Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Làm gì để bé an toàn khi ở nhà

Để con được an toàn ngay tại nhà của bạn, bạn nên nghiên cứu những cách dưới đây.
An toàn ở ngay ngôi nhà của bạn. Bạn cần dành nhiều thời gian và nỗ lực để biến ngôi nhà của bạn an toàn cho em bé.
[​IMG]
để con được an toàn
Dưới đây là một số điều cơ bản:
Chuẩn bị cho các kỹ năng mới: Nguy cơ bé bị thương phụ thuộc một phần vào thể chất, trí tuệ và khả năng ghi nhớ của bé. Ví dụ, bé có thích leo chèo không? Bé có thể bắc ghế để với đồ trên bếp hay không? Bé có thể mở tự mở cửa để đi ra ngoài hoặc đi vào phòng tắm hay không? Bạn cần suy nghĩ và dự đoán trước tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
Giám sát: Luôn luôn để mắt để xem con đang ở đâu và đang làm gì.
Sắp xếp lại không gian sống và vui chơi: Bạn nên xem xét tất cả các khu vực trong nhà dưới góc nhìn của bé và tự hỏi xem liệu khu vực này có khiến bé gặp tai nạn hay không. Điều này sẽ giúp bạn từng bước giúp con an toàn hơn.
Vứt bỏ các đoạn dây dài, bịt ổ cắm điện, khóa các ngăn kéo/cánh tủ khi không dùng đến.
Chặn lối vào các khu vực nguy hiểm hồ bơi ngoài sân cho tới khi bé đủ lớn.
Không để đồ ăn nóng cạnh các mép bàn, kệ. Bỏ khăn trải bàn để bé không thể kéo khăn kèm theo đồ đạc ở trên bàn.
Các vật sắc nhọn luôn luôn cần được để ngoài tầm với của trẻ.
Nam châm, thậm chí cả nam châm đồ chơi, cũng có thể gây nguy hiểm cho bé nếu bé nuốt được. Nếu con bạn nuốt phải 2 cục nam châm hoặc nhiều hơn, những cục nam châm này sẽ hút các đồ vật ở bên ngoài qua thành ruột và điều đó gây ra những tổn thương nghiêm trọng.

 Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Dạy con khi làm sai phải biết xin lỗi

Những cách dưới đây giúp bạn hướng dẫn con hiểu được ý nghĩa của việc xin lỗi chứ không phải xin lỗi một cách miễn cưỡng.
[​IMG]
Lùi một bước
Nếu con vì tức giận mà đẩy bạn khác ngã, thay vì yêu cầu con xin lỗi ngay lập tức, bạn cần giúp con bình tĩnh trước tiên. Nếu bạn khăng khăng bắt bé xin lỗi khi bé vẫn đang buồn, bé sẽ không hiểu hành vi của bé ảnh hưởng tới người khác như thế nào. Khi bé bình tĩnh, bé sẽ biết cảm thông và hiểu được hành động của mình là sai. Việc đó sẽ giúp bé biết hối hận và biết kiểm soát xung đột tốt hơn về sau. Nếu bé la hét khi bạn yêu cầu bé dọn bàn ăn, nếu bạn bắt bé xin lỗi ngay “Chúng ta không nói chuyện theo cách này, con cần xin lỗi mẹ ngay lập tức” sẽ chỉ khiến cho tình huống leo thang và khiến bé cảm thấy tồi tệ hơn do bị mẹ la mắng chứ không phải là việc nói năng thô lỗ với bạn. Thay vì vậy, bạn có thể nói “Con nói như vậy khiến mẹ buồn đấy. Mẹ yêu con, nhưng chúng ta cần vài phút để bĩnh tĩnh và quay lại sau tiếp tục nói chuyện sau.”
Nhìn nhận lại những gì đã xảy ra.
Khi bé bình tĩnh hơn, bạn có thể nói về hành vi của bé ảnh hưởng tới người khác như thế nào. Bạn có thể hỏi những câu hỏi giúp bé biết cảm xúc của người khác như “Con sẽ cảm thấy như thế nào nếu điều đó xảy ra với con?” Bạn cũng có thể giúp bé nhớ lại một sự việc tương tự “Con có nhớ là con đã buồn như thế nào khi bạn A mắng con không? Đấy, bây giờ bạn B cũng cảm thấy tương tự như vậy.” Sau đó, bạn có thể cùng con nghĩ ra những cách để giải quyết xung đột vào lần tới. Bạn có thể hỏi con “Con sẽ làm điều gì khác?” hoặc “Lần tới, nếu xảy ra việc tương tự con có thể làm gì tốt hơn?” để giúp bé nghĩ về những việc có thể xảy ra. Nếu con bạn buồn vì em không chia sẻ đồ chơi hoặc ném đồ chơi khắp phòng, bạn gợi ý bé lần sau có đi ra khỏi phòng hoặc nói với em “Không được làm việc đó”.
Làm gương
Một trong những cách dạy hiệu quả nhất là chính hành vi của bạn. Con bạn sẽ quan sát những việc bạn làm. Nếu bạn mắng bé khi ngắt lời bạn, bạn có thể nói “mẹ xin lỗi mẹ vì đã không trả lời con lịch sự. Trong lần tới, mẹ sẽ cố gắng bình tĩnh hơn khi mẹ cảm thấy thất vọng.” Lời xin lỗi này sẽ dạy bé: Nhận trách nhiệm và có một kế hoạch cho lần tới. Khi bé thấy cách làm này lặp đi lặp lại, bé sẽ học theo.
Đền bù thiệt hại
Hành động cụ thể để thay lời xin lỗi sẽ giúp trẻ học hỏi được nhiều điều hơn. Nếu con bạn gọi bạn bè bằng biệt danh, bạn có thể hỏi con: “Con làm gì để bạn cảm thấy thoải mái hơn?” Bé có thể gợi ý con có thể ôm bạn hoặc chia sẻ một món đồ chơi đặc biệt nào đó. Giống như lời nói “tôi xin lỗi”, cử chỉ này giúp trẻ có tinh thần trách nhiệm với lỗi cụ thể. Tất nhiên, bé có thể vẫn sẽ từ chối xin lỗi ngay cả khi bạn đã hướng dẫn bé phản ứng phù hợp. Trong trường hợp này, bạn có thể tránh xung đột, và biết rằng bạn sẽ có cơ hội khác để dạy bé lời xin lỗi. Khi bé xin lỗi, bạn có thể khích lệ con “Con sẽ cảm thấy tự hào khi làm bạn cảm thấy tốt hơn!”

 Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Bố mẹ giúp con bỏ thói vang tục

Cha mẹ hoảng hồn... vì con văng tục
Đứng đón con tại lớp học thêm, chị Mai Thu Cúc (Q.3, TP. Hồ Chí Minh) vô cùng choáng váng khi thấy cu Minh vừa đuổi theo bạn, vừa lớn tiếng: “Đ.M, tao mà bắt được mày thì mày no đòn con nhé”. Nhìn thái độ, biết là chúng chỉ đang đùa, thế nhưng, chị cũng không nén nổi tức giận. Hôm nay, nếu không phải mắt thấy, tai nghe, không đời nào chị tin con trai mình lại hư đến thế. Trước đây, mỗi nghe bọn trẻ con cùng xóm chửi bậy, chị đã lắc đầu ngán ngẩm, tỏ vẻ không hiểu ông, bà, cha, mẹ chúng dạy dỗ kiểu gì. Được rồi, thằng Minh hôm nay về nhà sẽ chết với chị. Nó chửi bạn như thế, khác gì chửi vào mặt chị là không biết dạy con, lại còn chê bai người khác.
Trường hợp của chị Lý Thu Huyền (Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại khác. Chị nghe hàng xóm mách tội béTuyết nhà mình chửi bậy cũng đã mấy lần, thế nhưng, chị chỉ nhắc nhở qua loa vì nghĩ rằng, bọn trẻ con hay học nói xằng nói bậy chứ bản chất không phải là đứa lếu láo. Bằng chứng là về nhà, nó vẫn rất ngoan, chả nói bậy với bố mẹ bao giờ. Chị quan niệm rằng, dần dần, nó sẽ hiểu được như thế là không nên và sẽ tự bỏ. Chả nói đâu xa, ngày còn trẻ con, chị cũng đua đòi chúng bạn, chửi bậy ghê, thế nhưng, khi bắt đầu học lớp 2 hay 3 gì đó, chị cũng tự ý thức được thói xấu của mình và từ đó đến nay chưa từng văng tục thêm một lần nào nữa. Nhưng rồi hôm nay, khi đến đón con, chị mới hoảng hồn khi được thông báo: ở lớp, cái Tuyết nhà chị được xếp vào hàng cá biệt, không phụ huynh nào muốn cho con chơi cùng vì nó “chửi bậy như hát hay”. Đến lúc này, dù tinh thần đã được chuẩn bị nhưng chị vẫn không tránh khỏi choáng váng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Đơn thuốc - nghiêm khắc + làm gương
Văng tục, nói bậy không chỉ là tật xấu khó bỏ của người lớn, mà ở trẻ em, nó cũng đang là một vấn nạn. Thực tế cho thấy, hầu hết các em đều chưa hiểu hết ý nghĩa của câu chửi mà chỉ bắt chước một cách vô thức theo người lớn hay bạn bè xung quanh, lâu dần thành thói quen.
Nhất là với những bé tầm 6-7 tuổi, khi mới bắt đầu chuyển đổi môi trường học tập, bé thường nói bậy để giống với các anh chị lớn, để khằng định mình không còn bé nữa. Ở độ tuổi này, hầu hết bé chưa nhận thức được như thế là xấu, mà chỉ đơn giản nghĩ rằng người khác nói được thì mình cũng nói được. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện con nói bậy, thay vì tức giận, cha mẹ hãy bình tĩnh hỏi tại sao bé lại nói như vậy, bé học những câu đó ở đâu? Sau khi làm rõ các nguyên nhân, bạn cần giải thích cho bé hiểu nói như vậy là hư, là không được người lớn yêu.
Nếu bé vẫn cứng đầu lý luận: “Thế tại sao anh/chị/bố/mẹ... lại nói như vậy?”, bạn hãy thừa nhận bố/mẹ/anh/chị... nói như thế là sai, đồng thời phải nhắc nhở những người xung quanh lần sau không được dùng ngôn ngữ như thế nữa. Song song với việc này, bạn cần dạy bé ngôn từ thay thế để bé có thể vận dụng khi gặp tình huống tương tự.
Sửa tật nói bậy cho trẻ không phải chỉ một sớm, một chiều là xong, thế nên bạn cần hết sức kiên nhẫn. Với những bé đã được phân tích, nhắc nhở nhưng vẫn tái diễn thói xấu này, bạn cần có hình thức xử phạt thật nghiêm khắc, chẳng hạn như: không cho bé đi chơi như đã hứa hay lấy đi món đồ chơi ưa thích nhất của bé... Lúc đầu, chắc chắn bé sẽ rất tức giận, thậm chí không thèm nói chuyện với bố mẹ, thế nhưng, đó cũng là cách để giúp con hiểu rằng nếu tiếp tục nói bậy, chắc chắn hình phạt dành cho con sẽ càng ngày càng nặng. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là những biện pháp vũ lực được đề cao. Song song với việc dùng vũ lực, bạn cần tiếp tục trò chuyện dịu dàng để giúp trẻ từ từ hiểu văng tục là vô cùng xấu. Ở trẻ nhỏ, yêu thương và dạy dỗ vẫn là yếu tố quan trọng nhất.
Bởi trẻ con bé nào cũng thích được khen ngợi và thường lấy lợi khen ngợi đó làm động lực phấn đấu, thế nên, khi bé bắt đầu biết dùng những từ thay thế cho những từ bậy bạ trước kia, hoặc đơn giản là đã nói bậy với tần suất ít đi, bạn cần khen ngợi bé vì sự nỗ lực, cũng như đừng quên khẳng định rằng: bé sẽ được mọi người yêu hơn khi hoàn toàn không nói bậy nữa.
Bên cạnh những bậc cha mẹ vô cùng nghiêm khắc khi thấy con trẻ nói bậy, nhiều người lại cười xòa vì nghĩ nó còn trẻ con, cứ để tự do phát triển ngôn ngữ, lớn chúng sẽ tự hiểu. Theo các chuyên gia, cách cư xử này là vô cùng nguy hiểm, bởi lẽ, thực tế cho thấy, nói bậy là một thói quen và nếu không được uốn nắn từ sớm sẽ rất khó từ bỏ. Bởi thế, ngay khi phát hiện ra con mình nhiễm thói xấu này, đừng lờ đi mà hãy có thái độ thật nghiêm khắc.
 Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Bố mẹ làm gì khi trẻ có tính ăn cắ vặt

Bạn tôi đã đánh con đau mỗi lần phát hiện cháu lấy tiền từ ví của mình, nhưng sau mỗi lần như vậy tật ăn cắp của bé gia tăng.
Hơn mười năm làm giáo viên và nghiên cứu về phương pháp giáo dục Steiner -cách giáo dục dựa trên cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và bản chất con người, nhà giáo Nguyễn Thu Hương, Hà Nội, có một góc nhìn khác về cách bố mẹ ứng xử và giúp con thay đổi hành vi xấu - ăn cắp vặt.
Một bé gái 10 tuổi được giải thoát từ một nhà ngôi nhà cũ đóng kín trong khuôn viên chùa, nơi bé bị nhốt vì tội ăn cắp vặt. Cái tin làm sốc cộng đồng mạng vì hai lý do: bé bị nhốt và trong chùa. Tất cả mọi người tập trung vào sự nhẫn tâm của nhà chùa. Nếu bỏ qua yếu tố đây là một nơi cửa Phật thì hành động này có đáng lên án không?
Cách đây vài tháng, một cặp vợ chồng bạn tôi đã vô cùng đau khổ và gần như đầu hàng với tật ăn cắp vặt của cô con gái 6 tuổi. Và tất nhiên dù có trí thức hay cấp tiến, bạn tôi đã đánh con và đánh đau mỗi lần phát hiện con lấy tiền từ ví của mình, bởi làm sao họ chịu được đứa con xinh đẹp của mình lại có hành động mà họ cho là xấu xí, xấu xa đến vậy. Sau nhiều lần đánh con, tật ăn cắp của bé có phần gia tăng, họ mệt mỏi tâm sự với tôi để may ra vớt vát được điều gì đó. 
Vậy đánh và nhốt có tác dụng giáo dục gì không? Hẳn là không, nó chỉ thỏa mãn cơn tức giận nhất thời của người lớn hơn là để dạy dỗ trẻ được điều gì, ngoài thái độ sống bạo lực và tiếp tục cung cấp thêm động lực cho trẻ để ăn cắp tiếp.
con-hay-an-cap-tien-bo-me-phai-lam-sao
Trẻ sinh ra là thiện, không có ý muốn làm bất cứ việc gì sai trái hay xấu xa. Nguyên nhân sinh ra hành động/thói quen ăn cắp của trẻ là bởi trẻ thiếu tình yêu thương từ những người xung quanh, trẻ không có cảm giác an toàn, không có mối quan hệ tin cậy. Giải pháp để trị tận gốc thói quen ăn cắp vặt của trẻ cũng chỉ là yêu thương, yêu thương chân thành và bằng hành động, bằng thời gian chia sẻ, không chỉ là yêu thương để đó, và không bao giờ có cách nào khác.
Tôi đã nói điều đó với bạn mình mà không sợ mất lòng, xin bạn hãy dành thời gian bên con nhiều hơn, ôm con nhiều hơn, trò chuyện với con nhiều hơn... để đến một lúc con có thể nói với bạn mọi điều, và rồi bạn sẽ thấy con bạn bỗng nhiên không bao giờ ăn cắp nữa. Mà nếu chẳng may còn có một lần nữa con lấy tiền từ ví bạn, hãy cố quay đi để ngăn cơn giận rồi đến bên con, thay vì đánh con, hãy ôm con vào lòng và chỉ cần nói rằng: mẹ buồn lắm vì con làm việc xấu là lấy tiền của mẹ; và tiếp tục yêu thương con, làm cho con tin cậy như thế, bạn sẽ thấy con bạn khóc cùng bạn và không bao giờ tái phạm nữa.
Thế rồi bẵng đi, tôi hỏi lại bạn: gia đình đã yên ổn lại chưa? Bạn mỉm cười mãn nguyện: không chỉ con không còn tật xấu mà chính bố mẹ cũng học được nhiều điều lắm.
Tại sao ta lại làm được chuyện thần kỳ một cách dễ dàng thế với trẻ con? Bởi trẻ con không phải là một người lớn thu nhỏ để ta áp đặt luật pháp của người lớn, ăn cắp thì xử tù, ăn cắp thì bị bêu rếu.
Giá như những gì đang làm một cách "nghiêm minh" như thế, chúng ta hãy đừng làm với trẻ con mà dành cho chính người lớn mình. Dạy dỗ, ra uy với một đối tượng yếu thế bao giờ cũng khiến chúng ta thấy có vẻ như mình có đạo đức hơn, bao giờ nó cũng ve vuốt nhân cách chúng ta hơn. Và nó dễ quá! Cái khó là tự tôn, là nghiêm minh với chính mình. Đã bao giờ ta tặc lưỡi cho qua những việc "ăn cắp vặt" của chính mình, những người trưởng thành? Đã bao giờ ta tự "nhốt" hay "đánh" chính chúng ta khi chúng ta ăn cắp thay vì đánh và nhốt con chúng ta?
Bà nội trợ đi mua mớ rau mà được trả thừa tiền thì thôi hí hửng hôm nay lời được mấy ngàn. Ông công chức đi rửa tay nơi cơ quan, xí nghiệp không thèm khóa nước thì khoái chí: tiền nước chúng nó mà. Cô giám đốc bán hàng lấy được cái hóa đơn taxi đi việc chung việc riêng gì đều gộp vào cho công ty trả tiền thì tự mãn: mình được đãi ngộ vậy, tội gì. Anh giám đốc dự án chạy được cái dự án lớn thì nghiễm nhiên coi tiền lại quả thuộc phần công sức của mình…
Một xã hội người lớn như vậy thì chắc chắn những đứa trẻ ăn cắp vặt sẽ tiếp tục bị đánh, bị nhốt, trong chùa hay ngoài chùa. Chỉ khi nào người lớn trung thực, liêm chính thì khi đó họ sẽ bình tâm tìm nguyên nhân để thấu hiểu, để yêu thương và giúp trẻ, như vợ chồng bạn tôi đã đủ bình tâm và giúp con. Còn không thì... họ sẽ nổi điên khi nhìn thấy cái xấu xí của chính mình nơi đứa trẻ, cái họ nguyền rủa một cách vô thức mà nay nó lại hiện lên trêu ngươi họ đến thế.

 Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Những biểu hiện chứng tỏ bạn quá khắt khe với con

Nếu bạn thấy mình thường xuyên quát mắng trẻ từ việc làm bài tập về nhà, tập đàn, dọn phòng… thì chúng sẽ chẳng tự học được bất kì điều gì..
Bạn có bao giờ tự hỏi liệu mình có quá nghiêm khắc với con? Bạn có lo lắng rằng mình kỳ vọng vào con nhiều quá? Hình phạt bạn đưa ra cho con quá nặng nề? Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết liệu mình có đang quá hà khắc trong cách nuôi dạy con:
1. Không bao giờ khoan nhượng cho lỗi lầm của con
Áp dụng các quy tắc trong việc nuôi dạy con là rất cần thiết nhưng bạn cũng cần nhận ra rằng quy tắc nào thì cũng có ngoại lệ. Thay vì áp dụng triệt để nguyên tắc mọi lúc mọi nơi, bạn hãy thể hiện thái độ sẵn sàng cân nhắc và xem xét hành động của con trong từng ngữ cảnh cụ thể để đưa ra quyết định thưởng phạt chính xác hơn.
2. Con bạn thường xuyên nói dối
Trẻ nói dối để tránh bị đòn trong một số trường hợp không phải là điều xa lạ, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng kỷ luật quá hà khắc có thể biến con bạn trở thành đứa trẻ nói dối quen miệng. Vì vậy, nếu bạn quá nghiêm khắc thì con bạn sẽ nói dối kể cả những việc nhỏ nhặt nhất cũng như chuyện lớn hơn để không bị trừng phạt.
3. Con bạn bị hạn chế hơn những trẻ khác
Việc nuôi dạy con cái của bạn sẽ không giống hoàn toàn với những bậc cha mẹ khác. Nhưng nếu bạn tỏ ra là cha mẹ hà khắc nhất so với phần lớn các phụ huynh khác, đó có thể là dấu hiệu cho thấy sự kỳ vọng của bạn ở trẻ quá cao.
4. Không kiên nhẫn với những trò đùa trẻ con ngớ ngẩn
Trẻ nhỏ thường yêu thích những câu chuyện đùa hoặc trò chơi rất trẻ con và có phần ngô nghê. Đối với bạn, những điều này có thể rất ngốc nghếch và khiến bạn khó chịu nhưng chúng lại rất có ý nghĩa với trẻ. Bạn nên biết trân trọng những khoảnh khắc vui đùa với con như vậy thay vì tỏ ra mất kiên nhẫn và từ chối chơi với con theo cách của chúng. 
5. Bạn không thể chịu đựng tính vô kỷ luật của người khác
Những phụ huynh khó tính thường cảm thấy rất khó chịu với cách mà mọi người hành xử dễ dãi với con mình. Chẳng hạn như cô giáo thiếu nghiêm khắc với học sinh hay ông bà quá nuông chiều cháu… Điều này là hoàn toàn bình thường khi trẻ được tiếp xúc với nhiều người lớn khác nhau và mỗi người sẽ có quy tắc đối xử với trẻ khác nhau. Bạn không nên khó chịu vì điều đó.
6. Bạn có một danh sách dài những quy tắc cho trẻ tuân theo
Nguyên tắc nuôi dạy trẻ là tốt nhưng quá nhiều quy định có thể lại có tác dụng ngược. Hãy đề ra những quy tắc đơn giản và chỉ đề cập đến điều quan trọng nhất mà bạn muốn con luôn ghi nhớ. Hãy dán bảng quy tắc của bạn ở nơi nào dễ thấy để trẻ ghi nhớ.
7. Con bạn có ít thời gian vui chơi
Rất nhiều trẻ em không có thời gian cho những hoạt động vui chơi giải trí bởi vì cha mẹ quá nghiêm khắc. Con bạn bận rộn với rất nhiều hoạt động bạn đề ra cho chúng. Điều này là quan trọng nhưng thời gian vui chơi của trẻ cũng là điều bạn không nên bỏ qua.
8. Không cho phép trẻ mắc lỗi sai
Những bậc phụ huynh nghiêm khắc luôn chắc chắn là con mình không bao giờ phạm lỗi sai nào. Nhưng điều quan trọng là để phạm lỗi và học từ những sai lầm đó. Nếu bạn không cho phép chúng mắc lỗi, chúng sẽ không biết rút kinh nghiệm và trưởng thành hơn.
9. La rầy trẻ rất nhiều
La rầy, cằn nhằn trẻ sẽ khiến chúng không biết chịu trách nhiệm cho hành động của bản thân. Nếu nhận thấy bản thân thường xuyên quát mắng trẻ từ việc làm bài tập về nhà, tập đàn, dọn phòng… thì chúng sẽ chẳng tự học được bất kì điều gì.
10.  Đưa ra chỉ dẫn mọi lúc
Liên tục nhắc nhở con mọi lúc mọi nơi, chẳng hạn như “Ngồi thẳng lưng lên”, “Đừng kéo lê dép”, “Đừng uống nước xì xụp”… sẽ khiến trẻ mất hứng thú và chán nản. Vì vậy, chỉ đưa ra những lời chỉ dẫn cho những vấn đề quan trọng mà thôi nếu bạn muốn lời nói của bạn có trọng lượng với con.
11.  Không cho trẻ được quyền lựa chọn
Những cha mẹ nghiêm khắc thường không bao giờ đưa ra cho con những lựa chọn mà luôn là mệnh lệnh khiến trẻ tuân theo. Thay vì điều đó, hãy nói với con “Con muốn gập quần áo hay dọn giường trước?”. Hãy cho chúng một chút tự do, đặc biệt là cả hai lựa chọn đều là những việc bạn muốn con làm. Cách này sẽ giúp con bạn cảm thấy thoải mái hơn và sẵn sàng hợp tác.
12.  Không muốn con làm theo cách chúng muốn
Đôi khi trẻ thích làm theo cách của chúng cho dù đó không phải là cách tốt nhất. Chúng muốn dọn dẹp giường hoặc chơi đồ chơi theo ý mình thì bạn cũng đừng ngạc nhiên hoặc ngăn cản. Đôi khi chúng cần có sự hướng dẫn của người lớn nhưng việc cho phép chúng thỏa sức sáng tạo và linh hoạt trong phạm vi có thể cũng rất quan trọng để trẻ phát triển toàn diện.
13. Chỉ chú trọng đến kết quả mà không quan tâm đến nỗ lực của trẻ
Bố mẹ nghiêm khắc thường ít khi khen ngợi trẻ. Họ thường đặt ra tiêu chuẩn khắt khe cho con mà ít khi để ý đến sự cố gắng của trẻ. Nếu bạn chỉ khen ngợi con khi chúng đạt điểm 10 hoặc ghi nhiều bàn thắng trong trận đấu thể thao… chúng sẽ nghĩ rằng tình cảm của bạn phụ thuộc thành tích của mình.  
14. Dọa nạt trẻ
Hầu hết cha mẹ sẽ cảm thấy tội lỗi khi dọa nạt trẻ quá mức nhưng đây là điều mà những cha mẹ hà khắc thường làm. Câu cửa miệng của họ sẽ là “Dọn dẹp phòng ngay nếu không mẹ sẽ vứt hết đồ chơi vào thùng rác”. Hãy tránh dọa dẫm trẻ theo cách này nếu như bạn không định thực hiện theo lời nói đó và hãy dùng kỷ luật với trẻ thay vì trừng phạt chúng.
15.  Luôn chỉ chú tâm vào việc học
Cha mẹ nghiêm khắc sẽ biến mọi hoạt động trở thành việc dạy dỗ trẻ theo một cách nào đó. Trẻ không được tự ý tô màu tranh vẽ vì bạn không ngừng hỏi trẻ về cách nhận biết màu sắc hay bạn liên tục nhắc nhở trẻ về việc chơi búp bê như thế nào mới đúng… Tự chơi sẽ mang lại cơ hội cho trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ bay xa cũng như là cách giúp chúng thoát khỏi quy tắc thông thường của cuộc sống.

 Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những điều thú vị khi bé vào lớp 1

Trẻ thấy mình trưởng thành hơn, biết làm việc nhà, thích vận động ngoài trời và học tốt hơn sau mỗi giờ vui chơi.
Lên 6 tuổi, trẻ bắt đầu khám phá môi trường học tập mới. Khả năng học hỏi không ngừng khiến mẹ bất ngờ, khi tận mắt quan sát những thay đổi đáng yêu trong tính cách, sở thích, thói quen hay trải nghiệm của trẻ. Khảo sát của công ty quốc tế nghiên cứu thị trường Kadence cho thấy, có 5 điểm thú vị nhất ở trẻ 6-12 tuổi mà cha mẹ cần quan tâm, nhằm giúp bé phát huy tốt nhất mọi tiềm năng.
Thích bắt chước người lớn
Trẻ càng lớn càng muốn học nhiều thứ, bắt chước mọi hành động, lời nói, cử chỉ của người xung quanh. Nếu người lớn gương mẫu, làm nhiều điều tốt đẹp, trẻ sẽ nhanh chóng học theo và phát triển nhân cách đúng hướng. 
5-dieu-thu-vi-khi-tre-vao-hoc-cap-mot
Khi được mẹ giao nhiệm vụ, nhiều trẻ tỏ ra thích thú và hăng say thực hiện.
Trong giai đoạn học hỏi 6-12 tuổi, mẹ nên bắt đầu dạy trẻ làm việc nhà, giao phó trọng trách quét nhà, rửa chén, lau nhà, gập quần áo hay tập soạn cặp sách đi học... Mẹ sẽ ngạc nhiên khi trẻ thực thành nhanh, nhớ lâu và làm việc hiệu quả không thua người lớn.
Thích hoạt động ngoài trời
Ở độ tuổi khám phá, trẻ thường mê các hoạt động ngoài trời, nhiều môn thể thao vận động và thích thú tham gia những buổi dã ngoại tập thể. Mẹ có thể thấy bé nhanh chóng kết thân với bạn cùng lớp, trò chuyện cởi mở hoặc vui chơi nô đùa với trẻ cùng xóm. Tranh thủ thời điểm này, mẹ nên vun đắp tính cách hòa đồng và thân thiện, xây dựng khả năng giao tiếp và sống tình cảm cho trẻ.
Giáo sư - Tiến sĩ Charles Hillman của khoa Vận động và sức khoẻ cộng đồng (Đại học Illinois) cho thấy các hoạt động thể chất có thể giúp trẻ đạt kết quả cao hơn trong học tập. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sau 20 phút đi bộ, trẻ có khả năng học tập và nhận thức
Theo Giáo sư - Tiến sĩ Charles Hillman, khoa Vận động và sức khỏe cộng đồng (Đại học Illinois), các hoạt động thể chất có thể giúp trẻ đạt kết quả cao hơn trong học tập. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sau 20 phút đi bộ, trẻ có khả năng học tập và nhận thức.
Học tốt nhất sau giờ ra chơi
Nghiên cứu của Hội Sức khỏe Học đường Mỹ cho thấy, có sự liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động thể chất và khả năng nhận thức, ghi nhớ, học hỏi của trẻ. Bước vào lớp một, trẻ luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng dù vận động liên tục không ngừng. Trẻ có thể chơi nhảy dây, kéo co, đá cầu... hàng giờ mà không biết chán. Sau những giờ vui chơi bổ ích, trẻ không chỉ khỏe mạnh, mà còn hứng khởi học tập, tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sau 20 phút đi bộ, trẻ có khả năng học tập và nhận thức tốt hơn so với việc ngồi im lặng trong chừng ấy thời gian. Thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp não khoẻ, tiếp thu kiến thức nhanh. Ngay cả những động tác aerobic đơn giản cũng hỗ trợ phát triển nền tảng thần kinh cho con trẻ.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đủ năng lượng bền bỉ cho bé hoạt động cả ngày dài là vô cùng cần thiết cho trẻ học tốt hơn.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đủ năng lượng bền bỉ cho bé hoạt động cả ngày dài rất cần thiết giúp trẻ học tốt hơn.
Kém tập trung vào buổi chiều
Ở nhà, mẹ thường tạo thói quen cho trẻ ngủ trưa muộn. Điều này khiến khi đi học, trẻ dễ buồn ngủ, học tập thiếu tập trung. Cảm giác mệt mỏi thường xuất hiện trên lớp do thiếu ngủ trưa, tiêu hao quá nhiều năng lượng trong giờ học buổi sáng hoặc vui chơi tốn sức với bạn bè.
Để bù đắp năng lượng thiếu hụt, cải thiện chứng thiếu tập trung, ngủ gục trên lớp, mẹ nên chú ý bổ sung năng lượng cho trẻ thông qua các bữa ăn phụ. Dù không sát cánh bên con trong giờ học, mẹ có thể đặt vào cặp sách của trẻ một vài món ăn nhẹ, hộp thức uống lúa mạch giàu dinh dưỡng... Cung cấp năng lượng đầy đủ sẽ giúp bé yêu tỉnh táo, hoạt động khỏe khoắn cả ngày và tiếp thu bài vở tốt hơn.
Thích làm thứ mình muốn
Cùng với việc khám phá nhiều điều mới lạ, trẻ bắt đầu trưởng thành và tự lập hơn, song cũng bắt đầu đòi làm những thứ mình muốn. Mẹ đừng lo, bé đang trong giai đoạn phát triển cá tính và bắt đầu định hình sở thích cá nhân. Thay vì cấm cản, mẹ nên hướng dẫn và giải thích để bé tập ra quyết định phù hợp với nhu cầu, cảm xúc. Nếu bé gái bỗng nhiên thích chơi bóng rổ để cao lớn hơn bạn cùng lớp, mẹ nên ủng hộ nguyện vọng này hoặc gợi ý tham gia các môn thể thao khác. Nếu bé thích thức uống lúa mạch, mẹ hãy nhắc trẻ uống điều độ và hợp lý để nạp đủ năng lượng cho cả ngày

 Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Món thịt nướng cho gia đình ngày cuối tuần

Món thịt nướng thơm lừng, ăn mềm, đậm đà gia vị nhưng không phải ai cũng làm được nếu khâu ướp gia vị chưa đúng.
Để làm được món thịt heo nướng mỡ hành thật ngon, bạn cần:
Nguyên liệu:
- 500g thịt vai, chọn miếng có chút mỡ
- Một nhánh sả băm thật nhỏ, 
- 3 tép tỏi băm nhỏ
- 2 nhánh hành lá, phần lá thái nhỏ, phần trắng băm nhỏ.
1/2 muỗng cà phê tiêu
- Một muỗng canh nước mắm.
2 muỗng canh xì dầu
- 2 muỗng dầu hào
- 2 muỗng canh đường, nếu có đường nâu thì càng tốt. 
- 2 muỗng canh dầu ăn
- Một muỗng canh mật ong
nuong-thit-dung-dieu-cho-ngay-nghi-le
 
Cách làm
Thịt heo rửa sạch, thấm khô, thái miếng không quá dày. Dùng cán dao hay chày dần sơ cho thịt mềm. Cho hết gia vị phía trên, cùng với phần trắng gốc hành vào thịt, đeo bao tay trộn đều. Để 1-2 tiếng cho thịt thấm gia vị.
- Mở lò nướng 230 độ C trước 10 phút cho lò nóng, xếp thịt lên vỉ và cho vào ngăn giữa lò nướng. Nướng mỗi mặt khoảng 7-10 phút cho thịt vàng đều mặt.
- Trình bày: Xếp xà lách và bún ra đĩa có lòng sâu, sau đó cho thịt nướng lên. Quét mỡ hành lên từng miếng thịt. 
Món thịt nướng có thể dùng với cơm tấm, bún đều rất ngon.

 Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Bố mẹ thu nhập 500-800 triệu/năm, có nên cho con học mầm non quốc tế

Con trai chúng tôi hơn 17 tháng, hiện cháu mới đi học mầm non tư thục gần nhà. Tôi dự định khi cháu 2-3 tuổi sẽ chuyển sang trường quốc tế.
Cháu khá tự lập và nề nếp, biết xúc ăn khi hơn một tuổi. Cháu làm khá tốt các việc nhỏ phục vụ bản thân như lấy cốc uống nước, đi giầy dép... và được các cô giáo khen về tính tự lập này. 
Về chuyện cho con học trường mầm non quốc tế, tôi có hai băn khoăn, muốn được nghe lời khuyên của các anh chị. 
1. Về tài chính: Thu nhập của vợ chồng tôi mỗi năm khoảng 500-800 triệu. Nếu con đi học trường quốc tế sẽ tốn khoảng 170 triệu/năm (bao gồm tiền học, ăn, xe đưa đón). Chúng tôi sống trong một căn hộ chung cư cao cấp, nếu cho thuê sẽ được 1.000 đô la/tháng, khách thuê dài hạn trả tiền một cục 6 tháng - 1 năm/lần. Tôi dự tính có thể cho thuê căn chung cư này rồi cả nhà chuyển qua nhà ông bà ngoại đang bỏ không, hoặc đi thuê chung cư gần khu chúng tôi bây giờ, giá 5 triệu/tháng. Giá này là nhà cho thuê đã có đủ vật dụng. Môi trường xung quanh căn nhà này cũng ổn, có thể đi bộ qua đường là sang khuôn viên của chung cư nhà tôi. Với thu nhập và tính toán này, chúng tôi có nên đầu tư cho việc học hành của con hay không? 
2. Về trường học: Ở ngay nơi chúng tôi sống mới mở một trường mầm non quốc tế Nhật Bản, chủ đầu tư là người Việt, họ tự xây trường và liên kết với một trường đại học của Nhật Bản. Sau khi học xong cấp 3, con có thể du học Nhật hoặc Mỹ. Tôi đã qua trường và mê mẩn phương pháp giáo dục mầm non Nhật Bản. Điểm trừ của trường là con sẽ giao tiếp ở lớp hằng ngày bằng tiếng Nhật với cô giáo Nhật và tiếng Việt với cô giáo Việt. Tiếng Anh chỉ học 20 phút/ngày.
Hay tôi nên cho con học ở một trường mầm non quốc tế nói tiếng Anh. Trên lớp, con sẽ hoàn toàn giao tiếp bằng tiếng Anh với giáo viên bản ngữ. Các bé sau khi học ở đây, tiếng Anh rất khá, tự lập và tự tin. 
Cả hai trường đều có liên cấp, Nhật Bản liên cấp 1-3, trường nói tiếng Anh thì mới có tiểu học. Liệu có thể cho con học trường Nhật sau đó để bé tham dự khoá tiếng Anh bên ngoài được không ạ? Nghe thì có vẻ học hành nhiều nhưng mọi thứ chúng tôi chọn cho cháu đều là chơi mà học, học mà chơi. 

  Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những quy tắc cho bạn khi lần đầu làm bố

Một ông bố trẻ người Nga đã chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc con của mình khi lần đầu được lên chức.
Với kinh nghiệm lần đầu làm cha của mình, anh Aleksei Kuteinikov (người Nga), đã chia sẻ 35 quy tắc rất thú vị dành cho các ông bố trẻ trên Bright Side:
1. Bạn không cần phải thiết lập một kế hoạch dài hơi nào hết. Tất cả những kế hoạch của bạn có thể hoặc sẽ chẳng bao giờ xảy ra.
2. Hãy quên đi tất cả những gì bạn đã học trên lý thuyết. Bạn cần phải mạnh mẽ mới đủ kiềm chế các đòi hỏi của con mình. 
3. Được ngủ trọn 8 tiếng mỗi đêm là giấc mơ khó thành hiện thực của nhiều ông bố, bà mẹ.
4. Một cặp vợ chồng khi có em bé sẽ được ngủ ít hơn và ít quan hệ tình dục hơn trước.
5. Tìm hiểu thông tin về việc chăm sóc con cái để chọn lọc những lời khuyên. Bạn đã bao giờ rơi vào hoàn cảnh nhận được quá nhiều sự hướng dẫn nhưng không biết phải chọn cái nào, bắt đầu từ đâu?
6. Các bác sĩ, chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về cách dạy con. Bạn không cần phải đồng ý với tất cả điều đó, và không có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện y như họ nói.
7. Mỗi người vẫn cứ lớn lên, thậm chí chẳng vì cái gì cả nên đừng quá lo lắng về mọi thứ.
8. Những đứa con của bạn chẳng hề quan tâm việc bạn có lau nhà sạch hay không đâu, chúng vẫn nghịch như thường.
9. Bạn cũng sẽ chẳng để ý tất cả mọi thứ đủ sớm được.
10. Bạn không có tiền để mua đồ chơi cho con, đừng quá lo lắng về điều đó. Đôi khi một đôi giầy cũ sẽ khiến con thích thú nhiều hơn là một chú chó đồ chơi hay một món đồ nhiều màu sắc.
11. Tất cả mọi thứ không bị bẩn sẽ được trẻ con nhặt lên và ăn ngon lành.
12. Bạn nói đúng, con bạn thực sự là đứa trẻ thông minh và dễ thương nhất trên thế giới.
13. Bạn sẽ thường xuyên đăng ảnh con trên trang cá nhân của mình.
14. Bạn sẽ học được cách so sánh mọi thứ một cách khá thoải mái. 
15. Hãy nghĩ về vợ mình, cô ấy dành thời gian 24/7 để chăm con. Cô ấy hầu như không có thời gian thư giãn. 
16. Hãy để vợ mình ra ngoài đi chơi với bạn bè, hoặc cho cô ấy thời gian để nghỉ ngơi.
17. Có những lúc bạn giả vờ ngủ thật say để vợ thức dậy và chăm sóc con (chỉ thi thoảng thôi).
18. Khi bạn nhìn thấy bố mẹ của một cặp song sinh, hãy đến và ôm họ, bởi vì họ đang vất vả gấp đôi bạn.
19. Mỗi khi bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn bã, hãy nghĩ đến bố mẹ của những cặp sinh đôi, họ chắc còn mệt hơn bạn nhiều lần.
ong-bo-tre-tro-thanh-ten-trom-lanh-nghe-khi-cham-con
Chăm con mang lại cho các ông bố trẻ những trải nghiệm thú vị chưa từng có. Ảnh: Brightside.
20. Đừng quên nói lời cảm ơn mẹ của bạn.
21. Bạn sẽ bắt đầu hiểu cha mẹ của mình hơn khi bạn có một đứa con.
22. Bạn có thể trở thành một "tên trộm lành nghề" sau khi thành công trong việc cắt móng tay cho con (đó là bởi bạn luôn phải làm điều đó lén lút lúc con ngủ hay đang mải chơi). Công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn và chính xác đấy.
23. Tìm hiểu những nhu cầu của con mình xem chính xác chúng muốn gì, chúng muốn ngủ, muốn ăn, hay khó chịu sau khi ăn no... Khi hiểu nhu cầu của bé, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian.
24. Hãy quên đi suy nghĩ rằng bạn sẽ cho con gái lên giường ngủ nhanh thôi để quay lại làm việc, bởi nhiều khả năng bạn sẽ mất thêm nhiều thời gian để bé ngủ thực sự mà không thức giấc.
25. Tiếng ồn nền (hay âm thanh nền) không thực sự làm cho bé dễ ngủ như nhiều người tưởng tượng.
26. Đừng ngạc nhiên nếu bạn bắt đầu lắc lắc một giỏ mua hàng trong siêu thị vô thức như trẻ con.
27. Chiếc ôtô của bạn giờ sẽ chất đầy giấy ướt, đồ chơi, bỉm... và đủ các thứ khác trên xe.
28.  Nếu ai đó nói rằng bạn trông thật hạnh phúc khi có con, đừng cười khẩy nhé vì thực sự cuộc sống của bạn hạnh phúc.
29. Nếu như bạn trên 40 tuổi, bạn cũng vẫn là một ông bố trẻ. Con cái ngăn cản việc chúng ta đang già đi.
30. Tìm hiểu mọi thứ cởi mở và chân thật như một đứa trẻ.
31. Trẻ em thường rất dễ thương mỗi buổi sáng thức dậy nên cha mẹ thường cũng sẽ chẳng còn cảm thấy tức giận gì sau một đêm không ngủ.
32. Kể cả bạn có là một người cha tốt và chu đáo đến đâu thì mẹ vẫn luôn là người quan trọng nhất đối với con bạn.
33. Bạn sẽ luôn lo lắng nhiều vấn đề cho con mình, đặc biệt là sức khỏe của bé.
34. Viết ra những câu chuyện dễ thương về con của bạn ít nhất hai lần/tuần. Mặc dù hình ảnh hay những video là tuyệt vời song những dòng chữ, cảm xúc lưu lại của bạn có ý nghĩa đặc biệt hơn.
35. Hãy chăm con ăn uống thật tốt trước rồi mới nghĩ tới chuyện cho con mặc đẹp. Đừng bao giờ làm điều ngược lại.

 Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Bổ sung đậu nành cho bé đúng cách

Đạm thực vật từ đậu nành tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bổ sung loại đạm này thế nào để con hấp thu cao nhất không phải bà mẹ nào cũng biết.
Xu hướng dùng đậu nành đang tăng nhanh trên thế giới. Hiện, đậu nành đã có mặt trong tháp dinh dưỡng của nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Anh, Australia... Đây là thực phẩm có nguồn dinh dưỡng lành không chỉ cho người lớn mà ngay cả trẻ em.
Cung cấp năng lượng cho trẻ
Trong 100gram đậu nành có tới 400kcal và 34gram protein, trong khi 100gram thịt lợn chỉ có 139kcal và 19gram đạm; thịt bò có 165kcal, 21gram đạm. Vì thế đậu nành được xem là nguồn năng lượng dồi dào cho trẻ.
polyad
Để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh, phụ huynh nên chú ý bổ sung đạm thực vật từ đậu nành cho trẻ.
Phát triển hệ xương và chiều cao
100gram sữa đậu nành chứa tới 123mg canxi, cao hơn hàm lượng canxi trong sữa bò (123mg trong 100gram). Khi được bổ sung, kết hợp với vitamin D3 và kẽm, các dưỡng chất này sẽ giúp trẻ củng cố hệ xương, gia tăng chiều cao, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ đang có nhiều hoạt động thể chất, chuẩn bị cho tuổi dậy thì.
polyad
Sữa đậu nành giúp bé củng cố hệ xương và gia tăng chiều cao.
Phòng ngừa nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch
Isoflavones - hoạt chất chống oxy hóa có mặt trong đậu nành sẽ giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, phòng chống được nhiều nguy cơ ung thư.
Theo Giáo sư, bác sĩ Nagato Chisato - Khoa Dịch tễ học và Y tế Dự phòng (Đại học Dược Gifu, Nhật Bản), con người càng sớm sử dụng isoflavones trong đậu nành càng hạn chế được nguy cơ ung thư. Ngoài ra, trong đậu nành có omega 3, omega 6, giúp trẻ giảm cholesterol xấu trong máu, giảm các nguy cơ về các bệnh tim mạch khác.
polyad
Sữa đậu nành giúp trẻ phát triển thể chất, chiều cao, trí tuệ.
Hỗ trợ trẻ phát triển trí não
Bên cạnh các vi chất cần thiết cho sự phát triển của não trẻ như vitamin nhóm B (B1, B2, B6), đậu nành còn có mangan rất cần thiết cho hoạt động của não và các tế bào thần kinh của trẻ lứa tuổi 6 - 12.
Theo Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP HCM, chế độ dinh dưỡng cân bằng trong thực đơn mỗi ngày là 70% đạm động vật và 30% đạm thực vật. Trẻ ở lứa tuổi 6 - 12 tuổi nên uống khoảng 250ml sữa đậu nành mỗi ngày, tương đương 2 hộp sữa đậu nành để có thể phát triển cân đối, lành mạnh.

 Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Cách nuôi dạy con của người giàu và người nghèo

Trong khi bố mẹ giàu có coi con như một "dự án đầu tư" thì người nghèo thường thả con chơi tự do.
Cuộc sống của những đứa trẻ sinh ra từ các gia đình giàu và nghèo ở Mỹ có vẻ ngày càng khác biệt so với các thập kỷ trước. Theo một khảo sát mới của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) với 1.807 bố mẹ cho thấy, các gia đình khá giả quản lý con bằng các lịch hoạt động, với việc đăng ký cho trẻ vào các lớp múa ba lê, chơi bóng và chương trình ngoại khóa. Thường cả bố lẫn mẹ đều dành nhiều thời gian để đọc cho con nghe và lo lắng về lịch học dày đặc hay mức độ căng thẳng của con cái.
Tuy vậy, ở những nhà nghèo, trẻ dành phần lớn thời gian ở nhà với đại gia đình của mình. Các em thường lớn lên ở những khu vực mà chính bố mẹ cũng thừa nhận là không tốt cho việc nuôi dạy con. Các phụ huynh này lo lắng về việc con có thể bị bắn, bị đánh đập hay gặp rắc rối với pháp luật. 
Theo các nhà nghiên cứu, sự khác biệt giữa các tầng lớp trong việc nuôi dạy trẻ ngày càng tăng và đó là một dấu hiệu của sự bất bình đẳng ngày càng lớn, để lại những hậu quả có ảnh hưởng sâu rộng. Cách nuôi dạy khác nhau dẫn đứa trẻ đến những lối rẽ khác nhau trên đường đời và có thể làm sự phân hóa về kinh tế xã hội sâu sắc hơn, đặc biệt vì giáo dục có liên quan chặt chẽ đến thu nhập. Những đứa trẻ lớn lên học các kỹ năng để đạt được thành công trong tầng lớp kinh tế xã hội của chúng chứ chưa hẳn là trong các tầng lớp khác.
"Những trải nghiệm từ thời thơ ấu có thể tác động rất lớn đến sự phát triển nhận thức, tình cảm, nhận thức xã hội lâu dài của trẻ", Sean F. Reardon, chuyên gia nghiên cứu về đói nghèo và bất công trong giáo dục tại Đại học Stanford (Mỹ) cho biết. "Và bởi vì những điều này ảnh hưởng đến khả năng thành công về học vấn và thu nhập sau này, trải nghiệm sớm từ thời nhỏ sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống dài lâu của mỗi người", ông nói thêm. 
nha-giau-va-nha-ngheo-nuoi-day-con-khac-nhau-the-nao
Vòng luẩn quẩn này tiếp tục diễn ra: Bố mẹ nghèo hơn thì có ít thời gian và nguồn đầu tư cho con cái hơn. Họ có thể chẳng chuẩn bị gì nhiều khi con đến trường hay đi làm và điều này dẫn đến việc trẻ sẽ có mức thu nhập thấp hơn sau này.
Là bố mẹ, hầu như ai cũng muốn con cái mình được khỏe mạnh và hạnh phúc, trung thực và có đạo đức, chu đáo và biết cảm thông. Theo các nhà nghiên cứu, không có một triết lý hay cách nuôi dạy con nào là tốt nhất, 92% các vị phụ huynh nói rằng họ đang làm tốt việc nuôi dạy con. Chỉ có điều, họ thực hiện việc này khá khác nhau. 
Những bố mẹ giàu có hay trung lưu coi con cái như một dự án cần đầu tư cẩn trọng, nhà xã hội học Annette Lareau, Đại học Pennsylvania (Mỹ), cho hay. Họ cố gắng bồi đắp cho con các kỹ năng thông qua việc gần gũi quan sát và tổ chức các hoạt động, dạy trẻ đặt câu hỏi về các nhân vật có quyền lực và hướng tới những tổ chức danh giá.
Trong khi đó, các bố mẹ thuộc tầng lớp lao động thì tin rằng con cái sẽ phát triển một cách tự nhiên và họ để con độc lập hơn và có nhiều thời gian để chơi tự do. Trẻ được dạy để biết vâng lời và kính trọng người lớn.
Cả hai cách tiếp cận trên đều có những lợi ích nhất định. Con cái của những người nghèo hạnh phúc hơn, độc lập hơn, ít mè nheo và gần gũi với các thành viên trong gia đình mình, bà Lareau phát hiện. Những đứa trẻ sinh ra trong các nhà giàu có thì dễ bày tỏ cảm xúc, sự khó chịu và mong đợi bố mẹ giúp mình khi cần giải quyết các vấn đề hơn.
Nhưng sau hết, những đứa trẻ giàu có hơn rút cục sẽ ngồi trên giảng đường đại học và tiến tới trở thành tầng lớp trung lưu, trong khi con cái nhà nghèo thì thường chật vật mưu sinh. Trẻ từ các gia đình khá giả thường có kỹ năng để đi vào con đường công chức, bộ máy nhà nước và thành công ở trường lẫn nơi làm việc, nhà xã hội học Lareau nói.
"Tất cả bố mẹ đều muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái họ? Chắc chắn. Một số chiến lược mang lại những lợi thế tốt hơn cho trẻ? Có lẽ vậy. Bố mẹ sẽ hủy hoại con cái nếu trẻ ít được tham gia các hoạt động được tổ chức quy mô? Không, tôi thực sự nghi ngờ điều này", bà nói. 
Các nhà xã hội học nói rằng sự khác biệt tăng lên giữa các nhóm bởi vì bố mẹ thu nhập thấp có ít tiền để chi trả cho các khóa học âm nhạc hay chương trình ở trường mầm non của con và họ cũng ít có thời gian đưa con cái đến viện bảo tàng hay tham gia các sự kiện ở trường. 
Các hoạt động ngoại khóa là hình ảnh thu nhỏ của sự khác biệt trong cách nuôi dạy con. Trong số các gia đình có thu nhập cao hơn 75.000 USD một năm, 84% nói rằng con cái họ tham gia các hoạt động thể thao trong năm qua, 64% đã làm việc tình nguyện và 62% học các lớp về âm nhạc, khiêu vũ hay nghệ thuật. Trong những gia đình có thu nhập dưới 30.000 USD thì 59% trẻ từng tham gia hoạt động thể thao, 37% có hoạt động tình nguyện và 41% đã tham gia các lớp học về nghệ thuật. 
Đặc biệt trong các gia đình giàu có, trẻ bắt đầu tham gia học nghệ thuật từ nhỏ. Gần một nửa số bố mẹ đã tốt nghiệp đại học và có thu nhập cao đã đăng ký cho con học các lớp nghệ thuật từ trước khi trẻ lên 5, so với chỉ 1/5 các gia đình thu nhập và học vấn thấp thực hiện việc này. Mặc dầu vậy, 20% bố mẹ khá giả nói rằng lịch học của con cái họ quá dày, trong khi con số này ở các phụ huynh nghèo hơn là 8%. 
Điển hình khác là việc đọc cho con nghe - cách mà các nghiên cứu khẳng định giúp trẻ có vốn từ vựng lớn hơn và khả năng đọc hiểu giỏi hơn khi ở trường. 71% bố mẹ có bằng đại học nói họ đọc cho con nghe hằng ngày, trong khi 22% những người có bằng trung học hoặc thấp hơn làm việc này.
Hầu hết các bố mẹ giàu có đăng ký cho con vào trường mầm non hay cơ sở chăm sóc ban ngày, trong khi người có thu nhập thấp thì giao con cho ông bà hay người thân chăm giúp.
Kỹ thuật kỷ luật cũng khác nhau tùy theo trình độ học vấn: 8% những người có bằng sau đại học nói họ thường đánh con, trong khi con số này ở những bố mẹ có bằng trung học trở xuống là 22%.
Cuộc khảo sát này cũng thăm dò về các thái độ và nỗi lo lắng của bố mẹ. Hầu hết các bố mẹ Mỹ nói họ không quan tâm đến điểm số của con miễn là trẻ học hành chăm chỉ. Nhưng 50% bố mẹ nghèo cho biết điều cực kỳ quan trọng với họ là con cái kiếm được mảnh bằng đại học, trong khi chỉ 39% bố mẹ giàu có bận tâm tới việc này.
Khoảng cách về thành quả đạt được giữa trẻ ở các gia đình có thu nhập cao và thấp đã được nới rộng hơn 30-40% khi so sánh giữa những người chào đời vào năm 2001 với thế hệ sinh sớm hơn 25 năm. 
Ngoài ra, hơn 1/4 số trẻ sống trong các hộ gia đình đơn thân có khả năng cao gấp 3 lần sẽ sống nghèo khổ hơn so với những trẻ sống cùng bố mẹ. Trong khi đó, sự bất bình đẳng thu nhập ngày càng tăng cũng tương ứng với tầm quan trọng ngày càng tăng của một tấm bằng đại học để kiếm một mức lương trung bình.
Nhưng có một số dấu hiệu gần đây cho thấy khoảng cách này đang bắt đầu thu hẹp. 

Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Rèn luyện kĩ năng sống cho con

Làm cùng chứ không làm hộ con là cách tốt nhất để rèn kỹ năng sống, từ việc cá nhân như vệ sinh, ăn uống đến việc chung như dọn nhà cửa...
cach-de-nhat-ren-ky-nang-song-cho-tre
Cha mẹ hãy cho con cùng vào bếp với mình để chuẩn bị bữa cơm chiều 
Nhiều cha mẹ thường than phiền không có thời gian dạy con, cả ngày chỉ có chút buổi sáng và chút buổi tối ở với con, vì thế, đành chịu để con không biết làm gì. Thật ra mọi việc không quá khó khăn, cha mẹ cũng cần không tốn quá nhiều thời gian để dạy con, bằng cách cho trẻ vừa chứng kiến cha mẹ làm, đồng thời để trẻ tự làm cho mình.
Đầu tiên khi con ngủ dậy cha mẹ hãy rủ con cùng dọn chăn chiếu, cha mẹ làm và con cũng làm. Cha mẹ có thể làm việc phức tạp như gấp chăn, còn con thì xếp gối.
Khi đánh răng rửa mặt, cha mẹ và con cùng làm với nhau nhưng mỗi người một góc và tự lo cho mình. Bọn trẻ thích tự làm, không thích được người khác làm cho hay quát tháo chúng làm đâu.
Khi thay quần áo để đi làm, đi học, mỗi người sẽ tự mặc quần áo của mình, đừng làm hộ con. Thậm chí cha mẹ có thể mở cuộc thi xem ai mặc nhanh, mặc đẹp hơn, trẻ sẽ tham gia nhiệt tình.
Khi mẹ nấu cơm tối, có thể cho con nhặt rau, nhặt sạn ở gạo, lấy rổ rá, lau bàn… Được cùng làm việc với cha mẹ là điều trẻ vô cùng thích thú vì thấy mình đã lớn. 
Trong giờ ăn, dù con ăn ít cũng cứ để con tự xúc ăn. Khi ăn, cả nhà tập trung vào việc ăn, không xem ti vi, máy tính, điện thoại. Mọi người tự ăn phần của mình, con ăn được bao nhiêu là việc của con. Sau khi con kết thúc bữa ăn, nếu con ăn ít, cha mẹ cho con uống thêm chút sữa trước lúc đi học (bữa sáng) và trước khi đi ngủ (bữa tối).
Sau bữa tối, cả nhà có thể dành 30 phút ngồi thư giãn, nói chuyện với nhau. Đây là thời gian rất thuận tiện để chuyện trò tâm sự với con, nghe con kể về trường lớp và thế giới xung quanh con, để làm bạn với con. 
Khi cha mẹ rửa bát, dọn dẹp nhà cửa sau bữa ăn, nên cho con tham gia ít nhất một việc nào đó. Có thể là rửa những cái thìa nho nhỏ, lau bàn ăn, thu gấp những bộ quần áo đơn giản, vừa tay con.
Buổi tối, cha mẹ nên dành khoảng 30 - 60 phút cho con học chơi xếp hình, vẽ tranh, đọc sách. Đây là thời điểm con học hành tập trung, cha mẹ không làm phiền nếu không có việc gì quá quan trọng. Sau khi và học xong, chính con sẽ là người dọn dẹp đồ chơi, bút màu, sách vở.
Vào ngày nghỉ cuối tuần, cha mẹ hãy điểm lại xem con chưa được làm gì trong tuần: chơi thể thao, thăm bảo tàng, công viên... Đây chính là lúc đền bù cho con. Chỉ cần bố trí thời gian hợp lý, cha mẹ có thể thư giãn mà con vẫn học hỏi được rất nhiều.

 Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Tác hại của việc nuông chiều con cái

Trẻ không được cha mẹ chỉ bảo tường tận về những việc cần làm, nên chúng không học được kĩ năng giải quyết vấn đề.
Nuông chiều con cái là một trong bốn kiểu nuôi dạy con cái được phân loại bởi các chuyên gia. Mặc dù những bậc cha mẹ kiểu này rất yêu thương, chiều chuộng, thoải mái với con nhưng cũng cần có những nguyên tắc và yêu cầu nhất định.  
Những khuyết điểm của kiểu nuôi dạy con này
Các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đã có nhiều công trình tìm hiểu sự phát triển của những đứa trẻ được nuôi dạy theo phương pháp không kỷ luật này. Họ nhận ra rất nhiều hạn chế của nó. Dưới đây là một số kết quả tiêu cực đó:
- Con bạn không được chỉ bảo tường tận về những việc cần làm, nên chúng không học được kĩ năng giải quyết vấn đề, một kĩ năng quan trọng giúp chúng đưa ra các quyết định trong cuộc sống sau này.
- Cha mẹ ít kì vọng vào con thì chúng sẽ không có động lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi việc. Khi bạn không khuyến khích trẻ thử thách bản thân để đạt được những kết quả cao hơn thì chúng không thể trở thành những người tốt hơn.
Con bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ béo phì khi cha mẹ không giới hạn việc ăn uống, cho trẻ ăn uống tùy tiện theo ý thích. Những bậc cha mẹ kiểu này không thích ép con ăn những món ăn tốt cho sức khỏe hoặc khuyến khích chúng tập thể dục hay tham gia các hoạt động ngoài trời.
- Những bậc cha mẹ này không giới hạn việc xem TV và sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính khiến chúng dành quá nhiều thời gian trước màn hình. Trẻ có xu hướng xem TV khoảng 4 giờ mỗi ngày, cao hơn 5 lần so với những trẻ có cha mẹ nghiêm khắc.
- Trẻ chưa đến tuổi đi học có nguy cơ gặp các vấn đề về tinh thần cao hơn bao gồm chứng trầm cảm và sợ hãi.
Trẻ có thể cư xử hung hăng hơn bình thường. Khi trẻ không được dạy dỗ cách kiểm soát cảm xúc một cách đúng đắn, chúng sẽ hành xử một cách hung hăng.
Những trẻ vị thành niên có nguy cơ gặp nhiều vấn đề về hành vi cao hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc nuôi dạy con dễ dãi dẫn đến gia tăng tỷ lệ sử dụng rượu bia, trở thành học sinh cá biệt ở trường và kết quả học tập kém.
hau-qua-cua-viec-nuong-chieu-con
Cách giúp bạn trở thành những người cha mẹ tốt hơn
Nếu bạn thường tỏ ra thoải mái với con, ít kiểm soát và uốn nắn mọi hoạt động của con, đã đến lúc bạn nên từng bước thắt chặt kỷ luật. Điều này có nghĩa là tăng cường sự tự tin vào khả năng làm cha mẹ của mình hoặc đôi khi là học cách thông cảm cho nỗi buồn của con. Những bậc cha mẹ dễ tính thường ít khi từ chối con hoặc áp dụng hình phạt. Dưới đây là những chiến thuật giúp bạn khắc phục vấn đề này:
- Lập danh sách những quy tắc con cần tuân theo. Điều này rất quan trọng bởi những quy tắc và yêu cầu của bạn giúp con học được rằng hành vi thế nào thì được chấp nhận và ngược lại.
- Quyết định hình thức kỷ luật nếu con không nghe lời từ đầu. Chẳng hạn như, bạn quyết định khi nào bạn sẽ phạt con ngồi im một mình hoặc lúc nào thì áp dụng hình phạt thích hợp để con hiểu về hành động sai trái của mình.
- Những hành động tốt sẽ có phần thưởng xứng đáng. Chỉ cho phép con bạn xem TV hoặc chơi điện tử nếu chúng nghe lời bạn. Dạy con rằng chúng chỉ đạt được những phần thưởng đó khi chúng biết cách hành xử.
- Tuân thủ theo những nguyên tắc bạn đã đặt ra. Nếu bạn không cho phép con làm gì đó hoặc không cho phép con đi chơi, tốt nhất hãy giữ đúng lời. Sự kiên định giúp trẻ hiểu ra cái giá cho mọi hành vi. 

Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Bạn có phải cha mẹ tốt?

Bạn sinh ra con vì thực sự muốn có chúng, chứ không phải vì "lỡ".  Và khi nhớ tới gia đình, bạn luôn có nụ cười nở trên môi.
1. Con được sinh ra vì bạn muốn có con
Dù bạn có một hay cả chục người con, điều quan trọng là trẻ cảm nhận rằng chúng được sinh ra vì cha mẹ vô cùng muốn có chúng. Trẻ được đánh giá cao và được tôn trọng vì là một thành viên trong gia đình.
2. Cha mẹ tham gia vào cuộc sống thường ngày của trẻ
Bạn sẽ là một ông bố hay bà mẹ tuyệt vời khi bạn thực sự liên quan đến cuộc sống của con mình. Bạn thích các con và thích những gì chúng làm. Bạn có mặt ở trường học, trong các trò chơi thể thao và các hoạt động khác của con. Bạn tình nguyện chở con đi hoặc dạy con các kỹ năng khác nhau. Bạn thường sát cánh cùng các phụ huynh khác trong các hoạt động liên quan đến lũ trẻ như buổi diễn kịch, buổi học nhảy hay các trò thể thao để gây quỹ... Cha mẹ tốt làm những điều có ích cùng trẻ và dành nhiều thời gian để cùng con tạo dựng các ký ức tốt đẹp.
10-dau-hieu-ban-la-cha-me-tot
3. Trẻ con nhà khác vây quanh nhà bạn
Bạn sẽ là cha mẹ tuyệt vời khi những đứa trẻ khác cũng gọi bạn là "bố", hay "mẹ". Điều đó chứng tỏ bạn đã thực sự tận tình với chúng. Chưa hết, ông bố bà mẹ tuyệt vời sẽ luôn có những bậc phụ huynh khác đến chơi nhà. Họ làm thế bởi họ cảm thấy thoải mái khi đến đó, và được chào đón.
4. Bạn trò chuyện về việc làm cha mẹ với các phụ huynh khác
Cha mẹ tuyệt vời hiểu rằng việc trở thành cha mẹ thường khá khó khăn và đôi khi là công việc cô đơn. Vì thế, họ tìm đến các phụ huynh khác để tìm kiếm sự ủng hộ và các ý kiến. Không có bố mẹ nào có thể trả lời được mọi câu hỏi, và trong trường hợp làm cha mẹ, nhiều cái đầu chắc chắn tốt hơn một cái đầu.
5. Bạn hiểu rõ giá trị của việc tự chăm sóc bản thân
Cha mẹ tuyệt vời hiểu rõ giá trị của việc chăm lo bản thân, để rồi có đủ sức lực mà chăm lo cho lũ trẻ. Chẳng hạn nếu xe hết xăng, họ không thể chở lũ trẻ đi khắp mọi nơi.
6. Bạn biết tự trào về mình và không quá nghiêm trọng hóa vấn đề
Cha mẹ tốt có thể gặp khó khăn, nhưng họ tự vượt qua trong thời gian ngắn bằng việc biến nó thành chuyện hài hước, thay vì ngồi đó khóc lóc hoặc trừng phạt người khác. Đó chính là kỹ năng kiểm soát stress tốt nhất.
7. Bạn cung cấp ý tưởng cho các phụ huynh khác và ngược lại
Khi đọc được cuốn sách hay bài báo hay, cha mẹ tuyệt vời sẽ tìm kiếm và chia sẻ với các bố mẹ tuyệt vời khác. Dần dần, họ đã tạo ra mạng lưới cha mẹ hiệu quả để chia sẻ và thu nhận thông tin, đặc biệt là trong việc nuôi dạy con.
8. Cuộc sống, nhà cửa, xe cộ của bạn luôn "bận rộn"
Bận rộn chứ không phải bừa bãi, lộn xộn. Nếu bạn có một căn nhà với một nhóm trẻ con hạnh phúc chạy quanh, trừ phi bạn có thể thuê nguyên một đội giúp việc dọn dẹp hộ, còn không, bạn có thể hài lòng với một chút lộn xộn trong nhà vào cuối tuần. Nói chung, đôi khi cha mẹ tốt có những điều quan trọng hơn là bắt mọi thứ lúc nào cũng phải gọn gàng tinh tươm.
9. Bạn biết cách nói "xin lỗi"
Một trong những điều quan trọng nhất cha mẹ tốt có thể dạy con là thỉnh thoảng mắc lỗi cũng không sao. Mỗi lỗi lầm là một cơ hội để học. Cha mẹ tốt sẽ giúp con họ học được bằng cách cho trẻ biết rằng cha mẹ cũng thỉnh thoảng mắc lỗi. Việc cha mẹ - một vị trí quyền lực trong mắt trẻ - mắc lỗi và xin lỗi sẽ giúp trẻ học được về sự tha thứ và đôi khi trẻ có thể mang đến cho ta những bài học hay không ngờ.
10. Bạn thích làm cha mẹ
Tin hay không thì tuỳ, vì điều này có nghiên cứu hẳn hoi. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy nếu bạn thích gia đình và những đứa con của mình, bạn đang làm cha mẹ tốt, và rất có thể là cha mẹ tuyệt vời. Vì thế, nếu bạn nghĩ về gia đình mình với nụ cười nở trên môi, bạn có thể đang hoàn thành tốt vai trò làm cha mẹ.

 Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Bố mẹ đừng nên xưng mày-tao với con


Vừa dứt lời, con tôi đáp lại ‘sao mẹ lại gọi con là mày? Mẹ đừng xưng mày-tao với con nữa. Con thấy các bạn có bao giờ bị mẹ mắng như thế đâu'.
 
 Hôm đó, tôi đưa con về nhà bà ngoại chơi để sum họp gia đình. Lâu nay gia đình không quây quần bên nhau vì hiếm có dịp nào được nghỉ dài dài. Vừa về tới nhà, cậu con trai của tôi chạy lại ôm chầm lấy bà ngoại vì cháu rất quấn bà. Bà thì mừng mừng tủi tủi, vừa nhớ cháu vừa thương cháu.
Nhưng thằng bé có vẻ được bà nuông chiều nên làm nũng, nhõng nhẽo bà còn đòi đủ thứ. Cái gì cháu thích thì bà cũng chiều nên cháu càng đòi nhiều hơn. Lâu nay, cháu không được về thăm ông bà, ông bà lại không gặp cháu, nỡ nào mà từ chối yêu cầu của con trẻ. Thế nên, cả đêm, thằng bé cứ đòi dậy xem tivi, rồi lại đòi bà đi mua sữa chua cho ăn dù đã gần 11h đêm. Giờ ấy thì ở quê, ai còn bán hàng mà đòi.
Mắng con không được vì thằng bé hay khóc nhè, ăn vạ. Tôi bực tức cầm roi định đánh con rồi quát tháo ầm nhà ‘tao nói mày có nghe không, mày định ăn vạ đến bao giờ, tao cho mày ngủ một mình xem còn dám đòi bà nữa không?’.
Vừa dứt lời, con tôi đáp lại ‘sao mẹ lại gọi con là mày? Mẹ đừng xưng mày-tao với con nữa. Con thấy các bạn có bao giờ bị mẹ mắng như thế đâu. Các bạn toàn được mẹ chiều, chẳng bao giờ mẹ các bạn ấy xưng mày-tao với các bạn’.
Hình ảnh 'Mẹ đừng xưng ‘mày-tao’ với con nữa' số 1
Ngẫm lại, thời gian dành cho con không nhiều. Suốt ngày đi làm, tối về chỉ bên con được một lúc. (ảnh minh họa)
Dù rất giận con nhưng tự nhiên trong lòng cồn cào, có một cảm giác gì đó vô cùng lạ. Một đứa trẻ trước giờ chỉ biết nhõng nhẽo, khóc lóc, đòi mẹ hết thứ này đến thứ khác mà giờ lại có thể nói ra những lời như vậy. Quả thật, người làm mẹ như tôi thấy vô cùng hổ thẹn.
Con dù còn nhỏ nhưng cũng hiểu được rằng, làm cha làm mẹ không nên quát tháo, dạy con bằng những ngôn từ khó nghe. Chuyện bố mẹ xưng mày-tao với con cái xem là chuyện khó chấp nhận, cục cằn. Nó sẽ ăn sâu vào tiềm thức của con và khiến con cái sẽ sợ hãi. Không đánh đập nhưng lời nói đã mang ý bạo lực.
Mẹ tôi hôm đó cũng góp ý với tôi không nên nói con m ình như thế. Và tôi đã nhận ra, bấy lâu nay tôi đã quá sai lầm khi cứ liên tục gọi con như vậy. Người làm mẹ như tôi quả thật quá vô tâm, hờ hững. Con nhìn bạn bè mà tủi, nhìn bạn bè mà so sánh, xem ra không phải con chỉ là một đứa trẻ chỉ biết vòi ông bà, bố mẹ.
Ngẫm lại, thời gian dành cho con không nhiều. Suốt ngày đi làm, tối về chỉ bên con được một lúc. Thời gian chăm sóc con cũng không có. Cháu còn nhỏ nên chưa đi lớp, với lại, nhà có bà nội nên để cho bà nội trong nom. Vợ chồng tôi chỉ mải mê kiếm tiền và không hiểu được tâm lý của con cái. Về nhà thấy con đòi này, đòi kia lại đâm khó chịu, quát nạt con mà chưa từng nịnh nọt, động viên, hay an ủi con. Thân làm mẹ như tôi thật đáng trách, để con phải phản ứng với mình, để con phải buồn vì cách ứng xử của mẹ.
Đúng là, dù có dạy con thế nào cũng nên nhẹ nhàng, không nên bạo lực, cũng không nên dùng những từ ngữ khó nghe. Như thế, tâm hồn con trẻ mới trong sáng và đáng yêu như những người mẹ mong đợi. Tôi thật sự thấy mình đã sai rồi. Từ nay, tôi sẽ dành nhiều thời gian cho con hơn và sẽ suy nghĩ nghiêm túc về chuyện dạy con của mình

 Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những điều quan trọng bố mẹ thường quên dạy con

Nhiều trẻ thông minh và giỏi giang ở trường nhưng bước ra đời lại là "gà công nghiệp" vì thiếu hiểu biết về thực tế.
Nhiều bố mẹ mải dạy con biết chia sẻ và tử tế. Điều đó là tốt, nhưng bạn cũng nên dạy trẻ biết chấp nhận những hành vi kém lý tưởng để khi gặp phải ở sân chơi hay trường học, bé sẽ biết cách đương đầu tốt hơn. 
Dưới đây là 5 bài học trẻ cần được dạy, thậm chí từ thủa mẫu giáo
Không phải ai con cũng thích và mọi người không nhất thiết đều thích con
Có lẽ con bạn đã biết rằng bé không thích tất cả những trẻ khác nhưng hầu hết bố mẹ lại chẳng bao giờ nhắc cho trẻ biết có những người cũng không thích con. Trong mắt bố mẹ, chẳng có lý do gì mà một em bé như thiên thần của họ lại không được yêu thích, vì thế, họ không nói về khả năng này với con. Nhưng bạn nên bàn về chủ đề này, bằng cách nói rằng, cũng như con không thích khoai tây, một số bạn khác không thích con. Và con có thể cũng chẳng thích bạn. Hãy tìm đến những bạn con yêu mến. Không phải tất cả đều yêu quý nhau, và người lớn cũng vậy. Đó là cuộc sống.
5-dieu-quan-trong-hau-het-bo-me-deu-quen-day-tre
Không phải lúc nào con cũng phải chia sẻ
Chia sẻ là điều tốt. Chẳng có lý do gì lại không chia sẻ miếng bánh ngon con có. Nhưng cũng hãy dạy con rằng có những thứ với con rất quý giá và nó có thể bị hỏng hay mất nếu để trẻ khác dùng, nên có thể đừng chia sẻ. Chẳng có gì sai khi dạy một đứa trẻ giữ và lựa chọn những gì chúng nâng niu nhất và bảo vệ thứ đó. Tuy nhiên, con đừng khư khư giữ đồ ăn.
Không ai cũng giỏi mọi thứ. Con sẽ giỏi vài việc gì đó và kém hơn ở những việc khác, dù cố gắng thế nào
Khi con vào trung học, bé sẽ biết mình giỏi và kém ở điểm gì. Khi con còn nhỏ, bố mẹ rõ ràng muốn khích lệ con thử mọi thứ nên họ hiếm khi đề cập tới khả năng trẻ có thể không đạt được kết quả tốt dù cố gắng bao nhiêu, trong một vài lĩnh vực. Đó không phải là lỗi của con. Tất cả người lớn chúng ta đều biết rằng có những điều mình vô cùng muốn thành thạo nhưng lại chẳng thể. Và điều đó hoàn toàn bình thường. Còn rất nhiều điều khác để chúng ta khám phá về bản thân mình và trẻ cũng vậy.
Không phải ai cũng vì con, ngoài bố mẹ. Con cần tự vì bản thân và biết bảo vệ mình
Không bố mẹ nào muốn làm con lo sợ về thế giới xung quanh. Và không đứa trẻ nào nên sợ hãi về cuộc sống quanh mình. Nhưng bạn cũng không muốn con tin rằng mọi người đều tốt và sẽ làm mọi điều vì trẻ. Vì vậy, hãy nói với con về điều này, rằng chúng ta sẽ không biết liệu một người là tốt hay xấu khi không quen biết họ. Vì thế, con không cần thiết phải giao tiếp với những người lạ. Hãy để người lớn làm việc đó.
Cuộc sống không công bằng. Đôi khi, chúng ta gặp những điều xấu chẳng vì lý do gì
Đây là một điều khó mà không bố mẹ nào muốn nói với con cái mình nhưng vào thời điểm nào đó, việc này cần được đề cập tới. Chúng ta có những lúc cảm thấy không biết phải nói sao với con khi chú cá bé nuôi bị chết hay bố mẹ một người bạn của bé qua đời. Những câu trả lời dựa trên niềm tin tôn giáo, rằng cá hay ai đó về với Chúa trời cũng tốt thôi nhưng nó thực sự không giúp ích nhiều. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là nói rằng đôi khi cuộc sống không công bằng. Những điều tệ thi thoảng vẫn xảy ra. Nhưng nhìn chung điều tốt vẫn đến nhiều hơn và chúng ta cần tập trung vào những điều tốt đẹp.
Đôi khi những điều chúng ta không nói với con sẽ trở thành vấn đề to tát hơn khi trẻ vướng phải mà chưa được chuẩn bị

 Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Tác hại của việc ăn tối muộn

Bữa tối lúc 10h đêm không chỉ biến thực phẩm có lợi thành hại, gián đoạn giấc ngủ mà còn khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn.
Ăn vặt sau bữa tối là một ý tưởng tồi vì dẫn đến hàng loạt tác hại. Giờ đây, các nhà khoa học phát hiện ăn tối muộn hơn,ví dụ như đổi từ 7h xuống 10h, cũng khiến bạn béo lên dù lượng thực phẩm không nhiều.
  Cơ thể tự nhận biết giờ ăn, ngủ và nếu bạn nạp thực phẩm không đúng lúc, sức khỏe sẽ gặp trục trặc. "Các enzyme tham gia vào quá trình tiêu hóa hoạt động theo nhịp sinh học. Chúng hiểu rõ khi nào nên chuyển hóa glucose", tiến sĩ Kristen Eckel-Mahan chuyên nghiên cứu giấc ngủ và trao đổi chất tại Đại học Texas (Mỹ) cho biết.
an-toi-muon-co-hai-nhu-the-nao
Như vậy, nếu ăn tối vào 11h30 đêm, thời điểm đáng lẽ bạn phải ngủ, các bộ phận chuyển hóa như gan sẽ trở nên lẫn lộn. Chúng không chuẩn bị để xử lý thức ăn giữa khuya nên sẽ làm việc kém hiệu quả hơn. Điều này gây ra các vấn đề liên quan đến insulin và đường huyết, khiến cơ thể tăng tích trữ chất béo.
Trên thực tế, nghiên cứu chỉ ra những người thường xuyên ăn tối muộn (nhân viên làm ca đêm hoặc bệnh nhân rối loạn ăn uống) có vòng eo và chỉ số BMI cao hơn những ai ăn đúng giờ. Phụ nữ khỏe mạnh dùng bữa trễ cũng dung nạp glucose kém và đốt ít calo hơn trong lúc nghỉ ngơi.
Để bảo vệ sức khỏe, bạn hãy bỏ thói quen ăn khuya. Bữa tối dù lành mạnh đến đâu cũng trở thành có hại nếu được hấp thụ quá muộn. Hãy cố gắng cắt mọi loại thực phẩm ít nhất 2 tiếng trước giờ đi ngủ. Trong trường hợp bất khả kháng không thể ăn sớm, bạn hãy ăn nhẹ chứ đừng ăn no.

 Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Cách ăn uống giúp trẻ khỏe mạnh

Cho trẻ hấp thu nhiều nhóm chất dinh dưỡng khác nhau, khi chế biến thức ăn phải băm nhuyễn và nấu mềm để bé ăn được cả xác thực phẩm, nêm nhạt và đừng cho nhiều gia vị.
nguyen-tac-an-uong-giup-tre-cao-khoe
Ảnh: Health.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, tình trạng suy dinh dưỡng rất phổ biến ở trẻ, đặc biệt trong giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn cơ th có nhu cầu dinh dưỡng cao, bé đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật. Mặt khác hầu hết phụ huynh thường chú ý đến cân nặng của trẻ nhiều hơn chiều cao, song thực ra chiều cao là chỉ số khá quan trọng bởi nó phản ánh được tình trạng dinh dưỡng của bé về sau. Bé không được cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý đ tăng cân khỏe mạnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và suy giảm trí thông minh. 
Bác sĩ Nguyệt khuyên cha mẹ cần chú những nguyên tắc dinh dưỡng chung sau đây để làm phong phú hơn chế độ ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng và nạp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Nhờ đó cơ thể các em s tăng cường khả năng hấp thu tốt hơn, đảm bảo các chỉ số tăng trưởng cân nặng, chiều cao và sức khỏe.
Dùng dầu mỡ "lành" trong chế biến món ăn cho bé
Dầu mỡ là nguồn cung cấp năng lượng cao gấp đôi chất bột và chất đạm. Trong mỗi bát bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có từ một đến 2 muỗng canh dầu hoặc mỡ. Những loại dầu từ hạt như dầu cải, dầu vừng, dầu nành, dầu hướng dương… rất giàu omega 3. Chất này chiếm vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ, võng mạc và hệ miễn dịch.
Bổ sung kẽm
Từ lâu kẽm đã được chứng minh là dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao, cơ bắp, thần kinh và miễn dịch của trẻ ngay từ những năm đầu đời. Thiếu kẽm thường dẫn đến biếng ăn, còi cọc và chậm lớn. Bố mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm giàu kẽm như gan heo, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các loại hạt có dầu như hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng... Kẽm cũng có nhiều trong sò, trai, các loại thịt nạc đỏ như heo và bò, đặc biệt là các loại ngũ cốc thô và đậu rất phù hợp với trẻ.
Thức ăn đặc
Nếu bạn cho trẻ dùng thức ăn được nấu loãng, nhiều nước thì nguồn năng lượng hấp thu vào cơ thể sẽ thấp hơn nhiều so với thức ăn đặc. Trẻ khó ăn thực phẩm nấu đặc, bố mẹ có thể dùng thêm men amylase hoặc neopeptin theo chỉ định của bác sĩ hoặc chỉ cần cho vào một ít nước luộc giá đỗ sẽ làm thức ăn lỏng ra và bé dễ ăn hơn.
Tăng cường dưỡng chất
Trẻ cần hấp thụ đủ chất dinh dưỡng và phong phú các loại thực phẩm. Nên cho bé ăn cả xác thực phẩm bằng cách băm nhuyễn và nấu mềm. Chú ý: Nêm nhạt và đừng cho nhiều gia vị. Trái cây rất giàu vitamin nên bố mẹ có thể thường xuyên bổ sung nhiều cho trẻ.
Trong trường hợp trẻ đã bị suy dinh dưỡng, phụ huynh nên bổ sung một số vi chất dinh dưỡng như vitamin và muối khoáng theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Không nên tự ý mua thuốc bổ sung dinh dưỡng cho con để tránh gây hại cho sức khỏe của trẻ.

 Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Mách mẹ cách ăn uống giúp con thông minh

Để phát triển trí não, trẻ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng và cân đối các nhóm thực phẩm, phù hợp với tình trạng sức khỏe.
bi-quyet-an-uong-giup-tre-thong-minh
Ảnh minh họa: Health.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Hoàng Hồ Thống Nhất, từ khi con người mới sinh ra, yếu tố di truyền ảnh hưởng khá lớn đến trí tuệ và chỉ số thông minh của mỗi cá nhân. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy trí thông minh của con người không phải là cố định mà vẫn tiếp tục hình thành và phát triển theo thời gian. Ngoài di truyền, trí thông minh còn phụ thuộc vào các yếu tố khác quan trọng không kém đó là thức ăn hấp thụ mỗi ngày và môi trường sinh sống. Nếu dinh dưỡng kém sẽ làm suy giảm trí thông minh và khả năng ghi nhớ.
Giáo sư đầu ngành về nhi nhoa ở Việt Nam là tiến sĩ Hoàng Trọng Kim từng khẳng định: “Dinh dưỡng là nhân tố quan trọng, quyết định và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ, trong đó có phát triển trí não”. Vì vậy nếu cha mẹ muốn con thông minh, cần lưu ý chế độ ăn uống mỗi ngày cho bé.
Theo bác sĩ Thống Nhất, để trẻ phát triển trí não tốt nhất cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng các nhóm thực phẩm với tỷ lệ cân đối, đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và các dưỡng chất của trẻ theo từng lứa tuổi và tình trạng sức khỏe. Hơn nữa, cần lựa chọn các loại thực phẩm dễ hấp thu, dễ tiêu hóa và chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho trí não như:
- Chất béo: Chiếm 60% cấu trúc não bộ trẻ. Trong đó DHA, ARA, ALA giúp hoàn thiện tế bào thần kinh và võng mạc của trẻ. Các chất này có nhiều trong sữa mẹ, đậu nành, dầu cá, trứng, sữa công thức.
- Chất đạm (protein) xây dựng nên tế bào mô và các cơ quan trong đó có não bộ. Chất này tham gia cấu tạo nên hệ thống enzym giúp cơ thể tiêu hóa, hấp thu các dưỡng chất tốt nhất.
- Cholin, taurin, tryptophan có nhiều trong thịt cá, trứng, sữa, đậu nành, mè, giúp phát triển khả năng nhận thức và trí nhớ.
- Lutein có nhiều trong sữa mẹ, rau trái màu xanh đậm, đỏ, cam, một số loại củ quả, lòng đỏ trứng gà có tác dụng giúp hoàn thiện tế bào võng mạc mắt.
- Sắt và axit folic là vũ khí chống dị tật ống thần kinh thai nhi. Các chất này có nhiều trong gan, thịt, trứng, sữa, rau màu xanh đậm, các loại đậu đỗ, mầm lúa mì, lúa mạch..
- Thiếu iốt dẫn đến bệnh suy giáp, đần độn ở trẻ em. Iốt có nhiều trong tảo, rau câu chân vịt, cá biển, cua biển, trứng… Dù vậy, thực phẩm thường không cung cấp đủ nhu cầu iốt cho trẻ nên các chuyên gia khuyên sử dụng thêm muối iốt khi chế biến thực phẩm hoặc uống sữa có bổ sung iốt.

  Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Tác dụng của quả soài

Được mệnh danh là "vua của các loại trái cây", xoài có thể giúp cơ thể phòng chống ung thư và béo phì, cải thiện sức khỏe đường ruột.
 Loại trái cây nhiệt đới này chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và phytochemical. Chúng có thể giúp cơ thể giảm tác hại của chế độ ăn uống không lành mạnh và tiêu diệt các tế bào mỡ. 
Các nghiên cứu mới cho thấy xoài thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, ngăn ngừa béo phì và các bệnh liên quan. Béo phì được ước tính ảnh hưởng đến một trong 4 người lớn và một trên 5 trẻ em ở Anh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim, ung thư và đột quỵ.
Ảnh: piara.
Ảnh: piara.
Xoài làm chậm sự tăng trưởng của các khối u vú ở chuột. Một polyphenol trong xoài là gallotannins giúp ức chế sự phát triển của bệnh ung thư vú. Theo các chuyên gia, ước tính cứ 10 ca ung thư mới được chẩn đoán thì có một ung thư vú. Kết quả này giúp mở ra hướng nghiên cứu mới trong điều trị ung thư vú.
Xoài thúc đẩy nhu động ruột ở người và giảm viêm sau khi táo bón. So với chất xơ bổ sung, ăn xoài cải thiện các thông số đường ruột, làm giảm sản xuất nội độc tố, giảm viêm... Táo bón là bệnh tiêu hóa liên quan với viêm ruột và làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng 10-20% dân số ở Mỹ. 
Các nghiên cứu trước đây cũng phát hiện xoài làm giảm cholesterol, sạch da, cải thiện sức khỏe mắt và tiêu hóa, đẩy mạnh quan hệ tình dục. Ngoài cách ăn như trái cây, sinh tố, xoài dùng làm salad hoặc chế biến nhiều món ăn, nướt sốt... 

  Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Những thực phẩm tốt cho người già

Gạo lức rất tốt cho người cao tuổi nhờ tác dụng ổn định đường huyết, phòng ngừa bệnh tim mạch, chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
thuc-phm-co-loi-cho-nguoi-gia
Ảnh: Health.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt lưu ý quá trình lão hóa làm cho sức khỏe người cao tuổi ngày càng giảm sút, thay đổi tâm sinh lý. Các cụ rất dễ bị những bệnh mãn tính như tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu cao, loãng xương, thoái hóa khớp, bệnh tiêu hóa như viêm loét niêm mạc miệng, viêm dạ dày, táo bón, bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, nhiễm siêu vi...
Vì vậy, người cao tuổi cần có một thực đơn dinh dưỡng hợp lý trong bữa ăn hàng ngày. Việc lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe, ăn uống khoa học, ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm là rất quan trọng giúp người cao tuổi phòng bệnh và ngăn ngừa biến chứng của các bệnh đang mắc. Bác sĩ Nguyệt gợi ý lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe người cao tuổi như sau:
- Gạo nên chọn loại không chà xát kỹ, còn lớp cám như gạo lức, ăn với muối mè vừa ngon miệng vừa giàu chất béo có lợi. Một số nghiên cứu khẳng định gạo lức giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa bệnh tim mạch, chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
- Khoai lang, khoai sọ, khoai từ... có thể lựa chọn thay thế gạo trong nhóm tinh bột. Khoai củ mang lại cảm giác no nhưng ít năng lượng, không gây béo lại có nhiều chất xơ giúp chống táo bón, giúp thải cholesterol thừa và ngăn ngừa ung thư đại tràng.
- Các loại ngũ cốc như đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu phộng, mè, vừng có thể chế biến thành nhiều món ăn hợp khẩu vị từng người. Những thực phẩm này là nguồn cung cấp chất đạm thực vật, chất béo, nhiều vitamin và khoáng chất, chất xơ rất tốt cho người cao tuổi.
- Ưu tiên ăn cá nhiều hơn ăn thịt, ít nhất có 3 bữa cá trong tuần. Cá cung cấp nhiều Omega 3, DHA, canxi trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
- Trứng là thức ăn bổ dưỡng, mềm rất dễ sử dụng trong chế biến cho người cao tuổi, song lòng đỏ nhiều cholesterol nên giới hạn ăn 3 quả trứng mỗi tuần.
- Rau xanh và quả chín không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của người cao tuổi. Rau quả cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng, xơ giúp tăng sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật, giảm quá trình lão hóa.
- Sữa rất thích hợp cho người cao tuổi, đặc biệt đối với các cụ ăn uống khó khăn do suy giảm hệ răng nhai, ăn không ngon miệng, nguy cơ suy dinh dưỡng nên chọn loại sữa năng lượng cao. Nên chọn sữa có nguồn gốc từ đậu nành, giàu canxi, sữa chua.
Những thực phẩm nên hạn chế:
- Đường, dầu mỡ cung cấp năng lượng. Khuyến nghị chỉ nên ăn không quá 10 g đường mỗi ngày (2 muỗng canh gạt), 17 g dầu ăn mỗi ngày (một muỗng canh khoảng 5 g dầu ăn). Hạn chế thực phẩm nhiều đường, nước ngọt có ga. Không nên dùng chất béo có nguồn gốc từ động vật, mỡ, da, nội tạng động vật...
- Hạn chế rượu bia, các chất kích thích cà phê, trà đặc...
- Không nên ăn mặn, tổng lượng muối nên dùng dưới 5 g mỗi ngày (một muỗng cà phê muối tương đương 5 g hay 2,5 muỗng canh nước mắm). Chú ý lượng muối lớn trong các loại cá mực khô, hạt nêm, bột ngọt, mì tôm, giò chả... cần ăn hạn chế.

  Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Uống nước thế nào là dúng cách

Uống nước ngay sau khi thức dậy, trước lúc tắm hay đi ngủ, sau bữa ăn... tốt cho sức khỏe tổng thể.
Mọi người được khuyên nên uống nhiều nước song ít có hướng dẫn nên uống vào thời gian nào. Theo các chuyên gia, bổ sung đủ nước cho cơ thể là tốt, song uống đúng thời điểm thì hiệu quả hơn.
Boldsky chỉ ra những thời điểm nên uống nước để tốt hơn cho sức khỏe:
Sáng sớm thức dậy
Uống 2 ly nước ngay sau khi thức dậy giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng vào buổi sáng. Đây là thời điểm quan trọng cần bổ sung nước ngay sau một giấc ngủ dài.
Trước và sau bữa ăn
Các chuyên gia khuyên nên uống một ly nước trước và sau bữa ăn chính khoảng 30-40 phút. Việc này phục vụ hai mục đích là tốt cho tiêu hóa và kiềm chế sự thèm ăn của bạn.
Trước khi tắm 
Một số nghiên cứu cho rằng uống một ly nước trước khi tắm vòi sen có thể giảm thiểu huyết áp.
Trước khi ngủ
Theo các nhà khoa học, uống một ly nước trước khi ngủ được cho là làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Trước khi đi ra ngoài
Hãy uống một ly nước trước khi bạn bước ra ngoài trời để giảm nguy cơ đột quỵ nắng do mất nước.
Trước khi tập gym
Chuyên gia khuyên nên uống đủ nước trước khi tham gia tập luyện với cường độ cao như nâng trọng lượng khoảng 30-40 phút. Nếu không tình trạng mất nước có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của bạn.

  Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com

Bố mẹ trẻ sợ gì khi sinh em bé?

Dưới đây là 1 số nỗi sợ mà các ông bố, bà mẹ trẻ thường gặp phải.
Nỗi sợ số 1: Em bé làm hỏng hôn nhân của bạn. Em bé giường như là kẻ thứ 3, và thực tế đúng là như vậy. Điều đó giải thích tại sao những người chuẩn bị làm bố mẹ sợ em bé ảnh hưởng tới hôn nhân của họ. Một số cặp đôi hạnh phúc trở nên cáu kỉnh lẫn nhau sau nhiều đêm chăm em bé. Nhiều bà mẹ trẻ phàn nàn rằng bộ ngực đầy gợi cảm của họ giờ trở nên xấu xí giống như những chiếc túi trữ sữa.
Để tránh tình trạng này, bạn cần tận dụng mọi sự trợ giúp của bạn bè, người thân. Bạn cố gắng thu xếp thời gian để vợ chồng bạn dành riêng thời gian cho nhau ít nhất mỗi lần một tuần. Ngoài ra, bạn cần đánh giá cao nỗ lực của vợ/chồng bạn và hiểu rằng mỗi người đều làm việc chăm chỉ và cố gắng khi có em bé.
[​IMG]Nỗi sợ số 2: Tôi cảm thấy trống rỗng với em bé. Đối với một số cặp đôi, cha mẹ sẽ nảy nở tình yêu với em bé khi nhìn thấy hoặc khi bế em bé. Nhưng một số người khác, tình yêu đó không có ngay lập tức. Khi bị trầm cảm sau sinh, người mẹ thường cảm thấy không có bất cứ mối liên hệ nào với con và lo lắng về điều đó.
Nếu bạn cảm thấy chán nản, điều quan trọng bạn cần biết là bạn không cô đơn. Khoảng 70 – 80% bà mẹ rơi vào trạng thái như vậy bởi vì sự thay đối hooc mon, thiếu ngủ, tinh thần trách nhiệm và cuộc sống của bạn thay đổi. Bạn cần tranh thủ ngủ bất cứ khi nào bạn có thể, tận dụng sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình, và đi dạo càng nhiều càng tốt. Nếu sự chán nản kéo dài hơn 1 tuần và thực sự ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn thì đó có thể là chứng trầm cảm. Bất cứ khi nào bạn thấy lo lắng, bạn có thể gặp bác sĩ của bạn.
Nỗi sợ số 3: Tôi không đủ sữa cho con. Bạn có thể lo lắng rằng bạn không đủ sữa cho bé bú? Hoặc bạn không có sữa khiến bé phải bú bình? Hoặc bạn không biết bé bú có đủ no hay không?
Nhưng, bạn hãy hít thở thật sâu – cho con bú sữa mẹ là 1 việc khó. Mặc dù bạn có thể biết cách nhưng đôi khi phải mất 1 tuần sữa mới về. Nhưng, bạn nên nhớ cần ăn uống đủ, tinh thần thoải mái và không căng thẳng. Bạn có thể tham gia một nhóm các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ để được trợ giúp thêm.
Nhưng trong trường hợp bắt buộc phải lựa chọn nuôi con bằng sữa bột, bạn có thể cảm thấy tội lỗi. Nhưng nếu đã là bắt buộc, bạn không nên tự rằn vặt mình bởi điều quan trọng nhất lúc này là hình thành mối liên kết giữa bạn và con. Cho dù phải dùng sữa bột thì sữa bột cũng sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Nỗi sợ số 4: Tôi sợ bế con sai cách. Khi lần đầu bế trên tay một sinh linh nhỏ bé, bạn có thể sẽ bối rối vì sợ làm em bé đau, sợ làm rơi em bé.
Hầu hết trẻ không đỡ được đầu của mình cho tới khi 4 tháng tuổi. Bởi vậy, bạn cần đảm bảo đỡ được cổ bé khi bế bé. Nếu bạn chưa biết cách, bạn có thể nhờ y tá hướng dẫn trước khi rời viện về nhà.
Nỗi sợ số 5: Tôi sợ vô tình làm tổn thương con. Nỗi lo sợ này giường như là vô tận đối với người mới làm cha mẹ. Nhưng bạn cần nhớ rằng bạn luôn luôn có thể gặp bác sĩ khi bạn có bất cứ điều gì không chắc chắn hoặc lo lắng.

 Nguồn tin từ: shopdochoicuabe.blogspot.com