Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Làm gì khi con bị điểm kém

Không ít phụ huynh hiện nay lấy thành tích học tập của con làm thước đo cho sự thành công của mình trong cuộc sống, dẫn đến những phản ứng gay gắt, tiêu cực khi con bị điểm kém. Điều này lâu dần sẽ khiến trẻ sợ học và tự ti.
Thanh Vy đang là học sinh lớp 10 ở một trường THPT có tiếng ở Hà Nội. Suốt 9 năm liền, Vy là học sinh giỏi nhất lớp. Nhưng sang cấp ba, do chưa quen với môi trường mới, mệt mỏi từ bài vở quá nhiều cộng với áp lực tinh thần nên điểm số của cô rơi dần. Cứ đến tháng ký sổ liên lạc là Vy lại bị mẹ la rầy liên tục. Cô chỉ biết khóc, im lặng và ngày càng khép mình hơn với mẹ. Dần dần, Vy trở nên rụt rè, ít nói hơn trước. Sự lo lắng quá mức của cha mẹ đã khiến Vy mất niềm tin vào khả năng của mình, tự ti là mình học kém, nhút nhát khi đến trường.
1-883805-1368602613_500x0.jpg
Không nên tạo thêm áp lực khi con trẻ bị điểm kém. 
Có sức học khá trong lớp, Gia Bảo, nam sinh cuối cấp của một trường chuyên được cả nhà rất kỳ vọng. Nhưng tình cờ, khi mẹ dọn dẹp bàn học đã phát hiện bài kiểm tra toán bị 3 điểm của Bảo. Đây lại là môn học em học giỏi nhất. Vậy là một buổi họp gia đình khẩn cấp được triệu tập sau bữa cơm tối. Dù Bảo cố giải thích đó là kết quả chung của cả lớp vì bài tập cô cho kiểm tra thử rất khó nhưng ba mẹ, ông bà đều không tin và luôn miệng nhắc nhở cậu phải tập trung hơn nữa.
Bảo chán nản, cảm thấy rất nhiều áp lực đang đè nặng trên vai mà không biết sức mình có vượt qua trong những ngày sắp tới. "Em cảm thấy đau đầu, kém tập trung hơn trong giờ học, tự nhiên thấy không thích toán như trước nữa", cậu tâm sự.
Sự yêu thương của cha mẹ dành cho con cái là vô tận, ai cũng mong con giỏi giang, thành đạt. Nhưng sự kỳ vọng quá mức, thể hiện không đúng mức sẽ tạo hiệu quả ngược, vô tình khiến con trẻ dằn vặt, đau khổ, không tự tin vào bản thân.
Theo PGS, Tiến sĩ tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, với học sinh, điểm số rất quan trọng. Khi bị điểm kém, chính bản thân học trò đã phải đối diện với nỗi buồn, sự tự dằn vặt. Vì vậy, điều cần cho trẻ tiếp theo là một sự đồng cảm, chia sẻ và một sự đúc kết kinh nghiệm để tiến bộ chứ không phải sự trách mắng. Ông tư vấn: bố mẹ hiểu về điểm mạnh và điểm cũng như cảm xúc của trẻ là giải pháp tốt nhất giúp con cái tiến bộ.
2-652716-1368602614_500x0.jpg
Sự cảm thông và chia sẻ của cha mẹ sẽ giúp các em tự tin hơn để vượt qua áp lực.
Học hành tốt không chỉ bắt nguồn từ năng lực, sự tự ý thức của bản thân mà còn cần những nguồn hỗ trợ khác. Ngoài việc tạo cho con trẻ cảm giác thoải mái, ba mẹ cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho trí não của con cái thật hợp lý, giúp não trẻ được cung cấp đầy đủ năng lượng để vượt qua những áp lực tinh thần hay mệt mỏi trí não.

Nguồn tin từ:  shopdochoicuabe.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét