn số giờ được phép sử dụng Internet.


Trẻ con bây giờ thừa khả năng truy cập và lấy thông tin từ Internet (Ảnh: Inmagine)

Nhiều bậc cha mẹ thất bại trong việc đưa ra những phương pháp an toàn cho con mình trong việc sử dụng Internet, bởi họ quan niệm rằng máy vi tính là một công cụ học tập hiệu quả và vô hại. Họ cho rằng bọn trẻ sẽ tránh được những mối nguy hiểm từ bên ngoài nếu ở nhà hoặc ở trong phòng riêng và chơi cùng chiếc máy vi tính. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Giống như tất cả mọi lĩnh vực khác trong cuộc sống, phụ huynh cần có sự giám sát và trao đổi với con mình về các hoạt động trên Internet. Bạn cũng có thể cài đặt một phần mềm bảo vệ trong máy vi tính để nhằm giúp bé tránh những trang web có nội dung xấu.

Dưới đây là 10 nguyên tắc an toàn cơ bản mà mọi phụ huynh đều cần trạng bị cho con mình trước khi cho bé sử dụng Internet:

1.
Không bao giờ đưa thông tin cá nhân (địa chỉ nhà, số điện thoại, tên trường học, tên cha mẹ…) lên Internet. Nhiều trang web và một số các dịch vụ online thường yêu cầu trẻ em cung cấp thông tin để được tham gia vào một cuộc thi nào đó hoặc thử vận may với các phần thưởng hấp dẫn, cũng có một số website chỉ phép truy cập khi người sử dụng cung cấp những thông tin cá nhân.

Tuy nhiên, do con còn nhỏ, chưa đủ khả năng để hiểu và phân biệt một số vấn đề, những thông tin cá nhân riêng tư được đưa lên mạng internet hoàn toàn có thể trở nên tiêu cực. Thông tin của bé có thể được sử dụng làm database để rao bán, hoặc tồi tệ hơn, có thể bị lợi dụng vào những mục đích xấu và nguy hiểm.

2.
Bé cần biết rằng không nên gửi địa chỉ nhà, số điện thoại hoặc hình ảnh cá nhân cho người lạ. Nếu có người muốn liên hệ, hãy cho họ địa chỉ email. Tuy nhiên, con cũng cần biết rằng một khi địa chỉ email được đăng lên, bé có thể nhận được những tin nhắn hoặc thư ngoài ý muốn; nếu chẳng may trong đó có nội dung xấu (như đồi truỵ, bạo lực, khiêu dâm…) thì phải lập tức thông báo cho cha mẹ. Bé không bao giờ được phản hồi những tin nhắn, thư từ hay các bản tin có tính khiêu dâm, đe doạ hoặc bất cứ nội dung kém lành mạnh nào khác.

3.
Luôn báo với cha mẹ trong những trường hợp bị quấy rầy bởi những website nội dung xấu hoặc khiến con khó chịu. Cha mẹ có trách nhiệm liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ Internet để được hỗ trợ, thậm chí báo với cơ quan chức năng nếu cần thiết.



Còn nhiều điều con chưa lường trước và chưa xử lý được trên Internet nên rất cần bố mẹ trông chừng và bảo vệ (Ảnh: Inmagine)

4.
Để tránh bị quấy rối, đừng đưa thông tin về giới tính của mình khi chat. Tránh vào những chat-room về giới tính hoặc về các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo; những cuộc trò chuyện dù có vẻ dễ chịu và không hề quá khích nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm cho bé.

5.
Luôn nhắc nhở con rằng những người mà chúng gặp và trò chuyện trên mạng hoàn toàn có thể là một người ảo đang nói những điều không thể kiểm chứng. Đừng tin tưởng bất kỳ ai quen qua chat, nhất là khi họ dùng lời lẽ thuyết phục hoặc có ý kích động bé chống đối lại bạn bè, thầy cô, gia đình và tôn giáo.

Bé cũng tuyệt đối không đồng ý hẹn gặp bất kỳ người nào quen qua mạng khi chưa có sự cho phép của cha mẹ. Nếu đã rõ thông tin về người này, cha mẹ có thể sắp xếp cuộc hẹn cho con ở nơi công cộng và có sự giám sát của mình.

Trên đây là một số gợi ý cơ bản cho các bậc phụ huynh trong việc bảo vệ con cái mình trên Internet. Hãy chú ý hơn một chút để con có một công cụ học tập thật tiến bộ, hiệu quả và cũng thật an toàn, bạn nhé! 
Nguồn tin : Shopchoicuabe.blogspot.com

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Bạn hãy lưu ý những điều dưới đây để sữa mẹ sau khi được vắt ra và trữ vẫn an toàn và đảm bảo bổ dưỡng cho con yêu nhé


Có nhiều lý do để người mẹ vắt sữa dự trữ cho con, có thể do mẹ đã đi làm trở lại, do sữa mẹ nhiều làm căng tức ngực, hoặc để thuận tiện hơn cho người nhà giúp đỡ mẹ cho con bú… Bạn hãy lưu ý những điều dưới đây để sữa mẹ sau khi được vắt ra và trữ vẫn an toàn và đảm bảo bổ dưỡng cho con yêu nhé:
 Bạn có thể trữ sữa vắt ra cho con theo nhiều cách:

  • Nếu bạn để sữa ở nhiệt độ phòng (không cao hơn 25 độ C), sữa có thể bảo đảm chất lượng trong vòng 6 tiếng đồng hồ;
  • Nếu để sữa trong hộp giữ lạnh có để những túi đá thì có thể bảo quản trong vòng 24 tiếng đồng hồ;
  • Bảo quản trong tủ lạnh (nhiệt độ bằng hoặc dưới 4 độ C) thì sữa có thể dùng được trong vòng 5 ngày. Lưu ý khi cất sữa trong tủ lạnh thì bạn để sữa lùi ở phía sau, nơi mát nhất, tránh để ở những nơi như cánh cửa tủ thường mở ra vào, và tránh để gần thịt, trứng, thực phẩm chưa nấu chín;
  • Bảo quản sữa trong ngăn đá tủ lạnh thì có thể dùng trong vòng 2 tuần;
  • Sữa để trong tủ đông (bằng hoặc dưới -18 độ C) thì có thể giữ đến tận 6 tháng.

Lưu ý: Việc vắt và trữ sữa cần được cố gắng thực hiện trong cùng khoảng thời gian mỗi ngày để bảo đảm nguồn sữa không bị gián đoạn, con bạn vẫn được hưởng những lợi ích từ sữa mẹ lâu dài.



(Ảnh: Internet)

Bạn có thể linh hoạt lựa chọn các cách trữ sữa trên đây tùy thuộc vào ý định dùng ngay hay để lâu. Nếu bạn định dùng trong vòng vài ngày trở lại thôi thì nên bảo quản trong tủ lạnh hơn là tủ đông, vì tủ đông có thể làm mất đi một số chất có trong sữa – những chất có tác dụng giúp chống lại viêm nhiễm. Tuy vậy, sữa mẹ dù trữ đông vẫn được coi là lựa chọn đựa ưa chuộng hơn sữa công thức.

Và dù chọn trữ sữa trong tủ lạnh hay tủ đông thì bạn cũng đều nên:

  • Tiệt trùng vật dụng dùng đựng sữa. Bạn nên dùng chai nhựa hoặc túi trữ sữa chuyên dụng, tránh dùng chai thủy tinh vì có thể bị vỡ;
  • Dán nhãn, ghi ngày bạn vắt sữa lên chai hoặc túi để biết dùng theo thứ tự;
  • Luôn bảo đảm dụng cụ vắt sữa sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi vắt sữa cho con. Bạn càng lưu ý cẩn thận khâu vệ sinh này bao nhiêu thì càng tránh được nguy cơ có vi khuẩn có thể sinh sôi trong sữa vắt ra bấy nhiêu.

Sữa sau khi trữ một thời gian có thể có hiện tượng tách sữa, và theo các chuyên gia, điều này là bình thường và bạn không cần lo lắng, chỉ cần lắc nhẹ cho đều là được.Nếu bạn muốn trữ đông sữa, hãy làm điều này càng sớm càng tốt sau khi vắt sữa ra. Hãy chừa một ít khoảng trống trên phía miệng chai hoặc túi vì khi đông lại, sữa sẽ “phồng” ra – bạn có thể quan sát hiện tượng này ở ngay khay đá nhà mình. Nếu bạn trữ sữa trong túi, hãy bảo đảm túi không bị có vết rách nào nếu không muốn bị phí sữa và phải mất công dọn dẹp về sau.

Bạn cũng có thể trữ đông một lượng sữa nhỏ trong khay đá có nắp, hoặc cho khay đá vào trong túi kín. Lượng sữa ít ít một như vậy sẽ nhanh rã đông hơn, tiện lợi sử dụng nếu bạn muốn trộn sữa vào thức ăn dặm của con.



(Ảnh: Internet)

Ngoài những lưu ý cẩn thận khi trữ sữa, bạn nhớ rằng việc sử dụng sữa sau khi trữ đông cũng không phải muốn làm thế nào cũng được đâu nhé:
  • Sữa trong tủ đông nên được rã đông trong tủ lạnh, và có thể trữ thêm ở đó trong vòng 12 giờ.
  • Một số em bé thích bú sữa mát lạnh lấy ra từ tủ lạnh, nhưng cũng có những bé thích sữa ấm hơn. Bạn hâm nóng sữa cho con bằng cách để chai sữa kín hoặc túi sữa kín trong một tô nước ấm chứ đừng tìm cách rã đông hoặc hâm nóng sữa cho con trong lò vi sóng. Nếu bạn vội thì hãy rã đông trong nước mát rồi nước ấm, hoặc dùng cách như đã nói ở trên là ngâm trong tô nước ấm. Sau khi hoàn tất rã đông, bạn cần lau khô và sạch chai/túi đựng trước khi mở ra, đổ vào bình và cho con bú ngay.
  • Và bạn không bao giờ được làm đông sữa lại sau khi đã tan đÁ 
  •  Nguồn tin : Shopchoicuabe.blogspot.com

Những thắc mắc dễ thương của mẹ khi nuôi con đầu lòng

Người mới lần đầu làm mẹ nhiều khi lẩn thẩn như có vấn đề về... thần kinh ấy. Đó là sự thật, bởi vì có quá nhiều điều lạ lẫm, mới mẻ sẽ diễn ra khi chăm sóc một em bé còn đỏ hỏn. Có phải là các mẹ đã từng có những suy nghĩ này trong đầu không?

 1. Từ bây giờ mẹ sẽ phải nuôi con cho đến khi con khôn lớn ư? Làm thế nào mà mẹ có thể chăm sóc một con người bé như búp bê thế này được? Làm sao mà bế con không rớt, làm sao tắm cho con, làm sao cho con bú, làm sao cho con ngủ và làm mẹ như thế nào đây…

2. Làm thế nào mà con còn nhỏ xíu thế kia mà có thể ị rất nhiều lần trong ngày? Tần suất của con gấp 5-7 lần người lớn ấy con có biết không?


3. Làm thế nào mà con có thể ăn quá nhiều trong một ngày? Mẹ chỉ ăn có 3 bữa mỗi ngày thôi con ạ. Con thì hơn chục bữa!


4. Ước gì mỗi ngày có 48 tiếng và mình thì ba đầu sáu tay nhỉ? Chẳng thể nào xoay sở kịp với em bé!


5. Giời đất ơi hôm nay là ngày mấy tháng mấy năm bao nhiêu rồi ấy nhỉ?

6. Khi nào thì con mới lớn đây?

7. Khi nào thì con mới tự ăn, tự ngủ, tự chơi, tự đi… được đây?




Trẻ con thật khó lường (Ảnh: Internet)
8. Phân của con màu này có bình thường không? Sao nó cứ hết xanh đen, rồi lại vàng hoa cải, rồi lại sệt như bột???

9. Ôi, mình không biết là mình đang làm gì nữa! Mẹ đang làm gì thế này hở con?

10. OMG, mẹ không muốn nhìn thấy nó (phân của con), mẹ không muốn dọn nó, mẹ không thể chịu nổi khi mỗi ngày phải lặp lại điều này 5-7 lần…

11. Vì sao con khóc thể nhỉ? Con bị làm sao? Con đau ở đâu? Nói cho mẹ nghe đi! Làm thế nào để con nín khóc bây giở?

12. Nghiêm túc đấy, vì sao con có thể đói và đòi măm măm trong vòng 30 phút đồng hồ?

13. Hic hic con đừng có trớ/xè/ị lên quần áo mẹ thế chứ? Tại sao cứ phải là lên người mẹ??? Đây là bộ quần áo sạch sẽ cuối cùng của mẹ đấy con biết không?

14. Không biết đến bao giờ mình mới trở thành người độc thân vui tính như trước nữa nhỉ?

15. Hãy ngủ khi bé ngủ ư? Làm thế nào để ngủ với một em bé bên cạnh?




Con có yêu mẹ không? Yêu mẹ không? Yêu mẹ không???
16. Sao con ngủ mà cứ rên ư ử thế nhỉ? Mẹ có cần đánh thức con dậy không?

17. Ôi, con làm mẹ cảm thấy mẹ thật vụng về và ngu ngốc…

18. Huhu con đừng khóc nữa, nín đi, nín đi con… Con làm mẹ hoảng quá đi mà!

19. Làm sao mẹ có thể tắm cho con sạch sẽ mà không làm rớt con xuống nước đây?

20. Con bú nhiêu đó đã đủ chưa? Làm thế nào để mẹ biết là con đã no bụng?

21. Sao con có thể ngủ suốt cả ngày thế nhỉ? Sao con không ngủ đêm ngoan như ngủ ngày cho mẹ đỡ mệt?




Ước gì con có thể ngủ ngoan thế này suốt đêm (Ảnh: Internet)
22. Chân con cong cong thế này sau này không biết có bị vòng kiềng không? Con gái mà vòng kiềng thì ai mà mê?

23. Sao trên đầu con, ở sát trán lại có một phần hơi lõm vào? Không lẽ… không lẽ con mẹ bất bình thường???

24. Con có biết mẹ là mẹ con không? Con có biết mẹ đã mang con 9 tháng trong bụng không? Con có biết mẹ đã bị người ta ạch bụng để con chui ra không? Con có yêu mẹ không mà lại nhìn mẹ ngơ ngáo như thế hở???

25. Sao bụng mình vẫn to như thể vẫn còn một đứa bé khác ở trong bụng thế nhỉ???
Nguồn tin : Shopchoicuabe.blogspot.com

Cách để giúp con trẻ tận hưởng những ngày hè

 

Có nhiều cách để giúp con trẻ tận hưởng những ngày hè. Với nhiều gia đình ở thành thị, mùa hè thường là dịp để cả gia đình có những kỳ nghỉ ngắn hay là cơ hội để trẻ tham gia vào các khóa học năng khiếu. Tuy nhiên, thời gian nghỉ hè dài rất dễ khiến trẻ ham chơi và xao nhãng những kiến thức đã học.

Vậy như thế nào là một mùa hè lý tưởng cho trẻ? Làm sao để trẻ vừa được vui chơi thoả thích vừa không quên lãng những kiến thức đã học. Làm sao để trẻ hứng thú học thêm những điều bổ ích mà vẫn không có cảm giác bị gò bó, áp lực như khi học chính khóa?



 

Đừng biến mùa hè trở thành một học kỳ thứ 3 và là đặt gánh nặng về kiến thức lên con trẻ. Trẻ cần được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và đặc biệt là nhân cách qua các hoạt động học tập, vui chơi phong phú và đa dạng. Cách tốt nhất là hãy để trẻ “học mà chơi – chơi mà học” một cách thoải mái nhất.



 

Chị Nguyễn Thị Thanh Xuân, Giám đốc Khối Chuyên môn Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc nói “Năm nay, VAS sẽ mang đến cho các em học sinh Chương trình Hè khám phá 2015 “Vui học qua chủ đề về giá trị cốt lõi” với rất nhiều chương trình thú vị và bổ ích, kết hợp hài hòa việc ôn luyện kiến thức học thuật với việc trau dồi kỹ năng sống, phát triển thể chất, khả năng giao tiếp xã hội và nhân cách. Đặc biệt khi tham gia Chương trình Trại hè Anh Ngữ VAS, các em còn có cơ hội nâng cao tối đa kỹ năng giao tiếp tiếng Anh.”


 

Một mùa hè lý tưởng cho trẻ em nên như thế nào?

Song song với chương trình Hè truyền thống VAS, năm nay nhà trường triển khai thêm chương trình Trại hè Anh ngữ giúp trẻ học vui và phát triển các giá trị cốt lõi thông qua việc tích lũy kỹ năng sống phù hợp với từng lứa tuổi. Chương trình do các giáo viên của Camp Asia đứng lớp với sự hỗ trợ của các chuyên gia và những nghệ sĩ nổi tiếng trong các lĩnh vực Thể thao, Kịch nghệ, Khiêu vũ, Ẩm thực và Âm nhạc.


 

Nhạc sĩ Dương Khắc Linh, một trong những khách mời của chương trình VAS English Camp cho biết: “Tham gia vào Khóa hè năm nay, Tôi cùng với biên đạo múa Daniel Denev dự định mang đến cho các học sinh VAS một trải nghiệm rất mới qua việc kết hợp giữa âm nhạc và vũ đạo. Chúng tôi đang lên ý tưởng cho việc dàn dựng vở Lion King và sẽ được công diễn vào Summer Concert. Đây là một dự án độc đáo mà chúng tôi tin rằng các em học sinh sẽ được vun đắp sự yêu thích và niềm say mê với nhạc kịch.”

Justin, Giám đốc chương trình VAS English Camp kiêm chuyên gia phụ trách các hoạt động thể thao cũng chia sẻ, bằng việc học qua các hoạt động cụ thể trên nhiều lĩnh vực, học sinh sẽ có những khám phá thú vị và bổ ích, giúp các em nạp thêm năng lượng và sẵn sàng bước vào một năm học mới thành công.





 Nguồn tin : Shopchoicuabe.blogspot.com

Chuyện biếng ăn, nôn ói của con luôn là vấn đề khiến bà mẹ nào cũng lo sợ

 
“Bé Na nhà mình từng khiến mình rất hoang mang, lo lắng. Bé cứ lắc đầu, không chịu ăn. Mình cũng ráng làm món nọ món kia nhưng công vã tràng. Không biết các mẹ khác gặp trường hợp này sẽ làm gì. Mình thì ban đầu dụ dỗ, dẫn bé ra công viên gần đó đút ăn, được một vài bữa, bé lại không chịu hợp tác, chỉ chơi chứ không ăn. Một lần nọ, do bực mình quá nên mình ép bé ăn cho bằng được, kết quả là bé bị ói. Nhìn thấy mặt bé đầy cơm, nước mắt nước mũi tèm lem kêu khóc “mẹ ơi, mẹ ơi”, mình ân hận quá cũng bật khóc. Ba bé thấy vậy cũng nóng ruột, la mình sao cứ ép con. Mình cũng thương con lắm chứ, thấy con khóc ai mà không xót nhưng nhìn con biếng ăn, nhỏ gầy, mình lại càng lo hơn.

Kể từ đó trở đi, hễ Na không muốn làm gì theo ý mẹ là bé cứ giả ói. Mới đầu mình còn nghĩ bé ói thật. Nhiều lần như vậy mình mới tá hỏa nhận ra: bé đã biết điểm yếu của mẹ nên “bổn cũ soạn lại” hoài.

Khi tâm sự với cô bạn thân, cô ấy giới thiệu cho mình học khóa dọc về cách dạy con trên Kyna.vn. Hồi đầu nghe “học cách dạy con”, mình thấy rất phí tiền, bày vẽ, nhưng nể bạn nên đăng kí học thử. Dù sao cũng học online, học phí cũng không bao nhiêu. Vậy là tối hôm đó, sau khi cho Na ngủ, mình nằm dài trên giường, tai cắm ear-phone, tay cầm Ipad, rồi chẳng rõ từ lúc nào, từng lời truyền đạt của thạc sĩ Trần Thị Ái Liên khiến mình tập trung, những gì chị giảng dạy, tưởng như rất bình thường nhưng có lẽ do áp lực khi làm mẹ quá nặng khiến mình cứ thế quên đi. Và mình hiểu ra, mình sai nhiều lắm.

Nhờ có khóa học “Cho con ăn đúng cách”, mình biết được: Nếu với người lớn việc học, việc làm là nghiêm túc thì với trẻ con, việc chơi là nghiêm túc. Vì vậy mà mình tập theo cách cô dạy, biến bữa ăn thành trò chơi. Để Na tham gia vào bếp cùng mẹ, cùng chọn món ăn này, cùng đi chợ, cùng làm những việc nho nhỏ có thưởng. Rồi trình bày đồ ăn sao cho hấp dẫn bé, để mỗi món ăn là một câu chuyện khiến bé muốn khám phá tới cùng. Bây giờ chưa đến lúc ăn cơm mà con bé cứ háo hức hỏi mẹ nọ kia, mình vui lắm. Rồi thì mình cũng không còn lo lắng khi bé ăn ngày toàn rau, ngày toàn thịt… bởi biết rằng chu kỳ dinh dưỡng của trẻ là 1 tuần chứ không phải 1 bữa hay 24 giờ.

Một ít chia sẻ nhỏ của mình, hihi, trải nghiệm thú vị và rất bổ ích cho hành trình làm mẹ mà mình ban đầu còn bỡ ngỡ. Mong rằng cũng sẽ giúp được các mẹ nhà mình nha
 Nguồn tin : Shopchoicuabe.blogspot.com

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Chọn thực phẩm ăn uống theo từng lứa tuổi

Bạn nên biết chọn đúng và đủ thực phẩm cần thiết cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau sao cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ.
Tronng suốt một năm đầu đời, để trẻ phát triển một cách toàn diện nhất thì các mẹ cần phải chú ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thực phẩm bổ dưỡng dành cho trẻ, nhưng các mẹ cần biết khi nào nên cho trẻ ăn cái gì và nên tránh cái gì. Do đó việc lựa chọn đúng thực phẩm theo từng giai đoạn phát triển của trẻ là một điều vô cùng quan trọng. Để các mẹ có thể chọn lựa đúng chuẩn nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, dưới đây là danh sách các loại thực phẩm không thể thiếu trong suốt quá trình phát triển của bé.
Từ lúc trẻ mới sinh đến ít nhất 6 tháng tuổi: Sữa mẹ
Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên dành cho trẻ sơ sinh, làm tăng sức đề kháng, nuôi dưỡng nguồn sinh lực dồi dào mang đến cho con sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Đặc biệt nó còn là sợi dây vô hình gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và bé. Đây là lý do tại sao tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Chính vì lợi ích đó, dù không phải là phương pháp duy nhất nhưng nuôi con bằng sữa mẹ vẫn được các mẹ tin tưởng.
Từ 4 tháng đến 6 tháng tuổi: Ngũ cốc
Trong độ tuổi này, lượng sắt trong cơ thể bé có thể giảm, do đó mẹ nên chọn cho bé ăn bổ sung một số loại ngũ cốc tăng cường chất sắt như bột yến mạch. Các mẹ có thể trộn chung với sữa để bé dễ ăn.
Từ 6 tháng tuổi: Quả bơ
Bước vào độ tuổi này, các mẹ có thể cho ăn làm quen với các thức ăn đặc. Trong số thực phẩm dành cho trẻ ăn dặm thì bơ được xem là loại hoa quả tuyệt vời dành cho các bé. Không chỉ đứng thứ 1 trong top 10 loại hoa quả tốt nhất cho trẻ sơ sinh, bơ còn được coi như thực phẩm lý tưởng nhất để trẻ nếm trong lần đầu tiên bắt đầu ăn dặm. Các nhà khoa học cho biết, nếu con đến tuổi ăn dặm mà không được ăn bơ, mẹ đã bỏ qua “siêu phẩm vàng” giúp trẻ có được trí não và hệ miễn dịch hơn hẳn những em bé cùng lứa.
[​IMG]
Không chỉ đứng thứ 1 trong top 10 loại hoa quả tốt nhất cho trẻ sơ sinh, bơ còn được coi như thực phẩm lý tưởng nhất để trẻ nếm trong lần đầu tiên bắt đầu ăn dặm.​
Bơ sẽ nuôi dưỡng em bé với hàm lượng protein, chất xơ, axit folic, kẽm, riboflavin, thiamin, vitamin A,E,D,…dồi dào. Mẹ thậm chí không thể tìm thấy mật độ dinh dưỡng dày đặc và đa dạng như vậy trong bất cứ loại trái cây nào khác. Các mẹ chỉ cần nghiền mịn và kết hợp với các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây khác cho bé dễ ăn.
Từ 6 tháng tuổi: Khoai lang
Khoai lang rất giàu vitamin A, E canxi, beta carotene và folate. Ăn nhiều khoai lang sẽ giúp bé mắt sáng, dáng cao và phát triển trí não, hệ thần kinh vượt trôi… Thêm vào đó, lượng chất xơ dồi dào có trong khoai lang giúp mẹ không còn lo lắng về vấn đề táo bón của trẻ.
Theo Tổ chức dinh dưỡng sức khỏe thế giới, trong hơn 58 loại rau củ chứa vitamin A, C, Folate, sắt và canxi thì khoai lang là thực phẩm đứng đầu. Khi chọn khoai, mẹ nên chọn củ khoai lang còn cứng, tươi, không bị thâm, dập hay bị nứt, sứt. Không nên mua củ to quá dễ bị xơ, mà chỉ nên chọn củ cỡ vừa. Những củ bị rỗ, có màu đen là những củ bị hà, đã hỏng không ăn được.
Từ 7 tháng tuổi: Thịt
Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà là một nguồn cung cấp protein, sắt, vitamin B6 và kẽm tuyệt vời cho trẻ. Mẹ có thể dùng máy xay thịt sống với một chút nước (hoặc nước xương) đến khi thịt gần mịn thì cho thêm rau xanh vào xay cùng. Dùng hỗn hợp rau xanh lẫn thịt nấu bột cho bé. Lúc đầu cho trẻ ăn thịt bò, mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng nửa thìa cafe thịt bò nhuyễn. Sau đó, mẹ có thể tăng lên 1-2 thìa cafe thịt bò hoặc nhiều hơn, tùy theo độ tuổi của bé.
Từ 11 tháng tuổi: Củ cải đường
Trong củ cải đường có chứa các thành phần quan trọng như kali, beta – carotene nên rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Các mẹ chỉ cần luộc củ cải đường sau đó nghiền nát chúng và trộn thêm với các thức ăn khác để cho trẻ dễ ăn.
Từ 9 tháng tuổi: Sữa chua
Sữa chua luôn được các mẹ tin cậy bởi tác dụng của nó đem lại cho trẻ nhỏ. Sữa chua chứa ít lactose và nhiều lactase, được biết đến như là một loại thuốc chữa bệnh đường ruột, an toàn ngay cả khi bé mắc tiêu chảy.



[​IMG]
Từ 9 tháng tuổi: Sữa chua luôn được các mẹ tin cậy
Sữa chua chứa ít lactose và nhiều lactase, được biết đến như là một loại thuốc chữa bệnh đường ruột, an toàn ngay cả khi bé mắc tiêu chảy​
Bên cạnh đó, trong sữa chua có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho trẻ như protein, chất béo, canxi, phot pho, kali và i-ốt; ngoài ra còn một số loại sữa chua còn có thành phần dinh dưỡng khác như vitamin D, sắt, kẽm hoặc các axit béo omega 3. Các dưỡng chất này đều cần thiết và quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.
Từ 1 tuổi trở lên: Mật ong, đậu nành, sữa bò, quả óc chó…
Đây là các loại thực phẩm dễ gây dị ứng nên để đảm bảo an toàn cho trẻ, các bác sĩ chuyên gia khuyên các mẹ không nên cho trẻ sử dụng dưới 1 tuổi. Khi mới bắt đầu dùng các loại thực phẩm này, mẹ chỉ nên sử dụng cho trẻ ở hàm lượng ít để theo dõi tình hình, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu khác thường nào thì nên ngừng lại và đưa trẻ đi kiểm tra.
 Nguồn tin : Shopchoicuabe.blogspot.com

Kích thước dạ dày thực tế ở trẻ

Những bà mẹ đang “vật lộn” với con hàng tiếng mỗi bữa ăn chỉ vì 5-10ml sữa hay vì 1-2 thìa cơm cháo sẽ nghĩ khác khi biết điều này!
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhiệm vụ ăn uống để phát triển gần như là công việc quan trọng nhất mà các bé cần “hoàn thành tốt”. Trong quá trình lớn lên của trẻ, hệ tiêu hoá đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh sẽ giúp bé hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, duy trì sức khoẻ và tốc độ phát triển chiều cao, cân nặng cũng như não bộ.
Hệ tiêu hoá quan trọng là vậy. Thế nhưng vẫn có rất nhiều bà mẹ Việt duy trì các kiến thức, quan niệm cổ hủ và chưa thực sự hiểu biết sâu sắc về hệ tiêu hoá của trẻ, từ đó dẫn đến những cảnh nhồi nhét, ép con ăn một quá quá đà và vô lý.
Những bà mẹ đang “vật lộn” với con hàng tiếng mỗi bữa ăn chỉ vì 5-10ml sữa hay vì 1-2 thìa cơm cháo sẽ nghĩ khác khi biết những “sự thật giật mình” về kích thước dạ dày trẻ.
Kích thước thật sự của dạ dày trẻ
Trẻ nhỏ khi mới sinh ra kích thước dạ dày không to hơn một hạt đậu, nó chưa giãn nở tốt và thậm chí chỉ chứa được 7-13ml sữa/lần vào ngày đầu tiên. Số sữa này tương đương đúng bằng lượng sữa non quý giá mới tiết ra của mẹ. Vì vậy, hãy cứ cho con ăn ít một, không cần bù thêm sữa công thức và cũng đừng lo trẻ đói.

 
3 – 6 ngày sau sinh, kích thước dạ dày trẻ to bằng một quả nho, có thể chứa được 30-60ml một lần ăn.
6 tháng tuổi, dạ dày bé mới phát triển kích thước bằng một quả dâu tây, chưa được 60-90ml/cữ
6 tháng – 1 tuổi dạ dày mới tương đương quả bưởi nhỏ.Trẻ nhỏ từ 6-11 tháng tuổi có dung tích dạ dày nhỏ hơn 5 lần so với người trưởng thành. Nếu một người trưởng thành có thể ăn vào được một lượng thức ăn có thể tích 1300ml thì dạ dày em bé chỉ có thể chứa được một lượng thức ăn khoảng 200 -250ml (tương đương 1 chén cơm).
Mỗi em bé có một nhu cầu lượng ăn riêng
Điều thú vị nhất ở đây là dạ dày của bé nhỏ hơn dạ dày người lớn 5 lần nhưng vi chất dinh dưỡng cần bổ sung lại cao hơn người lớn 3-5 lần tính trên mỗi cân nặng của bé. Chính vì vậy, một em bé sơ sinh ngày đầu tiên sẽ ăn 8-12 lần trong vòng 24 giờ, có nghĩa là bé nên được cho ăn khoảng 1-3 giờ/cữ và một em bé đang độ tuổi ăn dặm nên ăn ít nhưng đủ chất và chia làm 2-3 bữa nhỏ trong ngày.
Một số bà mẹ hay phàn nàn rằng “tại sao cùng tháng cùng ngày tuổi nhưng con tôi lại ăn ít hơn “con nhà người ta”. Thực tế, mỗi bé có một cơ thể khác nhau, một nhu cầu ăn khác nhau và một tốc độ tăng trưởng khác nhau. Chính vì vậy, các bà mẹ không nên nhìn tháng tuổi của con để quyết định số lượng sữa, cháo bé ăn mà nên dựa vào chính nhu cầu và khả năng của con để quyết định.
Cách xác định con ăn đã đủ no
Lượng sữa trẻ cần ăn mỗi ngày chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bé đã từ chối không ăn nữa, mẹ không nên ép con. Nếu bé vẫn còn khóc, mẹ vẫn cần cho con ăn thêm. Vậy, làm thế nào để xác định con đã ăn đủ no?
– Nếu bé bú sữa mẹ, trong 24 tiếng bé tà 6 lần tức là con đã ăn đủ. Nếu số lần đi tiểu trong 24 tiếng ít hơn 5 lần, nó cho thấy bé đang thiếu sữa, không ăn đủ.
– Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ăn đủ thì phân sẽ mềm như bơ, đi ngoài 2-4 lần một ngày.
– Những thay đổi trong cân nặng của trẻ cũng cho thấy bé đã ăn đủ hay chưa. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mức tăng trung bình một tháng ít nhất 600 gram hoặc 125 gram mỗi tuần. Lớn hơn 6 tháng tuổi, bé tăng trung bình 500 gram/tháng.
Nguồn tin : Shopchoicuabe.blogspot.com

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

ý nghĩa đặc biệt về búp bê Matrioska

Có rất nhiều người trên hành tinh này biết đến sản phẩm quà tặng của Nga, như một vật trưng bày đặt trong tủ, ngoài ra thì không biết rằng tại sao mà cả thế giới này thích trưng bày một món đồ chơi khô cứng như vậy.
Tên của búp bê là Matrioska, một cái tên thân thuộc của nước nhà nói về các bà mẹ nông dân. Có rất nhiều con búp bê nhỏ trong con búp bê lớn nhất bọc ở ngoài tượng trưng cho bà mẹ sinh ra những đứa con, rồi đứa con đó lại sinh ra đứa con khác.
Một ý nghĩa nhân văn mang lại điều bổ ích cho người chơi đó là: Chơi búp bê nga là để học cách sống, và cũng là để học cách hiểu biết người khác:
  Búp bê Matrioska không  mềm mại và dễ thương như búp bê barbie. chúng được làm bằng gỗ - 1 thứ vật liệu tưởng như vô tri nhưng khi khắc nên những khuôn mặt búp bê vẫn thật đáng yêu.. điều đặc biệt là 1 bộ búp bê có khá nhiều vỏ bọc giống nhau và khác nhau. Cái cảm giác lật mở 1 lớp vỏ để rồi thấy vẫn còn 1 lớp vỏ khác nhỏ hơn bên trong khiến mình có cảm giác tò mò thích thú như phát hiện ra những bí mật đáng yêu ngọt ngào nho nhỏ.
Matrioska cũng giống con ngươì vậy. Họ nguỵ trang bằng hàng ngàn lớp vỏ bọc. và lớp vỏ nào thì ban đầu cũng mạnh mẽ, to lớn và vĩ đại nhất. Có lẽ là vì khi ấy họ cảm thấy an toàn và tự tin nhất...và dù bằng cách này hay cách khác, nhưng khi tiếp xúc với 1 người , bạn cũng chỉ có thể nhìn nhận được họ ở mặt này hay mặt khác. và nếu chỉ nhìn 1 người bằng đôi mắt thì bạn lại càng không thể hiểu họ 1 cách trọn vẹn...có thể họ thật kiêu ngạo, độc tài, bướng bỉnh, lạnh lùng..thế nhưng ở bên trong đó vẫn còn những lớp vỏ khác và quan trọng là vẫn còn 1 tráí tim. Chúng ta đang lầm tưởng chúng ta đã nhìn thấu, xuyên suốt mọi vỏ bọc cuả nhau nhưng thật ra vẫn còn lớp vỏ nhỏ hơn đang nằm bên trong mà nếu không có sự yêu thương, quan tâm, kiên nhẫn thì sẽ không bao giờ thấu suốt được...
Trái tim của matrioska nằm ở búp bê út. Cô nàng búp bê nhỏ nhắn nhất yếu đuối nhất và cần được bảo vệ nhất, đó là lớp vỏ cuối cũng … có lẽ là không đẹp, không mạnh mẽ, tuyệt vời như các vỏ bọc ban đầu nhưng đấy chính là trái tim tâm hồn thật sự và sẽ thật ko dễ gì để thấy nó đâu. Nếu bạn đã nhìn thấy tâm hồn của búp bê út trong 1 con người nào đó thì họ đã đặt niềm tin, sự thương yêu chân thành nhất vào bạn. Vỏ bọc cuối cùng bao giờ cũng mỏng manh dễ vỡ và yếu đuối nhất, bạn đừng làm họ  tổn thương và thất vọng ..hãy yêu thương, cảm thông bằng cả trái tim và sự chân thành.
Khi một ai đó đã cởi bỏi tất cả các vỏ bọc để đến với bạn bằng 1 hình hài búp bê út thì bạn hãy là vỏ bọc mới của người ấy- không màu mè, không to lớn, vĩ đại nhưng chân thành- đáng quý và bạn có thể tin rằng, họ sẽ không bao giờ cần những lớp vỏ bên ngoài khi ở bên bạn.
        Vậy cho nên kho đi mua búp bê Nga, nếu bạn thắc mắc vì sao con nhỏ nhất ở trong cùng là con thô và xấu nhất, thì đơn giản là bạn đã chưa hiểu hết được ý nghĩa của nó. 
 Nguồn tin : Shopchoicuabe.blogspot.com

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Những tác dụng của đồ chơi



1353897659-cao-cao-la-dua
Cào cào lá dừa
Tuy nhiên, mấy ai ngờ những thứ đồ chơi nhựa rẻ tiền này lại được làm bằng nhựa tái chế, nhựa có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Hoặc những loại đồ chơi trẻ em sử dụng pin phát ra ánh sáng, tiếng kêu khiến trẻ thích thú, nhưng sẽ rất nguy hại nếu trẻ ngậm phải pin và chính đồ chơi này sẽ khiến trẻ thụ động, không chịu suy nghĩ, tìm tòi để phát triển tư duy…
Mãi đến khi báo chí lên tiếng thì các mẹ mới chợt nhận ra lâu nay mình không hề lưu tâm đến việc chơi của con. Nhiều vấn đề đáng e ngại như đồ chơi trẻ em có cạnh bén nhọn, chi tiết rời nhỏ khiến trẻ dễ nuốt hay đồ chơi bạo lực v.v… Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng lên tiếng tuy mức độ độc hại không nhìn thấy trước mắt nhưng lâu dài có thể dẫn đến ung thư…

1353665624-do-choi-go-co-diem-gi-noi-bat--7-
Đồ chơi trẻ em bằng nhựa

Trong thế giới loạn chủng loại đồ chơi trẻ em nào là nhựa, giấy, bông… thì đồ chơi gỗ vẫn âm thầm tồn tại và phát triển. Các nhà sản xuất đồ chơi bằng gỗ đã bắt nhịp được với xu hướng hiện đại, đã thổi vào gỗ cái hồn, hơi thở mới để chúng trở nên xinh đẹp hơn, đảm bảo tính an toàn và có sức hút mãnh liệt hơn để thay thế cho những chiếc xe, con cào cào năm xưa.
1353665624-do-choi-go-co-diem-gi-noi-bat--8-
Gà mổ thóc
Khi phụ huynh và trẻ em ở Việt Nam chưa biết được nhiều về cái hay của đồ chơi gỗ thì ở các nước phương tây loại đồ chơi này đã trở nên khá quen thuộc với trẻ em. Tại các hội chợ đồ chơi quốc tế lớn hàng năm được tổ chức tại Đức hay Hồng Kông,… thì đồ chơi bằng gỗ luôn được nhiều khách đến tham quan đánh giá khá cao.
1353665624-do-choi-go-co-diem-gi-noi-bat--4-
Cầu vồng chú hề
Tại Việt Nam, đồ chơi trẻ em bằng gỗ gần đây cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh, bởi nó xuất phát từ nguyên liệu thiên nhiên, gần gũi với môi trường xung quanh, vì thế mà bản chất của nó an toàn. Mặt khác, đồ chơi bằng gỗ còn thể hiện giá trị của sự lao động thủ công khéo léo, tính thẩm mỹ và óc sáng tạo đã trau chuốt để từng món đồ chơi trở nên sinh động, tinh tế hơn.
1353665624-do-choi-go-co-diem-gi-noi-bat--9-
Lồng tròn 6 con vụ
Ngoài những đồ chơi gỗ nhập khẩu có giá khá cao thì trên thị trường hiện nay đã có một vài nhãn hiệu đồ chơi bằng gỗ “made in Việt Nam” chất lượng tốt, đơn cử như đồ chơi gỗ được sản xuất bởi Công ty Gỗ Đức Thành - Một trong những đơn vị có quy mô sản xuất đồ chơi lớn nhất tại thị trường Việt Nam mang nhãn hiệu đồ chơi gỗ Winwintoys. đồ chơi này không chỉ được xuất khẩu ra các nước trên thế giới mà còn nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người tiêu dùng trong nước.
Nhằm giúp trẻ em ngày nay không lãng quên những món đồ chơi bằng gỗ tre xưa, đồ chơi trẻ em Winwintoys được xây dựng dựa trên sự tổng hợp giữa đồ chơi truyền thống và đồ chơi hiện đại. Những đường nét, dáng dấp của con vụ, con châu chấu v.v… đều trở nên uyển chuyển hơn bởi nó được tô điểm thêm nhiều màu sắc hài hòa và được thiết kế tạo dáng như thật.
1353665624-do-choi-go-co-diem-gi-noi-bat--5-
Con cá sấu
1353665624-do-choi-go-co-diem-gi-noi-bat--6-
Con sâu
Ngoài những đồ chơi trẻ em mang tính dân gian, gần gũi với môi trường xung quanh thì Winwintoys còn hướng đến những thiết kế mới mang tính trí tuệ và giáo dục cao, đánh thức khả năng sáng tạo và rèn luyện tính vận động của trẻ. Qua đó, trẻ có thể vừa học vừa chơi, giúp trẻ hình thành những khái niệm cơ bản về sự vật xung quanh.


1353665624-do-choi-go-co-diem-gi-noi-bat--12-
1353665624-do-choi-go-co-diem-gi-noi-bat--2-
Xếp hình khối Noel
Bộ hình học cao thấp




Ngày nay, với xu hướng đồ chơi trẻ em bằng nhựa Trung Quốc quá nhiều tai tiếng, chất lượng kém, thiếu an toàn thì những sản phẩm chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế của Winwintoys đã chiếm ưu thế và được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.


1353665624-do-choi-go-co-diem-gi-noi-bat--10-
1353665624-do-choi-go-co-diem-gi-noi-bat--11-
Xe đua cổ
Xe ông già Noel


1353665624-do-choi-go-co-diem-gi-noi-bat--1-
Tranh ghép tàu thủy
Với thế mạnh về đồ chơi trẻ em xuất khẩu có đầy đủ các chứng nhận an toàn trong và ngoài nước cùng với định hướng đúng đắn theo xu hướng đồ chơi giáo dục, giá cả dễ chấp nhận như nhãn hiệu đồ chơi trẻ em Winwintoys thì trẻ em Việt Nam hoàn toàn hy vọng rằng sẽ được sử dụng những sản phẩm hàng Việt an toàn, chất lượng cao. 
Nguồn tin : Shopchoicuabe.blogspot.com

Cách chăm sóc con của người mẹ hàn

Nuôi dạy con phát triển toàn diện và đạt được chiều cao tối ưu là ước mơ của các bậc làm cha làm mẹ ở khắp nơi trên thế giới. Hãy cùng khám phá bí quyết của các mẹ Hàn Quốc chăm con để giúp con đạt tới chiều cao tối ưu.

Hiện Hàn Quốc cũng là một trong những đất nước có chiều cao trung bình tốt nhất trong khu vực Châu Á, với chiều cao của đàn ông là 1,739 mét, còn phụ nữ là 1,611 mét. Tuy nhiên, trước năm 1950, chiều cao trung bình của người dân Hàn Quốc cũng chỉ ở mức1,62m với nam và 1,54m với nữ.

Vậy người Hàn Quốc đã sử dụng những phương pháp nào để cải thiện chiều cao cho các thế hệ sau?

Nhiều năm trước, Chính phủ Hàn Quốc đã phát động chương trình “Mỗi đứa trẻ mỗi năm cao thêm 5cm”. Các bà mẹ đều được tham gia học bổ sung kiến thức về sự phát triển và tăng trưởng chiều cao của trẻ nhỏ theo sự hướng dẫn của các bác sỹ nhi khoa. Theo đó, các mẹ Hàn đều đã nhận thức được sâu sắc về 5 “chìa khóa vàng” giúp trẻ vươn tới chiều cao lý tưởng:

1.Phải am hiểu về các giai đoạn quan trọng tác động đến chiều cao của trẻ

Có 3 giai đoạn quan trọng cần lưu ý:

-Từ 0 – 3 tuổi:Ngay từ giai đoạn bào thai, quá trình phát triển xương được bắt đầu, và một em bé sinh đủ tháng phát triển tốt thì khi chào đời sẽ có chiều cao là 50cm. Trong năm đầu tiên bé tăng trung bình khoảng 25cm, 2 năm tiếp theo cao thêm khoảng 10cm/năm.

 -Từ 3 – 10 tuổi:Đây được xem là giai đoạn vàng quyết định tới 60% tiềm năng phát triển chiều cao của trẻ, là cầu nối quan trọng giúp bé đạt đến vóc dáng tối ưu khi bước vào tuổi dậy thì.

-Từ 10 – 18 tuổi:Giai đoạn dậy thì, là cơ hội cuối cùng để tác động vào sự phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ.

Do đó, cha mẹ cần nắm vững và có sự đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển, chú trọng vào giai đoạnphát triển vàngđểhỗ trợthúc đẩy chiều cao cho con trước khi quá muộn.

2.Trẻ cần có giấc ngủ sâu, đi ngủ trước 10 giờ

90% sự phát triển xương ở trẻ diễn ra trong lúc đang ngủ, đặc biệt từ 22-24 giờ hàng ngày.Khi trẻ ngủ sâu và đủ giấc, tuyến yên sẽ được kích thích tiết ra hoóc-môn tăng trưởng giúp tăng thêm chiều cao. Do đó, cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm vào cùng một khung giờ hàng ngày, trước khi đi ngủ 30 phút có thể uống sữa hoặc bổ sung vi chất để đạt hiệu quả tối ưu.

Theo báo cáo của NSF (được đăng tải trên Tạp chí Sức khỏe Giấc ngủ – Sleep Health Journal), trẻ cần được đảm bảo số giờ ngủ mỗi ngày ở các nhóm tuổi khác nhau:

– Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): 14-17 giờ mỗi ngày.

– Trẻ từ 4-11 tháng: 12-15 giờ mỗi ngày.

– Trẻ từ 1-2 tuổi: 11-14 giờ mỗi ngày.

– Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi): 10-13 giờ mỗi ngày.

 – Trẻ tiểu học (6-13) : 9-11 giờ mỗi ngày.

– Thanh thiếu niên (14-17 tuổi): 8-10 giờ mỗi ngày.
3. Chú trọng các tư thế chuẩn
Tư thế cơ thể và tác phong đi đứng tưởng chừng đơn giản nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao của trẻ. Tư thế sai có thể làm cong vẹo cột sống và gây ra sự phát triển bất thường của xương. Do đó, cha mẹ cần tránh để trẻ buông thõng vai, khom lưng, chống cằm, gục đầu, ngồi vặn vẹo. Tư thế ngủ co quắp, ghì chân vào ngực hay nằm sấp cũng làm hạn chế chiều cao của trẻ.
Ngoài ra, tư thế khi ngồi tốt nhất cho trẻ là ngồi trên ghế có thanh dựa lưng để giúp cố định cột sống thẳng.Tư thế ngồi xổm hay ngồi bệt trên sàn nhà sẽ gây cản trở việc tuần hoàn máu chân, khiến xương chân bị cong ra phía ngoài, không tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ.
4.Tập thể thao, vận động cơ thể
 Sự vận động cơ bắp giúp kích thích và đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng cũng như trao đổi chất, hoóc-môn tăng trưởng (GH) tiết ra nhiều hơn, giúp tăng trọng khối xương khi trưởng thành, đồng thời tăng cường lượng canxi vào mô xương giúp xương vững chắc và phát triển tốt hơn. Do đó, cần hướng dẫn và tạo cho con thói quen tập thể dục, thể thao hàng ngày, vận động ngoài trời để tăng cường hấp thụ vitamin D, chọn bài tập vừa sức và phù hợp với độ tuổi của trẻ.
5.Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những yếu tố tác động tới sự phát triển chiều cao của con người gồm: dinh dưỡng (31%), thể thao (20%), di truyền (23%), môi trường (16%) và tâm lý xã hội (10%). Như vậy, chế độ dinh dưỡng là yếu tố tiên quyết với chiều cao của cơ thể.

Tiến sĩ Shweta Iyengar, Đại học Mumbai cho biết: “Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Nếu dinh dưỡng thiếu hụt, cơ thể trẻ sẽ chỉ duy trì được các chức năng sống cơ bản và giảm thiểu quá trình tăng trưởng”.

Vì vậy, cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng theo tháp dinh dưỡng, chú trọng nhóm protein (thịt cá, trứng, sữa, đậu nành), rau củ (đặc biệt các loại rau giàu kẽm và magie như đỗ, lạc, rau họ cải). Kiểm soát nhóm tinh bột và chất béo, hạn chế đồ ngọt và nước có gas vì gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, suy giảm sự phát triển của sụn và xương khớp. Một ngày có thể cho trẻ ăn 3 bữa ăn chính vào sáng, trưa, tối, cộng thêm 2-3 bữa phụ vào giữa buổi sáng và sau giấc ngủ trưa để thúc đẩy tăng trưởng tối ưu.

Để đem lại hiệu quả tối đa, có thể bổ sung thêm cho trẻ những sản phẩm dinh dưỡng có chứa các chiết xuất từ Eleuthero (hay sâm Siberian) giúp kích thích sự tiết ra các hóc-môn tăng trưởng (GH) từ tuyến yên một cách tự nhiên, giúp phát triển xương tối ưu theo chiều dọc, và gia tăng chiều cao tốt nhất cho trẻ.

Chiều cao chính là tài sản, là lợi thế hữu hình của con bạn khi trưởng thành. Hãy trở thành người mẹ thông thái và đầu tư đúng cách cho chiều cao của con, cũng là đầu tư cho tương lai của trẻ.
 Nguồn tin : Shopchoicuabe.blogspot.com