Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Điều Mẹ Nên Biết Khi Cho Bé Ăn Dặm



Cho bé ăn
Giai đoạn bắt đầu ăn dặm
Ăn dặm là giai đoạn mẹ bắt đầu để bé làm quen với các loại thức ăn thô. Trong giai đoạn này, bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức, bé sẽ tiếp xúc dần dần với các loại thức ăn mới có nhiều mùi vị và kết cấu khác nhau với mục tiêu khi tròn 1 tuổi, bé sẽ ăn được nhiều nhóm thực phẩm.
Vì sao ăn dặm quan trọng với bé?
Cân nặng của bé sẽ tăng gấp đôi khi lên 6 tháng và tăng gấp 3 so với lúc mới chào đời khi bước vào một tuổi. Đây là tốc độ phát triển thần kỳ mà không có giai đoạn nào trong cuộc đời sau này của bé có thể đạt được. Do đó, bổ sung cho bé đủ dinh dưỡng là việc rất cần để bé phát triển toàn diện.


[​IMG]
Bổ sung cho bé đủ dinh dưỡng trong giai đoạn ăn dặm là việc rất cần để bé phát triển toàn diện.
​Vào tháng thứ 6, nguồn dinh dưỡng mà bé dự trữ từ khi còn trong bụng mẹ như chất sắt, vitamin hòa tan trong chất béo (như vitamin A, D) bắt đầu cạn dần, trong khi đó, nhu cầu dinh dưỡng bắt đầu tăng lên. Lúc này, sữa mẹ hay sữa công thức không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé nữa nên việc bắt đầu làm quen với thức ăn thô là vô cùng cần thiết.
Hướng dẫn ăn dặm
Theo khuyến nghị từ Viện Dinh Dưỡng, thời gian bắt đầu cần cho bé ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi.
Một vài dấu hiệu cho thấy bé có thể bắt đầu ăn dặm được như
Sau khi bú sữa, bé vẫn đói và có dấu hiệu muốn ăn· Bé bắt đầu tự ngồi với tư thế đầu đứng vững chãi· Bé mở miệng tự nhai khi thấy người khác nhai
Hướng dẫn cho bé ăn thô
Bắt đầu cho bé ăn khi bạn thấy phù hợp với bé và quan trọng nhất là cả hai mẹ con đều cùng trong tâm thế thoải mái, không bị áp lực bởi bất cứ điều gì. Không thúc ép, không gấp gáp.


[​IMG]
Mẹ có thể cho bé tự trải nghiệm thú vui ăn uống của mình bằng các loại thực phẩm mềm, mịn được cắt nhỏ​
Món ăn đầu tiên phải là những món mịn, mềm để bé dần dần quen với việc ăn uống lẫn hương vị thực phẩm. Không được bắt bé ăn thực phẩm cứng ngay lần đầu tiên. Nếu bé không chịu ăn, mẹ có thể dừng lại và thử trong vài ngày sau.
Bữa ăn lý tưởng để bắt đầu ăn dặm nên là bữa trưa. Cho bé ăn từng muỗng và đợi đến khi bé há miệng ra để đút muỗng tiếp theo. Nếu có thể, mẹ có thể cho bé tự cầm thìa của mình để tập tành việc tự ăn uống. Nên nhớ rằng những món ăn đầu tiên của bé tốt nhất không nên có gia vị. Và có một điều thú vị là bé có thể ăn từng miếng thức ăn nhỏ mềm, mịn dù giai đoạn này bé chưa mọc răng. Mẹ lưu ý nên cho bé ăn thức ăn có kết cấu đa dạng, điều này không chỉ hữu ích vì giúp bé tập nhai sớm mà còn phát triển các cơ hàm cần thiết cho việc bé tập nói sau này.
Nguồn tin: shopdochoicuabe.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét